Chương 105: Tài học chi sỹ

Sơn Âm thì Lâm Vãn Vinh cũng biết, chính là Thiệu Hưng sau này, nhưng Từ Vị này là ai? Không chỉ có bút pháp hay mà còn là nhất lưu cao thủ trên chiếu đối. Lâm Vãn Vinh trong lòng có điểm tiếc nuối, vốn hắn có thể lấy được hai bộ Tây Hồ yên vũ đồ, chỉ là lão nhân này thực sự có chút bản sự, vừa rồi đối chuẩn được câu đối đó, tiếc là có một bộ Yên Vũ đồ thôi à.

Lâm Vãn Vinh nhìn bốn chữ "Sơn Âm Từ Vị" không chút cảm giác nhưng đám sỹ tử bên cạnh lại kinh hãi thốt lên:

- Sơn Âm Từ Vị? Ông ta là Văn Trường tiên sinh, Văn Hoa điện Đại học sỹ Từ đại nhân.

Tiêu đại tiểu thư vội vàng đi tới, nhìn thấy mấy chữ nhỏ đó hoan hỉ nói:

- Chính là Từ đại nhân Văn Trường tiên sinh.

Trong lòng Lâm Vãn Vinh có chút hồ đồ liền hỏi:

- Đại tiểu thư, ngươi nói người này là Từ đại nhân hay Văn Trường tiên sinh gì đó, rốt cuộc ông ta là thần thành phương nào?

Đại tiểu thư liếc mắt nhìn hắn:

- Ngươi vừa mới cùng người ta ngâm thơ đối chữ, làm ta tưởng rằng ngươi là ngươi có chân tài thực học, không ngờ cả Văn Trường tiên sinh cũng không nhìn ra, Sơn Âm Từ Vị ấy tự Văn Trường.

"Từ Văn Trường*?" Lâm Vãn Vinh nhất thời hưng phấn nhảy dựng lên. Trời, danh tự này khá nổi tiếng, khi còn nhỏ xem truyện tranh chẳng phải có "Từ Văn Trường thông minh" sao, lại còn có cái gì "Văn Trường đấu Nghiêm Tung", đúng là đại tài tử này rồi.

Kích động một hồi, Lâm Vãn Vinh tỉnh táo lại, đây là một thế giới hoàn toàn khác, từ Hán Sở trở về sau lịch sử đã thay đổi triệt để, không còn cái gì Đường, Tống, Nguyên Minh, Thanh cũng không có Nghiêm Tung gian tướng. Từ Văn Trường của đời trước tuy tài hoa hơn người nhưng cả đời cũng u sầu bất đắc chí, căn bản không từng làm cái gì đại quan mà nay xuất hiện trước mắt mình một Từ Văn Trường, lại là Văn Hoa điện đại học sỹ của Đại Hoa triều, một chức quan cực phẩm.

Cho nên đây hoàn toàn là hai người khác nhau, điều giống nhau duy nhất có lẽ là họ cùng tên là Từ Vị, đều có chân tài thực học không ai sánh bằng. Dòng trôi vô tận của lịch sử dù chảy theo những hướng khác nhau nhưng ngẫu nhiên cũng nổi lên hai đoá hoa lộng lẫy giống nhau, Từ Vị này là một trong đó.

- Ngươi biết Từ đại nhân không?

Đại tiểu thư nghe thấy giọng điệu của Lâm Vãn Vinh liền do dự hỏi.

- Đại tiểu thư bỡn cợt ta chắc. Ta làm sao mà biết được một nhân vật tầm cỡ như vậy được?

Lâm Vãn Vinh cười nói, Văn Trường này cũng chẳng phải Văn Trường kia nhưng trong lòng hắn tuyệt đối cũng là một danh nhân mà lại trùng ba chữ Từ Văn Trường ấy. Do đó Lâm Vãn Vinh cực kỳ có hảo cảm với ông ta.

Đại tiểu thư ngẫm lại thấy cũng đúng, vừa rồi hai người vừa mới đàm thi luận đạo hồi lâu nhưng bộ dạng không có vẻ gì là quen biết, nàng bèn nói tiếp:

- Văn Trường tiên sinh là kẻ sỹ có tài học nhất thiên hạ. Năm ấy khi Hoàng thượng chưa đăng cơ thì ông ta là đệ nhất mưu sỹ trong phủ, bây giờ đã thụ phong đại học sỹ thủ tịch Văn Hoa điện, kiêm Thượng thư bộ hộ. Thư pháp và các tác phẩm hội hoạ của ông ta luôn không đề tên, cho nên dân gian chỉ có thể dựa vào bút pháp nét vẽ mà phán đoán thật giả. Hôm nay bức Tây Hồ yên vũ đồ thực ra là ông ta phá tiền lệ mà đề ấn giám, chính là bức duy nhất trong thiên hạ, dù ngàn vàng cũng khó mà cầu được. Ta không nghĩ ngươi lại có vận tốt như thế, gặp được quý nhân ấy.

Bức Tây Hồ yên vũ đồ này là hoạ quyển duy nhất mà Từ Vị đề chữ ký sao? Chà, không biết đáng giá bao nhiêu nhỉ? Trong lòng Lâm Vãn Vinh cười lớn, bỗng lại nghĩ Từ Vị ấy chấp chưởng Bộ Hộ, chẳng phải là chuyên quản tiền lương sao? Cũng khó mà trách ông ta có kiến thức như vậy với việc buôn bán.

Hắn suy nghĩ một hồi đột nhiên nói:

- Đại tiểu thư, như vị Từ đại nhân này chấp chưởng Bộ Hộ thì phải ở kinh thành mới phải, sao lại xuất hiện ở bên Tây Hồ được? Sao lại có thể nhàn nhã thảnh thơi đến vẽ Tây hồ yên vũ đồ nữa?

Đại tiểu thư cũng là người mẫn tiệp, nghe vậy nói:

- Lâm Tam, ý ngươi là Từ đại nhân ấy tới tham gia thương hội thường niên của Giang Chiết (Giang Tô và Chiết Giang) sao?

Lâm Vãn Vinh gật đầu đáp:

- Đại tiểu thư nàng cũng đã nói qua, Giang Chiết này là thương hộ đứng đầu cả nước, địa vị không đâu sánh bằng. Hội hàng năm đều có nhân vật tai to mặt lớn ở kinh thành đến dự, năm nay tất nhiên cũng không có ngoại lệ. Bây giờ thế nào mà Từ đại nhân lại tình cờ xuất hiện ở ven Tây Hồ này, ngoại trừ việc này ra, ta khó mà nghĩ được có sự kiện gì có thể kinh động đến đại giá của ông ta?

Đai tiểu tư vui mừng nói:

- Nếu ngươi nói đúng, Lâm Tam, dựa vào sự yêu thích của Từ đại nhân đối với ngươi, Tiêu gia chúng ta chắc chắn có thể bị quở trách ít đi chút.

Lâm Vãn Vinh nói:

- Đại tiểu thư, ngươi chớ cao hứng quá sớm, hiện tại chỉ là phán đoán của chúng ta. Từ đại nhân ấy đến Hàng Châu vì mục đích gì, chúng ta vẫn chưa rõ đâu.

Đại tiểu thư quả quyết:

- Lần này chắc là không sai, ông ta đến đây nhất định là vì chuyện của hai thương hội. Giao hảo của ngươi và ông ta có thể thực sự là một chuyện tốt.

- Giao hảo?

Lâm Vãn Vinh cười nói:

- Đại tiểu thư của ta ơi, ta cùng ông ta chỉ nói chuyện dăm câu, đối câu đối mà thôi, sao nói giao hảo được. Ông ấy nghe ta muốn bán bức hoạ, không tức giận phùng mang trợn mắt là ta đã phải niệm A di đà phật cảm tạ rồi.

- Không đúng rồi.

Đại tiểu thư mỉm cười:

- Ngươi không biết tính cách của Từ đại nhân rồi. Bình thường ông ấy đối với người khác cực kỳ nghiêm khắc, càng không dễ dáng khen một ai đó. Hôm nay đối với ngươi như thế là ngươi đã lọt vào mắt xanh của ông ta rồi đó. Vào hội năm nay, ông ấy chắc sẽ không làm khó chúng ta. Lần này, ngươi định bán hay không bán bức hoạ đó vậy?

- Bán, đương nhiên bán.

Lâm Vãn Vinh nói:

- Một bức hoạ càng đẹp giao cho ta thì càng không phí, thay vì huỷ hoại những nét đẹp của nó không bằng bán cho người hiểu biết. Như thế mới có thể phát huy hết giá trị chứ.

Đại tiểu thư gật đầu, lời của Lâm Tam thực sự có vài phần đạo lý.

Không tưởng được thật không thể tưởng được, du ngoạn Tây Hồ lại gặp một vị đại thần Thương thư Bộ Hộ Từ Vị, rồi còn đối lại câu đối của ông ta mà nhận được tranh. Bức hoạ này cũng rất có giá nữa chứ. Lâm Vãn Vinh cười với Đại tiểu thư:

- Thích rong chơi cũng không nhất định là chuyện xấu a! Xem coi, hôm nay chúng ta vớ món hời rồi đó.

Đại tiểu thư liếc nhìn hắn mỉm cười:

- May mà hôm nay trong miếu ta đốt giấy dâng hương, nên ngươi mới gặp may thế đó.

- Ngươi đem vàng hương dâng Bồ Tát à?

Lâm Vãn Vinh cả kinh nói:

- Không bằng dâng cho ta, ta có thể là Bồ Tát sống a.

Đại tiểu thư cất đôi chân nhỏ nhắn đi lên trước, đột nhiên quay đầu lại nói:

- Ngươi thực là đồ hợm hĩnh quả chẳng sai.

Nói rồi nàng khẽ che cái miệng nhỏ nhắn đang cười.

Tô đê tuy dài, hai người cười cười nói nói, rúc ra rúc rích nên cũng đi rất nhanh, khi đến cuối Đại tiểu thư nghĩ đến một chuyện liền quay sang nói:

- Lâm Tam, ngươi và Từ đại nhân đối câu đối đó nhưng ngươi còn chưa nói cho ta rõ.

Lâm Vãn Vinh ngạc nhiên hỏi:

- Đại tiểu thư thông minh như vậy, sao lại không minh bạch nhỉ?

Đại tiểu thư hừ một tiếng rồi nói:

- Cũng không biết ngươi lấy ở đâu những từ này, rất hiếm thấy. Ta đâu phải cái gì cũng biết được.

Lâm Vãn Vinh ồ một tiếng dài khiến Đại tiểu thự đỏ mặt, nàng vội nói:

- Mau nói cho ta đi.

Lâm Vãn Vinh cười nói:

- Câu đối đó thực sự cũng không đáng một xu. Vế trên là: hải thủy, triều triều, triêu triêu triều, triêu triều triều lạc. Vế dưới là: phù vân, trướng trướng, trường trường trướng, trường trướng trường tiêu.

Đại tiểu thư suy nghĩ một chốc rồi thở dài:

- Văn Trường tiên sinh, thiên hạ đệ nhất tài học, thực là danh bất hư truyền.

- Này, Đại tiểu thư, ngươi có thể khen ta một chút được không?"

Lâm Vãn Vinh bất mãn nói:

- Ta không chỉ đối được câu đối mà thiên hạ đệ nhất học sỹ ra mà còn ra được câu đối làm khó ông ta, khiến ông ta thiếu chút nữa không đối được. Đệ nhất học sỹ ấy cũng luôn mồm khen ta. Nàng đã cho Từ tiên sinh nào là thiên hạ đệ nhất, nào là thiên hạ đệ nhị mà không thể phong cấp cho ta sao?

"Ối?" Đại tiểu thư ngạc nhiên nói:

- Nguyên là ngươi nghĩ mình được thiên hạ đệ nhị à? Ta còn chuẩn bị phong ngươi và Văn Trường tiên sinh cùng là thiên hạ đệ nhất cơ, ha ha.

Nàng nói xong tiện tay kéo ống quần, cười khanh khách rồi đi về phía trước.

Thật là ngày của ta, nàng ta vừa khiêu khích ta kìa. Lâm Vãn Vinh nhìn bóng dáng thanh xuân tràn trề nhựa sống của Đại tiểu thư bỗng có một loại cảm giác. Đại tiểu thư tựa như đang dần thay đổi. Nếu nói trước kia như là phụ nữ ba mươi u uất thì giờ ngày càng giống như thiếu nữ mười mấy tuổi vậy.

Thời tiết giờ đã là thu đông, Tây Hồ thập cảnh cũng chỉ có thể thưởng ngoạn được mấy chỗ, hồ thu phẳng lặng. Đoạn Kiều, tàn tuyết bây giờ còn chưa có thấy, đi về phía nam không tới canh giờ, tiện đường chỉ có Linh Ẩn Tự.

Linh Ẩn tự đặt tại đây, nghe nói là do một tăng nhân nước ngoài đến Hàng Châu, gặp núi non kì tú nơi đây, nhận định nơi đây "Tiên linh sở ẩn( nơi tiên ở ẩn)" bèn dựng chùa ở chỗ này, gọi là Linh Ẩn.

Linh Ẩn tự có chín lâu, mười tám các, bảy mươi hai điện phù, tăng chúng đạt hơn ba ngàn, đứng đầu các chùa ở Giang Nam, kiến trúc hùng vũ của Linh ẩn tử được liệt vào ngũ sơn chi thủ viện (được coi là chùa đứng đầu tại ngũ sơn), dương danh thiên hạ.

Lúc Đại tiểu thư mang mấy người tới Linh Ẩn tự, vào chính lúc hương khói tế lễ nghi ngút, khách tới dâng hương đi di lại lại tấp nập, mắt thường không đếm xuể.

Lâm Vãn Vinh nhìn thoáng qua tòa cổ tháp nổi tiếng thiên hạ này, Linh Ẩn tự quả thật đúng với ý tứ của "Ẩn", cả một ngôi tự hùng vĩ ẩn sâu trong một mảng xanh của rừng rậm và dòng suối trong lành bên Tây Hồ.

Gió thổi lồng lộng ngược lên trên. Tại Thanh Lâm động, những giọt nước từ trên các vách đá nhỏ xuống hình thành nên một thạch nhũ động. Qua bao thời đại đã khắc lên trên đá nơi đây những bức tượng nặng mấy trăm tấn. Đồ sộ nhất, phải kể tới tượng di lặc phật cởi trần đang tươi cười.

Đại tiểu thư tuy đã nhiều lần đến Hàng Châu nhưng đến Linh Ẩn Tự cũng là lần đầu, thấy quy mô hùng vĩ như vậy của chùa, hương khói nghi ngút không khỏi ngó quanh thán phục:

- Giang Nam đệ nhất tự quả nhiên danh bất hư truyền.

Lâm Vãn Vinh đối với thắp hương bái phật không có nhiệt tâm lắm nhưng thấy đại tiểu thư hưng phấn như thế liền nói:

- Như thế đi, đại tiểu thư nhanh đi vào đi, cúng vái thắp hương đốt giấy (mả), cầu quẻ tốt mới đúng.

Đại tiểu thư nghe ra ý tứ của hắn liền hỏi:

- Ngươi không vào cùng chúng ta sao?

Lâm Vãn Vinh cười nói:

- Ta đi xung quanh Linh Ẩn tự này một vòng trước, sau đó sẽ đi tìm các ngươi.

Đại tiểu thư gật đầu không nói thêm gì nữa, rồi dẫn ba người vào chùa

Lâm Vãn Vinh đi dạo một vòng bên ngoài, nhàm chán vô vị, lén nhìn nữ thí chủ dâng hương cũng không có gì hay ho. Đang định tiến vào chùa, lại thấy một người đứng trong một khoảng rừng trúc thanh u ở xa xa, người nọ chậm rãi ngâm:

Quế tử nguyệt trung lạc

Thiên hương vân ngoại phiêu.

Môn la đăng tháp viẽn

Khô mộc thủ tuyền diêu.

Sương bạc hoa canh phát

Băng khinh diệp vị điêu.

Túc linh thượng hà dị

Sưu đối địch phiền hiêu.

Đãi nhận thiên thai lộ

Khán dư độ thạch kiều.**

Dịch thơ:

Thiền môn cao chót vót,

Sông nước cảnh mơ màng.

Lầu sáng trăng thương hải,

Song rền sóng Chiết Giang.

Trong trăng lơ lửng quế,

Ngoài cõi phất phơ hương.

Trên tháp dây mây mọc,

Bên khe máng nước tràn.

Sương bay hoa vẫn nở,

Băng nhẹ lá chưa tàn.

Trăm tuổi có chi lạ,

Tìm thơ để ý nhàn.

Cảnh tiên đang mở lối,

Cầu đá đợi người sang.

(Cao Thanh Tự)

Tuyệt, người này đúng là một tao nhân. Người ở thời đại này, thấy thắng cảnh liền ngâm vài câu thơ, xem như một thú vui tao nhã.

Rừng trúc yên tĩnh, bốn phía có hơn mười đại hán đứng coi, thần sắc cảnh giác quan sát xung quanh. Người ngâm thơ lại vô cùng tự nhiên, thân khoác áo bào vàng, đang chậm rãi tản bước, trông như rất nhàn nhã du ngoạn.

Xuất môn còn mang theo nhiều bảo tiêu như vậy, dĩ nhiên không phải phú cũng là quý, Lâm Vãn Vinh nghĩ thầm, đang muốn quay trở về, thì nghe người nọ kêu lên:

- Vị tiểu huynh đệ này có thể tới đây một lát không?

__________________________________________

*Chú: Từ Văn Trường(1521-1593) là hoạ sỹ và nhà thư pháp nỏi tiếng ở thời Minh. Ông có một lô tên hiệu như Thanh Đằng lão nhân, Thanh Đằng đạo sỹ, Thiên Trì sinh, Thiên Trì sơn nhân... Có giả thuyết cho rằng ông chính là người viết tác phẩm Kim Vân Kiều khiến đại thi hào Nguyễn Du của chúng ta có cảm hứng mà viết nên Truyện Kiều. Theo giả thuyết này thì nhân vật Kim Trọng chính là hoá thân của Từ Văn Trường. Dù điều này có đúng hay không thì ông cũng là người sống cùng thời với Kiều và là một bậc tài tử xuất chúng.

** Đây là bài Linh Tự Ẩn của Tống Chi Vấn - å®9ä¹9å"

Thái Bình quảng ký, Phật gia truyền kỳ, quyển 5, Dị tăng 5 chép từ Bản sự thi chép lại:

Khảo công Viên ngoại lang Tống Chi Vấn thời Đường có tội bị biếm làm quan nơi xa. Sau được tha về, tới Giang Nam, ghé chơi chùa Linh Ẩn. Gặp đêm trăng rất sáng, đi dọc hành lang ngâm nga, lại làm thơ rằng "Thứu Lĩnh hữu thiều nghiêu, Long cung tỏa tịch liêu", tới hai câu kế dụng công tìm tứ lạ mà rốt lại vẫn không vừa ý. Có nhà sư già thắp đèn trường minh đăng, ngồi trên thiền sàng hỏi "Chàng trẻ đêm khuya không ngủ mà ngâm vịnh khó khăn, sao thế?".

Chi Vấn đáp "Đệ tử theo nghiệp thơ, ngẫu nhiên muốn đề thơ ở chùa, mà hứng trí chưa xứng ý".

Sư nói "Thử đọc hai câu kế xem", Chi Vấn liền đọc. Sư ngâm nga hai ba lần, rồi nói "Sao không nói Lâu quan thương hải nguyệt, Môn đối Chiết Giang triều?". Chi Vấn kinh ngạc, lạ lùng vì lời thơ đẹp đẽ, liền nối theo làm hết bài như sau "Quế tử nguyệt trung lạc, Thiên hương vân ngoại phiêu. Môn la đăng tháp viễn, Khô mộc thủ tuyền diêu. Sương bạc hoa canh phát, Băng khinh diệp vị điêu. Đãi nhập Thiên Thai lộ, Khan dư độ thạch kiều", đưa hai câu thơ nhà sư tặng lên làm tuyệt cú của toàn bài.

Sáng ra tới bái phỏng, thì không thấy đâu nữa. Sư trong chùa có kẻ biết chuyện, nói "Đó là Lạc Tân Vương". Chi Vấn hỏi riết tới, đáp "Lúc Từ Kính Nghiệp thất bại, cùng Lạc Tân Vương chạy trốn, tìm không bắt được, tướng soái triều đình sợ để kẻ đầu sỏ lọt lưới sẽ mang tội lớn. Lúc ấy có mấy vạn người bị giết, nhân đó tìm hai cái xác có diện mạo hơi giống chặt đầu mang về dâng. Về sau tuy biết họ chưa chết nhưng cũng không dám truy bắt nữa. Cho nên Kính Nghiệp được làm sư ở Hành Sơn, hơn 90 tuổi mới chết. Lạc Tân Vương thì xuống tóc, đi du ngoạn khắp các danh sơn, tới chùa Linh Ẩn được một năm thì chết. Lúc ấy tuy thất bại, nhưng vì lấy tiếng khôi phục nhà Đường mà dấy quân nên được nhiều người che chở mà thoát chết".

Về câu chuyện này, Đường thi kỷ sự, quyển 7 cũng chép tương tự, nhưng bài thơ có vài chữ khác là Thứu Lĩnh uất thiều nghiêu, Lâu quan thương hải nhật. Bài thơ trên có điểm lạ là câu Tiên cảnh... thất niêm, so với nhiều tài liệu khác thì còn thiếu hai câu Túc linh thượng hà dị, Sưu đối địch phiền hiêu trước hai câu kết, thêm vào thì quả nhiên không còn thất niêm nữa. Có điều hai bản Thái Bình quảng ký, Bắc Kinh Quảng bá học viện xuất bản xã, 1999 và Đường thi kỷ sự, Đỉnh Văn thư cục, Đài Bắc, 1971 đều thiếu hai câu ấy, rất khó nói là đều bị in thiếu. Nhưng Đường thi kỷ sự có tham khảo Bản sự thi, Thái Bình quảng ký cũng chú rõ câu chuyện trên là theo Bản sự thi, có thể Bản sự thi đã chép thiếu, cũng có thể bài thơ vốn như thế nhưng người sau sao chép thấy thất niêm đã bổ sung thêm hai câu nói trên. Nên ở đây xin bổ sung thêm hai câu ấy để tồn nghi.

Tuy nhiên vấn đề văn bản của bài thơ nói trên chỉ là một chuyện, vì bản ý của những người sao chép câu chuyện này là nhằm giới thiệu hai câu thơ được coi là của Lạc Tân Vương sau khi theo Từ Kính Nghiệp dấy quân chống Vũ Tắc Thiên bị thất bại phải đào vong, và đúng là hai câu ấy đã bộc lộ tâm tình ung dung tự tại mà vẫn ngạo nghễ thách thức kẻ cầm quyền của một người may mắn ra được ngoài vòng cương tỏa. Tóm lại con người ta thấy không ai làm gì được mình là làm tới ngay, người thường đã như thế, bọn nhà thơ lại càng như thế...

Chia sẻ
Loading...
Loading...
Loading...
Chia sẻ
Danh sách chương
Loading...
Loading...
Loading...
Thể loại
Tìm kiếm
Loading...
Loading...
Loading...
Lọc truyện