Anh hùng và vũ khí

Hãy cất cao lời ca nhịp nhàng 

Kể chuyện những cuộc chiến 

Có cả thần thánh có cả anh hùng 

Từ một thời xa xưa

(Đây là lời của một đoạn thở "hexameter" mỗi câu sáu nhịp trong tiếng Hy Lạp. Khi đọc bằng tiếng Hy Lạp thi nó rất nhịp nhàng ngân nga, không giống như khi được dịch ra các thứ tiếng khác)

Này đây là Paris thành Troy

Vì thiên vị nên một tay giúp Venus

Để nàng có được quả táo vàng

Venus trả ơn, giúp chàng có được Helen xinh đẹp

Nhưng mất vợ Meneiaus nào chịu yên

Đem quân hùng hổ đến Troy

Hòng giành lại người vợ hiền

Agamemnon và Nestor thông thái cũng lên đường

Cùng cả Achilles và Ajax dũng cảm

Và rất nhiều anh hùng không tiếc máu xương

Quyết đánh bại kẻ thù dưới trướng vua Priam

Paris cùng Hector đánh nhau mười năm đàng đãng

Để cuối cùng Troy chỉ còn tro bụi

Trong đoàn quân còn có Odysessus

Vốn là kẻ lắm mưu nhiều kế

Rời Troy nhưng không thể về nhà

Mà lại vướng vào cuộc phiêu lưu kỳ lạ

Nhờ con tàu màu nhiệm

Cuối cùng cũng về tới cố hương

Nơi người vợ mòn mỏi trông chờ

Những bài ca thế này thường được những người hát rong ở Hy Lạp xướng lên trong những buổi tiệc lớn vừa hát vừa chơi đàn lia. Về sau lời bài hát được ghi lại và người ta tin rằng nhà thờ Homer là tác giả của tất cả những bài ca đó. sử thi Homer vần còn lưu truyền đến tận ngày nay và nếu thích em có thể tìm đọc được ở đó những câu chuyện thật sinh động.

Nhưng chắc đó chỉ là chuyện kể không phải là lịch sử. Hẳn em đang nghĩ lịch sử phải kể lại được các biến cố với thời gian và diễn biến. Cách đây hơn 100 năm một thương nhân người Đức tên SchHemann cùng thắc mắc như em vậy. Ông đọc đi đọc lại Homer và ước ao được nhìn thấy tận mắt những nơi chốn thần tiên mà Homer tả lại. Ông ước gi mình có thể chạm tay vào những thứ vũ khí mà các chiến binh trong câu chuyện dùng để chiến đẩu. Và đến một ngày ông cùng được thỏa lòng.

Vì sao em biểt không? Những gi Homer kể lại không hoàn toàn là chuyện tưởng tượng. Đương nhiên không phải chi tiết nào cùng chính xác, những anh hùng trong truyện cũng chỉ là những nhân vật như người không lồ hay phù thủy trong những câu chuyện cổ tích. Nhưng thế giới mà Homer tả lại là có thật, từ những chiếc cốc uống rượu, vũ khí, những tòa nhà và tàu chiến, những hoàng tử xuất thân từ mục đồng và những anh hùng đi lên từ cướp biển thì không phải do Homer tưởng tượng ra.

Khi SchHemann kể lại ao ước này cho những người chung quanh nghe thì ai cũng cười nhạo ông. Nhưng ông không hề nản lòng. Ngày ngày ông dành dụm tiền bạc cho chuyến đi Hy Lạp để được thấy những gì Homer kể lại. Khi có đủ tiền rồi, ông thuê người đào bới ở tất cả những thành phố mà Homer có nhắc tới. Ở Mvcenae ông phát hiện ra lâu đài và lăng mộ vua chúa với áo giáp và khiêng che giống như Homer tả lại. Ông cùng tìm ra thành Trov và đào bới ở đó. Ông tìm được bằng chứng là thành Troy quả thật bị đốt cháy như trong sử thi Homer. Nhưng ông không tìm ra được một bút tích nào cả. Và thế là trong một thời gian dài, người ta không biết đặt niên đại thế nào cho những cổ vật được tìm thấy ở đấy. Cho đến một ngày người ta tìm thấy một chiếc nhẫn ở Mycenae. Trên chiếc nhẫn đó có khắc tên (bằng chữ tượng hình) của một vị vua Ai Cập sống vào khoảng năm 1400 trước Công nguyên, tức là trước thời của Akhenaton - nhà cải cách vĩ đại.

Vào thời đó ở Hy Lạp và những đảo lân cận có một dân tộc vô cùng hiếu chiến, đã từng chinh phạt nhiều nơi và thu về nhiều của cải quý giá. Thời đó Hy Lạp không hẳn là một vương quốc mà là tập hợp nhiều thành nhỏ, mỗi thành lại có cung điện và vua chúa riêng. Người dân ở đó chủ yếu buôn bán bằng đường biên, cũng như người Phoenicia vậy, chỉ có điều họ buôn bán thì ít mà tập trung lo chuyện chiến tranh thì nhiều. Các thành này suốt ngày đem quân đánh nhau, thinh thoảng lại liên kết thành phe phái đi đánh những nơi khác. Càng có nhiều tiền của họ càng liều lĩnh và táo tợn. Nghề cướp biển đòi hỏi không chỉ gan dạ mà còn phải tinh khôn. Chính vì vậy nên thời đó cướp biển là nghề của giới quý tộc. Còn những người dân khác thì chỉ làm nông dân chân chất hoặc mục đồng chăn gia súc.

Khác với người Ai Cập, người Babylon hay người Assyria, những nhà quý tộc cướp biển này không quan tâm mấy tới chuyện giữ gìn truyền thống của tố tiên. Những trận cướp bóc và chinh phạt những xứ sở xa xôi liên tục đem đến cho họ những ý tưởng mới lạ. Từ đó, họ rất coi trọng sự phong phú đa dạng và luôn tìm cách thay đổi cuộc sống. Cũng từ thời điểm này mà lịch sử tiến những bước nhanh hơn bởi vì con người không còn tin cái gì cũ xưa cũng đều là tốt nhất. Mọi thứ không ngừng biến đổi. Vì vậy mà ngày nay mỗi khi chúng ta tìm thấy một mảnh gốm nào ở Hy Lạp hay bất cứ nơi nào ở châu Âu ta có thể nói chính xác niên đại của nó. Bởi vì mẫu mã nào cùng chỉ tồn tại được khoảng trăm năm thi thành lạc hậu, nhường chỗ cho những mẫu mới.

Ngày nay người ta cho rằng những thứ SchHemann tìm thấy trong cuộc khai quật các thành phố Hy Lạp - bình vại, mũi tên có trang trí cảnh săn bắn, khiêng bằng vàng và mũ giáp, các đồ trang sức và cả những bức tranh trên tường trong cung điện không phải được làm ra ở ngay đó. Không phải ở Hy Lạp hay ở Trov mà là ở đảo Crete - một hòn đảo lân cận. Ở nơi đó, cùng thời với thời Hammurabi - em còn nhớ thời này không? - người đảo Crete đã biết xây nên những cung điện lộng lẫy với vô số phòng ốc, những cầu thang lên xuống đủ mọi hướng, những hàng cột to lớn, sàn đinh, hành lang và hầm rượu - tất cả tạo nên một mê cung thực sự!

Nói chuyện mê cung, em đã bao giờ nghe câu chuyện quái vật Minotaur nửa người nửa bò sống trong mê cung chưa? Muốn được yên thân chúng hàng năm phải cúng nạp cho Minotaur bảy chàng trai và bảy cô gái trẻ đẹp. Câu chuyện lấy bối cảnh đảo Crete nơi có nhiều mê cung nên có lẽ nó cũng có phần nào sự thật. Vua đảo Crete có lẽ đã từng thống trị nhiều thành phố của Hy Lạp và đòi cống nạp hằng năm.

Dân đảo Crete quá là một dân tộc giỏi giang, mặc dù chúng ta ngày nay vẫn chưa biết được nhiều về họ. Những bức tranh họ đế lại khác hẳn với tranh của người Ai Cập hay Babyỉon cùng thời. Em còn nhớ ta kể rằng tranh của người Ai Cập rất đẹp nhưng có gì đó cứng nhắc và nguyên tắc, như những thầy tế của họ vậy. Với người Crete thì khác hẳn. Họ rất chú trọng tới việc nắm bắt chuyến động của người và vật trong tranh, chó săn rượt đuôi lợn rừng, người ta nhảy qua đầu bò tót - dường như không có gì là họ không vẽ lại được. Vua của người Hy Lạp hẳn đã học hỏi được rất nhiều điều từ dân tộc kỳ lạ này.

Cho đến năm 1200 trước Công nguyên thì thời hoàng kim của dân đảo Crete chấm dứt. Lúc đó (tức là khoảng chừng hai trăm năm trước khi vua Solomon lên ngôi) những bộ lạc ngoại bang tràn về từ phương bắc. Cũng có thể những bộ lạc này là con cháu của những người đã xây nên thành Mycenae, không ai biết chắc được. Khi tràn xuống họ đuôi nhà vua đảo Crete đi rồi tự lên ngôi. Thành Crete thế là bị tiêu diệt. Nhưng không ai quên được quá khứ huy hoàng của nó, nhất là những kẻ xâm lược, ngay cả khi họ lập ra những thành phố mới và xây đền đài của riêng mình. Năm tháng qua đi, những câu chuyện kể về các vị vua của xứ Mycenae cổ xưa hòa vào chuyện kể về những cuộc chinh chiến của họ, rồi lịch sử của hai dân tộc cùng trở thành một.

Những người mới đến chính là người Hy Lạp. Còn những truyền thuyết và sử thi được xướng lên trong cung điện cũng chính là những dòng thơ Homer mở đầu chương này. Các tác phẩm này ra đời khoảng 800 năm trước Công nguyên.

Khi người Hy Lạp đến lãnh thổ Hy Lạp, họ thực sự vẫn chưa phải là người Hy Lạp. Nghe thật khó hiểu phải không em? Nhưng đúng là vậy đó. Lúc những bộ lạc phương Băc kéo quân xuống thì họ vãn chưa phải là một dân tộc thống nhất. Họ không nói cùng một thứ tiếng và mỗi bộ lạc có tù trưởng riêng, tương tự như những bộ lạc thổ dân da đỏ ở châu Mỹ như người Sioux hay Mohican vậy đó. Thời đó có ba bộ lạc chính là người Dorian, người Ionian và người Aeolian. Cùng như thổ dân da đỏ họ rất hiếu chiến và gan dạ. Nhưng không chi có vậy. Trong khi thổ dân châu Mỹ đã quen thuộc với sắt thì dân xứ Mycenae và Crete dùng vũ khí chể tạo từ đồng - như sử thi Homer kể lại.

Và thế là những bộ lạc phương Bắc tràn xuống. Người Dorian tiến xa nhất về phía nam, ở ngay phần mũi đông nam của Hy Lạp có hình như chiếc lá sồi mà ngày nay được gọi là bán đẩo Peloponnese. Tại đó họ đàn áp và bắt dân bản xứ phải đi cày cuốc cho họ. Cùng tại nơi đó họ lập nên thành Sparta.

Người Ionian đến sau người Dorian nên đất đai trở nên chật chội hơn. Phần lớn trong số họ định cư ở phía trên "chiếc lá sồi"- phần cọng lá về hướng bắc ở bán đáo Attica. Họ sống nhờ vào biển, trồng nho, ngũ cốc và cây Ô-liu. Cũng tại đó họ đựng nên thành Athens, đặt tên theo nữ thần Athena - người nhiều lần ra tay cứu giúp Ulysses trong sử thi Homer.

Dân Athens thừa kể truyền thống cướp biển của người Ionian. Trong một thời gian ngắn, họ chiếm giữ nhiều đảo quanh đó, sau này các đảo này còn được gọi là quần đảo Ionian. Họ còn đi xa hơn và lập nên nhiều thành phố bên kia bờ biển dọc bán đảo Tiểu Á nơi có nhiều vịnh trú ẩn. Người Phoenicia nghe tiếng các thành này thì đến ngay để mở trạm buôn bán. Vậy là người Hy Lạp bán cho họ dầu Ô-liu, ngũ cốc, bạc và những kim loại khác tìm được trong vùng. Đổi lại người Hy Lạp cùng học được thật nhiều điều thú vị từ người Phoenicia để rồi sau đó họ lại tiếp tục dong buồm đi đến những bên bờ xa hơn, lập ra nhiều trạm buôn - tương tự như thuộc địa vậy. Và người Phoenicia còn mang đến cho người Hy Lạp cả chữ viết - như ta đã kể với em.

Em chờ nghe kể tiếp người Hy Lạp dùng chữ viết để làm gì nhé.

Chia sẻ
Loading...
Loading...
Loading...
Chia sẻ
Danh sách chương
Loading...
Loading...
Loading...
Thể loại
Tìm kiếm
Loading...
Loading...
Loading...
Lọc truyện