Vùng đất bên dòng sông Nile
Từ chương này, như ta đă hứa với em, Lịch sử chính thức bắt đầu, với thời gian và không gian cụ thế.
Năm 3100 trước Công nguyên (tức là cách đây 5100 năm), vua Menes trị vì xứ Ai Cập. Nếu em muốn biết Ai Cập ở đâu, ta nghĩ hay nhất là hỏi một con chim nhạn bay từ phương Bắc. Hàng năm vào mùa thu khi trời bắt đầu trở lạnh đàn chim nhạn lại bay về phương Nam. Chúng bay qua những dãy núi ở Ý, qua một eo biển hẹp và đến châu Phi, vùng đất lân cận với châu Âu. Ai Cập ở ngay đấy.
Châu Phi là một nơi rất nóng và có khi hàng tháng trời không có một hạt mưa. Nhiều vùng ở châu Phi khô cạn, cây cối không thế nào mọc được. Sa mạc tiếp nối nhau trên những vùng đất giáp với Ai Cập.
ở Ai Cập cùng không có nhiều mưa. Nhưng người Ai Cập không cần mưa vì họ đã có dòng sông Nile chảy ngang qua dải nước mình. Mỗi năm hai lần khi trời mưa thật to, dòng sông dâng nước cuồn cuộn, tràn bờ và làm ngập lụt cả vùng đất Ai Cập. Lúc đó người ta phải di chuyến bằng thuyền qua những gian nhà và rừng cọ. Nhưng khi nước rút đi thì mặt đất được tưới đẫm và màu mỡ lạ thường. Trên mảnh đất màu mỡ đó, dưới ánh nắng ấm áp, lúa gạo mọc lên tươi tốt. Vì vậy mà từ thời xa xưa, người Ai Cập tôn thờ sông Nile như một vị thần. Em có muốn nghe một khúc hát ca ngợi sông Nile cách đây bốn ngàn năm không?
Vinh danh thay Người, sông Nile vĩ đại! Người đến từ đất và nuôi dưỡng Ai Cập. Người tưới tắm đồng bằng và nuôi sống muôn loài gia súc. Người làm dịu đi cơn khát của sa mạc, hơn bất kỳ loại nước mát nào. Người đem vể lúa mạch, Người tạo ra lúa mì. Người làm đầy kho thóc, Người không quên kẻ khó nghèo. Vì Người chúng con gảy đàn hạc. Vì Người chúng con ca hát say sưa.
Người Ai Cập cố đại đã hát như vậy. Và lời hát của họ mới đúng làm sao. Vì nhờ có sông Nile, mảnh đất quê hương họ trở nên giàu có và hùng mạnh. Đức vua là người có quyền lực tối cao trên mảnh đất đó. Đức vua cai trị toàn cõi Ai Cập. Như ta vừa kể với em, vua Menes là vua đầu tiên của người Ai Cập, song vào năm 3100 trước Công nguyên. Em còn nhớ câu chuyện nào từ Kinh Thánh không? Trong Kinh Thảnh vua của người Ai Cập còn được gọi là pharaoh. Các pharaoh có quyền lực phi thường, sống trong những cung điện nguy nga với những hàng cột to lớn, những khoảng sân rộng thênh thang, và lời nói nào của họ cũng là mệnh lệnh. Nếu họ muốn thì tất cả những người Ai Cập đều phải lao động khổ sai cho họ. Và thỉnh thoảng họ lại ra lệnh như thế.
Vua Cheops là một pharaoh như vậy. Ông sống vào khoảng năm 2500 trước Công nguyên. Ông lệnh cho dân chúng phải xây lăng mộ cho mình. Ông muốn có lăng mộ to lớn như một ngọn núi, và cuối cùng ông cũng có được điều đó. Lăng mộ của ông còn lại đến ngày nay, còn được gọi là Kim tự tháp Cheops. Có lẽ em đã nhìn thấy hình ảnh Kim tự tháp này đầu đó nhưng nếu chưa thấy tận mắt em vẫn không thể hình dung được nó to lớn như thế nào đâu. Nó to đến nỗi ta có thể đặt nguyên một nhà thờ lớn vào trong lòng nó thật gọn gàng. Trèo lên những tảng đá khổng lồ của nó không khác gì leo lên đỉnh núi cả.
Thật kỳ diệu làm sao bởi công trình này hoàn toàn do bàn tay của con người tạo ra bằng cách chồng những khối đá khổng lồ lên nhau. Ngày đó người ta chưa có máy móc gì như bây giờ - cùng lắm chỉ có những đoạn ròng rọc để kéo. Người ta chủ yểu phải di chuyển những hòn đá như vậy bằng tay không. Em thử tưởng tượng xem, người Ai Cập đã làm công việc này trong cái nắng gay gắt của châu Phi! Cứ thế ròng rã suốt ba mươi năm, hàng trăm ngàn người đã lao động khổ sai cho pharaoh, bất cứ khi nào rảnh tay khỏi việc đồng áng. Mỗi khi họ mệt mỏi muốn dừng tay, đốc công của nhà vua sẽ thúc họ tiếp tục làm việc dưới ngọn roi da hà mã. Vậy là họ lại lê bước đẩy những táng đá không lồ, tất cả vì đức vua của họ.
Có lẽ em đang tự hỏi vì sao pharaoh lại muốn xây một cái lăng mộ to như vậy. Câu trả lời liên quan đến tôn giáo của người Ai Cập. Người Ai Cập tin vào nhiều thẩn thánh. Nhiều vị vua được họ tôn lên thành thần, như vua Osiris và hoàng hậu Isis. Thần mặt trời của người Ai Cập có tên là Amon, là một vị thần rất đặc biệt. Còn cai trị vương quốc của người chết là Anubis, vị thần có đầu chó rừng. Người Ai Cập tin rằng mỗi pharaoh là con của thần mặt trời, chính vì vậy mà họ rất sợ hãi và răm rắp tuân theo mọi mệnh lệnh. Để tỏ lòng thành kính với thần linh, họ chạm trổ những bức tượng đá oai nghiêm, cao lớn như một tòa nhà năm tầng vậy và xây những đền thờ to bằng cả khu phố. Trước đền thờ họ đặt những cột đá nhọn cao vút. làm từ đá granite nguyên khối. Những cột đá này được gọi là cột tháp -"obelisk," trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là "mũi giáo nhỏ". Nhiều thành phố của chúng ta cùng có cột tháp mang từ Ai Cập về. Dọc theo bờ sông Thames ở London cũng có một cột tháp như vậy.
Tôn giáo của người Ai Cập xem một số loài vật là linh thiêng, chẳng hạn như mèo. Nhiều vị thần được tượng hình qua các con vật. Nhân sư (Sphinx) với đầu người mình sư tử là một vị thần có sức mạnh phi thường. Bức tượng Nhân sư bên cạnh kim tự tháp rất to lớn, đến nỗi bên trong nó có thế chứa nguyên một đền thờ. Trải qua bao nhiều sương gió, có lúc bị vùi lấp dưới cát sa mạc. Sphinx ngày đêm canh gác lăng mộ của pharaoh đến nay đã hơn năm ngàn năm. Ai biết được Sphinx sẽ còn canh gác đến khi nào?
Nhưng điều quan trọng nhất trong tôn giáo của người Ai Cập là niềm tin rằng khi rời khỏi cơ thể , linh hồn người chết vẫn cần đến cơ thể và sẽ chịu đau khổ nếu cơ thể tan thành tro bụi.
Vì vậy người Ai Cập phát minh ra một cách tài tình để giữ gìn thân xác người chết. Họ tẩm các loại thuốc mỡ và nhựa cây rồi quấn xác lại bằng những dải vải dài để tránh thối rữa. Công việc này gọi là ướp xác. Và cho đến ngày nay, sau hàng ngàn năm, những xác ướp vẫn còn nguyên vẹn.
Mỗi xác ướp được đặt trong một cỗ quan tài bằng gỗ, rồi lại trong một cỗ khác bằng đá. Cỗ quan tài đá được đem đi chôn nhưng không phải trong lòng đất mà là trong lăng mộ kim tự tháp làm từ đá. Ai thật giàu và nhiều quyền lực, chẳng hạn như vua Cheops - "Con thần mặt trời," có thế được chôn trong cả một ngọn núi đá. Người Ai Cập tin rằng nằm sâu trong đá xác ướp của nhà vua sẽ được an toàn. Nhưng thật vô vọng, kim tự tháp của vua Cheops cuối cùng bị cướp sạch, bên trong không còn gì cả.
May thay xác ướp của các vị vua khác và nhiều người Ai Cập cổ vẫn còn đến ngày nay trong lăng mộ của họ. Lăng mộ Ai Cập được xem là nơi trú ngụ của linh hồn mỗi khi nó trở về thăm lại thể xác. Vì vậy người ta đã đặt vào lăng mộ cả thức ăn, đồ đạc, áo quần và còn có nhiều tranh vẽ trên tường mô tả cuộc sống trước đây của người đã khuất. Trong đó có cả chân đung của chủ nhân, đế giúp linh hồn tìm được đúng nơi mà trở về.
Nhờ có các tượng đá kỳ vĩ và những hình vẽ sinh động trên tường đó mà ngày nay chúng ta biết được cuộc sống của người Ai Cập cổ đại . Đương nhiên các hình vẽ nhiều khi chi có tính tượng trưng. Vì dụ, khi muốn thể hiện không gian trước sau, người Ai Cập vẽ hình người chồng lên nhau. Các nét vẽ thường rất cứng nhắc. Thân mình được vẽ từ phía trước còn chân tay thì từ phía bên, trông như hình người mới bị ủi thẳng ra vậy. Nhưng rõ ràng người Ai Cập hiểu rõ các bức vẽ. Mỗi chi tiết đều rất rõ ràng và sinh động, chẳng hạn như cảnh giăng lưới bắt vịt trên sông Nile, cảnh chèo thuyền và đâm cá bằng những mũi giáo dài, cảnh bơm nước vào những con mương để tưới ruộng, cảnh đóng giày, may quần áo và cả thổi thủy tinh nữa! Nhờ những hình vẽ này mà ta biết được thời đó họ đã biết làm gạch và xây nhà. Chúng ta còn thấy được cảnh các bé gái chơi đùa, thổi sáo, những người lính ra trận rồi trở về mang theo của cải cướp được và nô lệ da đen.
Trong lăng mộ của giới quý tộc còn có tranh về cảnh các sứ thần phương xa đem nộp cống vật và cảnh đức vua ban thưởng cho những vị quan trung thành. Nhiều tranh còn vẽ lại cảnh cầu nguyện của các bậc vương tôn với hai cánh tay đưa lên thành kính trước các vị thần. Còn có cả cảnh yến tiệc tưng bừng với các nghệ sĩ gảy đàn hạc và những chú hề nhào lộn.
Ngoài những bức tranh lớn rực rỡ ra ta còn có thể thấy nhiều bức tranh bé xíu về đủ mọi vật, như những con cú mèo và hình người tí hon, cờ xí, hoa lá, lều trại, các loài sâu bọ và chai lọ cùng với những đường zigzag bao quanh. Em có biết những bức tranh này là gì không? Thực ra chúng không phải là tranh vẽ thông thường mà là chữ viết tượng hình linh thiêng của người Ai Cập.
Người Ai Cập cực kỳ hãnh diện về chữ viết của riêng họ. Phái nói là họ tôn thờ việc viết lách. Vì vậy những người biết viết thời đó rất được coi trọng.
Em có biết chữ tượng hình được viết như thế nào không? Học viết chữ tượng hình rất khó vì nó gần như một loại mật mã vậy. Giả sử nếu người Ai Cập muốn viết tên vị thần Osiris của mình, đầu tiên họ sẽ vẽ một cái ngai vàng , đọc là Oos , rồi về thêm một con mắt, đọc là 'iri' Hai ký tự này đứng gần nhau sẽ tạo ra từ "Os-iri". Để người ta khỏi hiểu lầm là "ngai mắt" người Ai Cập vẽ thêm một lá cờ nhỏ bên cạnh , lá cờ có nghĩa là thần thánh. Giống như kiểu người Thiên Chúa giáo vẽ chữ thập bên cạnh tên một ai đó nếu người đó đã chết.
Vậy là bây giờ em đã viết được chữ Osiris rồi nhé! Nhưng em nghĩ thử xem để đọc được tất cả các văn bản người Ai Cập sẽ khó như thế nào. Việc giải mã chữ viết Ai Cập cổ chỉ mới trở nên thịnh hành từ hai trăm năm trở lại đây. Thực ra người ta chỉ tìm ra cách đọc chữ tượng hình khi phát hiện ra một phiên đá cổ có khắc một văn bản bằng ba loại ngôn ngữ khác nhau, tiếng Hy Lạp cổ đại, chữ tượng hình và một loại chữ viết Ai Cập khác. Chữ tượng hình vẫn còn là một câu đố hóc búa với chúng ta ngày nay. Đã có nhiều học giả dành cả đời mình chỉ để nghiên cứu thứ chữ này. Phiến đá nói trên được gọi là đá Rosetta. Ngày nay nó được trưng bày trong Viện Bảo tàng Quốc gia ở London.
Cho đến bây giờ chúng ta đọc được gần như mọi bút tích của người Ai Cập. Không chi là những chữ viết trên tường và trong đền thờ mà còn trong những cuốn sách để lại, mặc dù khó hơn nhiều. Từ xa xưa như vậy mà người Ai Cập đã biết làm ra sách rồi. Đương nhiên sách của họ không làm từ giấy như chúng ta bây giờ mà làm từ một loại cây sậy mọc bên bờ sông Nile. Trong tiếng Hy Lạp loại sậy này có tên là papyrus, đây cùng là nguồn gốc của từ 'paper' - có nghĩa là giấy trong tiếng Anh.
Người Ai Cập - viết lên những tấm papyrus dài rồi cuộn lại. Nhiều cuộn papyrus còn lại đến ngày nay. Nhờ đó mà ta biết được người Ai Cập cổ đại thông thái như thế nào. Em có muốn nghe một lời khuyên cách đầy năm ngàn năm hay không? Em hãy đọc và suy nghĩ thật kỳ nhé, "Những lời nói khôn ngoan còn hiếm hơn cả ngọc lục bảo, thế mà có khi nó lại được nói ra từ miệng người hầu gái nghèo khổ ngày ngày vẫn quay cối xay".
Chính vì sự thông thái và hùng mạnh của người Ai Cập cổ đại mà để chế của họ tồn tại qua thời gian, lâu hơn bất kỳ đế chế nào trong lịch sử , đến gần ba ngàn năm. Họ giữ gìn truyền thống của mình cũng cẩn thận như giữ gìn xác ướp vậy. Các thấy tế răn dạy họ không được làm điều gì khác với truyền thống của cha ông. Tất cả những gì lâu đời đều được coi là linh thiêng với họ.
Hiếm hoi lắm trong lịch sử của người Ai Cập cổ đại mới có những kẻ nổi loạn. Sau khi vua Cheops chết đi vào năm 2100 trước Công nguyên, dân chúng nổi dậy đòi thay đổi mọi thứ. Họ chống lại pharaoh, giết chết các vị quan và đem xác ướp ra khỏi lăng mộ. Như trên cuộn papyrus còn ghi lại, "Những kẻ ngày trước còn không có giầy dép thì ngày nay có của cải còn những kẻ từng mặc áo gấm quý giá thì ngày nay rách rưới thảm hại, cả vùng đất đang chuyển mình như bàn xoay của thợ gồm". Nhưng cuộc nổi dậy này chóng tàn. Chẳng lâu sau mọi thứ lại trở về với những luật lệ nghiêm khắc như xưa, nếu không muốn nói là còn nghiêm khắc hơn.
Một lần khác chính một vị pharaoh muốn tạo ra sự thay đổi. Pharaoh Akhenaton là một nhân vật xuất sắc sống vào khoảng năm 1370 trước Công nguyên. Ông cho rằng tôn giáo với những nghĩ lễ rườm rà và đủ loại thần thánh thật là tốn thời gian vô ích. Ông truyền dạy cho dân chúng rằng "Chi có duy nhất một vị thần - Đó là thần mặt trời, nhờ có tia nắng của Người mà mọi vật được sinh ra và nuôi sống. Hỡi con dân của ta, các người chỉ được phép câu nguyện Người và chỉ Người mà thôi".
Thời của Akhenaton các đến thờ bị đóng cửa còn đức vua và hoàng hậu dọn đến ở một cung điện mới. Vì Akhenaton phản đối tất cả truyền thông lâu đời nên những bức tranh trên tường ở thời này cũng rất khác. Những nét vẽ đã thôi cứng nhắc mà trở nên tự do phóng khoảng hơn nhiều. Tuy nhiên không phải ai cùng hài lòng với sự thay đổi này. Nhiều người chỉ muốn giữ lấy cái cũ. Cho nên ngay khi Akhenaton vừa qua đời thì tất cả các phong tục cũ xưa cùng như phong cách nghệ thuật thời trước được phục hồi. Vậy là đâu lại vào đó, cho đến ngày cuối cùng của để chế Ai Cập.
Vậy là cùng như dưới thời vua Menes, trong ba trăm rưỡi năm sau khi Akhenaton chết đi, người Ai Cập lại tiếp tục cất giữ xác ướp trong lăng mộ, viết bằng chữ tượng hình và cầu nguyện tất cả thần linh.
Họ vẫn giữ thói quen thờ mèo và coi chúng là những con vật linh thiêng.
Ta phải thực lòng mà nói với em là về khoản này, ta hoàn toàn đồng ý với người Ai Cập.