Phần 6 - Chương 3

Thương nhau chín bỏ làm mười

Kẻ thù dữ tợn nhất về chính trị của Disraeli là Gladstone. Cả hai đều trái ngược nhau về mọi phương diện, nhưng có chỗ này giống nhau: Hạnh phúc hoàn toàn trong gia đình.

William và Catherine Gladstone sống chung với nhau 59 năm, lúc nào cũng quyến luyến nhau. Tôi thích tưởng tượng cảnh Gladstone, cụ Thượng nghiêm trang nhất của nước Anh, mà cầm tay vợ, nhảy múa với bà trước lò sưởi, ca:

Chồng rách rưới, vợ lang thang

Buồn vui tranh đấu trên đàng cùng nhau.

Gladstone, về chính trị, là một kẻ thù ghê gớm cho phe đối lập, nhưng ở trong nhà, ông không bao giờ khiển trách ai hết. Sáng dậy, ông xuống nhà dưới, thấy phòng ăn vắng ngắt vì cả nhà còn ngủ, ông ca một điệu bí mật, luôn luôn một điệu đó, để nhắc rằng người bận việc nhất ở nước Anh ngồi ở nhà dưới một mình, đợi người ta dọn điểm tâm cho ông. Rất khôn khéo và lễ phép, ông không bao giờ chỉ trích việc nhà cửa hết.

Đó cũng là thuật mà Nga hoàng Catherine dùng Bà trị vì một đế quốc lớn nhất thế giới từ cổ tới kim, có quyền sinh sát cả triệu thần dân, và cầm quyền một cách độc ác và độc đoán, làm phí biết bao sinh mạng trong những chiến tranh vô ích và đem bắn cả trăm kẻ thù, không thương hại chút chi hết. Nhưng, khi vì rủi ro, người bếp làm cháy món thịt quay thì bà đã không phàn nàn, còn vui vẻ tha thứ mà ăn. Những đức lang quân ở Mỹ nên noi gương bà.

Dorothy Dix mà ai cũng phải công nhận rằng rất thâm hiểu những vấn đề về hôn nhân, nói rằng: "Già nửa những cuộc hôn nhân đã thất bại lớn". Bà nói thêm: "Biết bao chiếc thuyền tình chở đầy hy vọng mà sau cùng phải tan tành dưới chân mỏm đá bến Reno, chỉ do cái thói vô ích và tai hại vợ chồng chỉ trích lẫn nhau".

Vậy, muốn giữ hạnh phúc trong gia đình xin bạn nhớ quy tắc thứ ba:

Đừng chỉ trích

Bạn có khi muốn rầy cháu nhỏ. Bạn tưởng tôi sẽ khuyên bạn "Không nên" sao? Thưa không! Tôi chỉ khuyên bạn điều này. Trước khi rầy nó, xin bạn đọc bức thư sau này của văn sĩ Livingstone Larnod. Bức thư đó ông viết cho con ông và đã làm cho hết thảy những người đọc rung động tơ lòng đến nỗi được hàng trăm tạp chí và nhật báo đăng lại, được đài vô tuyến điện truyền thanh biết bao lần và được dịch ra không biết bao nhiêu thứ tiếng. Nhan đề đoạn đó là: "Làm cha nên nhớ...". Thiệt là một cha thú tội với con, âu yếm cảm động và thân mật!

"Con ơi!... con ngủ, má đỏ kề trên tay, tóc mây dính trên trán. Cha mới lén vào phòng con... Cha muốn thú tội với con: lúc nãy trong khi cha đọc báo bên phong sách, đợt sóng hối hận xâm chiếm tâm hồn cha. Cha đã hỏi nghiêm khắc với con hôm nay. Sáng ngày, trong khi con sửa soạn sách vở đi học, cha đã rầy con vì con chỉ quệt chiếc khăn ướt lên đầu mũi con thoi, cha đã mắng con vì giày con không đánh bóng, cha đã la khi con liệng đồ chơi của con xuống đất.

Trong lúc điểm tâm cha lại khiển trách con nữa: con đánh đổ sữa, con nuốt vội mà không nhai, con tì khuỷu tay lên bàn, con phết bơ lên bánh nhiều quá... Khi ra đi, con quay lại và chào cha: "Thưa cha, con đi!". Và cha đã cau mày: "Ngay người lên!".

Buổi tối, vẫn điệu đó. ở sở về, cha rình con ở ngoài đường. Con chơi bi, đầu gối quỳ lên cát, vớ rách hở cả thịt ra. Cha đã làm nhục con trước bạn bè, vì bắt con đi trước mặt cha cho tới nhà... "Vớ đắt tiền, nếu mày có phải bỏ tiền ra mua, mày mới tiếc của mà giữ gìn nó!". (Con thử tưởng tượng, có ai, cha mà mắng con như vậy không?).

Rồi con nhớ không? Tối đến, trong khi cha đọc sách, con rón rén vào phòng giấy cha, vẻ đau khổ lắm. Cha ngửng lên, giọng bất bình hỏi: "Cái gì?".

Con không trả lời chi hết, nhưng trong một lúc xúc động không chống lại được, con chạy lại cha, bá cổ cha, ôm cha với tình sùng bái cảm động mà Trời Phật đã làm nảy nở trong lòng con, mà sự lạnh lùng của cha không làm cho héo được... Rồi thì con chạy lên cầu thang.

Này con, chính lúc đó cuốn sách ở tay cha rớt xuống và một nỗi sợ ghê gớm xâm chiếm cha. Cái thói hay chỉ trích, trách mắng đã làm cho cha thành như vậy đó, thành một người cha gắt gỏng. Cha đã phạt con vì con còn con nít mà cha bắt con làm như người lớn. Không phải cha không thương con đâu, nhưng cha đã đòi hỏi ở tuổi thơ của con nhiều quá, cha đã xét con theo tuổi nhiều kinh nghiệm của cha.

Mà tâm hồn con đại lượng, cao thượng, trung trực biết bao! Trái tim nhỏ của con mênh mông như bình minh ló sau rặng đồi. Chỉ một sự hăm hở tự nhiên lại hôn cha trước khi đi ngủ, đủ chứng điều đó. Thôi, cha con mình quên hết những chuyện khác đi... Tối nay cha hối hận lắm, lại ngồi nép bên giường con.

Cha biết nếu con có nghe được những lời cha thú với con đây thì con cũng chẳng hiểu chi. Nhưng, ngày mai, con sẽ thấy, cha sẽ thiệt là một người cha; cha sẽ là bạn của con, con cười cha sẽ cười, con khóc cha sẽ khóc. Và nếu cha có muốn rầy con thì cha sẽ mím chặt môi, và sẽ lặp đi lặp lại, như trong kinh:

- Con chỉ là một đứa nhỏ... một đứa nhỏ!

Cha có lỗi. Cha đã coi con như người lớn. Bây giờ nhìn con nằm trong giường nhỏ của con, mỏi mệt, trơ trọi, cha biết rõ rằng con chỉ là một em bé.

Mới hôm qua, con còn nằm trong tay mẹ, ngả đầu trên vai mẹ con... Cha đã đòi hỏi con nhiều quá... Nhiều quá lắm...". Kẻ thù dữ tợn nhất về chính trị của Disraeli là Gladstone. Cả hai đều trái ngược nhau về mọi phương diện, nhưng có chỗ này giống nhau: Hạnh phúc hoàn toàn trong gia đình. William và Catherine Gladstone sống chung với nhau 59 năm, lúc nào cũng quyến luyến nhau. Tôi thích tưởng tượng cảnh Gladstone, cụ Thượng nghiêm trang nhất của nước Anh, mà cầm tay vợ, nhảy múa với bà trước lò sưởi, ca: Chồng rách rưới, vợ lang thang Buồn vui tranh đấu trên đàng cùng nhau. Gladstone, về chính trị, là một kẻ thù ghê gớm cho phe đối lập, nhưng ở trong nhà, ông không bao giờ khiển trách ai hết. Sáng dậy, ông xuống nhà dưới, thấy phòng ăn vắng ngắt vì cả nhà còn ngủ, ông ca một điệu bí mật, luôn luôn một điệu đó, để nhắc rằng người bận việc nhất ở nước Anh ngồi ở nhà dưới một mình, đợi người ta dọn điểm tâm cho ông. Rất khôn khéo và lễ phép, ông không bao giờ chỉ trích việc nhà cửa hết. Đó cũng là thuật mà Nga hoàng Catherine dùng Bà trị vì một đế quốc lớn nhất thế giới từ cổ tới kim, có quyền sinh sát cả triệu thần dân, và cầm quyền một cách độc ác và độc đoán, làm phí biết bao sinh mạng trong những chiến tranh vô ích và đem bắn cả trăm kẻ thù, không thương hại chút chi hết. Nhưng, khi vì rủi ro, người bếp làm cháy món thịt quay thì bà đã không phàn nàn, còn vui vẻ tha thứ mà ăn. Những đức lang quân ở Mỹ nên noi gương bà. Dorothy Dix mà ai cũng phải công nhận rằng rất thâm hiểu những vấn đề về hôn nhân, nói rằng: "Già nửa những cuộc hôn nhân đã thất bại lớn". Bà nói thêm: "Biết bao chiếc thuyền tình chở đầy hy vọng mà sau cùng phải tan tành dưới chân mỏm đá bến Reno, chỉ do cái thói vô ích và tai hại vợ chồng chỉ trích lẫn nhau". Vậy, muốn giữ hạnh phúc trong gia đình xin bạn nhớ quy tắc thứ ba: Đừng chỉ trích Bạn có khi muốn rầy cháu nhỏ. Bạn tưởng tôi sẽ khuyên bạn "Không nên" sao? Thưa không! Tôi chỉ khuyên bạn điều này. Trước khi rầy nó, xin bạn đọc bức thư sau này của văn sĩ Livingstone Larnod. Bức thư đó ông viết cho con ông và đã làm cho hết thảy những người đọc rung động tơ lòng đến nỗi được hàng trăm tạp chí và nhật báo đăng lại, được đài vô tuyến điện truyền thanh biết bao lần và được dịch ra không biết bao nhiêu thứ tiếng. Nhan đề đoạn đó là: "Làm cha nên nhớ...". Thiệt là một cha thú tội với con, âu yếm cảm động và thân mật! "Con ơi!... con ngủ, má đỏ kề trên tay, tóc mây dính trên trán. Cha mới lén vào phòng con... Cha muốn thú tội với con: lúc nãy trong khi cha đọc báo bên phong sách, đợt sóng hối hận xâm chiếm tâm hồn cha. Cha đã hỏi nghiêm khắc với con hôm nay. Sáng ngày, trong khi con sửa soạn sách vở đi học, cha đã rầy con vì con chỉ quệt chiếc khăn ướt lên đầu mũi con thoi, cha đã mắng con vì giày con không đánh bóng, cha đã la khi con liệng đồ chơi của con xuống đất. Trong lúc điểm tâm cha lại khiển trách con nữa: con đánh đổ sữa, con nuốt vội mà không nhai, con tì khuỷu tay lên bàn, con phết bơ lên bánh nhiều quá... Khi ra đi, con quay lại và chào cha: "Thưa cha, con đi!". Và cha đã cau mày: "Ngay người lên!". Buổi tối, vẫn điệu đó. ở sở về, cha rình con ở ngoài đường. Con chơi bi, đầu gối quỳ lên cát, vớ rách hở cả thịt ra. Cha đã làm nhục con trước bạn bè, vì bắt con đi trước mặt cha cho tới nhà... "Vớ đắt tiền, nếu mày có phải bỏ tiền ra mua, mày mới tiếc của mà giữ gìn nó!". (Con thử tưởng tượng, có ai, cha mà mắng con như vậy không?). Rồi con nhớ không? Tối đến, trong khi cha đọc sách, con rón rén vào phòng giấy cha, vẻ đau khổ lắm. Cha ngửng lên, giọng bất bình hỏi: "Cái gì?". Con không trả lời chi hết, nhưng trong một lúc xúc động không chống lại được, con chạy lại cha, bá cổ cha, ôm cha với tình sùng bái cảm động mà Trời Phật đã làm nảy nở trong lòng con, mà sự lạnh lùng của cha không làm cho héo được... Rồi thì con chạy lên cầu thang. Này con, chính lúc đó cuốn sách ở tay cha rớt xuống và một nỗi sợ ghê gớm xâm chiếm cha. Cái thói hay chỉ trích, trách mắng đã làm cho cha thành như vậy đó, thành một người cha gắt gỏng. Cha đã phạt con vì con còn con nít mà cha bắt con làm như người lớn. Không phải cha không thương con đâu, nhưng cha đã đòi hỏi ở tuổi thơ của con nhiều quá, cha đã xét con theo tuổi nhiều kinh nghiệm của cha. Mà tâm hồn con đại lượng, cao thượng, trung trực biết bao! Trái tim nhỏ của con mênh mông như bình minh ló sau rặng đồi. Chỉ một sự hăm hở tự nhiên lại hôn cha trước khi đi ngủ, đủ chứng điều đó. Thôi, cha con mình quên hết những chuyện khác đi... Tối nay cha hối hận lắm, lại ngồi nép bên giường con. Cha biết nếu con có nghe được những lời cha thú với con đây thì con cũng chẳng hiểu chi. Nhưng, ngày mai, con sẽ thấy, cha sẽ thiệt là một người cha; cha sẽ là bạn của con, con cười cha sẽ cười, con khóc cha sẽ khóc. Và nếu cha có muốn rầy con thì cha sẽ mím chặt môi, và sẽ lặp đi lặp lại, như trong kinh: - Con chỉ là một đứa nhỏ... một đứa nhỏ! Cha có lỗi. Cha đã coi con như người lớn. Bây giờ nhìn con nằm trong giường nhỏ của con, mỏi mệt, trơ trọi, cha biết rõ rằng con chỉ là một em bé. Mới hôm qua, con còn nằm trong tay mẹ, ngả đầu trên vai mẹ con... Cha đã đòi hỏi con nhiều quá... Nhiều quá lắm...".

Chia sẻ
Loading...
Loading...
Loading...
Chia sẻ
Danh sách chương
Loading...
Loading...
Loading...
Thể loại
Tìm kiếm
Loading...
Loading...
Loading...
Lọc truyện