Những nhà phát minh tuyệt vời nhất của mọi thời đại

Có người ở gần tỉnh Heidelberg nước Đức có lần tìm được một khúc xương nẳm sâu trong lòng đất khi đang đào hầm. Một khúc Xương người hẳn hoi. Xương hàm răng. Nhưng nó chẳng giống gì với xương hàm của người ta ngày nay cả. Khúc xương rất to và khỏe với những chiếc răng thật là chắc. Em tưởng tượng người nào có được hàm rằng như vậy thì tha hồ mà ăn đồ cứng. Và chắc họ phải sống cách đây xa xưa lắm vì khúc xương nằm rất sâu dưới lòng đất.

Lần khác, vẫn ở Đức, trong thung lung Neander người ta tìm thấy một cái sọ người. Cái sọ này cùng chẳng giống gì với sọ người ngày nay. Nó không có vầng trán mà chi có hai đường lằn nôi lên phía trên chân mày. Như thế thì người thời đó chắc có lẽ không thế nào bóp trán suy nghĩ như chúng ta bây giờ. Hoặc ít ra chắc họ không suy nghĩ nhanh bằng con người bây giờ.

Thế là những người phát hiện ra cái sọ kết luận rằng con người ngày xưa không giỏi suy nghĩ nhưng rất giói ăn đồ cứng.

Đến đây chắc em sẽ bực mình lắm vì ta vẫn chưa kể những người này sống vào thời nào, trông họ như thế nào và họ sống ra sao, như ta đã hứa với em.

Nói thật với em là ta không biết chính xác được. Nhưng hi vọng một ngày nào đó chúng ta sẽ biết và có thể em sẽ giúp tìm ra câu trả lời. Những người thời đó cùng chưa biết viết nên chẳng có bút tích gì để lại. Nhưng mỗi ngày qua đi chúng ta lại khám phá thêm những điều mới. Các nhà khoa học phát hiện ra quy luật biến đổi của cây cối và đá núi lửa qua thời gian. Nhờ đó ta có thể tính ra tuổi của chúng. Sau những phát hiện ở Đức thì người ta còn tìm thấy nhiều điều thú vị ở những nơi khác. Chẳng hạn như ở châu Á và châu Phi người ta tìm thêm được nhiều đoạn Xương lâu đời như bộ Xương hàm ở Heidelberg vậy. Những bộ Xương này là của tố tiên xa xôi của chúng ta, những người đã biết dùng đá làm công cụ cách đây một trăm năm mươi ngàn năm. Những người này lại khác với người Neanderthal - thuộc cùng thời với hộp sọ ở thung lũng Neander như ta vừa kể cho em nghe. Người Neaderthal sống trước đó khoảng bảy mươi ngàn năm và tồn tại trên trái đất trong vòng khoảng hai trăm ngàn năm. Phải nói thêm là ta phải xin lỗi người Neanderthal vì suy đoán không chính xác ở trên mặc dù vầng trán của họ không cao nhưng kích cỡ bộ não thì cũng tương đương với não của chúng ta hiện nay.

Nhưng như vậy vẫn chưa thế nào làm em hài lòng. Vẫn chưa có tên tuổi ngày tháng gì thì khó có thể gọi là "Lịch sử" được phải không em? Chính vì vậy mà thời kỳ này còn được gọi là Thời tiền sử - tức là trước khi "Lịch sử" bắt đầu và chúng ta chi biết một cách phỏng chừng về thời điểm xảy ra mọi chuyện.

Khi Lịch sử bắt đầu - ta sẽ kể cho em ở chương tiếp theo - con người đà có những thử mà ngày nay chúng ta cũng có như áo quần, nhà cửa, công cụ, lưỡi cày để cày ruộng, hạt lúa mì để làm bánh mì, bò cho sữa, cừu cho lông, chó giúp việc săn bắn và làm bạn, cung tên, mũ giáp và khiêng để chiến đấu.

Tất cả đều được khám phá dần dần từ thời tiền sử.

Em nghĩ xem thật thú vị làm sao, một ngày nọ ở thời tiền sử, một ai đó tinh cờ nhận ra rằng thịt thú rừng nướng trên lửa thì mềm và dễ ăn hơn. Rồi một ngày khác lại có một người khác phát hiện cách làm ra lửa. Em có biết người tiền sử làm ra lửa như thế nào không? Đương nhiên họ không có que diêm như em bây giờ. Họ phái cọ hai que củi lại với nhau, cho đến khi thật nóng và lửa phát ra từ đó. Em thử làm mà xem, em sẽ thấy không hề dễ dàng chút nào!

Công cụ lao động cùng được phát minh ra theo kiểu như vậy. Những công cụ lâu đời nhất có thể chỉ là những que củi hay hòn đá. Rồi dần dần người ta biết cách mài đá cho sắc và thành những hình dáng tiện dụng hơn. Ngày nay chủng ta tìm được rất nhiều mẫu đá được mài thành công cụ còn sót lại từ Thời tiền sử. Vỉ vậy mà thời này còn được gọi là Thời Đồ Đá.

Nhưng lúc đó con người vẫn chưa biết xây nhà để ở. Thật là không dễ chịu chút nào phải không em, nhất là khi thời đó lạnh hơn bây giờ rất nhiều. Mùa đông thì rất dài mà mùa hè lại rất ngắn. Tuyết rơi phủ thành lớp dày quanh năm, không chi trên đinh núi mà trong cả lòng thung lũng còn những dòng sông băng thì tràn xuống cả đồng bằng. Chính vi vậy mà người ta còn nói Thời Đồ Đá bắt đầu trước khi Ký Băng Hà chấm dứt. Người tiền sử hẳn là rất lạnh, lạnh đến nỗi nếu tình cờ tìm được một hang động kin gió, họ sẽ mừng rỡ biết bao. Vì lý do này mà trong sách vở nhiều khi người ta gọi người tiền sử là "người hang động", mặc dù không phải ai thời đó cũng được ở trong hang.

Thế em có biết những người hang động đã phát minh ra điều gì nữa không? Họ phát minh ra đàm thoại, tức là trò chuyện thực sự, dùng ngôn từ hẳn hoi. Động vật cùng có tiếng kêu riêng của chúng, chúng thét lên khi đau đớn và dùng tiếng kêu để bảo hiệu nguy hiểm cho đồng loại nhưng chúng không biết đặt tên cho sự vật như con người. Người tiền sử là những sinh vật đầu tiên làm điều này.

Họ còn có một phát minh tuyệt vời khác là tranh vẽ. Nhiều bức tranh thời đó được khắc và tỏ trên thành hang động vẫn còn đến bây giờ. Người tiên sử vẽ đẹp không thua gì họa sĩ ngày nay cả. Những con vật mà họ về không còn tồn tại nữa, như những con voi cô có lông rậm dài và ngà cong vút — voi mamút - và các con vật khác của Ký Băng Hà.

Em có biết được tại sao người tiền sử lại vẽ những con vật này trên hang động không?

Có lẽ là đề trang trí chăng? Nghe không có lý tí nào vì trong hang động rất tối. Thực ra chúng ta không thể nào biết chính xác được vì sao họ lại vẽ như vậy, nhưng có lẽ họ đang tìm cách phù phép, chẳng hạn như họ tin rằng nếu vẽ ra thì những con vật thật sẽ xuất hiện. Cũng như ngày nay chúng ta hay nói nhắc đến Tào Tháo thì "Tào Tháo đến" khi đang nói tới ai thì người đó đột ngột xuất hiện. Những con vật đó là mồi săn của người tiên sử, nếu không có chúng thì họ sẽ bị đói ăn. Nên chắc là họ đang tìm cách phát minh ra một câu thần chú kỳ bí nào đó. Thật hay biết bao nếu những câu thần chú giúp họ có được điều họ muốn. Nhưng họ chưa bao giờ tìm được phép màu nào như vậy.

Ký Băng Hà kéo dài tưởng như vô tận, đến hàng chục ngàn năm nên người tiền sử tha hồ phát minh ra thật nhiều thứ. Rồi dần dần trái đất ấm lên, băng giá lùi về núi non và con người bắt đầu học cách trồng lúa rồi xay hạt để làm thành bột, từ đó nướng lên thành bánh mì như bây giờ vậy.

Cùng trong khoảng thời gian đó người ta dần học cách đựng lều trại và thuần hóa các loài vật hoang dã thành gia súc. Con người đi theo đàn gia súc của mình, như người ở xứ Lapland ngày nay. Rừng ngày đó rất nguy hiểm với nhiều thú dữ nên con người ở nhiều nơi đã cùng nghĩ ra một ý tưởng rất khôn ngoan (giống như các nhà sáng chế ngày nay cùng lúc nghĩ ra một phát kiến). Đó là dựng nhà sàn giữa hồ, có chân cột cao cắm xuống bùn để tránh thú dữ.

Người tiền sữ cùng đà biết chể tạo và dùng thành thạo các loại công cụ đá khác nhau. Những công việc này hoàn toàn không dễ dàng chút nào, có thể phải tổn cả mùa đông để mài cho xong một lưỡi rìu đá, không cẩn thận thì lưỡi rìu sẽ bị hỏng ngay và thế là phải mài lại từ đầu.

Phát minh tiếp theo là cách làm ra nồi niêu từ đẩt sét rồi trang trí cho thật đẹp và đem nung trong lò lửa. Cuối Thời Đồ Đá người ta đã thôi vẽ hình các con vật và đã biết tạo ra những họa tiết trang trí.

Cho đến cách đây sáu ngàn năm (tức là khoảng 4000 năm trước Công nguyên) con người lại phát minh ra cách mới để chế tạo công cụ, họ phát hiện ra kim loại. Dĩ nhiên lúc đó họ chưa tìm ra nhiều kim loại như ta có bây giờ. Đầu tiên họ tìm ra những hòn xanh mà mỗi khi nung chảy thì biến thành đồng đỏ. Đồng đỏ có màu sáng đẹp mắt và được dùng làm mùi tên hoặc lưỡi rìu. Nhưng đồng đỏ lại mềm và dễ bị cùn hơn đá.

Thế rồi người tiền sử lại tìm ra giải pháp tiếp theo. Họ phát hiện ra nếu thêm vào đồng đỏ một tý kim loại rất hiếm khác thì đồng đó sẽ cứng hơn rất nhiều. Kim loại đó là thiếc và hợp kim gồm đồng đỏ và thiếc được gọi là đồng thiếc. Cùng thật dễ hiểu tại sao trong sách vở thời này còn được gọi là Thời Đồ Đồng, lúc con người làm ra những thứ như mũ giáp, gươm kiếm, rìu, chảo vạc và vòng xuyến từ đồng thiếc.

Bây giờ em hãy cùng ta nhìn lại lần cuối cùng những người mặc áo làm từ da thú, đi trên những con thuyền làm từ một thân cây - còn gọi là thuyền độc mộc. Họ đi qua làng mạc, qua những gian nhà sàn. Họ chở trên thuyền lúa gạo, có thể còn chở thêm muối từ những mỏ muối trên núi cao. Họ uống nước đựng trong bình gốm. Những người phụ nữ và các em bé gái thi đeo đồ trằng sức làm bằng đá nhiều màu, có khi họ đeo cả vàng.

Em nghĩ thử xem liệu những điều đó có khác lắm so với cuộc sống ngày nay của chúng ta hay không? Con người thời đó cùng như bây giờ vậy. Cùng có lúc họ không tử tế với nhau. Có khi lừa dối, có khi còn ác độc nữa. Buồn thay chúng ta ngày nay cũng vậy. Nhưng có những điều không bao giờ thay đổi. Vẫn có những người mẹ hi sinh cuộc sống của mình cho con cái và những người bạn sống chết vì nhau. Cũng như ta ngày nay vậy thôi.

Nhưng làm sao có thể khác được phải không em? Suy cho cùng mọi việc chỉ mới xảy ra cách đây từ ba ngàn tới mười ngàn năm. Chừng đó thời gian chưa thế nào đủ đế con người thay đổi!

Thế nên, một lúc nào đó, khi ta trò chuyện, khi ta ăn bánh mì hay dùng công cụ lao động, hay sưởi ấm bên bếp lửa, ta hãy nghĩ đến và biết ơn những con người từ thời xa xưa đó em nhé.

Họ thực sự là những nhà phát minh tuyệt vời nhất của mọi thời đại.

Chia sẻ
Loading...
Loading...
Loading...
Chia sẻ
Danh sách chương
Loading...
Loading...
Loading...
Thể loại
Tìm kiếm
Loading...
Loading...
Loading...
Lọc truyện