Phần 4 - Chương 4
Đừng ra lệnh
Một người, trong ba năm làm việc chung một phòng với nhà kinh tế học trứ danh Owen D. Young, người đã lập ra kế hoạch Young, nói rằng không hề nghe thấy ông ra lệnh cho ai hết. Ông Young chỉ bảo, đề nghị, tuyệt nhiên không truyền lệnh. Chẳng hạn không khi nào ông nói: "Làm cái này", "Làm cái kia...", "Đừng làm cái này hay cái kia". Không, ông nói: "Thầy có thể nghiên cứu việc này được...", "Thầy cho rằng như vậy nên không?". Sau khi đọc cho người ta đánh máy một bức thư, ông thường hỏi các người giúp việc ông: "Như vậy được không? Khi người giúp việc trình ông bản thảo một bức thư để xin ông sửa cho, ông chỉ bảo: "Có lẽ nên sửa lại câu này như vầy...".
Luôn luôn ông để cho những người giúp việc ông có nhiều sáng kiến, không bao giờ ông tỏ vẻ bắt buộc họ làm việc này việc nọ theo ý ông, mà ông để họ hành động theo ý họ. Nếu họ lầm lẫn thì là một cơ hội cho họ tự cải.
Một cách đối đãi như vậy làm cho người ta vui lòng tự sửa mình. Lại không làm thương tổn lòng tự ái của người ta, cho người ta nhận thấy sự quan trọng của người ta và như vậy người ta sẽ vui lòng cộng tác với mình, không phản đối mình.
Vậy quy tắc thứ 4 để sửa lỗi người mà không làm cho họ phật ý, giận dữ là:
"Đừng ra lệnh. Dùng cách đặt câu hỏi để khuyên bảo người ta". Một người, trong ba năm làm việc chung một phòng với nhà kinh tế học trứ danh Owen D. Young, người đã lập ra kế hoạch Young, nói rằng không hề nghe thấy ông ra lệnh cho ai hết. Ông Young chỉ bảo, đề nghị, tuyệt nhiên không truyền lệnh. Chẳng hạn không khi nào ông nói: "Làm cái này", "Làm cái kia...", "Đừng làm cái này hay cái kia". Không, ông nói: "Thầy có thể nghiên cứu việc này được...", "Thầy cho rằng như vậy nên không?". Sau khi đọc cho người ta đánh máy một bức thư, ông thường hỏi các người giúp việc ông: "Như vậy được không? Khi người giúp việc trình ông bản thảo một bức thư để xin ông sửa cho, ông chỉ bảo: "Có lẽ nên sửa lại câu này như vầy...". Luôn luôn ông để cho những người giúp việc ông có nhiều sáng kiến, không bao giờ ông tỏ vẻ bắt buộc họ làm việc này việc nọ theo ý ông, mà ông để họ hành động theo ý họ. Nếu họ lầm lẫn thì là một cơ hội cho họ tự cải. Một cách đối đãi như vậy làm cho người ta vui lòng tự sửa mình. Lại không làm thương tổn lòng tự ái của người ta, cho người ta nhận thấy sự quan trọng của người ta và như vậy người ta sẽ vui lòng cộng tác với mình, không phản đối mình. Vậy quy tắc thứ 4 để sửa lỗi người mà không làm cho họ phật ý, giận dữ là: "Đừng ra lệnh. Dùng cách đặt câu hỏi để khuyên bảo người ta".