Phần 1 - Chương 1
Muốn lấy mật đừng phá tổ ong
Ngày 7 tháng 5 năm 1931, mười ngàn người ở chân thành Nữu Ước (New York) được mục kích một cuộc săn người sôi nổi chưa từng thấy. Một trăm năm mươi lính công an bao vây một căn phố để bắt tên y cũng mang hai cây súng sáu trong mình. Họ leo lên mái nhà chung quanh, dùng hơi cay và trong hơn một tiếng đồng hồ, cả một khu mỹ lệ nhất của Nữu Ước vang lên tiếng súng và tiếng "lạch tạch" của liên thinh. Crowley núp sau chiếc ghế đệm bông, bắn lại lính không ngừng.
Khi bắt được y rồi, viên giám đốc công an tuyên bố: "Nó vào hạng tội nhân nguy hiểm nhất. Nó muốn giết người là giết, không vì một lý do gì hết".
Nhưng còn chính tội nhân, Crowley, y tự xét y ra sao? Muốn biét, bạn hãy đọc hàng sau này mà y vừa chống cự với lính vừa viết để lại cho đời "Dưới lớp áp này, trái tim ta đập, chán ngán, nhưng thương người, không muốn làm hại một ai hết".
Không muốn làm hại ai hết!Vậy mà trước đó mấy ngày, khi một người lính công an lại gần y để hỏi y giấy phép lái xe hơi, thì y xả ngay một loạt súng, giết người đó tức thì. Một kẻ sát nhân không gớm máu như vậy mà còn tự khoe: "Trái tim thương người, không muốn làm hại một ai hết!".
Trước khi lên ngồi ghế điện để chịu tử hình tại khám Sing Sing, y còn than: "Tôi chỉ tự vệ mà người ta xử tôi như vậy đó".
Nghĩa là trong thâm tâm y, y nhất định không chịu nhận y có tội.
Bạn sẽ nói: "Thì chỉ có nó nghĩ thế, chứ còn ai lạ đời như vậy nữa".
Không đâu, thưa bạn: kẻ thù số một của nước Mỹ. Al Copone, tên đầu đảng ăn cướp đã làm cho châu thành Chicago kinh khủng, cũng nói: "Ta đã dùng những năm tươi đẹp nhất trong đời ta để mua vui cho thiên hạ, vậy mà phần thưởng chỉ là bị chửi và bị săn bắn như con thú dữ".
Mà cả Dutch Schluts, một trong những tên cướp lợi hại nhất ở Nữu Ước cũng tuyên bố với một ký giả rằng y là ân nhân của thiên hạ.
Viên Giám đốc khám Sing Sing, ông Lawes, viết "ở Sing Sing, những tội nhân đều tự cho họ cũng có tâm trạng thong thường khác đời chi hết. Cũng lý luận, giảng giải, tại sao chúng bị bắt buộc phải cạy tủ sắt hoặc bóp cò... và tuyến bố rằng bỏ tù chúng thật là bất công".
Nếu ba tên cướp đó và bọn khốn nạn đường nằm trong khám, tự cho mình vô tội như vậy thì những người mà chúng ta gặp mỗi ngày, ở ngoài đường, cả các bạn nữa, cả tôi nữa, chúng ta ra sao?
Cho nên ông John Wannamaker, một thương gia lớn, có lần đã tự thú: "Từ 30 năm nay, tôi đã hiểu rằng: sự chỉ trích chẳng ích lợi gì hết". ÔNg đã sớm hiểu bài học đó. Riêng tôi, tôi đã phải phấn đấu trong một phần ba thế kỷ trước khi thấy ló ra ánh sáng của chân lý này; "Dù người ta có lỗi nặng tới đâu, thì trong 100 lần, có tới 99 lần người ta cũng tự cho là vô tội".
Chỉ trích là vô ích (nó làm cho kẻ bị chỉ trích phải chống cự lại và tự bào chữa) mà còn nguy hiểm, oán thù. Hơn nữa, kẻ ta chỉ trích tự nhiên sẽ hằn học chỉ trích lại ta, như ông Tổng trưởng Bộ Nội vụ Albert Fall, vì ăn hối lộ 100.000 đ mà dùng gươm súng đàn áp kẻ bị ức hiếp, sau vỡ lỡ, bị ngồi khám, làm cho dư luận toàn quốc oán hờn Chính Phủ, Đảng Cộng Hoà suýt đổ, Tổng thống Harrding bị giày vò lo lắng đến đỗi ít năm sau thì chết. Vậy mà khi người trách y đã lợi dụng lòng tin cậy nhảy chồm chồm lên, khóc lướt mướt, vặn tay bứt dứt, rủa đời, la lớn: "Không! không! Chồng tôi không phản ai hết. Cả một toà nhà đầy vàng cũng không quyến rũ được chồng tôi. Chông tôi đã bị người ta phản.
Tâm trạng con người là như vậy đó. Kẻ làm quấy oán trách đủ mọi người, mà chẳng bao giờ oán trách mình cả. Bạn cũng như vậy mà tôi cũng như vậy. Cho nên từ nay, mỗi lần muốn chỉ trích ai, ta nên nhớ tới hai tướng cướp Capone và Crowley, tới lời chỉ trích ta thốt ra, cũng như con chim bồ câu, bao giờ nó cũng trở về chỗ cũ. Kẻ bị ta chỉ trích sẽ tìm thấy hết lý luận để tự hào chữa và trở lại buộc tội ta.'
Vì hiểu vậy nên ông Abraham Lincoln đã để lại cái danh là có tài dẫn đạo quần chúng bực nhất trong lịch sử loài người. Hồi thiếu thời ông nhiệt liệt chỉ trích bất cứ ai, thậm chí tới viết những thơ phúng thích để chế diễu người ta rồi đem liệng cùng đường cho thiên hạ đọc cười chơi. Một lần cũng vì thói quen đó, suýt gây nên một cuộc đấu gươm. Từ đó chẳng những ông không dung dễ dãi với mọi người. Châm ngôn của ông là: "Đừng xét người, nếu ta không muốn người xét lại ta".
Trong thời Nam Bắc chiến tranh, một lần bại quân phương Nam, ban đêm chạy tới một sông, vì mưa bão mà nước dâng cao không thể nào qua nổi. Ông đánh dây thép, rồi muốn chắc chắn hơn, lại sai người phương Bắc bảo phải lập tức tấn công quân phương Bắc bảo phải lập tức tấn công quân phương Nam do tướng Lee cầm đầu. Nhưng Meade vì ngần ngừ trễ nãi đã làm ngược hẳn hiệu lệnh ông và để quân phương Nam thừa dịp mực nước xuống, qua sông mà thoát được, lỡ mất cơ hội độc nhất, vì chỉ một trận đó có thể chấm dứt cuộc Nam Bắc tương tàn...
ÔNg Lincoln giận lắm, la: "Trời cao đất dày, như vậy nghĩa là gì?"
Rồi ông than với con rằng: "Quân địch đã ở trong tay ta mà lại để cho nó thoát! Trong tình thế đó bất cứ ai cầm quân cũng có thể đánh bại tướng Lee. mà nếu cha có mặt tại đó, chắc chắn cha đã thắng trận rồi! "Đoạn ông hậm hực viết bức thư này:
Đại tướng thân mến,
Tôi không tin rằng nhận chân được sự đại tướng Lee trốn thoát tai hại là dường nào! Quân đội y trong tay ta, và vì y đã bại nhiều phen,nếu đánh ngay lúc đó thì chỉ có một trận là chiến tranh đã kết liễu. Nay thì nó sẽ kéo dài ra không biết đến bao giờ. Thứ hai trước, ông đã không thắng nồi Lee, bây giờ y đã qua sông, mà lực lượng của ông chỉ có thể bằng hai phần ba hôm đó thì làm soa thẳng nồi được y nữa?
....Dịp may ngàn năm có một thuở của ông đã qua rồi và không ai thấy nổi buồ khổ của ông đã qua rồi và không ai thấy nổi nỗi buồn của tôi!
Nhưng bức thư đó, bức thư trách nhẹ nhàng có vậy, ông viết rồi mà không gởi. Sau khi ông chết, người ta tìm thấy trong tờ của ông.
Vậy có lẽ ông đã tự nghĩ: "Hãy khoan, đợi một chút... đừng hấp tấp. Ta ngồi yên ổn trong toà Bạch Cung này mà ra lệnh thì thật dễ. Nhưng nếu ta đã có tuần nay, ta đã thấy máu chảy, đã nghe tiếng rên la của binh lính bị thương, hoặc hấp hối, thì có lẽ ta cũng không hăng hái tấn công kẻ địch lắm. Vả lại, nếu ta có tính rụt rè của Meade thì ta cũng đã hành động y như ông ta. Thôi, việc đã vậy rồi, nói cũng vô ích. Gởi bức thư này đi, dù ta có hả giận chút đỉnh, nhưng Meade sẽ trách lại ta, sinh ra bất hoà, oán giận, mất lòng tự tín của ông ta đi, và biết đâu ông chẳng từ chức nữa".
Là vì ông đã kinh nghiệm rằng những lời nghiêm trách không có một ích lợi nào cả.
ÔNg Theodore Roosevelt kể lại rằng hồi ông còn làm Tổng thống, mỗi lần gặp điều khó xử, thường ngả lưng vào ghế nhìn lên tấm hình của Lincoln treo trên tường và tự hỏi: " Lincoln ở địa vụ mình, sẽ xử trí ra sao? Giải quyết ra sao?".
Chúng ta cũng vậy, lần sau có muốn "xài" ai, hãy rút tấm giấy 5 mỹ kim ở trong túi ra mà ngắm hình Lincoln trên đó rồi tự hỏi: "ở vào địa vị ta, Lincoln xử trí ra sao?" và muốn sửa đổi người, ta hãy sửa đổi ta trước đã. Như vậy có lợi hơn và... ít nguy hiểm hơn.
Khổng Tử nói: "Khi bực cửa nhà ta dơ thì đừng chê nóc nhà bên sao đầy tuyết".
Hồi nhỏ tôi tự phụ lắm. Một lần nhận được một bức thư có thêm mấy chữ này: "Thư này đọc cho người ta viết, mà không coi lại". Tôi thích hàng chữ đó lắm vì tôi thấy nó cho ta vái vẻ quan trọng và bề bộn công việc. Rồi một hôm, muốn lên mặt với một tiểu thuyết gia, toio viết thư cho ông ta và cũng thêm hàng chữ ấy. Tiểu thuyết gia đí gởi trả lại một bức thư và thêm vào: "Chỉ có sự ngu xuẩn của ông mới ví được với sự thô lỗ của ông thôi".
Nói cho đúng, tôi đã vô lễ và những lời chỉ trích đó không phải là không xứng đáng. Nhưng vì tôi chỉ là một thằng người nên tôi thấy nhục lắm và thầm oán tiểu thuyết gia đó đến nỗi mười năm sau, khi hay tin ông ta chết, tôi đã chẳng tiếc một người có tài mà chỉ nhớ tới sự ông đã làm thương tổn lòng tự ái của tôi.
Vậy bạn muốn người ta oán tới chết, thì hãy dùng những lời chỉ trích cay độc. Còn không thì nền nhớ rằng, loài người không phải luôn luôn có lý trí đâu. Họ hành động, suy nghĩ theo tình cảm, thành kiến, lòng một mỗi lửa, mà lòng kiêu căng của con người ta một kho thuốc súng, gặp nhau tất bùng nổ, gieo tai hại vô cùng.
Bengamin Fraklin hồi nhỏ vụng xử bao nhiêu thì sau này lại giỏi về được bổ làm sứ thần Hoa Kỳ tại Pháp. Bí quyết của sự thành công đí là không bao giờ chỉ trích ai hết và chỉ thành thực ca tụng và tự chủ mạnh mẽ mới được.
Carley nói: "Muốn xét độ lượng của ai chỉ cần xem cách xử sự của người đó với kẻ dưới". Vậy đáng lẽ buộc tội, chỉ trích ai thì ta phải ráng hiểu họ, tìm nguyên nhân những hành vi của họ. Đó là nguồn gốc của cảm tình, khoan dung và hoà hảo.
Đức Thượng đế kia mà còn đợi khi người ta chết rồi mới xét công và tội. Tại sao người phàm như chúng ta lại nghiêm khắc hơn Ngài?.