Chương 28: Kết
Khách sạn Baltschug Kempinski
Ở bên kia cây cầu bắc qua Matxcova và nối với quảng trường Đỏ, MATXCOVA đang uống trà với một phụ nữ trẻ, không phải vợ ông ta. Đại sảnh của khách sạn sang trọng đầy nhóc người. Nhân viên phục vụ mặc đồng phục đi lại ngược xuôi giữa các bàn, mang trà và bánh ngọt tới cho các du khách hoặc thương gia đang ngồi san sát tại chốn lịch sự và đáng thèm muốn này của thành phố.
Một người đàn ông tới ngồi cạnh quầy bar, ông ta nhìn MATXCOVA chăm chú, chờ cho đối tượng nhìn thấy mình. Khi nhìn thấy ông ta, MAXTCOVA xin lỗi vị khách nữ đang tiếp rồi ra quầy bar gặp ông ta.
-Anh làm quái gì ở đây vậy? MATXCOVA vừa hỏi vừa ngồi lên chiếc ghế kế bên.
-Xin lỗi vì đã làm phiền, thưa ngài. Nhưng sáng nay chúng tôi không thể can thiệp được.
-Các anh là lũ vô dụng, tôi đã hứa với LUÂN ĐÔN là tối nay mọi việc sẽ xong, tôi cứ nghĩ anh tới báo cho tôi biết họ đã lên máy bay về Anh rồi chứ.
-Chúng tôi không thể hành động được vì họ đã rời khỏi tư dinh của Egorov với đoàn họ tống trước khi cùng Egorov lên trực thăng.
MAXTCOVA tức điên lên khi cảm thấy bất lực nhường ấy. Chừng nào Egorov và thủ hạ của ông ta còn bảo vệ chúng tôi thì hắn không thể can thiệp mà không gây đổ máu.
-Chúng lên trực thăng đi đâu?
-Egorov đã lập kế hoạch bay sáng nay, lẽ ra ông ta phải tới Lesosibirsk nhưng máy bay chệch hướng và ít lâu sau thì biến mất khỏi các màn hình rada.
-Nó rơi tan xác rồi cũng nên!
-Không thể thế được, thưa ngài, đã xuất hiện một cơn bão tuyết rất mạnh.
-Chúng có thể đỗ lại khi cơn bão anh vừa nói đi qua.
-Cơn bão qua rồi nhưng chiếc trực thăng vẫn không xuất hiện trở lại trên màn hình.
-Có nghĩa là phi công đã xoay sở sao cho máy bay vượt khỏi tầm kiểm soát của hệ thống rada và chúng ta đã để mất dấu chúng.
-Không hằn vậy, thưa ngài, tôi đã tính đến khả năng này, hai chiếc xe tải chở mười hai nghìn lít xăng đã rời Pyt-Lakh vào đầu giờ chiều và chỉ trở lại căn cứ sau bốn giờ đồng hồ. Nếu hai chiếc xe đó tiếp nhiên liệu cho trực thăng của Egorov thì chuyện này hẳn sẽ diễn ra ở giữa quãng đường từ Pyt-Lakh đến Khanty-Mansiisk, chính xác hai giờ đường tính từ Pyt-Lakh.
-Chuyện này không cho chúng ta biết chiếc trực thăng sẽ bay đến đâu.
-Cứ để tôi tính toán tiếp nhé, phạm vi hoạt động của chiếc Mil Mil-26 là sáu trăm cây số, đó là vận tốc tối đa khi gặp gió ngược chiều. Từ lúc xuất phát, chúng phải bay thẳng đến nơi hạ cánh trong thời hạn đó. Nếu chúng tiếp tục bay hướng đó, cộng với phạm vi hoạt động kia, trước đêm nay chúng sẽ tới cộng hòa Komis, đâu đó gần Vouktyl.
-Anh có hình dung điều gì khiến chúng tới đó không?
-Tôi chưa biết, thưa ngài, nhưng để vượt gần ba nghìn cây số mất mười một giờ bay, chúng hẳn phải có những lí do quan trọng. Nếu cho cất cánh chiếc Sikorsky từ Iekaterinbourg vào sáng mai, đến trưa là ta có thể bắt đầu bay vòng vòng để tìm ra chúng thôi.
-Không, hãy tiến hành cách khác đi, cần nhất là không để chúng phát hiện ra ta, chúng sẽ tháo chạy ngay. Tìm hiểu xem chúng có thể đổ lại đâu. Lệnh cho cảnh sát địa phương thẩm vấn dân trong vùng xem có ai nhìn thấy hoặc nghe nói tới chiếc trực thăng này không. Khi nào có thêm tin tức gì gọi vào di động cho tôi, không quan trọng giờ giấc. Cho chuẩn bị luôn một nhóm sẵn sàng can thiệp, nếu lũ đần đấy nấp ở khu vực nào đấy đủ tách biệt ra thì ta có thể can thiệp không cần khách khí.
Cao nguyên Man-Pupu-Nyor
Viên phi công thông báo chúng tôi đang gần tới đích. Chúng tôi quay về chổ ngồi, viên phụ lái trở lại vị trí, nhưng Egorov bảo chúng tôi đứng dậy để quan sát qua cửa kính khoang lái thứ đang dần dần hiện ra phía xa xa.
Phía bắc Uran, trên một vùng cao nguyên trải rộng đến tận đường chân trời mọc lên bảy cột đá. Trông như những người khổng lồ đang bước đi. Có vẻ như thiên nhiên đã đẽo tạc chúng suốt hai trăm triệu năm để ban tặng cho chúng ta một trong những di sản địa chất đồ sộ nhất hành tinh. Bảy cột đá không chỉ gây ấn tượng bởi kích thước mà còn bởi cách bố trí của chúng. Sáu totem tạo thành hình bán nguyệt cùng hướng về totem thứ bảy ở phía đối diện. Vào mùa này, chúng khoác trên mình một lớp tuyết dày như tấm áo khoác trắng bảo vệ chúng chống cái lạnh.
Tôi quay về phía Egorov, có thể thấy rõ là ông ta đang xúc động.
-Tôi không nghĩ sẽ có ngày trở lại nơi đây, ông ta thổ lộ. Tôi có rất nhiều kỷ niệm tại nơi này.
Chiếc trực thăng giảm độ cao. Tuyết cuộn lên thành từng xoáy lớn khi máy bay xuống gần mặt đất.
-Trong tiếng Mansi, Man-Pupu-Nyor nghĩa là “ngọn núi nhỏ của các vị thần” Egorov nói tiếp. Trong quá khứ, nơi này từng có lúc chỉ dành riêng cho các thầy pháp của tộc người Mansi. Có nhiều truyền thuyết xoay quanh Bảy Người Khổng Lồ của Uran. Phổ biến nhất là truyền thuyết kể rằng đã xảy ra một cuộc tranh cãi giữa một thầy pháp và sáu người khổng lồ đến từ địa ngục muốn đi qua dãy núi. Thầy pháp đã biến họ thành những quái vật đá, nhưng chính ông ta cũng không thể thoát khỏi số mệnh nghiệt ngã, ông ta trờ thành tù nhân bên trong cột đá thứ bảy, ở vị trí đối diện với các cột đá khác. Vào mùa đông, không ai có thể lên tận cao nguyên này, trừ khi đi máy bay.
Chiếc trực thăng tiếp đất, viên phi công tắt động cơ, chúng tôi chỉ còn nghe thấy tiếng gió rít quất vào thân máy bay.
-Đi nào, Egorov ra lệnh, chúng ta không có thời gian để lãng phí đâu.
Người của Egorov đưa hòm xiển trong khoang hầm của trực thăng xuống rồi bắt đầu dỡ từng thùng ra. Hai thùng đâu tiên chứa sáu chiếc môtô chạy trên tuyết, mỗi chiếc có thể chở ba người. Các thùng khác chứa hệ thống móc toa phủ bạt chống thấm dày. Khi cửa hậu trực thăng lật ra sau, một làn gió lạnh buốt ùa vào bên trong. Egorov ra hiệu cho chúng tôi nhanh chân, ai nấy phải vào đúng vị trí nếu muốn dựng trại xong trước khi đêm xuống.
-Cậu có biết lái loại xe này không? Egorov hỏi tôi.
Tôi đã đi môtô xuyên Luân Đôn, dĩ nhiên là… ngồi sau. Gắn thêm chiếc ván trượt tuyết và bộ xích to thế kia chỉ càng khiến tay lái thêm vững mà thôi. Tôi gật đầu xác nhận. Egorov có vẻ nghi ngờ thái độ của tôi, ông ta ngước mắt nhìn trời vẻ chán nản khi tôi tìm cần khởi động ở bên sườn xe rồi chỉ cho tôi thấy nút khởi động điện tử.
-Loại xe này không có tình trạng vào số để đấy hay bộ ly hợp, cũng không thể tăng tốc bằng cách vặn tay ga mà phải ấn lên cái lẫy ở dưới phanh. Cậu chắc là lái được chứ?
Tôi lắc đầu rồi bảo Keira ngồi lên xe. Trong khi tôi trượt trên tuyết- thời gian cần thiết để làm quen với loại xe mới này- người của Egorov đã lắp đặt xong dàn đèn chiếu sáng, ấn định phạm vi khu trại. Khi họ khởi động hai chiếc máy phát điện xong, cả một vùng cao nguyên rộng lớn được chiếu sáng như giữa ban ngày. Ba người đàn ông vác trên vai những bình chứa nối với vòi phun đang tòa ra từng chùm lửa lớn. Thời chiến tranh, tôi đã từng thấy những chiếc súng phun lửa này, nhưng Egorov lại gọi chúng là “ghế sưởi”. Họ dùng những bó đuốc lớn này quét sạch mặt đất. Chờ cho băng tan, khoảng chục chiếc lều bạt liền được dựng lên thẳng hàng. Bên ngoài lớp bạt này được phủ một chất liệu đẳng nhiệt màu xám xanh và rất nhanh chóng khu trại trong chẳng khác nào căn cứ được xây dựng trên mặt trăng. Trong một khu cảnh hoàn toàn xa lạ như thế, Keira vẫn có được phản ứng của nhà khảo cổ. Một căn lều được dùng làm phòng thí nghiệm. Cô ấy liền vào đó xếp đặt đồ dùng, dụng cụ, trong khi hai người đàn ông được chỉ định làm phụ tá cho cô ấy dỡ các hòm xiển bên trong có những dụng cụ cô ấy chưa từng nhìn thấy. Tôi giúp việc phân loại các dụng cụ, tên của chúng thì lại đều bằng chữ Kirin, tôi cố gắng xoay sở và không để ý những lời trách cứ khi xếp nhầm một cái bay vào ngăn kéo đựng dao phết.
Chín giờ tối, Egorov tới lều mời chúng tôi san căng tin. Lòng tự ái của tôi nổi lên khi thấy trong khi mình phân loại xong chừng chục thùng các tông thì đầu bếp đã dựng được một căn bếp xứng danh là bếp dã chiến.
Chúng tôi thưởng thức một bữa ăn nóng sốt. Người của Egorov chuyện phiếm với nhau nên không hề để ý đến chúng tôi. Chúng tôi ngồi cùng bàn với Egorov, bàn duy nhất có rượu vang đỏ hảo hạng thay cho bia. Mười giờ đêm chúng tôi quay trở lại với công việc. Theo chỉ đạo của Keira, khoảng chục người đàn ông chia ô vuông trên khu vực khai quật. Đến nửa đêm, có tiếng chuông leng keng; hoàn thành những công việc đầu tiên, khu trại đã có thể đi vào hoạt động, mọi người đi ngủ.
Keira và tôi có hai chiếc giường dã chiến nằm tách biệt phía dưới môt căn lều lớn có thêm mười chiếc giường khác. Chỉ Egorov có lều riêng.
Yên lặng bao trùm, chỉ bị đứt quãng bời tiếng ngáy của những người đàn ông vừa đặt lưng xuống đã chìm vào giấc ngủ. Tôi thấy Keira đứng dậy rồi ra chỗ tôi.
-Anh nằm dịch ra nào, cô ấy nói thầm rồi luồn vào trong túi ngủ của tôi, nằm thế này ấm hơn.
Cô ấy thiu thiu ngủ vì đã thấm mệt sau buổi tối bận rộn vừa trải qua.
gió thổi mỗi lúc một mạnh thêm, lều của chúng tôi căng phồng theo từng cơn gió.
Khách sạn Baltschurg Kempinski
Một điểm sáng màu xanh nhấp nháy trên bàn đầu giường, MATXCOVA chộp lấy điện thoại di động rồi trượt nắp.
-Chúng tôi đã xác định được vị trí các đối tượng.
Người phụ nữ ngủ cạnh MATXCOVA xoay người lại đặt tay lên má ông, ông đẩy người tình ra, đứng dậy rồi ra phòng khách của phòng khách sạn sang trọng.
-Ngài muốn tiến hành thế nào? Đâu dây bên kia hỏi.
MATXCOVA với lấy bao thuốc bị bỏ lại trên trường kỷ, châm một điếu rồi lại gần cửa sổ, nước sông hẳn đã đóng băng rồi, nhưng mùa đông vẫn chưa cầm tù thành phố.
-Hãy tổ chức một cuộc giải cứu con tin, MATXCOVA đáp. Nói với người của anh rằng hai người phương Tây mà họ giải cứu là hai nhà khoa học hàng đầu, nhiệm vụ của họ là đảm bảo cho hai người đó bình an vô sự. Và tiêu diệt không nương tay những kẻ bắt cóc con tin.
-Khéo thật, thế còn Egorov?
-Nếu còn sống thì càng tốt cho lão, nếu không thì cứ chôn lão với lũ thuộc hạ của lão. Đừng để lại dấu vết gì đấy. Ngay khi hai đối tượng của chúng ta được an toàn thì tôi sẽ tới chỗ các anh ngay. Đối xử với họ cho tử tế, nhưng không được để ai tiếp xúc với họ cho đến khi tôi đến, tôi đã nói là không một ai đấy nhé.
-Vùng lãnh thổ nơi chúng tôi tiến hành can thiệp đặc biệt thù địch. Tôi cần thời gian chuẩn bị một cuộc tác chiến quy mô lớn thế này.
-Anh chỉ được phép dùng một nửa số thời gian ấy thôi và gọi cho tôi ngay khi hoàn thành nhiệm vụ nhé.