Chương 09 - Phần 2

"Thư gửi cho Templeton chỉ một tờ phiếu này, tính tiền cho hiệu may quần áo và một cái thư ở bên Đức," ngài Henry kể tiếp, "cái thư rủi thay xé bỏ vứt đi trong lúc gã đi dạo ngoài phố. Ta coi qua bức thư gửi Gertrud."

"Thân gởi Swartz,

Chúng tôi mong được gặp bạn vào buổi họp mặt tối thứ Sáu, thầy trợ tế mong chờ. Bạn sẽ được mọi người đón tiếp nồng hậu. Cám ơn món thịt jăm bông, ăn thật ngon. Chúc bạn khỏe, mong gặp lại tối thứ Sáu.

Thân ái,

Emma Greene."

Bác sĩ Lloyd tủm tỉm cười, bà Bantry thấy vậy cười theo.

"Tôi thấy nên bỏ qua chuyện cái thư này," bác sĩ Lloyd nói.

"Tôi cũng nghĩ như ông," ngài Henry nói. "Theo tôi cũng nên xét lại vì sao có chuyện bà Green vào hội thánh nhà thờ trong này. Có lúc không nên quá tỉ mỉ như vậy, ông đồng ý chớ."

"Đó cũng là ý muốn của bà Marple," bác sĩ Lloyd vừa cười vừa nói. "Bà đang mơ hay sao, bà Marple. Bà nghĩ gì đâu đâu vậy."

Bà Marple lên tiếng.

"Tôi nghĩ mình ngốc nghếch," bà nói. "Tôi thấy một điểm lạ vì sao chữ thiệt tình trong thư gởi Tiến sĩ Rosen viết chữ hoa."

Bà Bantry hiểu ý ngay.

"Tôi cũng thấy vậy," bà nói, "chà!"

"Đúng rồi," bà Marple nói. "Bà cũng tinh mắt ghê!"

"Cần lưu ý một điểm trong bức thư," ngài Henry nói. "Theo lời Templeton kể lại, tiến sĩ Rosen mở thư ra coi nhân lúc ngồi ăn sáng, ông quăng qua anh ta nói ông chả biết người bạn này."

"Đâu phải bạn," Jane Helier nói, "người viết ký tên "Georgina."

"Khó mà đoán là ai," bác sĩ Lloyd nói. "Có thể là Georgey, nhưng nếu đoán ra Georgina thì chắc hơn. Tôi đặc biệt lưu ý người viết là đàn ông."

"Ông nên nhớ nó lạ ở chỗ, đại tá Bantry nói, "theo như cách ông ta quăng cái thư qua bên kia bàn rồi giả vờ như chả biết nó. Ông muốn thử xem phản ứng của mọi người. Kẻ giấu mặt đó là ai, nam hay nữ?"

"Hay là bà nấu ăn?" Bà Bantry nói xen vô. "Bà bưng món ăn sáng vô trong phòng. Nhưng tôi chưa rõ ở chỗ... nó lạ làm sao ấy..."

Bà cau mày nhìn bức thư, bà Marple ngồi xích lại, bà chìa ngón tay sờ lên trang giấy. Hai bà nói nhỏ với nhau.

"Còn cái thư kia sao anh chàng thư ký muốn xé bỏ đi?" Jane Helier sực nhớ hỏi lại.

"Dường như... ối chà! Tôi cũng không biết... Chuyện lạ. Anh ta cũng nhận thư từ qua lại từ bên Đức sao? Cho dẫu, tất nhiên là, gã được cho vô tội như lời suy đoán của ngài..."

"Ngài Henry có nói ra vậy đâu," bà Marple nhanh nhảu đáp, đang lúc nói riêng với bà Bantry, bà ngước mặt lên nói. "Ngài nói có bốn nghi can. Như vậy kể luôn cả anh chàng Templeton. Ngài Henry thấy đúng không?"

"Vâng, bà Marple. Tôi đã thấm thía một điều chớ nên suy đoán một người nào là vô tội. Tôi sẽ đưa ra lý do vì sao nghi ba người kia, nghe ra thật phi lý. Ngay thời điểm đó tôi chưa nghi cho anh chàng Templeton. Cuối cùng tôi sực nhớ ra dựa theo quy luật tôi nêu lên ban nãy và tôi đã chọn giải pháp: bất cứ một quân đội nào dù là bộ binh hải quân hoặc là cảnh sát đều có những tay làm nhân viên nội gián, cho dù ta không muốn nhìn nhận sự thật. Tôi lặng lẽ theo dõi trường hợp nghi can Charles Templeton."

"Tôi đã tự đặt mình vô những điều thắc mắc Helier nêu lên. Tại sao chỉ còn một mình anh ta không chịu đưa cái thư ra, cái thư đóng dấu tem từ bên Đức gởi. Sao anh ta lại có thư từ qua lại từ bên Đức?"

"Cuối cùng tôi nêu lên một câu hỏi nghe vô tư. Anh ta cho biết đơn giản thôi. Mẹ anh ta có một người chị lấy chồng Đức. Lá thư đó là do một người em gái bà con gởi qua. Từ đó tôi mới biết... là Charles Templeton có bà con ở bên Đức. Tôi thấy cần phải đưa tên anh ta vô danh sách tình nghi... phải vậy thôi. Tôi coi gã như người nhà, một anh chàng tử tế đáng tin cậy, nhưng theo thói thường và công bằng mà xét, tên anh ta được xếp lên trên hàng đầu các nghi can."

"Nhưng còn một việc này... tôi không biết! Tôi không biết... và hầu như chắc chắn là tôi sẽ không bao giờ biết. Đây không phải chuyện trừng phạt một tên tội phạm. Một vấn đề khác đối với tôi có mức độ quan trọng gấp trăm lần. Phải nói đó là vết nhơ trong sự nghiệp một người được trọng vọng... vì bị tình nghi... Một nghi can mà tôi không thể làm ngơ."

Bà Marple vừa ho vừa nói nhỏ nhẹ:

"Vậy là, thưa ngài Henry, nếu tôi đoán không nhầm chính anh chàng Templeton đã khiến ngài phải lo lắng."

"Cũng có phần đúng.

Xét cho cùng thì cả bốn người xếp chung vô một danh sách nhưng chưa hẳn là vậy đâu. Ví như trường hợp của Dobbs, người làm vườn, thì không ảnh hưởng gì tới công việc trước mắt, nếu tôi có nghi cho ông ta. Không ai trong lòng nghĩ chuyện tiến sĩ Rosen chết là do tai nạn. Bà Gertrud thì có phần nào đau đớn. Phải nói là cách đối xử giữa cô Rosen với bà có khác hơn. Nhưng nghĩ lại chuyện đó không ăn thua gì."

"Còn lại Greta Rosen. Vâng, mấu chốt vấn đề là đấy, Greta một cô gái xinh đẹp, còn Charles một chàng thanh niên điển trai, hai người quấn quít bên nhau đến nay được năm tháng. Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén. Hai người phải lòng nhau... theo kiểu 'tình trong như đã mặt ngoài còn e'?"

"Thế rồi tai họa ập tới. Đến nay đã ba tháng; lúc đó tôi vừa trở lại được ít bữa, Greta Rosen đến thăm. Nàng cho hay đã bán nhà để trở về bên Đức, có giải quyết công việc cho người chú. Nàng đích thân đến nhà dù biết là tôi đã về hưu và cũng bởi có việc riêng nên nàng muốn gặp tôi. Sau một hồi nói vòng vo tam quốc nàng mới khai thiệt. Tôi nghĩ sao đây? Chính vì cái thư đóng dấu tem bên Đức nên nàng mới thắc mắc, bận tâm, cái thư Charles đã xé bỏ. Như vậy có được không? Phải được thôi. Là vì nàng tin theo lời anh ta kể nhưng mà... Ôi! Giá mà nàng hiểu được! Giá mà nàng biết được... mà chắc vậy."

"Bà thấy chưa? Trước sau như một: nàng muốn tin nhưng trong đầu còn ngấm ngầm nửa tin nửa ngờ. Tôi thấy sao nói vậy và yêu cầu nàng nên nghe theo. Tôi hỏi nàng có thật tình lo lắng cho Charles và ngược lại anh ta cũng lo cho nàng."

"Hình như vậy," nàng nói. "À vâng, tôi thấy hình như là vậy. Chúng tôi rất hạnh phúc. Mỗi ngày qua là một ngày vui, cả hai đứa tôi biết điều đó. Không vội vã, thời gian còn dài. Một hôm chàng ngỏ lời với tôi, tôi đáp lại tôi cũng nói yêu chàng. Ồ! Nhưng mà ông có thể đoán được không, nay thì đã khác xưa. Một áng mây đen đã ngăn cách chúng tôi... Nhìn nhau mà thấy ngượng, không biết ăn nói ra sao, chắc là anh ta cũng nhận ra điều đó... Trong thâm tâm mỗi người tự nói ra: 'Nếu mà tôi biết chắc...' Cho nên, thưa ngài Henry, xin ngài nói với tôi là, 'Cô em tin chắc đi, có người đã giết ông chú, nhưng không phải Charles Templeton!' Ông nói đi! Ôi, nói cho tôi biết! Van ông... xin ông!"

"Thôi, bỏ đi," ngài Henry nói, hai tay đấm xuống bàn, "Tôi không thể nói cho nàng nghe. Hai người cùng xa cách, cả hai... đổ tội cho nhau như ma ám trong đầu. Làm sao đuổi nó đi."

Ông ngã người ra sau mặt mũi bơ phờ, buồn xo. Ông lắc đầu chán nản.

"Mọi việc không thể giải quyết trừ khi..." ông ngồi ngay lại một nụ cười khó hiểu thoáng hiện trên gương mặt ông... trừ khi bà Marple muốn giúp tôi một tay. Được không, bà Marple? Tôi đoán hình như bà đã biết cái thư đó. Thư gửi cho hội thánh nhà thờ. Bà thử nhớ lại việc gì đó hay một người nào đó có thể làm sáng tỏ mọi vấn đề? Bà có thể giúp cho đôi bạn yêu nhau, họ đang lúc tuyệt vọng, có thể tìm thấy lại hạnh phúc?"

Ẩn sau nụ cười khó hiểu, lời yêu cầu của ông nói lên tấm lòng nhiệt thành. Ông liên tưởng ngay tới khả năng yận dụng trí nhớ của một người đã có tuổi. Ông nhìn qua bà một cái nhìn tha thiết, khẩn cầu.

Bà Marple húng hắng ho, đưa tay vuốt lại nếp đăng ten trên ve áo.

"Việc này nhắc tôi nhớ lại Annie Poultny," bà nói. "Tất nhiên chuyện cái thư đó đã rõ, cả tôi và bà Bantry biết. Không phải cái thư của hội thánh nhà thờ, mà là cái thư kia. Ông sống lâu năm ở Luân Đôn, nhưng không biết chuyện làm vườn, thưa ngài Henry, nên không để ý."

"Ô kìa," ngài Henry lên tiếng, "Để ý chuyện gì?"

Bà Bantry chìa tay qua lấy cuốn catalogue, mở ra đọc to lên có vẻ thích thú.

"Tiến sĩ Helmuth Spath. Giống cây tử đinh hương, rất đẹp, cành dài cứng cáp, chọn làm giâm cành hoặc làm đẹp cho vườn cây. Một nét đẹp thật mới lạ."

"Edgar Jackson, một giống hoa cúc, sắc hoa màu ngói lạ mắt."

"Arnos Perry. Màu đỏ chói trang trí trên cao."

"Tsingtau. Màu đỏ cam chói lọi, trồng trong vườn cho ra hoa sắc màu lòe loẹt, lâu tàn."

"Thiệt tình..."

"Chữ 'thiệt tình' viết hoa, ông nhớ chứ," bà Marple nói nhỏ.

"Thiệt tình. Sắc hồng và sắc trắng, bông hoa nở to cánh, tròn trịa."

Bà Bantry buông tập sách catalogue xuống mồm hô to như la làng:

"Dahifiasl(*)."

(*)Một loài hoa thược dược.

"Chữ đầu của mỗi câu ghép lại có nghĩa là DEATH(*)," bà Marple phân bua.

(*)Tiếng Anh: Cái chết.

"Nhưng cái thư gởi cho tiến sĩ Rosen," ngài Henry bắt bẻ lại.

"Đấy mới là chuyện đáng nói," bà Marple nói. "Cái thư mang theo một lời cảnh báo. Ông ta biết tính sao, vừa nhận được thư của một người xa lạ, nội dung ghi đủ thứ tên ông ta mù tịt. Rồi sao nữa, tất nhiên ông quăng qua bên bàn cho người thư ký."

"Vậy là, rốt cuộc..."

"Ồ, không," bà Marple nói, "không phải người thư ký. Sao nữa, rõ ràng không phải anh ta, nếu có thư chăng nữa anh ta sẽ không để cho ai biết. Hơn nữa anh ta chẳng muốn xé bỏ nó đi khi cái thư được đóng dấu bên Đức. Thiệt tình, chính cái vô tư của anh ta... nếu ngài cho phép tôi nói... đã rõ."

"Vậy thì ai..."

"À, có một điều chắc chắn... phải nói chắc như bắp, có một người thứ ba tại bữa ăn sáng và lúc đó nàng muốn tranh thủ thời cơ, chìa tay ra cầm lấy thư đọc. Chỉ có vậy. Ngài còn nhớ nàng vừa nhận được một tập sách catalogue cũng từ bên Đức gởi..."

"Greta Rosen," ngài Henry nói chậm rãi. "Cho nên nàng muốn tìm đến nhà tôi."

"Mấy ông có thói quen không chịu nhìn thấu suốt vấn đề," bà Marple nói. "Tôi thừa hiểu mấy ông cho bọn tôi già cả khác nào lũ mèo, thấy sao biết vậy. Tôi muốn chứng minh phần đông người ta chỉ biết bênh vực cho mình, khổ thế đấy. Theo tôi thấy giữa hai người có một sự ngăn cách. Anh chàng thư ký cảm thấy khinh thị nàng một cách vô cớ. Anh ta hiềm nghi là vì linh tính báo cho biết và anh ta không muốn giấu chuyện đó. Tôi mới hiểu là cô nàng muốn tìm đến nhà ông là do oán hận mà reo. Rõ ràng nàng vô tội, nhưng lại có ý muốn để cho ông thấy anh chàng Templeton mới là nghi can. Thoạt đầu ông chưa biết anh ta ra sao cho tới lúc cô nàng tới nhà gặp ông."

"Tôi cam đoan là không phải do cô ấy nói..." Ngài Henry nói.

"Các ngài," bà Marple điềm nhiên nói, "không bao giờ nhìn thấu suốt vấn đề."

"Còn cô nàng, ông dừng lại, "đã phạm một trọng tội mà vẫn sống ung dung."

"Ôi! Không, thưa ngài Henry," bà Marple nói, "không thể sống ung dung. Cả ông và tôi không ai tin có chuyện đó. Hẳn ông còn nhớ đã nói gì cách đây không lâu. Không, Greta Rosen không thể nào thoát khỏi tội. Tôi đoán là, khó có thể nào thoát khỏi một nhóm băng đảng... chúng là bọn tống tiền và khủng bố mối quan hệ không giúp gì cho nàng, mà còn có thể nhận lấy hậu quả bi thảm. Theo lời ông, ta không nên phí thời giờ nghĩ đến người có tội... chính người vô tội mới đáng nói. Anh chàng Templeton, tôi dám nói chắc, sẽ lấy cô nàng bà con chú bác làm vợ, việc anh ta xé bức thư nàng gửi coi như là... vâng, một điều đáng ngờ... Tôi nhắc lại chỗ này hoàn toàn khác với lúc ngồi bàn thảo luận buổi tối. Còn nhớ lúc đó gã có vẻ lo sợ cô nàng kia để ý cái thư, và muốn coi? Vâng, tôi thấy câu chuyện tình này có vẻ lãng mạn. Phải kể luôn Dobbs... vâng, theo như lời ông, người làm vườn không có chuyện gì. Cuối cùng bà Gertrud nhắc tôi nhớ lại, Annie Poultny. Tội nghiệp Annie Poultny. Sau năm mươi năm tận tụy phục vụ phải chịu nghi oan cho tội lấy trộm tờ di chúc của bà Lamb, dù không có bằng chứng buộc tội. Khổ cho bà, một đời trung thành với chủ, cho tới ngày bà chủ chết mới vỡ lẽ tờ di chúc bà Lamb đem cất giấu trong hộp đựng trà không cho ai biết. Tội nghiệp Annie sự thể quá muộn màng."

"Nghĩ tới bà giúp việc tôi thấy đau lòng, khi người ta tới tuổi già mới thấy thấm thía, chua xót. Tôi thấy thương hại bà, hơn là anh chàng Templeton, anh ta còn trẻ mặt mũi điển trai. Ngài Henry nên viết thư cho bà kể cho bà nghe bà hoàn toàn vô tội, có nên chăng? Chủ nhân đã chết, bà đừng ân hận làm gì. Chao ôi! Làm sao chịu nổi!"

"Bà Marple, tôi sẽ làm theo lời dặn của bà," ngài Henry nói. Ông nhìn sâu vô mắt bà. "Bà biết không, tôikhông hiểu bà nổi. Quan điểm của bà hoàn toàn trái với những điều tôi nghĩ trong đầu."

"Tuy vậy chứ quan điểm của tôi lúc nào cũng trong sáng," bà Marple khiêm tốn nói: "Tôi ít khi nào rời xa St. Mary Mead."

"Vậy mà bà đã giải quyết xong một việc bí ẩn mang tính tầm cỡ quốc tế," ngài Henry nói. "Bởi bà đã làm xong nhiệm vụ. Tôi nhận ra điều đó."

Bà Marple ngỡ ngàng, hai bên má ửng hồng, điểm một chút hờn dỗi.

"Bởi từ nhỏ tôi đã được dạy dỗ kỹ càng. Hai chị em tôi được một gia sư người Đức kèm. Cô giáo là một người dạt dào tình cảm. Cô dạy bọn tôi hiểu thế nào là ngôn ngữ các loài hoa... một bài học ngày nay đã bị quên lãng, dù rất là thú vị. Hoa tulip vàng là tượng trưng tình tuyệt vọng trong khi hoa thúy các nói thay lời - vì ghen mà tôi chịu chết dưới chân nàng. Dưới lá thư ký tên Georgine, tôi sực nhớ tiếng Đức là Dahlia(*), càng hay vì mọi chuyện tới đây đã rõ. Tôi ráng nhớ ý nghĩa của loài hoa thược dược, nhưng hỡi ơi, lại quên mất. Đầu óc tôi nó ra làm sao ấy."

(*)Hoa thược dược.

"Nói chung nó không mang ý nghĩa CHẾT CHÓC."

"Không đâu, khiếp thật phải không? Thế gian này còn lắm chuyện đau buồn."

"Còn chứ," bà Bantry thở ra nói. "Cũng may người ta kẻ được hoa, người được bạn."

"Bà nhắc đến bọn mình sau rốt, ông thấy chưa," bác sĩ Lloyd nói.

"Đêm nào cũng có một anh chàng đem hoa lan tím tặng cho tôi tại nhà hát," Jane mơ màng nói.

"Tôi mong nhận được ân huệ từ bàn tay của cô em, tôi mong lắm thay," bà Marple tưởng tượng hớn hở nói.

Ngài Henry ho khan, ông quay qua chỗ khác.

Chợt bà Marple kêu lên.

"Tôi nhớ ra rồi! Hoa thược dược có nghĩa là 'dối trá xỏ xiên'."

"Tuyệt," ngài Henry nói. "Hết chỗ chê."

Nói xong ngài thở ra.

Chia sẻ
Loading...
Loading...
Loading...
Chia sẻ
Danh sách chương
Loading...
Loading...
Loading...
Thể loại
Tìm kiếm
Loading...
Loading...
Loading...
Lọc truyện