Mọi chuyện không phải như bạn nghĩ

"Nhận thức của con người về thế giới dựa trên những trải nghiệm của năm giác quan không còn phù hợp nữa và trong nhiều trường hợp không mang lại hiệu quả."

- Shafica Karagulla, bác sĩ, nhà tâm lý học người Thổ Nhĩ Kỳ

Ngay lúc này đây, hành tinh mà chúng ta sống đang quay với tốc độ 1.496km/giờ. Nó xoay theo quỹ đạo quanh mặt trời với vận tốc đáng kinh ngạc là 107.000km/giờ. Nhưng bạn không thể cảm nhận được sự chuyển động lớn đến vậy, trừ khi bạn vừa uống hết vài chai bia. Đó chỉ là một ví dụ nhỏ đánh giá khả năng chúng ta nhận biết về thực tế đang diễn ra như thế nào.

Hóa ra hầu hết các khái niệm và xét đoán mà chúng ta coi trọng đều không đúng. Ngay từ rất sớm - khi chúng ta được sinh ra - tâm trí của chúng ta thiết lập một khuôn mẫu nhận thức và sau đó sàng lọc, loại bỏ nhiều thứ. Nói cách khác, chúng ta chỉ "trải nghiệm" và chấp nhận những thứ ăn khớp với hiểu biết hạn chế của mình.

Một cô gái Philippines từng nói với tôi rằng, phải mất hàng tuần, thậm chí hàng tháng sau khi đến Mỹ cô mới nhận thấy rằng, một số người ở đây có tóc đỏ, trong đó có những người cô biết và gặp khá thường xuyên. Màu tóc đỏ trái ngược với những gì cô ấy đã quen thấy và mong đợi. Vì thế, trong vài tháng cô ấy đã không thể chủ động nhận thức rằng việc người ở đây có màu tóc đỏ chẳng có gì là lạ, cũng bình thường như người dân ở đất nước cô có màu tóc đen.

Ngày nay, các nhà khoa học cho rằng não bộ của một người có khả năng nhận được 400 tỉ bit thông tin mỗi giây (tương đương khoảng 600.000 cuốn sách cỡ trung bình). Chắc hẳn bạn cũng đã thấy lượng thông tin đó nhiều cỡ nào rồi chứ. Vậy chúng ta sẽ làm gì? Chúng ta bắt đầu sàng lọc, thu hẹp lượng thông tin. Tôi sẽ nhận lượng thông tin đó và xét xem nó có liên quan gì đến những thứ mà tôi đang quan tâm không. Và khi đã xử lý, loại bỏ những thông tin không có giá trị, chúng ta chỉ còn tiếp nhận khoảng 2.000 bit thông tin mỗi giây. Như vậy, những thông tin chúng ta lựa chọn để tiếp nhận chỉ là một nửa của một phần triệu của một phần trăm của con số 400 tỷ. Giả sử mỗi chấm bút bi là một bit thông tin. Tôi đã thử và số chấm nhiều nhất tôi có là năm chấm trong một giây. Nhưng cứ thử rộng lượng cho rằng bạn chấm giỏi hơn tôi, chẳng hạn bạn có thể chấm được 10 chấm/giây, nếu não bộ của bạn muốn xử lý tất cả các thông tin (400 tỷ chấm) thì bạn sẽ mất khoảng 821 năm!

Não bộ của chúng ta liên tục sàng lọc các khả năng và lựa chọn những bit thông tin để thu nhận và tin tưởng. Những thứ chúng ta chọn để nhận thức là những thứ chúng ta đã biết từ trước. Cái chúng ta nhìn thấy, cảm thấy, nếm thấy, chạm vào và ngửi thấy không phải là thế giới thật mà chỉ là phiên bản cực kỳ cô đọng của thế giới thật, do não bộ của chúng ta dựng nên. Những thứ còn lại phóng qua mà chúng ta không hề nhận ra. John Maunsell, một nhà khoa học nghiên cứu về hệ thần kinh của Đại học Harvard đã nói: "Con người tưởng tượng khi họ nhìn mọi thứ và nghĩ những thứ đó có thật, nhưng thực tế lại không phải như vậy."

Một khi não bộ quyết định những bit thông tin nào được thu nhận, nó sẽ tạo ra những cầu nối giữa các tế bào thần kinh khác nhau, bện xoắn các sợi thần kinh lại để tạo ra đường đi cho các thông tin. Trung bình mỗi người có khoảng 100 tỷ tế bào thần kinh, mỗi cái lại có vô số nhánh của nó, vì thế, mỗi bộ não lại có các con đường khác nhau. Bản đồ các đường dây thần kinh trong não bộ của bạn khác với của Johnny Depp5 cũng giống như bản đồ của Wisconsin khác với bản đồ của Rhode Island6.

Một khi bạn đã có sơ đồ đường đi của mình, bạn sẽ không phải đi dò dẫm, loanh quanh nữa. Xa lộ liên tiểu bang 70 ở bang Kansas quê tôi là một ẩn dụ cho điều này. Bang Kansas được mô tả trong truyện Phù thủy xứ Oz bằng hai màu đen trắng đơn điệu nhưng thực tế ở đó lại có rất nhiều danh lam thắng cảnh. Chẳng hạn, có một Grand Canyon (Hẻm núi lớn) thu nhỏ ở phía Tây Bắc, và một khối đá vôi bảy tầng có tên Castle Rock ở gần thị trấn Quinter. Nhưng vì mọi người đi qua Kansas ít khi rời xa lộ liên tiểu bang 70 nên họ không biết đến những điểm tham quan này. Họ đã bỏ qua những cảnh đẹp đó và rồi kết luận sai lầm rằng, Kansas là một vùng bằng phẳng và buồn tẻ trong khi thực tế không phải vậy.

Cũng giống như những nhà quy hoạch xây dựng xa lộ liên tiểu bang 70 trên địa điểm bằng phẳng nhất, thuận tiện và dễ đi nhất, chúng ta cũng xây dựng đường đi của hệ thần kinh theo một lộ trình ít phức tạp nhất - lộ trình mà trước đó chúng ta đã nhiều lần sử dụng. Nhưng lộ trình đó không cho chúng ta thấy thực tế, thậm chí không gần với thực tế. Cũng như vậy, chúng ta không thể nhìn thấy tất cả mọi thứ trước mắt chỉ với ba phút rưỡi, trong khi cần tới lượng thời gian 821 năm.

Những con đường và xa lộ trong não bộ của chúng ta được hình thành từ rất sớm. Khi chào đời, chúng ta đã có sẵn mọi khả năng. Hãy lấy ngôn ngữ làm ví dụ. Mỗi trẻ sơ sinh đều có khả năng phát âm những âm tiết xuất hiện trong mọi ngôn ngữ, ví dụ như âm "r" trong tiếng Tây Ban Nha hay những nguyên âm yết hầu trong tiếng Đức.

Nhưng chẳng bao lâu sau, não bộ của chúng ta lại thiết lập những đường dây thần kinh khớp với những âm thanh mà chúng ta thường nghe thấy hàng ngày và bỏ đi những âm thanh của các ngôn ngữ khác.

Hầu hết những người nói tiếng Anh đều có thể nói cụm từ có hàng loạt âm "r" như "Rolling Rock really rouses Roland Ratinsky". Nhưng khi người Trung Quốc nói tiếng Anh, họ không có đường dây thần kinh để phát âm đúng chữ "r", đó là lý do tại sao cụm từ "fried rice - cơm chiên" trở thành "flied lice - món cơm trộn rau, thịt, dầu ăn, sốt đậu nành ăn bằng đũa". Đừng nghĩ tôi là người phân biệt chủng tộc, vì khi cố gắng phát âm một số âm yết hầu trong tiếng Đức, tôi phát hiện ra rằng "dây thần kinh tiếng Đức" của tôi đã biến mất từ lâu.

Có lẽ ví dụ rõ ràng nhất minh chứng cho việc tư duy của chúng ta tạo ra trò chơi thực

- ảo là những giấc mơ thông thường. Khi Morley Safer, chủ biên chương trình 60 phút của Đài truyền hình CBS xuất hiện trước cửa nhà bạn đêm qua và hỏi tất cả nhưng câu hỏi khiến bạn lúng túng, mọi thứ diễn ra có vẻ khá thật. Nhưng khi chuông đồng hồ reo, cuộc phỏng vấn ảo 60 phút đó biết mất như bong bóng xà phòng.

Đường dây thần kinh của chúng ta thiết lập sự lặp lại của những sự việc đã qua. Giống như một đứa trẻ lên ba cứ đòi xem đi xem lại bộ phim Nàng tiên cá, chúng ta cứ khư khư bám chặt lấy những ảo ảnh. Dù nó khiến ta khốn khổ, chúng ta vẫn cứ muốn đặt niềm tin vào ảo ảnh đó và tự nhận lấy những hậu quả do chính mình gây ra.

Chia sẻ
Loading...
Loading...
Loading...
Chia sẻ
Danh sách chương
Loading...
Loading...
Loading...
Thể loại
Tìm kiếm
Loading...
Loading...
Loading...
Lọc truyện