Chương 39: Nhà chú Ba ở thị trấn (1)

Chú Ba Chu Quốc Dân làm việc ở bưu điện thị trấn, phụ trách đưa báo cho các cơ quan. Bưu điện phát cho xe đạp để đi lại, đằng sau có một cái thùng to.

Hồi đó, làm trong các cơ quan nhà nước được gọi là “Bát sắt”. Chu Quốc Dân tuy chỉ tốt nghiệp trung cấp bưu điện nhưng học rất giỏi. Sinh viên bình thường chẳng kiếm nổi việc làm tốt như chú ấy.

(Bát sắt rất chắc chắn, không dễ vỡ vì thế dùng từ này chỉ những người làm trong nhà nước sẽ có công việc ổn định, lâu dài)

Thím Ba Tống Minh Lệ vốn là người thành phố, tốt nghiệp đại học sư phạm, sau khi ra trường được phân đến trường trung học trọng điểm của huyện – trường trung học Anh Minh. Khi đó, đãi ngộ của giáo viên không cao như bây giờ. Lương của thím không bằng chú nhưng một cô gái có văn hoá, có việc làm thời ấy hiếm vô cùng. Vì thế, các anh em, chị dâu trong nhà đều tôn trọng thím.

Tống Minh Lệ không đến mức coi thường dân quê nhưng luôn có cảm giác kiêu ngạo, cao hơn mọi người. Chẳng qua thím rất biết cách đối nhân xử thế, không tỏ vẻ là người thành phố khi đối xử với mọi người.

Không phải Thẩm Hoa Phượng và Triệu Ngọc Trân không có khúc mắc với em dâu út. Đều là con dâu nhà họ Chu, Tống Minh Lệ cao cao tại thượng, trong lòng hai người không thoải mái. Nhưng, thím luôn chịu chi, khiến hai người không thể nói ra nói vào.

Không nói việc gì xa xôi, Tống Minh Lệ mừng tuổi bọn trẻ năm ngàn, mấy nhà cộng lại là tám đứa. Lần chi này không phải con số nhỏ. Phải biết rằng, khi đó tiền lương một tháng của giáo viên chỉ có bốn mươi ngàn.

Lúc rút tiền Tống Minh Lệ cười rạng rỡ, mắt không chớp một cái. Thẩm Hoa Phượng và Triệu Ngọc Trân dù cũng mừng lại Chu Chí Viễn năm ngàn nhưng nhà chú Ba chỉ có một đứa, tính ra nhà mình vẫn có lời. Bởi vậy, lúc ăn cơm, hai người nói chuyện với Tống Minh Lệ hoà nhã hơn.

Ăn Tết luân phiên giữa các nhà, cuối cùng đến lượt nhà Chu Quốc Dân ở thị trấn.

Thị trấn cách nhà Chu Tiểu Vân khoảng bốn mươi, năm mươi dặm đường, đạp xe đạp mất hơn một tiếng. May mà nhà dượng có xe ba bánh, chỉ mất một nửa thời gian.

Dọc đường đi, xe ba bánh không lớn ngồi kín người nhà họ Chu. Không tính Ngô Hữu Đức lái xe, trên xe có Chu Quốc Phú, Thẩm Hoa Phượng, Chu Quốc Cường, Triệu Ngọc Trân và Chu Phương là năm người lớn, tám đứa trẻ con. Lúc này, Chu Quốc Cường và Triệu Ngọc Trân cuối cùng cũng than thở vì nhà mình đông con nhất, trong số trẻ con nhà mình chiếm một nửa.

Bọn nhỏ thấy được vào thị trấn đều rất hưng phấn, cả đám chăm chú ngắm cảnh vật hai bên đường. Đầu tiên đi qua mấy mảnh ruộng, càng về sau, đường càng ngày càng rộng, trong tầm mắt lác đác xuất hiện mấy cửa hàng, rốt cuộc vào địa phận thị trấn.

Nhà Chu Quốc Dân ở trong khu tập thể do bưu điện cấp, có ba phòng, một phòng khách một phòng ngủ, được cái bà nội chịu khó nên thu dọn rất sạch sẽ, ngăn nắp. Phòng rộng chín mươi mét vuông, bốn người ở thì rộng nhưng người đến đông đúc lập tức trở nên chật chội.

Tống Minh Lệ và bà nội bận nấu nướng, trong phòng khách kê một bàn to, trong phòng bếp kê một bàn vuông nhỏ hơn cho trẻ con ngồi. Ăn cơm ở đây mọi người hơi câu nệ, không ồn ào nói chuyện như ở quê, tốc độ ăn nhanh hơn.

Sau khi ăn xong, người lớn ngồi một chỗ nói chuyện, trẻ con chạy đi chơi. Chu Chí Viễn rất quen thuộc địa bàn của mình, dẫn bọn Đại Bảo ra ngoài chơi.

Kiếp trước, số lần Chu Tiểu Vân đến nhà chú Ba ít ỏi, ký ức sớm mơ hồ. Lúc này cẩn thận quan sát, phát hiện đa số căn hộ bấy giờ đều vuông vức, không trang trí nhiều, tường quét vôi trắng, vô cùng đơn giản.

Nhưng Chu Quốc Dân làm ở bưu điện nên khắp nơi trong nhà có báo chí, hơn nữa Tống Minh Lệ là giáo viên ngữ văn nên trên giá sách chất đầy sách văn học khiến Chu Tiểu Vân như nhặt được châu báu, tiện tay cầm một quyển sách đọc.

Chu Tiểu Hà ngồi gần Chu Tiểu Vân có chút nôn nóng, giựt dây: “Đại Nha, khó có dịp chị em mình lên thị trấn chơi, nên ra ngoài đi dạo xung quanh. Bọn Hải tót chơi rồi, chị em mình ra tìm bọn nó đi!”

Chu Tiểu Vân không định đi chợt nhớ ra mình cần mua mấy món đồ nên gật đầu đồng ý. Nhị Nha còn quá nhỏ ngồi vắt vẻo trên đùi Triệu Ngọc Trân. Chu Tiểu Hà, Chu Tiểu Vân và Ngô Mai ba cô bé đi ra ngoài.

Bước ra khỏi cửa, Chu Chí Viễn, Đại Bảo và mấy đứa con trai khác đang chơi diêm tiên trên bãi đất trống. Con gái không ai thích chơi trò chơi nguy hiểm như đốt pháo nên ba người không qua đó.

Chu Tiểu Vân nhân cơ hội nói: “Chúng ta đi về phía trước, dạo xung quanh một vòng nhé, mua dây buộc tóc mới, dù sao trên người đang có tiền.”

Chu Tiểu Hà rất thích làm đẹp, tán thành: “Được, chúng ta đi mua dây buộc tóc mới thật đẹp.”

Ngô Mai hơi do dự: “Nhưng chúng ta không quen đường xá ở đây, cẩn thận không tìm ra đường về.”

Chu Tiểu Vân khuyên cô bé: “Sao có thể lạc hả? Cậu nhìn kìa, dọc đường đi không có ngã tư, khi về cứ theo đi thẳng là được. Chị Tiểu Hà hơn mười tuổi rồi, chắc chắn chị ấy biết đường về.”

Bị gọi tên, Chu Tiểu Hà lập tức ngẩng đầu ưỡn ngực làm ra vẻ “Chị là người lớn”. Ngô Mai vốn đã muốn đi nên không nói gì nữa.

Hai bên đường cửa hàng san sát, có chỗ bán quần áo, bán giầy, có nơi bán hoa quả, thức ăn, tất nhiên có cửa hàng bán văn phòng phẩm. Chu Tiểu Hà và Ngô Mai bị thu hút bởi một quầy bán kẹp tóc, dây buộc tóc các loại, đủ màu sắc rực rỡ, đứng đó chọn đông chọn tây, nói chuyện vui vẻ.

Rất nhanh, Chu Tiểu Vân cũng tìm được mục tiêu của mình. Cô bảo chị họ và Tiểu Mai đứng đó chờ rồi bước vào cửa hàng gần đó. Thực ra không cần cô dặn, Chu Tiểu Hà thử cái này kẹp cái khác, Ngô Mai nhìn cái này lại ngó cái kia, hai người chưa dứt ra được.

Chu Tiểu Vân bước vào cửa hàng chuyên bán giấy và bút lông. Ông chủ là một chàng trai trẻ, đang tính sổ sách. Thấy có khách vào, anh nở nụ cười đón chào, đợi thấy rõ người tới không khỏi nhủ thầm trong lòng: Trẻ con nhà ai năm mới không trông kĩ, lại đi lạc vào cửa hàng bán bút lông, mực tàu.

Giọng của cô bé cao ngang tầm quầy hàng truyền đến tai chàng trai: “Anh chủ, em muốn mua hai cây bút lông, hai bình mực nước cộng thêm hai xấp giấy Tuyên.”

(Giấy cho dân nhà nghề là giấy Tuyên 宣, thường gọi là «xuyến chỉ» (đọc trại của Tuyên chỉ 宣紙), mỏng như giấy quyến vấn thuốc hút, dùng cho cả thư pháp lẫn hội họa, nhưng đắt tiền. Giấy Tuyên có hai loại: sinh chỉ 生紙 (giấy sống, chưa dúng phèn, dùng cho thư pháp) và thục chỉ 熟紙 (giấy chín, đã dúng phèn, dùng cho hội họa))

Đợi đến lúc cầm tiền trong tay, ông chủ hơi choáng váng. Bây giờ thời thế thật kỳ lạ, từ khi nào đứa trẻ tí tuổi đã mua mấy thứ này.

Chia sẻ
Loading...
Loading...
Loading...
Chia sẻ
Danh sách chương
Loading...
Loading...
Loading...
Thể loại
Tìm kiếm
Loading...
Loading...
Loading...
Lọc truyện