Phần 3 - Chương 4

Do trái tim sẽ thắng được lý trí

Khi bạn giận dữ với ai, trút được cơn thịnh nộ lên đầu người đó, bạn thấy hả dạ lắm... nhưng người ấy cảm thấy gì lúc đó? Hài lòng như bạn không? Và cái giọng gây gổ, thái độ cừu thị của bạn có làm cho người ấy muốn hòa giải với bạn không?

Woodrow Wilson nói: "Nếu bạn đưa hai quả đấm ra nói chuyện với tôi, thì bạn có thể tin chắc rằng tôi cũng đưa ngay hai quả đấm ra với bạn liền. Nhưng nếu bạn nói: "Chúng ta hãy ngồi xuống đây và ôn tồn nói chuyện với nhau. Vì ý kiến chúng ta khác nhau, cho nên phải ráng tìm nguyên nhân chỗ bất đồng đó". Nếu bạn nói như vậy, thì chúng ta sẽ thấy ngay rằng ý kiến của chúng ta rút cục không khác nhau xa lắm; nhưng chỗ bất đồng ý rất ít, còn những chỗ đồng ý thì nhiều, và nếu chúng ta thiệt tình và kiên tâm muốn hòa giải với nhau thì cũng dễ".

Không ai hiểu rõ sự xác đáng của những lời nói đó bằng John D.Rockefeller. Năm 1915, Rockefeller là người bị nhiều người oán nhất ở miền mỏ Colorado. Từ hai năm rồi, xứ đó bị tàn phá vì một vụ đình công làm đổ máu nhiều nhất trong nền kỹ nghệ của Mỹ. Những thợ mỏ trong Công ty Nhiên liệu và Kim thuộc ở xứ Colorado - do ông Rockefeller giám đốc - quyết liệt đòi tăng lương. Dụng cụ và nhà máy bị phá phách, người ta kêu lính tới, sinh ra một cuộc đỏ máu, và nhiều thợ đình công ngã gục dưới làn đạn. Trong tình hình khẩn trương như vậy, trong không khí bừng bừng thù oán đó, Rockefeller quyết lấy lòng và giải hòa với họ. Ông làm cách nào mà thành công? Thì đây, giải pháp của ông:

Sau khi mất hàng tuần cổ động ráo riết trong đám thợ để mở sẵn con đường hòa giải, ông diễn thuyết trước đám thợ đình công. Bài diễn văn đó là một trứ tác có kết quả lạ lùng. Nó dẹp được những làn sóng thù nghịch bao vây ông, đang muốn nhận ông xuống và làm cho một số đông thợ theo ông. Ông giảng giải với họ một cách thân mật, khéo léo đến nỗi thợ đình công trở lại làm việc mà không hề nhắc tới sự xin tăng lương nữa, mặc dầu trước kia họ chiến đấu dữ tợn như thế.

Dưới đây, tôi sẽ chép lại đoạn đầu bài diễn văn tuyệt khéo đó. Bạn sẽ thấy thiện cảm, nhiệt tâm và hảo ý chói lọi trong đoạn đó. Xin bạn nhớ rằng Rockefeller nói với những người mà mấy hôm trước đòi treo cổ ông cho kỳ được. Vậy mà giọng của ông dịu dàng, nhỏ nhẹ, thân mật hơn là nói với các nhà truyền giáo nữa. Trong bài đầy những câu tươi tựa hoa, như những câu này:

"Tôi lấy làm vinh dạ được ở trong nhóm anh em, tôi đã lại thăm gia đình anh em, chúng ta gặp nhau ở đây như những bạn thân... tinh thần hiểu biết lẫn nhau... quyền lợi chung... tôi được tới đây là nhờ thịnh tình của anh em...".

Bài diễn văn bắt đầu như vầy:

"Ngày hôm nay là một ngày vinh dự trong đời tôi. Lần này là lần thứ nhất tôi được cái vui và cái may mắn gặp hết thảy những người thay mặt nhân viên trong công ty lớn của chúng ta, các vị quản lý, các vị chỉ huy, và xin anh em tin chắc rằng tôi lấy làm hân hạnh được có mặt ở đây và sẽ nhớ cuộc hội họp này suốt đời tôi. Nếu cuộc hội họp này xảy ra hai tuần lễ trước thì tôi đối với phần nhiều anh em cũng như một người dưng thôi. Nhưng vì mới vài ngày nay, tôi đã đi thăm hết các mỏ ở phương Nam, trò chuyện với các người thay mặt anh em, thăm viếng gia đình anh em, hỏi han vợ con của anh em... cho nên, hôm nay chúng ta gặp nhau ở đây, không phải như thù nghịch nhau, mà như chỗ bạn thân và chính nhờ cái tinh thần thân mến nhau đó mà tôi thấy sung sướng được bàn với anh em về quyền lợi chung của chúng ta.

"Thiệt chỉ nhờ thịnh tình của anh em mà tôi được có mặt trong cuộc hội họp giữa các vị giám đốc cuả công ty và các vị thay mặt cho nhân viên, vì tôi không có cái may được ở trong nhóm trên hay nhóm dưới. Vậy mà tôi thấy tôi liên kết mật thiết với anh em, vì, tuy đại diện cho chủ nhân, nhưng tôi còn thay mặt tất cả những người làm công nữa".

Nghệ thuật làm cho kẻ thù trở nên bạn thân, đến như vậy là tuyệt khéo.

Ví thử Rockefeller đã lựa một chiến thuật khác, đã công kích các thợ mỏ, quát vào tai họ tất cả những lời thật làm cho họ mất lòng, dùng một giọng khó chịu như bảo họ khờ, thử hỏi họ có chịu nhận lỗi của họ không, dù lý luận của ông cực kỳ xác đáng? Và lúc đó sẽ ra sao? Lòng giận, thù và phản đối tất sẽ tăng lên!

Nếu một người đối với bạn chỉ có lòng thù và ác cảm, thì có dùng đủ các lý luận, bạn cũng không thể nào dẫn dụ người đó theo quan điểm của bạn được. Những cha mẹ gắt gỏng, những ông chủ và ông chồng chuyên đoán, những bà vợ hay gây gổ phải hiểu rằng ai cũng muốn khư khư giữ lấy ý kiến của mình, không bao giờ dùng võ lực mà bắt buộc được họ phải đồng ý kiến với ta. Trái lại, phải dùng lời lẽ ngọt ngào và tấm lòng thân mến, rất ngọt ngào và rất thân mến.

Cách đây gần một thế kỷ, Lincoln nói:

"Một câu châm ngôn cổ nói: "Ruồi ưa mật". Chẳng những ruồi mà người cũng vậy. Muốn cho một người theo ý ta, thì trước hết ta phải làm cho người đó tin rằng ta là một bạn thân thiết thành thật của họ đã. Lời ngọt ngào sẽ chiếm nổi trái tim họ và do trái tim, ta sẽ thắng được lý trí của họ".

Các ông chủ xí nghiệp biết rằng tỏ đại độ với thợ đình công là có lợi cho mình. Cho nên khi hai ngàn năm trăm người thợ công ty "Bạch Xa" đình công để đòi tăng lương và quyền lập nghiệp đoàn, ông Giám đốc công ty đó là ông A.F. Black đã không giận dữ, chửi, dọa, áp chế, mắng họ là cộng sản, mà lại còn nịnh họ nữa, khen họ trên mặt báo rằng họ có thái độ ôn hòa. Thấy đoàn đình công tự vệ không có việc làm, ông biểu họ găng bao tay và những trái cầu để họ tiêu khiển.

Lòng tốt của ông có kết quả là khuyến khích những người có hảo ý. Rồi thì thợ đình công mượn chổi, leng, xe bò, quét tước chung quanh xưởng, lượm giấy vụn, tàn thuốc, tàn quẹt trên đất. Các bạn thử tưởng tượng điều đó! Thợ vừa quét xưởng vừa phấn đấu để đòi hỏi này nọ. Trong lịch sử giông tố của kỹ nghệ Mỹ, suốt mấy trăm năm chưa hề thấy lần nào như vậy. Được một tuần, chủ và thợ hòa giải với nhau và đình công chấm dứt trong một không khí êm đềm và thân mật.

Vừa đẹp trai, vừa hùng hồn, Daniel Webster là một trong những luật sư nổi danh nhất thời ông. Nhưng dù lý lẽ của ông diễn ra mạnh mẽ tới đâu, ông cũng không quên nói thêm những lời lịch sự êm dịu này: "Quyền định đoạt về ngài Bồi thẩm", "Thưa các ngài, điều này có lẽ đáng cho ta suy nghĩ...", "Đây là vài việc xảy ra mà tôi mong rằng các ngài đừng bỏ qua...", "Hiểu rõ lòng người như các ngài, chắc các ngài sẽ dễ dàng thấy ý nghĩa của những hành vi đó...!".

Cứ ngọt ngào, không tốn sức mà làm cho các ông tòa phải theo ý kiến ông. Ông giàu có nhờ giọng êm ái, ôn tồn, thân mật của ông.

Chúng ta có lẽ không bao giờ có cơ hội hòa giải một vụ đình công, hoặc hùng biện ở tòa, nhưng có nhiều trường hợp khác mà phương pháp trên kia giúp ích cho ta được. Biết đâu một ngày kia ta chẳng lâm ở trong trường hợp ông Straub, xin người chủ nhà tham lam của ông hạ tiền mướn nhà của ông xuống.

Ông Straub, theo học lớp giảng của chúng tôi, kể chuyện: "Tôi viết thư cho người chủ nhà, báo trước rằng hết hạn trong giao kèo, tôi sẽ dọn đi nơi khác. Thiệt ra tôi không có ý đi đâu hết, nhưng tôi mong rằng lời dọa đó có lẽ làm cho ông ta chịu hạ tiền mướn nhà của tôi xuống. Nhưng ít hy vọng thành công; nhiều người khác mướn nhà cũng đã làm thử như tôi và đều thất bại hết: họ nói con người đó ráo riết lắm. Tôi tự nhủ: Bây giờ là lúc nên đem thi hành khoa học mà ta đương học đây.

"Nhận được thư của tôi, ông ta lại nhà tôi liền, theo sau có người thư ký. Tôi ra tận cửa, đón ông, vô cùng niềm nở. Tôi không đả động gì tới tiền mướn nhà hết. Tôi bắt đầu khoe căn tôi ở đẹp, tôi thích ở đó lắm, tôi không tiếc lời khen. Tôi khen ông ta khéo quản lý căn phố đó và kết luận rằng: Tôi muốn ở thêm một năm nữa, nhưng không đủ tiền trả.

Rõ ràng tôi thấy ông ta chưa hề được người mướn nhà nào nói với ông bằng cái giọng đó. Ông ta không biết nghĩ làm sao hết. Ông ta bèn kể nỗi lo phiền của ông. Người mướn nhà luôn luôn kêu nài. Có một người gửi cho ông mười bốn bức thư mà nhiều bức chửi ông hẳn hoi; một người khác lại dọa trả lại phố, nếu ông không có cách nào cấm người mướn từng trên ngay ban đêm! Ông ấy nói: Gặp được người như tôi vui làm sao! Rồi không cầu xin ông, ông cũng tự hạ tiền mướn xuống một chút. Tôi xin hạ xuống nhiều hơn nữa... Ông ta bằng lòng liền.

"Nếu tôi dùng phương pháp của những người mướn phố khác, chắc chắn tôi đã thất bại như họ. Tôi thành công nhờ thái độ nhũn nhặn, thân mật, hiểu biết của tôi".

Đây là một thí dụ khác. Bà Dorothy Fay thuộc phái thượng lưu ở Long island kể rằng:

"Mới rồi, tôi mời vài người bạn lại dùng bữa trưa với tôi. Cuộc hội họp đó đối với tôi quan trọng lắm và tất nhiên là tôi muốn sự tiếp đãi được hoàn toàn chu đáo. Thường thường trong những dịp long trọng như vậy, tôi mướn anh hầu bàn Emile lo toan giúp tôi. Nhưng hôm ấy, anh Emile tới không được, mặc dầu tôi có dặn trước. Anh cho một người phụ việc lại thế. Thiệt là tai hại! Anh phụ việc đó chẳng biết chút chi về khoa hầu bàn cả. Bà khách quý nhất của tôi, đáng lẽ phải đưa món ăn mời trước, thì anh lại nhất định mời sau cùng... Có một lúc, anh dâng bà ta một món rau cần, rau chỉ có chút xíu, mà dọn vô một cái đĩa đại hải. Thịt thì dai, khoai thì nát. Thiệt là nhục nhã, tôi giận lắm. Ráng sức lắm mới giữ được nụ cười trong cả bữa tiệc mà tôi đau khổ như bị hành hình vậy.

Nhưng tôi tự nhủ: "Anh Emile, anh đợi khi nào tôi gặp anh, tôi sẽ cho anh một trận".

Nhưng ngay tối hôm đáng ghi nhớ đó, tôi được dự thính một buổi diễn thuyết về nghệ thuật dẫn dụ người và tôi hiểu rằng có rầy anh Emile cũng vô ích, chỉ làm cho anh ấy giận oán tôi và không muốn hầu việc giúp tôi nữa. Tôi ráng tự đặt tôi vào địa vị anh và thấy rằng anh không chịu trách nhiệm trong bữa tiệc đó, vì không phải anh đi chợ, cũng không phải anh nấu món ăn. Người phụ của anh vụng dại, đâu phải lỗi của anh. Có lẽ vì giận dữ mà tôi đã xét anh vội vàng quá, nghiêm khắc quá. Cho nên đáng lẽ buộc tội anh, tôi định thay đổi thái độ mà khoan hồng với anh và tôi đã thành công rực rỡ. Hôm sau tôi gặp anh, vẻ mặt buồn tẻ nhưng có vẻ sẵn sàng để tự bào chữa. Tôi bảo: "Này, anh Emile... tôi muốn anh hiểu rằng khi tôi đãi khách, tôi rất cần có anh giúp tay tôi. Anh là người hầu bàn khéo nhất tỉnh Nữu Ước này... Tôi hiểu, hôm trước không phải anh trông nom bữa tiệc. Anh không có lỗi chi hết...".

Mây mù tan hết. Anh Emile mỉm cười, đáp:

- Thưa bà, quả vậy. Bữa tiệc đó hỏng là lỗi tại đầu bếp chứ không tại tôi.

Tôi tiếp:

- Anh Emile, tôi tính thết vài bữa tiệc nữa. Tôi muốn hỏi ý kiến anh. Anh nghĩ tôi có nên giữ chị đầu bếp không?

- Thưa bà, nên lắm chứ. Sự đáng tiếc lần trước, chắc chắn không xảy ra nữa đâu.

Tuần sau, tôi đãi khách bữa trưa. Anh Emile và tôi định thực đơn.

Khi khách khứa tới thì trên bàn trưng đầy bông hồng rực rỡ. Anh Emile săn sóc đủ mọi bề. Giá tôi có thết tiệc một vị Hoàng hậu thì anh cũng tận tâm đến vậy là cùng. Món ăn nấu rất khéo và dâng lên còn nóng hổi. Công việc hầu khách thật là hoàn toàn. Anh dắt bốn người phụ lại hầu khách chứ không phải một người như thường lệ. Cuối bữa, đích thân anh dâng khách một món tráng miệng thiệt ngon. Khi ra về, bà khách quý nhất của tôi hỏi:

"Bà có thuật gì mà người hầu tận tâm và khéo léo như vậy?". Bà ấy nói đúng. Tôi có thuật lạ là biết dùng lời lẽ ôn tồn và những lời khen thành thật".

Đã lâu lắm, khi tôi còn là một đứa nhỏ chạy chân không qua những khu rừng để tới trường học làng tại miền Missouri; một hôm, tôi đọc một bài ngụ ngôn về mặt trời và gió. Gió khoe gió mạnh, mặt trời khoe mặt trời mạnh. Gió nói: "Tôi sẽ làm cho anh thấy rằng tôi mạnh hơn anh. Anh thấy ông già ở dưới trần kia không? Tôi cá với anh, xem hai ta, ai sẽ làm cho lão đó phải tốc áo ra trước hết". Tức thì mặt trời biến sau đám mây và gió bắt đầu thổi mạnh như bão. Nhưng càng thổi mạnh thì lão già càng bó chặt áo vào mình.

Sau cùng, gió mệt phải ngừng. Lúc đó mặt trời ở sau đám mây ló ra, tươi tỉnh cười với khách bộ hành. Một lát, thấy nóng quá, lão già lau mồ hôi trán và cởi áo. Mặt trời mới nói cho gió hiểu rằng: "Dịu dàng và thân yêu bao giờ cũng mạnh hơn vũ lực và giận dữ".

Trong khi cậu học trò đọc bài ngụ ngôn đó tại một nơi rất xa làng cậu ở, thì tại tỉnh Boston mà hồi đó tôi không có hy vọng gì đi tới được, xảy ra một chuyện chứng minh chân lý dạy trong bài ấy. Câu chuyện đó, ba chục năm sau, nghĩa là mới đây, bác sĩ A.H.B. theo học lớp giảng của tôi, kể lại cho tôi nghe như sau này:

"Hồi đó, những tờ báo ở Boston đăng đầy những quảng cáo của bọn lang băm và của bọn cô mụ vườn mà môn thuốc và cách đỡ đẻ của họ đã làm cho nhiều người nguy tánh mạng. Vài cô mụ đó bị bắt, nhưng nhờ vận động với vài nhà chính trị, họ chỉ bị phạt một số tiền nhỏ thôi.

Mối phẫn uất dữ dội tới nỗi những người lương thiện ở Boston nổi cả dậy, la ó, còn các vị mục sư đăng đàn mạt sát các báo, cầu Chúa trừng trị những con buôn nhớp nhúa đó đi.

Dân gian kêu nài đủ cách mà vô hiệu. Vụ ấy đưa lên tới nghị viện, bàn cãi sôi nổi, nhưng rút cục cũng vì sự thối nát trong chính giới mà bị ém nhẹm đi.

Bác sĩ B. là hội trưởng hội "Công giáo" của châu thành Boston, được bạn bè giúp đỡ, ông dùng đủ cách bài trừ, nhưng than ôi! Không có kết quả chi hết; không hy vọng gì trừ được bọn đó hết.

Rồi một đêm, ông nảy ra một ý. Ông nghĩ tới cách mà người ta chưa từng nghĩ tới. Là dùng lời ngọt ngào thân mật và lời khen khôn khéo.

Ông viết một bức thư cho ông chủ nhiệm tờ báo Boston Herald tỏ lòng hâm mộ. Ông nói, ngày nào ông cũng đọc nó, vì tin tức đầy đủ, rõ ràng, vì báo không lợi dụng những bản tính đê tiện của quần chúng, và vì những bài xã thuyết rất giá trị. Thực là một tờ báo rất quý cho các gia đình và một trong những tờ báo ấn loát đẹp nhất tại Mỹ.

"Nhưng, - bác sĩ B. tiếp - một ông bạn thân của tôi, nói với tôi rằng, một buổi tối nọ, con gái của ông ấy đọc lớn tiếng một bài quảng cáo của một tên chuyên môn phá thai và hỏi ông ấy nghĩa vài chữ lạ: ông bạn tôi thiệt lúng túng, không biết trả lời ra sao. Tờ báo của ngài được các gia đình sang trọng nhất ở Boston đọc. Chắc trong nhiều gia đình khác đã xảy ra việc ý ngoại như trong gia đình ông bạn tôi đó. Nếu ngài có một vài cô em, chắc hẳn cũng không muốn cho các cô đọc những bài quảng cáo đó. Và nếu các cô hỏi ngài những câu hỏi về chuyện đó thì ngài sẽ trả lời ra sao?

"Tôi tiếc rằng một tờ báo rất có giá trị như báo của ngài - gần hoàn toàn về mọi phương diện - lại có cái lỗi đó làm cho cha mẹ không dám cho con cái đọc nó nữa. Chắc cả ngàn đọc giả cũng đồng ý với tôi".

Hai ngày sau, ông chủ nhiệm tờ Boston Herald viết thư trả lời ông B... Bức thư đó, ông giữ trên ba mươi năm và đưa tôi coi khi ông lại nghe lớp giảng của tôi.

Bức thư ấy, tôi chép lại đây. Thư đề ngày 13 tháng 10 năm 1904.

"Kính ông,

Nhận được thư ngày 11 tháng này của Ông, tôi đội ơn Ông lắm. Kể từ thứ hai, tôi nhất định tẩy tờ báo Herald cho hết những bài quảng cáo có hại. Những thuốc dọa thai sẽ hoàn toàn bị trừ tiệt. Còn những quảng cáo y dược có ích lợi chung, không thể nào từ chối hết được, tôi sẽ kiểm duyệt gắt gao cho nó thành ra hoàn toàn vô hại.

Tôi đã có ý định đó hồi tôi bắt đầu chủ nhiệm tờ báo Boston Herald và bức thư của Ông làm cho tôi quả quyết thi hành.

Tôi cám ơn Ông và cầu chúc Ông..."

esope, nô lệ Hi Lạp, viết những ngụ ngôn bất hủ sáu trăm năm trước Thiên Chúa giáng sinh. Nhưng những lời khuyên bảo của ông tới bây giờ vẫn còn quý không kém hồi hai mươi lăm thế kỷ trước. ánh nắng mặt trời làm cho bạn phải cởi áo ra mau hơn là một trận cuồng phong; những lời ngọt ngào, êm đềm đi sâu vào lòng người ta hơn là cơn thịnh nộ, đập bàn quát tháo.

Xin các bạn nhớ câu này của Lincoln: "Ruồi ưa mật". Vậy bạn muốn cho người khác theo ý bạn, xin bạn đừng quên quy tắc thứ tư:

"Nên ôn tồn, ngọt ngào, không nên xẵng". Khi bạn giận dữ với ai, trút được cơn thịnh nộ lên đầu người đó, bạn thấy hả dạ lắm... nhưng người ấy cảm thấy gì lúc đó? Hài lòng như bạn không? Và cái giọng gây gổ, thái độ cừu thị của bạn có làm cho người ấy muốn hòa giải với bạn không? Woodrow Wilson nói: "Nếu bạn đưa hai quả đấm ra nói chuyện với tôi, thì bạn có thể tin chắc rằng tôi cũng đưa ngay hai quả đấm ra với bạn liền. Nhưng nếu bạn nói: "Chúng ta hãy ngồi xuống đây và ôn tồn nói chuyện với nhau. Vì ý kiến chúng ta khác nhau, cho nên phải ráng tìm nguyên nhân chỗ bất đồng đó". Nếu bạn nói như vậy, thì chúng ta sẽ thấy ngay rằng ý kiến của chúng ta rút cục không khác nhau xa lắm; nhưng chỗ bất đồng ý rất ít, còn những chỗ đồng ý thì nhiều, và nếu chúng ta thiệt tình và kiên tâm muốn hòa giải với nhau thì cũng dễ". Không ai hiểu rõ sự xác đáng của những lời nói đó bằng John D.Rockefeller. Năm 1915, Rockefeller là người bị nhiều người oán nhất ở miền mỏ Colorado. Từ hai năm rồi, xứ đó bị tàn phá vì một vụ đình công làm đổ máu nhiều nhất trong nền kỹ nghệ của Mỹ. Những thợ mỏ trong Công ty Nhiên liệu và Kim thuộc ở xứ Colorado - do ông Rockefeller giám đốc - quyết liệt đòi tăng lương. Dụng cụ và nhà máy bị phá phách, người ta kêu lính tới, sinh ra một cuộc đỏ máu, và nhiều thợ đình công ngã gục dưới làn đạn. Trong tình hình khẩn trương như vậy, trong không khí bừng bừng thù oán đó, Rockefeller quyết lấy lòng và giải hòa với họ. Ông làm cách nào mà thành công? Thì đây, giải pháp của ông: Sau khi mất hàng tuần cổ động ráo riết trong đám thợ để mở sẵn con đường hòa giải, ông diễn thuyết trước đám thợ đình công. Bài diễn văn đó là một trứ tác có kết quả lạ lùng. Nó dẹp được những làn sóng thù nghịch bao vây ông, đang muốn nhận ông xuống và làm cho một số đông thợ theo ông. Ông giảng giải với họ một cách thân mật, khéo léo đến nỗi thợ đình công trở lại làm việc mà không hề nhắc tới sự xin tăng lương nữa, mặc dầu trước kia họ chiến đấu dữ tợn như thế. Dưới đây, tôi sẽ chép lại đoạn đầu bài diễn văn tuyệt khéo đó. Bạn sẽ thấy thiện cảm, nhiệt tâm và hảo ý chói lọi trong đoạn đó. Xin bạn nhớ rằng Rockefeller nói với những người mà mấy hôm trước đòi treo cổ ông cho kỳ được. Vậy mà giọng của ông dịu dàng, nhỏ nhẹ, thân mật hơn là nói với các nhà truyền giáo nữa. Trong bài đầy những câu tươi tựa hoa, như những câu này: "Tôi lấy làm vinh dạ được ở trong nhóm anh em, tôi đã lại thăm gia đình anh em, chúng ta gặp nhau ở đây như những bạn thân... tinh thần hiểu biết lẫn nhau... quyền lợi chung... tôi được tới đây là nhờ thịnh tình của anh em...". Bài diễn văn bắt đầu như vầy: "Ngày hôm nay là một ngày vinh dự trong đời tôi. Lần này là lần thứ nhất tôi được cái vui và cái may mắn gặp hết thảy những người thay mặt nhân viên trong công ty lớn của chúng ta, các vị quản lý, các vị chỉ huy, và xin anh em tin chắc rằng tôi lấy làm hân hạnh được có mặt ở đây và sẽ nhớ cuộc hội họp này suốt đời tôi. Nếu cuộc hội họp này xảy ra hai tuần lễ trước thì tôi đối với phần nhiều anh em cũng như một người dưng thôi. Nhưng vì mới vài ngày nay, tôi đã đi thăm hết các mỏ ở phương Nam, trò chuyện với các người thay mặt anh em, thăm viếng gia đình anh em, hỏi han vợ con của anh em... cho nên, hôm nay chúng ta gặp nhau ở đây, không phải như thù nghịch nhau, mà như chỗ bạn thân và chính nhờ cái tinh thần thân mến nhau đó mà tôi thấy sung sướng được bàn với anh em về quyền lợi chung của chúng ta. "Thiệt chỉ nhờ thịnh tình của anh em mà tôi được có mặt trong cuộc hội họp giữa các vị giám đốc cuả công ty và các vị thay mặt cho nhân viên, vì tôi không có cái may được ở trong nhóm trên hay nhóm dưới. Vậy mà tôi thấy tôi liên kết mật thiết với anh em, vì, tuy đại diện cho chủ nhân, nhưng tôi còn thay mặt tất cả những người làm công nữa". Nghệ thuật làm cho kẻ thù trở nên bạn thân, đến như vậy là tuyệt khéo. Ví thử Rockefeller đã lựa một chiến thuật khác, đã công kích các thợ mỏ, quát vào tai họ tất cả những lời thật làm cho họ mất lòng, dùng một giọng khó chịu như bảo họ khờ, thử hỏi họ có chịu nhận lỗi của họ không, dù lý luận của ông cực kỳ xác đáng? Và lúc đó sẽ ra sao? Lòng giận, thù và phản đối tất sẽ tăng lên! Nếu một người đối với bạn chỉ có lòng thù và ác cảm, thì có dùng đủ các lý luận, bạn cũng không thể nào dẫn dụ người đó theo quan điểm của bạn được. Những cha mẹ gắt gỏng, những ông chủ và ông chồng chuyên đoán, những bà vợ hay gây gổ phải hiểu rằng ai cũng muốn khư khư giữ lấy ý kiến của mình, không bao giờ dùng võ lực mà bắt buộc được họ phải đồng ý kiến với ta. Trái lại, phải dùng lời lẽ ngọt ngào và tấm lòng thân mến, rất ngọt ngào và rất thân mến. Cách đây gần một thế kỷ, Lincoln nói: "Một câu châm ngôn cổ nói: "Ruồi ưa mật". Chẳng những ruồi mà người cũng vậy. Muốn cho một người theo ý ta, thì trước hết ta phải làm cho người đó tin rằng ta là một bạn thân thiết thành thật của họ đã. Lời ngọt ngào sẽ chiếm nổi trái tim họ và do trái tim, ta sẽ thắng được lý trí của họ". Các ông chủ xí nghiệp biết rằng tỏ đại độ với thợ đình công là có lợi cho mình. Cho nên khi hai ngàn năm trăm người thợ công ty "Bạch Xa" đình công để đòi tăng lương và quyền lập nghiệp đoàn, ông Giám đốc công ty đó là ông A.F. Black đã không giận dữ, chửi, dọa, áp chế, mắng họ là cộng sản, mà lại còn nịnh họ nữa, khen họ trên mặt báo rằng họ có thái độ ôn hòa. Thấy đoàn đình công tự vệ không có việc làm, ông biểu họ găng bao tay và những trái cầu để họ tiêu khiển. Lòng tốt của ông có kết quả là khuyến khích những người có hảo ý. Rồi thì thợ đình công mượn chổi, leng, xe bò, quét tước chung quanh xưởng, lượm giấy vụn, tàn thuốc, tàn quẹt trên đất. Các bạn thử tưởng tượng điều đó! Thợ vừa quét xưởng vừa phấn đấu để đòi hỏi này nọ. Trong lịch sử giông tố của kỹ nghệ Mỹ, suốt mấy trăm năm chưa hề thấy lần nào như vậy. Được một tuần, chủ và thợ hòa giải với nhau và đình công chấm dứt trong một không khí êm đềm và thân mật. Vừa đẹp trai, vừa hùng hồn, Daniel Webster là một trong những luật sư nổi danh nhất thời ông. Nhưng dù lý lẽ của ông diễn ra mạnh mẽ tới đâu, ông cũng không quên nói thêm những lời lịch sự êm dịu này: "Quyền định đoạt về ngài Bồi thẩm", "Thưa các ngài, điều này có lẽ đáng cho ta suy nghĩ...", "Đây là vài việc xảy ra mà tôi mong rằng các ngài đừng bỏ qua...", "Hiểu rõ lòng người như các ngài, chắc các ngài sẽ dễ dàng thấy ý nghĩa của những hành vi đó...!". Cứ ngọt ngào, không tốn sức mà làm cho các ông tòa phải theo ý kiến ông. Ông giàu có nhờ giọng êm ái, ôn tồn, thân mật của ông. Chúng ta có lẽ không bao giờ có cơ hội hòa giải một vụ đình công, hoặc hùng biện ở tòa, nhưng có nhiều trường hợp khác mà phương pháp trên kia giúp ích cho ta được. Biết đâu một ngày kia ta chẳng lâm ở trong trường hợp ông Straub, xin người chủ nhà tham lam của ông hạ tiền mướn nhà của ông xuống. Ông Straub, theo học lớp giảng của chúng tôi, kể chuyện: "Tôi viết thư cho người chủ nhà, báo trước rằng hết hạn trong giao kèo, tôi sẽ dọn đi nơi khác. Thiệt ra tôi không có ý đi đâu hết, nhưng tôi mong rằng lời dọa đó có lẽ làm cho ông ta chịu hạ tiền mướn nhà của tôi xuống. Nhưng ít hy vọng thành công; nhiều người khác mướn nhà cũng đã làm thử như tôi và đều thất bại hết: họ nói con người đó ráo riết lắm. Tôi tự nhủ: Bây giờ là lúc nên đem thi hành khoa học mà ta đương học đây. "Nhận được thư của tôi, ông ta lại nhà tôi liền, theo sau có người thư ký. Tôi ra tận cửa, đón ông, vô cùng niềm nở. Tôi không đả động gì tới tiền mướn nhà hết. Tôi bắt đầu khoe căn tôi ở đẹp, tôi thích ở đó lắm, tôi không tiếc lời khen. Tôi khen ông ta khéo quản lý căn phố đó và kết luận rằng: Tôi muốn ở thêm một năm nữa, nhưng không đủ tiền trả. Rõ ràng tôi thấy ông ta chưa hề được người mướn nhà nào nói với ông bằng cái giọng đó. Ông ta không biết nghĩ làm sao hết. Ông ta bèn kể nỗi lo phiền của ông. Người mướn nhà luôn luôn kêu nài. Có một người gửi cho ông mười bốn bức thư mà nhiều bức chửi ông hẳn hoi; một người khác lại dọa trả lại phố, nếu ông không có cách nào cấm người mướn từng trên ngay ban đêm! Ông ấy nói: Gặp được người như tôi vui làm sao! Rồi không cầu xin ông, ông cũng tự hạ tiền mướn xuống một chút. Tôi xin hạ xuống nhiều hơn nữa... Ông ta bằng lòng liền. "Nếu tôi dùng phương pháp của những người mướn phố khác, chắc chắn tôi đã thất bại như họ. Tôi thành công nhờ thái độ nhũn nhặn, thân mật, hiểu biết của tôi". Đây là một thí dụ khác. Bà Dorothy Fay thuộc phái thượng lưu ở Long island kể rằng: "Mới rồi, tôi mời vài người bạn lại dùng bữa trưa với tôi. Cuộc hội họp đó đối với tôi quan trọng lắm và tất nhiên là tôi muốn sự tiếp đãi được hoàn toàn chu đáo. Thường thường trong những dịp long trọng như vậy, tôi mướn anh hầu bàn Emile lo toan giúp tôi. Nhưng hôm ấy, anh Emile tới không được, mặc dầu tôi có dặn trước. Anh cho một người phụ việc lại thế. Thiệt là tai hại! Anh phụ việc đó chẳng biết chút chi về khoa hầu bàn cả. Bà khách quý nhất của tôi, đáng lẽ phải đưa món ăn mời trước, thì anh lại nhất định mời sau cùng... Có một lúc, anh dâng bà ta một món rau cần, rau chỉ có chút xíu, mà dọn vô một cái đĩa đại hải. Thịt thì dai, khoai thì nát. Thiệt là nhục nhã, tôi giận lắm. Ráng sức lắm mới giữ được nụ cười trong cả bữa tiệc mà tôi đau khổ như bị hành hình vậy. Nhưng tôi tự nhủ: "Anh Emile, anh đợi khi nào tôi gặp anh, tôi sẽ cho anh một trận". Nhưng ngay tối hôm đáng ghi nhớ đó, tôi được dự thính một buổi diễn thuyết về nghệ thuật dẫn dụ người và tôi hiểu rằng có rầy anh Emile cũng vô ích, chỉ làm cho anh ấy giận oán tôi và không muốn hầu việc giúp tôi nữa. Tôi ráng tự đặt tôi vào địa vị anh và thấy rằng anh không chịu trách nhiệm trong bữa tiệc đó, vì không phải anh đi chợ, cũng không phải anh nấu món ăn. Người phụ của anh vụng dại, đâu phải lỗi của anh. Có lẽ vì giận dữ mà tôi đã xét anh vội vàng quá, nghiêm khắc quá. Cho nên đáng lẽ buộc tội anh, tôi định thay đổi thái độ mà khoan hồng với anh và tôi đã thành công rực rỡ. Hôm sau tôi gặp anh, vẻ mặt buồn tẻ nhưng có vẻ sẵn sàng để tự bào chữa. Tôi bảo: "Này, anh Emile... tôi muốn anh hiểu rằng khi tôi đãi khách, tôi rất cần có anh giúp tay tôi. Anh là người hầu bàn khéo nhất tỉnh Nữu Ước này... Tôi hiểu, hôm trước không phải anh trông nom bữa tiệc. Anh không có lỗi chi hết...". Mây mù tan hết. Anh Emile mỉm cười, đáp: - Thưa bà, quả vậy. Bữa tiệc đó hỏng là lỗi tại đầu bếp chứ không tại tôi. Tôi tiếp: - Anh Emile, tôi tính thết vài bữa tiệc nữa. Tôi muốn hỏi ý kiến anh. Anh nghĩ tôi có nên giữ chị đầu bếp không? - Thưa bà, nên lắm chứ. Sự đáng tiếc lần trước, chắc chắn không xảy ra nữa đâu. Tuần sau, tôi đãi khách bữa trưa. Anh Emile và tôi định thực đơn. Khi khách khứa tới thì trên bàn trưng đầy bông hồng rực rỡ. Anh Emile săn sóc đủ mọi bề. Giá tôi có thết tiệc một vị Hoàng hậu thì anh cũng tận tâm đến vậy là cùng. Món ăn nấu rất khéo và dâng lên còn nóng hổi. Công việc hầu khách thật là hoàn toàn. Anh dắt bốn người phụ lại hầu khách chứ không phải một người như thường lệ. Cuối bữa, đích thân anh dâng khách một món tráng miệng thiệt ngon. Khi ra về, bà khách quý nhất của tôi hỏi: "Bà có thuật gì mà người hầu tận tâm và khéo léo như vậy?". Bà ấy nói đúng. Tôi có thuật lạ là biết dùng lời lẽ ôn tồn và những lời khen thành thật". Đã lâu lắm, khi tôi còn là một đứa nhỏ chạy chân không qua những khu rừng để tới trường học làng tại miền Missouri; một hôm, tôi đọc một bài ngụ ngôn về mặt trời và gió. Gió khoe gió mạnh, mặt trời khoe mặt trời mạnh. Gió nói: "Tôi sẽ làm cho anh thấy rằng tôi mạnh hơn anh. Anh thấy ông già ở dưới trần kia không? Tôi cá với anh, xem hai ta, ai sẽ làm cho lão đó phải tốc áo ra trước hết". Tức thì mặt trời biến sau đám mây và gió bắt đầu thổi mạnh như bão. Nhưng càng thổi mạnh thì lão già càng bó chặt áo vào mình. Sau cùng, gió mệt phải ngừng. Lúc đó mặt trời ở sau đám mây ló ra, tươi tỉnh cười với khách bộ hành. Một lát, thấy nóng quá, lão già lau mồ hôi trán và cởi áo. Mặt trời mới nói cho gió hiểu rằng: "Dịu dàng và thân yêu bao giờ cũng mạnh hơn vũ lực và giận dữ". Trong khi cậu học trò đọc bài ngụ ngôn đó tại một nơi rất xa làng cậu ở, thì tại tỉnh Boston mà hồi đó tôi không có hy vọng gì đi tới được, xảy ra một chuyện chứng minh chân lý dạy trong bài ấy. Câu chuyện đó, ba chục năm sau, nghĩa là mới đây, bác sĩ A.H.B. theo học lớp giảng của tôi, kể lại cho tôi nghe như sau này: "Hồi đó, những tờ báo ở Boston đăng đầy những quảng cáo của bọn lang băm và của bọn cô mụ vườn mà môn thuốc và cách đỡ đẻ của họ đã làm cho nhiều người nguy tánh mạng. Vài cô mụ đó bị bắt, nhưng nhờ vận động với vài nhà chính trị, họ chỉ bị phạt một số tiền nhỏ thôi. Mối phẫn uất dữ dội tới nỗi những người lương thiện ở Boston nổi cả dậy, la ó, còn các vị mục sư đăng đàn mạt sát các báo, cầu Chúa trừng trị những con buôn nhớp nhúa đó đi. Dân gian kêu nài đủ cách mà vô hiệu. Vụ ấy đưa lên tới nghị viện, bàn cãi sôi nổi, nhưng rút cục cũng vì sự thối nát trong chính giới mà bị ém nhẹm đi. Bác sĩ B. là hội trưởng hội "Công giáo" của châu thành Boston, được bạn bè giúp đỡ, ông dùng đủ cách bài trừ, nhưng than ôi! Không có kết quả chi hết; không hy vọng gì trừ được bọn đó hết. Rồi một đêm, ông nảy ra một ý. Ông nghĩ tới cách mà người ta chưa từng nghĩ tới. Là dùng lời ngọt ngào thân mật và lời khen khôn khéo. Ông viết một bức thư cho ông chủ nhiệm tờ báo Boston Herald tỏ lòng hâm mộ. Ông nói, ngày nào ông cũng đọc nó, vì tin tức đầy đủ, rõ ràng, vì báo không lợi dụng những bản tính đê tiện của quần chúng, và vì những bài xã thuyết rất giá trị. Thực là một tờ báo rất quý cho các gia đình và một trong những tờ báo ấn loát đẹp nhất tại Mỹ. "Nhưng, - bác sĩ B. tiếp - một ông bạn thân của tôi, nói với tôi rằng, một buổi tối nọ, con gái của ông ấy đọc lớn tiếng một bài quảng cáo của một tên chuyên môn phá thai và hỏi ông ấy nghĩa vài chữ lạ: ông bạn tôi thiệt lúng túng, không biết trả lời ra sao. Tờ báo của ngài được các gia đình sang trọng nhất ở Boston đọc. Chắc trong nhiều gia đình khác đã xảy ra việc ý ngoại như trong gia đình ông bạn tôi đó. Nếu ngài có một vài cô em, chắc hẳn cũng không muốn cho các cô đọc những bài quảng cáo đó. Và nếu các cô hỏi ngài những câu hỏi về chuyện đó thì ngài sẽ trả lời ra sao? "Tôi tiếc rằng một tờ báo rất có giá trị như báo của ngài - gần hoàn toàn về mọi phương diện - lại có cái lỗi đó làm cho cha mẹ không dám cho con cái đọc nó nữa. Chắc cả ngàn đọc giả cũng đồng ý với tôi". Hai ngày sau, ông chủ nhiệm tờ Boston Herald viết thư trả lời ông B... Bức thư đó, ông giữ trên ba mươi năm và đưa tôi coi khi ông lại nghe lớp giảng của tôi. Bức thư ấy, tôi chép lại đây. Thư đề ngày 13 tháng 10 năm 1904. "Kính ông, Nhận được thư ngày 11 tháng này của Ông, tôi đội ơn Ông lắm. Kể từ thứ hai, tôi nhất định tẩy tờ báo Herald cho hết những bài quảng cáo có hại. Những thuốc dọa thai sẽ hoàn toàn bị trừ tiệt. Còn những quảng cáo y dược có ích lợi chung, không thể nào từ chối hết được, tôi sẽ kiểm duyệt gắt gao cho nó thành ra hoàn toàn vô hại. Tôi đã có ý định đó hồi tôi bắt đầu chủ nhiệm tờ báo Boston Herald và bức thư của Ông làm cho tôi quả quyết thi hành. Tôi cám ơn Ông và cầu chúc Ông..." esope, nô lệ Hi Lạp, viết những ngụ ngôn bất hủ sáu trăm năm trước Thiên Chúa giáng sinh. Nhưng những lời khuyên bảo của ông tới bây giờ vẫn còn quý không kém hồi hai mươi lăm thế kỷ trước. ánh nắng mặt trời làm cho bạn phải cởi áo ra mau hơn là một trận cuồng phong; những lời ngọt ngào, êm đềm đi sâu vào lòng người ta hơn là cơn thịnh nộ, đập bàn quát tháo. Xin các bạn nhớ câu này của Lincoln: "Ruồi ưa mật". Vậy bạn muốn cho người khác theo ý bạn, xin bạn đừng quên quy tắc thứ tư: "Nên ôn tồn, ngọt ngào, không nên xẵng".

Chia sẻ
Loading...
Loading...
Loading...
Chia sẻ
Danh sách chương
Loading...
Loading...
Loading...
Thể loại
Tìm kiếm
Loading...
Loading...
Loading...
Lọc truyện