Ngoại Truyện: “Tâm Sự Đời Ông Chú”

- Dọn dẹp cho xong mớ rác trước sân chưa Long?

Tiếng chú Lâm thét gào như heo chọc tiết từ trong nhà gọi tôi:

- Dạ con nghe rồi ông tổ!, đang quét sân đây này, khổ quá đê… trợ lý thầy bùa mà như ô sin thế lày…

- Mày cằn nhằn cái gì đấy?

- Dạ không ạ! Hì hì, con khen chú đẹp trai vãi cả chưởng luôn ạ.

- Mau quét cho nhanh rồi vô trong phụ chú bưng đồ cúng nè.

- Dạ!

Vậy đó các bác ạ! như thường lệ, mọi năm chú Lâm về thăm tôi là y như rằng ổng sai vặt tôi đủ thứ, nhưng mà tụ chung lại vẫn là muốn làm giỗ cho ông T ở nhà tôi thôi, vì nếu cúng ở nhà tôi thì đồ cúng này kia tôi đều lo cả, kể ra cũng uất ức lắm các bác ạ nhưng rồi nghĩ lại thì dù sao ông T cũng là một người tôi kính trọng, cho nên tốn ít tiền mỗi năm làm giỗ cho sư phụ của chú Lâm cũng không sao cả, chỉ là thấy việc đó đáng ra phải nên để cho ổng tự làm từ a đến z mới gọi là phải đạo chứ đúng không các bác.

Cứ thế làm quần quật đến giữa ban trưa, chú Lâm tự dưng đem ra một mâm đồ cúng rất thịnh soạn khác đặt ngay giữa sân, thấy lạ nên tôi cất lời hỏi:

- Ủa chú đem ra ngoài sân nguyên mâm cúng to đùng chi vậy chú Lâm?

Ổng vừa cậm cụi bày biện vừa đáp:

- Khao quân.

- Khao quân? Là gì?

Vừa đốt xong nén nhang, chú Lâm cầm trên tay đi đến chỗ tôi rồi nhẹ nhàng cú vào đầu tôi một phát:

- Ui da!

- Thì là bày mâm đãi mấy đứa lính thôi.

- Chú lại xạo nữa! Từ sáng giờ con có thấy thằng mắt ma nào ngoài thằng cà lăm đang ngồi chình ình trong nhà ăn giỗ cùng nhà mình đâu chú.

- Chú mày có điên không? Tao đãi người trần mắt thịt thì đem nhang với lư hương ra để làm gì? Đãi người âm mới dùng đến nhang đèn đấy, có vậy cũng hỏi nữa.

- Ơ thế chú cũng có đệ tử là người âm cơ ạ?

Cắm xong nén nhang vào lư hương, chú Lâm quay mặt sang lườm tôi:

- Thôi mệt quá! Cúng cho âm binh được chưa? Chú mày sao hỏi lắm thế, qua đây mà phụ cho nhanh đi còn đứng đó nữa.

Vài phút sau khi sắp xếp xong, đứng trước những nén nhang nghi ngút khói bay, chú đọc nguyên một lượt văn tế gọi âm binh về để nhận lễ. Ngay khi vừa đọc xong dù không thấy nhưng tôi vẫn nghe được những âm thanh hỗn tạp văng vẳng đâu đó, gió bay nhè nhẹ trước mặt tôi, những cành cây kiểng quanh sân cứ như được gió mà đu đưa qua lại không ngừng, trong phút chốc chú Lâm kêu tôi lùi lại sau chú một chút, bởi vì dù âm binh nghe lệnh chú Lâm nhưng chú từng nói với tôi rằng.

“âm binh biết nuôi thì cũng dễ nhưng rồi đến một lúc nào đó tuổi già sức yếu sẽ dễ bị vật lại lắm”

Cho nên chú thường hay bảo với tôi rằng biết thì biết theo lý thuyết thôi chứ đừng dấn thân vào cái nghề thầy bà làm chi cho khổ, là nghiệp chứ không phải là duyên, đứng một hồi lâu tôi mới hỏi tiếp.

- Làm thầy phủ thủy biết bao lâu rồi, thực ra đến bây giờ con cũng chưa biết là chú làm cái nghề này là vì cái gì nữa? Nếu biết là nó khó khăn, sóng gió trăm bề sao chú vẫn cứ bước vào chốn thị phi đó?

Chú Lâm ngước mặt lên trời nhìn xa xăm rồi thở dài:

- Người ta làm vì cái duyên cái nghiệp, còn chú của mày làm là vì đam mê thôi.

- Quát đờ con heo mập! Chú đùa ư?

- Chú có bao giờ đùa với mày chưa? Tất nhiên là thật rồi, chú đam mê từ nhỏ rồi, nhớ hồi còn nhỏ đi bắt ma cùng với thằng Dương, chú đã có một cái cảm giác rất là thích thú với cái thế giới ấy, nhiều khi ăn nằm với thằng Dương…

- Có luôn hả chú?

- À không! Ý là anh em cùng nhau sát cánh ấy, chú đã nghiệm ra nhiều điều hay, vả lại thoát chết cũng không biết bao nhiêu lần nếu không nhờ thằng Dương với ông T thì cũng sớm lên bảng đếm số từ lâu rồi.

- Thì ra là vậy! Chả trách sao chú lại tận tâm với ông T và thân thiết với bác Dương như thế.

Hai chú cháu nói chuyện rôm rả đến tận chiều tối mới dứt.

Có đôi khi chú Lâm nhà tôi hơi lầy và bựa bựa vậy chứ nhiều khi chú cũng nội tâm lắm các bác ạ, cũng thuộc dạng “trái tim dễ vỡ” ấy chứ, trọng chữ nghĩa chữ tình lắm nên mỗi khi đi với chú Lâm khám phá hay phụ chú đi đâu đó thì tôi đều sẵn sàng mà không sợ chi cả, vì… tôi biết chắc chắn chú sẽ không bao giờ bỏ rơi tôi dù có là hy sinh mạng sống ấy. Đã có nhiều khi tôi kêu chú bỏ nghề và mau mau lấy vợ đi nhưng hễ cứ nhắc đến vợ con là ổng lại cười xuề xòa rồi đánh trống lảng.

Chia sẻ
Loading...
Loading...
Loading...
Chia sẻ
Danh sách chương
Loading...
Loading...
Loading...
Thể loại
Tìm kiếm
Loading...
Loading...
Loading...
Lọc truyện