Phần 02 – Chương 07: Ngân hàng quốc tế ra tay tạo nên cuộc “khủng hoảng năm 1857”

7. Ngân hàng quốc tế ra tay tạo nên cuộc “khủng hoảng năm 1857”

Do Ngân hàng thứ hai của Mỹ đóng cửa năm 1836 nên các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế đã đột ngột ra tay rút sạch toàn bộ lượng tiền tệ kim loại đang lưu thông ở nước Mỹ, tạo nên cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng diễn ra liên tục trong 5 năm ở quốc gia này. Mặc dù vào năm 1841, đại diện của các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế đã từng hai lần thử khôi phục lại hệ thống ngân hàng trung ương tư nhân, nhưng cả hai lần đều thất bại, mối quan hệ giữa hai bên rơi vào trạng thái đóng băng, tình trạng siết chặt tiền tệ của Mỹ kéo dài mãi đến năm 1848 mới bất đầu được giải toả.

Nguyên nhân khiến cho tình hình chuyển biến tích cực tất nhiên không phải do các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế quá nhẹ tay mà là do vào năm 1848, nước Mỹ đã phát hiện mỏ vàng rất lớn: mỏ vàng San Francisco.

Lượng cung ứng vàng của Mỹ liên tục trong 9 năm kể từ năm 1848 đã tăng vọt chưa từng thấy. Chỉ riêng California đã sản xuất ra một lượng tiền vàng trị giá đến 5 tỉ đô-la Mỹ. Năm 1851, một mỏ vàng có trữ lượng lớn cũng được phát hiện ở Úc. Lượng cung ứng vàng trên phạm vi thế giới từ 144 triệu si-ling vào năm 1851 tăng vọt lên 376 triệu si-ling trong năm 1861. Và lưu lượng tiền thuộc kim nội địa của Mỹ từ 83 triệu đô-la trong năm 1840 tăng vọt lên 253 triệu đô-la trong năm 1860(28).

Việc phát hiện những mỏ vàng lớn ở Mỹ và Úc đã phá vỡ sự khống chế tuyệt đối của các nhà tài chính châu Âu đối với lượng cung ứng vàng thế giới. Chính phủ Mỹ thở phào nhẹ nhõm vì đã thoát được cảnh phải bị siết chặt về tiền tệ. Việc cung ứng tiền tệ với chất lượng tốt và số lượng nhiều đã làm tăng niềm tin cho thị trường, các ngân hàng bắt đầu bành trướng hoạt động tín dụng trên quy mô lớn. Cơ sở quan trọng nhất trong tài sản của nước Mỹ là rất nhiều ngành công nghiệp quan trọng của Mỹ như công nghiệp, khoáng sản, giao thông, cơ giới đều được khôi phục nhanh chóng trong giai đoạn hoàng kim này.

Thấy việc khống chế tài chính tỏ ra không còn hiệu quả, các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế đã tung ra đối sách mới. Đó chính là chính sách khống chế tài chính và phân hoá chính trị.

Trước khi cuộc khủng hoảng kết thúc, các nhà tài phiệt ngân hàng đã bắt đầu ra tay thu mua của cải quý giá của dân chúng với giá rẻ mạt. Đến năm 1853, khi nền kinh tế Mỹ phất như diều gặp gió thì tư bản nước ngoài, đặc biệt là tư bản Anh đã sở hữu 46% trong tổng số công trái liên bang, 58% tổng công trái các bang, 26% tổng công trái ngành đường sắt Mỹ(29). Như vậy, một khi chế độ ngân hàng trung ương được yên vị thì nền kinh tế Mỹ cũng sẽ bị các nhà tài phiệt ngân hàng khống chế giống như các quốc gia châu Âu khác.

Các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế mở rộng hoạt động tín dụng, khiến nền kinh tế phát triển với tốc độ như bơm bong bóng để người dân và các doanh nghiệp khác ra sức tạo ra của cải, sau đó đạp gấp phanh tín dụng, khiến cho hầu hết các doanh nghiệp và người dân lâm vào cảnh phá sản, còn các ngân hàng lại được một phen bội thu. Quả nhiên, trong khi thấy mùa thu hoạch đã đến, các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế và các đại diện của họ ở Mỹ đã quơ tay siết chặt tín dụng, gây nên cuộc khủng hoảng năm 1857. Nhưng điều vượt ra ngoài dự kiến của họ là, thực lực của nền kinh tế Mỹ lúc này đã không còn như 20 năm trước nữa, cuộc khủng hoảng năm 1857 không thể làm chấn thương trầm trọng nền kinh tế Mỹ một lần nữa, mà nó chỉ kéo dài trong một năm thì nước Mỹ đã dập tắt được khủng hoảng.

Khi thấy thực lực của nước Mỹ ngày càng mạnh, tài chính ngày càng khó bị khống chế, các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế đặt ra nhiệm vụ trọng tâm cho mình: kích động nội chiến và chia cắt nước Mỹ.

----

Chú thích:

(28) Glyn Davis, Lịch sử tiền tệ từ thời cổ đại đến nay (History of Money From Ancient Times to The Present Day) – University of Wales Press, 2002, tr. 486.

Chia sẻ
Loading...
Loading...
Loading...
Chia sẻ
Danh sách chương
Loading...
Loading...
Loading...
Thể loại
Tìm kiếm
Loading...
Loading...
Loading...
Lọc truyện