Một cuộc chiến không cân sức

Từ năm 550 đến năm 500 trước Công nguyên xảy ra một câu chuyện kỳ lạ. Thực ra chính ta cũng không hiểu hết được nhưng có lẽ vì thế mà câu chuyện này càng hấp dẫn hơn. Trong những rặng núi cao về phía bắc của đồng bằng Lưỡng Hà có một bộ lạc sinh sống từ lâu đời. Tôn giáo của họ rất thú vị họ tôn thờ ánh sáng và mặt trời. Họ tin rằng ánh sáng luôn phải chiến đấu, giằng co với bóng tối - bóng tối tượng trưng cho những thế lực xấu xa. Bộ lạc miền núi đó là dân tộc Ba Tư. Hàng trăm năm họ liên tục chịu sự thống trị của người Assyria, rồi đến người Babylon. Một ngày kia, họ quyết định không chấp nhận số phận nữa.

Thủ lĩnh bộ lạc là một người vô cùng can đảm và khôn ngoan, tên là Cyrus. Ông không muốn thấy người dân phải chịu sự đàn áp nữa. Ông dẫn quân phi ngựa xuống đồng bằng Babylon. Từ những thành lũy kiên cố của mình, người Babylon trông thấy và cười nhạo đội quân bé nhỏ liều lĩnh. Thế mà dưới sự lãnh đạo của Cyrus, đội quân đó đã chiến thắng, bằng cả lòng dũng cảm và mưu mẹo khôn ngoan. Cyrus trở thành vua của cả một vùng đất rộng lớn. Việc đầu tiên ông làm khi lên ngôi là thả tất cả những nô lệ bị người Babylon bắt giữ. Trong số đó có người Do Thái sau khi được thả tự do đã trở về quê cũ ở Jerusalem (như ta đã kể với em, lúc đó là năm 538 trước Công nguyên). Vẫn chưa hài lòng với vương quốc mới rộng lớn của minh, Cyrus tiếp tục dẫn quân chinh phạt Ai Cập và chết trên đường đi. Nhưng con của Cyrus là Cambyses cuối cùng cùng thành công. Ai Cập sụp đổ và pharaoh bị tước ngôi. Ba ngàn năm của để chế Ai Cập cũng chấm dứt từ đó! Và thế là dân tộc Ba Tư bé nhỏ trở thành chủ nhân của gần như cả thế giới. Nói "gần như" là vì vẫn còn có một vùng đất vẫn chưa bị họ thâu tóm, Hy Lạp. Họ vẫn còn muốn bành trướng nữa.

Câu chuyện xảy ra sau khi Cambyses qua đời, dưới thời của Darius Đại đế. Ông trị vì cả đế chế Ba Tư rộng lớn - trải dài từ Ai Cập đến biên giới Ấn Độ và không có chuyện gì dù nhỏ nhặt đến đâu mà lại thoát khỏi mắt ông. Nhà vua cho xây đường xá để mệnh lệnh được truyền đi nhanh hơn, đến những vùng xa xôi nhất. Ngay cả những quan lớn trong triều cũng bị "tai mắt" của nhà vua theo dõi. Darius bành trướng vương quốc ra tận bản đáo Tiểu Á, dọc theo những thuộc địa ven biển của người Hy Lạp gốc Ionian.

Người Hy Lạp không ưa gì chuyện lệ thuộc vào một đế chế rộng lớn, hay phải tuân theo mệnh lệnh truyền đến từ một vị vua ở tận đâu đâu giữa châu Á xa xôi. Phần lớn những người sống ở các vùng thuộc địa của Hy Lạp là những thương nhân giàu có, những người từ lâu đã quen với cuộc sống tự trị, tổ chức các thành phố vừa độc lập vừa liên kết với nhau. Họ không hề muốn bị một vị vua Ba Tư xa xôi cai tri và họ cũng không thèm nộp cống nạp gì cả. Thế là họ nổi dậy và đuổi những tổng trấn người Ba Tư đi.

Họ được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của người Hy Lạp ở quê nhà. Người thành Athens còn tiếp viện cho họ thêm tàu chiến. Chưa bao giờ vua xứ Ba Tư - Đức Vua của Các Vua - cảm thấy bị sỉ nhục như vậy. Một dân tộc nhỏ bé chẳng ai biết đến mà lại dám đương đầu với nhà vua xứ Ba Tư - Bá chủ Thế giới!. Vậy là Darius lên đường chinh phạt ngay những thành phố của người Ionian ở Tiếu Á. Nhưng vẫn chưa đủ. Nhà vua vẫn chưa nguôi cơn thịnh nộ với người Athens - những kẻ dám can thiệp vào cuộc chính phạt Hy Lạp. Để tàn phá Athens và thu tóm cả Hy Lạp, Darius chuẩn bị những đội tàu chiến to lớn.

Thế nhưng tàu chiến của Darius lại bị kẹt trong một trận bão dữ dội, va vào vách núi và bị đắm. Cơn thịnh nộ của nhà vua lúc này không bút mực nào tả xiết. Chuyện kể lại rằng cứ trước mỗi bữa ăn; nhà vua lệnh cho một nô lệ hét lên ba lần ''Đức Ngài, nhớ chăng kẻ thù thành Athens!" Như vậy cũng biết Darius giận dữ như thế nào.

Một thời gian sau, nhà vua ra lệnh cho phò mã, cùng với tàu chiến dong buồm đi đánh Athens một lần nữa. Họ chiếm giữ các đảo và tàn phá những thành phố trên đường đi. Cuối cùng họ neo thuyền tại Marathon, gần Hy Lạp. Tại đó, đội quân Ba Tư hùng mạnh rời thuyền và bắt đầu hành quân tiến vào Athens. Lịch sử kể lại rằng họ có đến bảy mươi ngàn binh lính, bằng với dân số của cả thành Athens lúc đó. Quân số của Athens lúc đó chi khoảng mười ngàn, như vậy là một chọi bảy. số phận của họ tưởng như đã được định đoạt.

Nhưng không hẳn là vậy. Người Athens có một vị tướng tên là Miltiades vừa dũng cảm vừa tài trí. Mutiades từng sống giữa người Ba Tư nên ông biết đuợc nhiều chiến thuật của họ. Nhưng quan trọng hơn, dân thành Athens lúc đó hiểu được rằng nếu thua trận này họ sẽ mất tất cả, quyền tự do và mạng sống không chỉ của chính họ mà còn của cả vợ con. Thế là họ dàn trận ở Marathon phục kích người Ba Tư. Và họ đã chiến thắng huy hoàng. Người Ba Tư thua trận thảm hại. Số còn sống sót thì chạy lên tàu dong buồm trốn đi.

Thật là một chiến thắng kỳ lạ! Nhất là khi cơ hội chiến thắng lại mong manh đến vậy. Tưởng như lúc đó người Athens chỉ còn mỗi việc ăn mừng. Nhưng Miltiades, như ta kể với em, là một vị tướng không những dũng cảm mà còn rất khôn ngoan. Ông để ý thấy tàu chiến của người Ba Tư không quay đầu lại đường cũ mà tiến về phía Athens - nơi không có binh lính nào mai phục sẵn và rất dễ bị tấn công. May thay, đường bộ từ Marathon tới Athens ngắn hơn nhiều so với đường thủy. Tàu thuyền muốn đi hết chặng này phải len lỏi theo bờ biển dài trong khi đường bộ thì tiện hơn rất nhiều. Vậy là Multiades lệnh cho sứ giả chạy trước, chạy thật nhanh đến Athens để báo tin. Đây cũng chính là nguồn gốc của cuộc thi chạy Marathon sau này. Sự kiện này trở nên nôi tiếng là do người đưa tin lúc đó đã chạy thật xa xôi không mệt mỏi để kịp báo tin xong và gục ngã chết ngay tại cho.

    Trong khi đó Miltiades và quân lính cũng theo con đường đó tiến về Athens. Khẩn trương là vậy nhưng khi họ vừa đến nơi cùng là lúc tàu chiến của người Ba Tư lấp ló ở phía chân trời. Nhưng sau đó họ không phải đánh trận nào nữa. Bởi vì khi trông thấy đội quân hùng mạnh của người Athens hiện ra trước mắt, lính Ba Tư trở nên nản chí và dong buồm về quê cũ. Vậy là không chỉ Athens và cả Hy Lạp được bảo toàn. Lúc này là năm 490 trước Công nguyên.

Em chắc cũng đoán được Darius - Đức vua của mọi vua chúa trên thế gian giận dữ như thế nào khi nghe tin bại trận ở Marathon! Nhưng lúc đó ông không thể làm gì hơn được vì ngay lúc đó lại có một cuộc nổi dậy nổ ra ở Ai Cập và ông phải điều quân đi đàn áp. Chẳng lâu sau nhà vua qua đời, thái tử Xerxes lên ngôi, quyết tâm trả cho bằng được mối thù với người Hy Lạp.

Xerxes là một người rất tham vọng, ông chẳng cần ai phải đốc thúc gì. Ông cho tuyển quân trên toàn cõi vương quốc. Đội quân của ông mặc chiên bào truyền thông, mang nhiều loại vũ khí như cung tên, khiêng, giáo, gươm, cưỡi trên những cỗ chiến xa và dùng súng bắn đá. Họ đông nghịt và hành quân như gió cuốn. Sách cũ ghi lại quân số có lẽ đến hơn một triệu. Người Hy Lạp liệu còn hi vọng mong manh nào? Xerxes tự mình chỉ huy đoàn quân đáng sợ đó. Vậy mà khi đội quân Ba Tư tìm cách vượt qua eo biển hẹp ngăn cách vùng Tiểu Á và mảnh đất ngày nay là Istanbul, trên một cây cầu ghép bằng nhiều tàu thuyền thì những con sóng dữ dội tràn lên đập tan chiếc cầu đó. Trong cơn giận dữ Xerxes rút gươm chém cả những ngọn sóng biển. Nhưng ta e rằng biển cả không hề thấy đau đớn chút nào.

Đội quân của Xerxes thực ra chia làm hai, một nửa tấn công Hy Lạp bằng đường biển còn nữa kia thì hành quân bằng đường bộ. Phía bắc Hy Lạp một đội quân nhỏ của người Sparta - một đồng minh của Athens cố gắng chặn đường tiến của quân Ba Tư ở ngọn đèo Thermopylae hiểm trở . Đến nơi, lính Ba Tư gào thét gọi quân Sparta hạ vũ khí. Nhưng người Sparta đáp trả rằng, "Có giỏi thì lên đây mà lấy!". Người Ba Tư lại tiếp tục hăm dọa, "Chúng tao có đủ cung tên để che khuất cả mặt trời?". Thế là quân Sparta hét lên, "Càng hay, như vậy thì tha hồ đánh nhau trong bóng râm". Nhưng một kẻ phản trắc người Hy Lạp đã chỉ đường cho quân đích, vậy là trong phút chốc quân Sparta bị bao vây. Tất cả ba trăm lính Sparta và bảy trăm lính đồng minh của họ đều bị giết chết, nhưng không một ai trong số đó bỏ chạy. Họ đã trung thành tới phút cuối cùng.

Về sau, một nhà thơ người Hy Lạp viết nên những dòng sau để tưỏng niệm họ:

Hỡi khách bộ hành nhắn với Sparta quê xa

Chúng ta dù chết vẫn làm theo luật nhà

Người Athens không hề tự mãn sau chiến thắng Marathon. Họ có một người lãnh đạo mới là Themistocles, một con người sắc sảo và nhìn xa trông rộng. Ông không ngừng cảnh báo người dân rằng một chiến thắng nhiệm màu như trận Marathon không thể lặp lại, để Athens không bị lọt vào tay người Ba Tư, họ phải có một đội tàu chiến. Vậy là họ khẩn trương đóng tàu.

Sau đó Themistocles ra lệnh cho toàn dân thành Athens tản cư - lúc đó dân số thành Athens cùng không lớn lắm - về phía một hòn đảo nhỏ gần đó là Salamis. Đội tàu chiến của người Athens mai phục quanh hòn đảo này. Khi quân Ba Tư tiến vào Athens trống vắng, họ nổi lữa đốt cháy và tàn phá sạch nhưng may thay người Athens do đã được tản cư đến hòn đảo nhỏ nên đã không bị giết chóc dã man. Từ Salamis, họ chi biết nhìn quê hương bốc chảy điều tàn. Nhưng cũng chưa xong vì đội quân Ba Tư dần hiện ra trước mắt và đe dọa bao vây Salamis.

Những đội quân đồng minh của Athens bắt đầu hoảng hốt và toan chạy lên thuyền, bỏ rơi người Athens cho số phận định đoạt. Ngay lúc đó, Themistocles chứng tỏ tài trí phi thường của mình. Một mặt ông thuyết phục đồng minh ở lại, mặc khác ông cho một sứ giả bí mật chạy đến báo tin cho Xerxes rằng, "Hãy tấn công gấp, không thì bọn quân đông minh sẽ thoát mất". Xerxes nghe phong thanh tin quân đông minh toan bỏ chạy, không nghĩ ngờ gì, rơi ngay vào bẫy. Sáng hôm sau Xerxes cho quân dùng hàng loạt thuyền nhỏ gọn tấn công. Và thất bại thảm hại. Mặc dù tàu chiến của người Hy Lạp lớn và khó di chuyển hơn, nhưng một lần nữa, họ chiến đấu dũng mãnh để bảo vệ tự do của mình. Không chỉ có vậy, chiến thắng mười năm trước đó khiến họ tự tin hơn nhiều. Từ trên cao, Xerxes đau đớn nhìn đội tàu chiến của mình bị người Hy Lạp đánh đắm. Kinh hãi, Xerxes ra lệnh rút quân. Vậy là lần thứ hai trong lịch sử người Athens lại chiến thắng huy hoàng, trước một đội quân còn mạnh hơn nhiều lần. Lúc đó là năm 480 trước Công nguyên.

Không lâu sau đó. năm 479 trước Công nguyên quân đội Ba Tư lại bị người Hy Lạp và đồng minh một lần nữa đánh bại gần Plataea. Sau đó thì quân Ba Tư không bao giờ còn dám tấn công người Hy Lạp nữa. Thật thú vị phải không em. bởi người Ba Tư không hề yếu hay kém thông minh hơn người Hy Lạp chút nào cả.

    Những trận chiến của người Ba Tư ở Hy Lạp 

Nhưng như ta đã kể với em, người Hy Lạp rất khác biệt. Trong khi những đế chế vĩ đại ở phương Đông thường tự khép mình vào truyền thống và những lời răn dạy của tổ tiên, đôi khi cứng nhắc; người Hy Lạp, mà đặc biệt là người Athens thì hoàn toàn ngược lại. Hầu như năm nào họ cũng nghĩ ra được một điều gì mới mẻ. Mọi thứ Liên tục biến đổi. Những người lãnh đạo của họ cũng vậy. Miltiades và Themistocles, những vị anh hùng vĩ đại trong chiến tranh Ba Tư cũng có những bài học của riêng mình, hôm trước họ được ca ngợi; được bao bọc trong vinh quang, được tô vẽ tư\ợng đài thì hôm sau đã chuốc lấy những cáo buộc, phỉ báng và bị lưu đầy. Đây hẳn không phải là tính cách tốt đẹp nhất của người Athens nhưng đã thuộc về bản chất của họ. Họ luôn luôn tìm ra những gì mới lạ, không bao giờ tự thỏa mãn, không bao giờ ngừng sáng tạo. Vì thế mà trong mấy trăm năm sau những trận chiến Ba Tư, người dân trên thành Athens nhỏ bé nghĩ ra được nhiều điều hơn cả trong hàng ngàn năm của những để chế phương Đông. Những ý tưởng, tranh vẽ, tượng và công trình kiến trúc, những vở kịch và thơ ca, những phát minh và thử nghiệm, những cuộc thảo luận và tranh cãi của thanh niên nơi công cộng và bô lão trong hội đồng của họ vẫn làm chúng ta phải suy nghĩ đến ngày nay. Thật là khó tin phải không em?

Và đôi khi ta tự hỏi, liệu mọi thứ có khác đi không nếu người Ba Tư không bị đánh bại ở Marathon, hay ở Salamis mười năm sau đó? Ta hoàn toàn không thể trả lời được, em ạ.

Chia sẻ
Loading...
Loading...
Loading...
Chia sẻ
Danh sách chương
Loading...
Loading...
Loading...
Thể loại
Tìm kiếm
Loading...
Loading...
Loading...
Lọc truyện