Lời tựa

Emst Gombrich, người ông của tôi, được biết đến nhiều nhất như một nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật. Ngoài các công trình nghiên cứu khoa học: tác phẩm Lịch sử Nghệ thuật - The Story of Art đă khiến hàng triệu bạn đọc trên khắp thế giới biết đến ông. Nhưng nếu không cỏ Chuyện nhỏ trong thế giới lớn - A little history of the world thi chắc chắn sẽ không bao giờ có The Story of Art.

Câu chuyện băt đầu từ Vienna, năm 1935 khi ông tôi còn rất trẻ.

Sau khi tốt nghiệp tiến sĩ ở Đại Học Vienna, ông không tìm được việc làm. Trong thời buổi khó khăn đó, ông không có một triển vọng nghề nghiệp nào cả. Một người bạn làm xuất bản nhờ ông đọc qua một cuốn sách Lịch sử cho trẻ em bằng tiếng Anh, xem thử cố dịch sang tiếng Đức được không. Cuốn sách năm trong bộ sách mới Wissenschaft fr Kinder (Kiến thức cho trẻ em), do một người bạn đang học y khoa ở London gửi về.

Ông tôi đọc xong và không hể ấn tượng gì với cuốn sách này. Ông bảo với Walter Neurath, người bạn làm xuất bản và sau này sáng lập ra nhà xuất bản Thames và Hudson ở Anh, rằng có lẽ cuốn đó chẳng đáng dịch sang tiếng Đức. Rồi ông nói; 'Tôi nghĩ tôi có thể viết hay hơn thế nhiều'. Và thể là Neurathbảo ông viết thử một chương xem sao.

Chuyện là trước đó, khi sắp hoàn thành luận án tiến sĩ ông tôi thường hay gặp một cô bé cháu của người bạn. Cô bé lúc nào cũng muốn biết tại sao ông hay bận rộn đến vậy và ông luôn tìm cách giải thích công việc của mình cho cô bé hiểu. Sau này ông có kể lại rằng đôi lúc chính ông cùng cảm thấy sốt ruột với lời văn phong hàn lâm dùng trong nghiên cứu, mặc dù ông từng đọc rất nhiều trong lúc đi học. Ông tôi luôn tin rằng mọi thứ đều có thể được giải thích một cách dễ hiểu cho một đứa trẻ thông minh mà không cần đến thuật ngữ hay những ngôn từ sáo rỗng.

Thể là ông viết thử một chương về Thời hiệp sĩ và đưa cho Neurath xem. Neurath rất hài lòng, nhưng, 'để kịp thời hạn xuất bản đã định trước cho cuốn sách kia, anh phải hoàn thành bản thảo trong sáu tuần'

Lúc đó chính ông tôi cũng không chắc có thể làm được không, nhưng ông thích thử thách này và nhận lời thử sức. Ông lập dàn ý, lựa chọn những giai đoạn lịch sử để cho vào sách bằng cách tự hỏi mình rằng sự kiện nào trong quá khứ có ảnh hưởng đến.

Nhiều người nhất và được nhớ đến nhiều nhất. Sau đó mỗi ngày ông viết một chương. Buổi sáng ông đọc các tài liệu tham khảo từ sách vở của cụ tôi - gồm có cả một cuốn bách khoa toàn thư. Buổi chiều ông đi đến thư viện để tìm thêm tài liệu về giai đoạn lịch sử mà ông đang viết để đảm bảo tính xác thực. Buổi tôi là thời gian dành để viết. Chi có những ngày Chủ nhật là ngoại lệ. Nhưng để giải thích chuyện này: tôi sẽ phải giới thiệu bà nội của mình.

Bà tôi ngày trước tên là Use Heller. Bà là người Bohemia, đến Vienna để học dương cầm. Bà là học trò của Leonie Gombrich, cụ nội tôi và cũng là người mà tên tôi được đặt theo. Leonie giới thiệu Ilse cho ông tôi rồi nhờ cậu con trai dẫn người học trò của mình đi xem các triển lắm và những công trình kiến trúc của Vienna. Đến năm 1935 thì hầu như cuối tuần nào họ cùng đi chơi với nhau và sau đó một năm thì ông bà tôi cưới nhau.

Bà tôi thưởng kể lại rằng vào một ngày chủ nhật như thế hai người đang thả bộ trong khu rừng ở Vienna và định đừng lại nghỉ chân. Bà tôi vừa nói: 'Hay mình tìm một khoảng rừng thưa, ngồi trên cỏ hay trên một gốc cây đổ nào đó để nghỉ cũng được... ' thì ông tôi bỗng rút trong túi áo ra một xấp giấy rồi hỏi rằng: 'Tôi đọc cái này cho em nghe nhé?"

Về sau khi kể lại câu chuyện này, bà tôi thường hay nói rằng 'Bà thà để cho ông đọc còn hơn phải tự đọc, vì lúc đó chừ viết của ông khó đọc lắm'

Ông tôi đã đọc cho bà nghe câu chuyện lịch sử thu gọn. Bà rất thích và cứ như thế tuần nào ông cùng đọc cho bà nghe cho đến khi cuốn sách được hoàn tất.

Ông tôi đã không thất hứa với Neurath.

Nếu bạn có dịp đọc thành tiếng, bạn sẽ hình dung được ngày xưa ông tôi đã đọc cho bà tôi nghe như thế nào và ông đã tâm huyết ra sao. Những minh họa đầu tiên của sách do một người vốn là thầy dạy cưỡi ngựa thực hiện. Ông hay hóm hỉnh bảo rằng hình vẽ ngựa trong sách có vẻ chi tiết hơn các hình người.

Khi ra mắt lần đầu tiên vào năm 1936 với tựa đề Eine kurze Weltgeschichte fr junge Leser cuốn sách được chào đón nồng nhiệt. Những nhà phê bình khi đó cứ nghĩ rằng ông tôi ắt phải là một thầy giảo đầy kinh nghiệm. Không lâu sau đó cuốn sách được dịch ra năm thứ tiếng nhưng lúc đó ông đã chuyển đến Anh quốc, nơi gia đình tôi định cư sau này. Sau đó chính quyền phát xít đã cấm xuất bản tác phẩmcủa ông, không phải vì lý do sắc tộc mà vì tác phẩm quá 'hòa bình'.

Nhưng hạt mầm đã được gieo và sau đó mặc dù rất bận rộn ông tôi bắt tay vào viết một cuốn nữa, tập trung vào để tài lịch sử nghệ thuật. Đây chính là cuốn The Story of Art - Lịch sứ nghệ thuật và không hướng đến đối tượng trẻ em vì như ông tôi từng nói: 'Lịch sử nghệ thuật không phải là đề tài cho trẻ em' mà dành cho những độc giả lớn tuổi hơn. Tác phẩm này liên tục được tái bản kể từ năm 1950 và đà đến với bạn đọc ở hơn ba mươi quốc gia.

Nhưng bản Chuyện nhỏ trong thế giới lớn đầu tiên vẫn nằm im trong một ngăn kéo ở phía bắc London. Sau chiến tranh ông tôi giành lại được tác quyền nhưng lúc đó thế giới đã thay đổi và dường như đã khác đi rất nhiều so với thế giới trong cuốn sách của ông. Chuyện nhỏ trong thế giới lớn vẫn bị quên lãng.

Mãi ba mươi năm sau đó: ông tôi nhận được thư từ một nhà xuất bản Đức. Họ tình cờ đọc được cuốn sách và hoàn toàn bị nó chinh phục. Vậy là cuốn sách của ông tôi được tải bản và được bổ sung một chương ở cuối sách. Một lần nữa, ông tôi rất ngạc nhiên và vui mừng trước sự thành công của tác phẩm cùng như các bản dịch sau đó. Ông rất thích chỉnh sửa lại bản thảo cho phù hợp với độc giả ở nhiều nước khác nhau và lúc nào cũng sẵn lòng lắng nghe ý kiến của các dịch giả. Chi có một vấn đề nhò. Trừ Chuyện nhò trong thế giới lớn ra, tất cả các tác phẩm khác của ông tôi đểu viết bằng tiếng Anh và ông tôi luôn muốn tự tay dịch tác phẩm của mình.

Mười năm sau đó mặc cho có rất nhiều lời đề nghị, ông tôi vẫn chưa bắt tay vào dịch. Công việc bận rộn là một phần, nhưng còn có một lý do khác lớn hơn. Ông tôi băn khoăn răng một tác phẩm lịch sử được viết từ quan điểm của châu Âu lục địa sẽ không thu hút được độc giả Anh quốc. Măi cho đen những năm 1990 khi Anh tăng cường vai trò của mình trong Liên minh châu Âu, và với sự động viên khéo léo của bà tôi, ông mới tin rằng tác phẩm của mình sẽ được độc giả Anh quốc đón nhận.

Vậy là mãi đến cuối cuộc đời đay thành quả của mình, ông mới bắt tay vào thực hiện bản tiếng Anh cho tác phẩm đầu tay. Không lâu sau đó, tôi còn nhớ ông hay nói vói tôi rằng: 'Ông đang đọc lại Chuyện nhỏ trong thế giới lớn đúng là trong đó có nhiều thứ thật. Cháu biết không, ông thực sự nghĩ nó là một cuốn sách hay'

Đương nhiên ông tôi đã sửa lại nhiều chỗ. Ông thêm vào những thông tin về người tiền sử. Ông nhờ bố tôi - một nhà nghiên cứu Phật giáo cổ đại tư vấn cho những thay đổi ở chương 10. Caroline Mustill trợ lý của ông đă giúp đồ rất nhiều trong những phần về Lịch sử Trung Hoa. Thật là may mắn vì Caroline làm việc rất gần gũi với ông. Khi ông qua đời vào tuối chín mươi hai, Caroline đă xuất sắc hoàn tất công việc còn dang dở của ông. Clifford Harper là người thực hiện phần minh họa mới mà tôi chắc rằng nếu nhìn thấy được ông sẽ rất hài lòng.

Nhưng có những thay đối không thế nào thực hiện được khi ông không còn nữa. Chúng tôi biết rằng ông dự định thêm vào vài chương về Shakespeare và về đạo luật quy định các quyền của hoàng gia - BUI of Rights. Và chắc rằng ông sẽ bố sung phần Nội chiến Anh và sự ra đời của chế độ dân chủ nghị viện. Nhưng chúng tôi không thế đoán được ông sẽ viết những nội đung đó như thế nào. Vì thể những phần chưa kịp được òng viết lại vẫn được giữ nguyên, như đă từng được ra mắt bạn đọc ở nhiều nước khác.

Nhưng quan trọng hơn vẫn là quan điểm của ông về cách tiếp cận lịch sử, và cũng là về sự học. Đối với ông, đó luôn phải là một hành trinh khám phá đầy lý thú.

Trong lời tựa ở ấn bản Thố Nhì Kỳ ông tôi có viết rằng: 'Tôi muốn nhấn mạnh rằng cuốn sách này không phải và không thế thay thể cho sách giáo khoa lịch sử trong trường học. Tôi muốn bạn đọc của mình thư giãn và theo dõi câu chuyện mà không phải ghi chú hay cố nhớ những cái tên và ngày thảng. Tôi hứa là sẽ không bắt họ làm bài kiếm tra nào cả'.

Leonie Gombrich

Thảng 4/2005

Chia sẻ
Loading...
Loading...
Loading...
Chia sẻ
Danh sách chương
Loading...
Loading...
Loading...
Thể loại
Tìm kiếm
Loading...
Loading...
Loading...
Lọc truyện