Chương 7: Gió tây lạnh

Bóng đêm như tấm lụa mỏng dần dần bao trùm khắp bốn phía, phút chốc lại có gió lạnh thổi qua mà thổi tắt vài ánh nến. Dung Bội nghiêng người thắp lại từng cây nến, động tác vô cùng nhẹ nhàng không chút tiếng động. Như Ý lấy chiếc đàn tranh, liên tục đàn một khúc "Điệp luyến hoa"của Án Thù. Như Ý không thông thạo ca hát nhưng lại cực kỳ yêu thích Tống từ cho nên khóe miệng nàng vừa ngâm, ngón tay lại chạm vào từng dây đàn tạo nên âm thanh rên khẽ thở dài.

"Hạm cúc sầu yên lan khấp lộ,

La mạc khinh hàn,

Yến tử song phi khứ.

Minh nguyệt bất am ly hận khổ,

Tà quang đáo hiểu xuyên chu hộ.

Tạc dạ thu phong điêu bích thụ,

Độc thướng cao lâu,

Vọng tận thiên nhai lộ.

Dục ký thái tiên kiêm xích tố,

Sơn trường thuỷ khoát tri hà xứ ?"*

[* Án Thù là một nhà thời Bắc Tống. Ông đã từng làm đến chức Tể tướng. Ông chuyên sáng tác Từ, Từ của ông có phong vị xảo diệu, nùng diễm mà đối thê lương uyển chuyển, phong cách rất cao.

Lược nghĩa bài thơ trên:

Cúc trong dậu, sương phủ, vẻ như buồn, cây lan móc đọng ở lá, như khóc

Trong màn là hơi lạnh

Cặp chim én bay đi mất

Trăng sáng không hiểu nỗi khổ chia ly

Thâu đêm ánh sáng chiếu xiên vào cửa son

Đêm qua gió tây thổi làm rụng cây biếc

Một mình bước lên lầu

Nhìn đến khuất mắt con đường xa tít chân trời

Muốn gửi tờ thư, giấy lụa đi

Nhưng núi dài biển rộng, nào biết nơi đâu?]

Bài từ lạnh lẽo như vậy, càng niệm càng thấy trong lòng thấm lạnh.

Dung Bội yên lặng mang nước trà bước lên, nhẹ giọng hỏi: "Hoa trong sân viện đang nở rộ, nương nương lại đang thịnh sủng thì sao lại niệm bài từ thương tâm như vậy ạ?"

Như Ý cười nhẹ, không biết phải nói thế nào? Án Thù rõ ràng là một nam tử nhưng lại hiểu được tâm tình của nữ nhi như vậy. Nếu có một người như vậy ở nơi này làm bạn bên cạnh, hiểu rõ hết tâm sự không thể nói lên lời của mình thì thật tốt biết mấy! Chỉ là cái suy nghĩ đó chỉ xuất hiện trong chớp mắt rồi biến mất, nàng không khỏi bật cười. Nàng là Hoàng hậu, là Hoàng hậu cao cao tại thượng nhưng hóa ra nàng cũng có giấc mộng của một người vợ bình thường.

Nàng đang trầm ngâm thì thấy một bóng dáng chiếu dài dưới đất. Như Ý ngưỡng mặt lên nhìn thì đã thấy thân hình cao to của Hoàng đế đang đứng trước mặt nàng, âm thầm nhìn nàng mà không nói gì. Có cái kinh sợ trong chớp mắt, Như Ý vội vàng đứng dậy hành lễ: "Hoàng thượng vạn phúc kim an". Nàng ngẩng đầu và ngửi thấy mùi rượu, bất giác hỏi: "Đêm khuya rồi, sao Hoàng thượng đã uống rượu mà còn đến đây vậy ạ? Lý Ngọc đâu rồi?"

Hoàng đế chậm rãi bước đến gần, dưới chân hơi có chút lảo đảo rồi vươn tay ôm chặt nàng vào lòng: "Trẫm ở Vĩnh Thọ cung chúc mừng sinh thần của Lệnh phi. Như Ý, tiếng đàn tranh của nàng làm cho trẫm tỉnh rượu. Trẫm đang quay về Dưỡng Tâm điện thì có nghe thấy tiếng đàn của nàng cho nên nhịn không được bước vào đây"

Như Ý thình lình bị hắn ôm chặt đến mức không thể động đậy cho nên nàng chỉ phải nói nhỏ nhẹ: "Tiếng đàn thần thiếp thô sơ, đã quấy nhiễu Hoàng thượng". Nàng hơi quay mặt lại, nhìn mũi chân Dung Bội nói: "Ngươi mang trà nóng cho Hoàng thượng lên đây và đi nấu canh tỉnh rượu đi"

Hoàng đế không chịu buông lỏng nàng, đem khuôn mặt nàng ám sát vào bờ vai của hắn, mỗi một lời nói ra đều mang theo mùi rượu nặng nề: "Như Ý, so với hai ngày trước thì nàng đã gầy hơi một chút rồi. Nàng mặc bộ y phục này thật đẹp, màu xanh bầu trời thật thích hợp với nàng nhưng đuôi lông mày khóe mắt của nàng có một chút buồn bã rồi"

Như Ý cúi đầu, thoáng nhìn cái tẩm y màu xanh da trời bên người nàng. Màu sắc đó được phản chiếu dưới ánh đèn thì rất thích hợp, chỉ là đột nhiên Hoàng đế lại thân mật như vậy, bỗng nhiên kêu gọi cái ký ức đã ngủ say trong lòng nàng, cái thời vẫn còn ở Vương phủ, hắn cũng đã từng ôm lấy nàng, nỉ non nhỏ nhẹ như vậy. Hoàng đế ngẩng đầu, nhìn thẳng vào ánh mắt của nàng: "Như Ý, trẫm và nàng đã là phu thê được vài chục năm, nàng ở bên cạnh trẫm khi trẫm còn là một Hoàng tử đến khi trở thành quân vương, trẫm cũng đã ở bên cạnh nàng cho đến ngày nàng trở thành Hoàng hậu, trẫm và nàng có được một đôi trai gái, trí tuệ khả ái. Như Ý, nàng còn khổ sở điều gì chứ?". Hắn ôm lấy nàng: "Đừng nói nàng đang vui vẻ, trẫm chỉ cần nghe nàng niệm bài từ kia thì trẫm biết trong lòng nàng đang rất khổ sở".

Trên người Hoàng đế phảng phất mùi hương nước ngoài tiến cống, Như Ý nhìn thấy trên người nàng không mang chút trang sức gì, da thịt cũng không còn săn chắc, bất giác trong lòng nàng có một chút xấu hổ. Nàng cũng biết bên trong vườn Ngự Uyển, nàng không phải là người đẹp nhất, lúc trước còn có Ý Hoan, bây giờ thì có Kim Ngọc Nghiên. Mà khuôn mặt Hoàng đế vẫn còn tuấn tú phi phàm, dường như năm tháng vẫn chưa lấy đi điều gì, ngược lại năm tháng còn giúp hắn thêm ôn hòa, khí chất lạnh lùng nhưng vẫn không mất đi cái ôn thuận.

Còn đôi trai gái của nàng, chung quy có phải đang chậm rãi xa cách với nàng và hắn hay không? Suy nghĩ trong đầu Như Ý như vậy làm cho trái tim nhảy dựng, lại sinh ra chút đau đớn. Nàng chưa bao giờ nghĩ tới chuyện nàng sẽ có một suy nghĩ bất tường như vậy. Giọng nói Như Ý nhẹ nhàng như cánh bướm bay dập dờn: "Thần thiếp chỉ là thương cảm hồng nhan dịch lão* cho nên mới niệm bài từ đó thôi"

[* Câu đầy đủ là hồng nhan dịch lão, phương hoa khoảnh khắc: Người đẹp rồi cũng sẽ già, hoa thơm cũng chỉ trong khoảnh khắc]

Hoàng đế nhẹ nhàng nói: "Người đẹp chưa già nhưng ân tình đã mất hết có đúng không? Cái loại thương cảm đó dành cho tần phi, Hoàng hậu tôn quý thì cần gì phải suy nghĩ như vậy chứ? Mà trẫm cũng thấy tuy tần phi nhiều nhưng tình cảm của trẫm dành cho bọn họ cũng không ít, cách một hai tháng đều gặp bọn họ một lần"

"Tất nhiên tình cảm của Hoàng thượng không ít". Như Ý miễn cưỡng cười: "Chỉ là tuy rằng thần thiếp được Hoàng thượng ưu ái nhưng mỗi lần thần thiếp nghĩ tới cuộc đời mà không khỏi có suy nghĩ. Như là thần thiếp xuất thân Ô Lạt Na Lạp thị, như là a mã thần thiếp chết sớm mà không được nhìn thấy cái ngày vinh quang mà thần thiếp được phong thành Hoàng hậu, Ô Lạt Na Lạp thị tộc điêu linh. Thần thiếp vẫn nghĩ, nếu Hoàng thượng không ban cho thần thiếp cái chính cung vinh quang thì có lẽ những năm tháng về sau của thần thiếp càng ngày càng ảm đạm"

Ngữ khí của Như Ý mang vẻ thương cảm giống như mưa phùn mông mông, lây dính lên lông mi Hoàng đế. Hẳn vừa uống trà vừa lẳng lặng nghe, thật lâu sau hắn nhẹ giọng nói: "Có đôi khi trẫm năm mơ thấy ngạch nương của mình. Trẫm không nhớ được hình dáng của ngạch nương, lúc trẫm sinh ra thì ngạch nương đã chết vì khó sinh. Lúc trẫm còn nhỏ, trẫm chỉ biết cái xuất thân hèn mọn của ngạch nương chính là điều sỉ nhục của trẫm, bây giờ mẫu thân của trẫm cũng chỉ có Hoàng ngạch nương, năm đó là Hi quý phi. Trẫm cũng luôn xem Thái hậu chính là ngạch nương ruột thịt của mình". Hắn cười khổ: "Bây giờ nghĩ lại đó cũng là do trẫm nằm mơ, cho dù trẫm lấy cái phú quý của thiên hạ phụng dưỡng Thái hậu, cho dù ngày thường vẫn luôn thể hiện hiếu đạo mẫu tử nhưng rốt cuộc cũng không có quan hệ huyết thống cốt nhục, rốt cuộc đều không phải". Hắn mỉm cười, đôi mày lại lạnh lẽo: "Mẫu tử không giống mẫu tử..."

Còn nửa câu còn lại mà Như Ý cố gắng quên đi, phu thê cũng không giống phu thê! Đây không phải là tình cảm trong chốn cung đình sâu thẳm sao?

Như Ý nhẹ nhàng nói: "Thái hậu vẫn chưa muốn gặp Hoàng thượng sao?"

Hoàng đế thở dài nói: "Trong lòng Thái hậu chỉ có công chúa mà thân mình sinh ra, chứ không có đứa con trai như trẫm. Tất nhiên, vô luận Thái hậu đối đãi với trẫm như thế nào thì chuyện chinh chiến Chuẩn Cát Nhĩ không thể dừng lại được. Điều mà trẫm có thể làm là chỉ có tận lực bảo toàn cho Đoan Thục an toàn. Chỉ có thế thôi". Hắn cười có chút bất đắc dĩ: "Có đôi khi nghĩ lại, thật sự Thái hậu là một nữ tử quật cường mạnh mẽ, chẳng sợ mấy ngày gần đây, tuy Thái hậu đóng cửa Từ Ninh cung, không bước ra ngoài nhưng lại liên lạc với các lão thần, ở tiền triều mà cứ không ngừng góp lời trẫm, thỉnh cầu cứu Đoan Thục trước khi tấn công Chuẩn Cát Nhĩ". Hắn cười khổ: "Ngay cả Thái hậu, trẫm cũng thấy kính sợ, cũng kính nhi viễn chi*"

[* Kính nhi viễn chi: Thành ngữ này có nguồn gốc từ một câu nói của Khổng Tử trong "Luận ngữ - Ung dã" (論語•雍也):

Vụ dân chi nghĩa, kính quỷ thần nhi viễn chi, khả vị tri hĩ"(務民之義,敬鬼神而遠之,可謂知矣。).

Tạm dịch như sau:

Làm việc nghĩa, có ích cho dân, tuy phải kính trọng quỷ thần (ý nói bề trên) nhưng không cầu cạnh quỷ thần, mà nên tránh xa quỷ thần, đó là trí.

Có thể nói rằng, "Kính nhi viễn chi" chính là cách nói rút gọn từ câu "Kính quỷ thần nhi viễn chi"(敬鬼神而遠之).

Ngày nay, thành ngữ "kính nhi viễn chi" thường được dùng trong các trường hợp: Bề ngoài tỏ ra kính nể, tôn trọng một đối tượng nào đó, nhưng trên thực tế không muốn tiếp cận, gần gũi với đối tượng đó; hoặc thường dùng trong các trường hợp mỉa mai, châm biếm khi mình không muốn tiếp cận với một đối tượng nào đó. Ví dụ:

Họ là những người có quyền uy thế lực, hô mưa hoán gió, giao du với họ là họa phúc vô lường, tôi chỉ dám "kính nhi viễn chi" thôi.]

Như Ý nhẹ nhàng nói: "Đúng là Thái hậu uy thế, cũng đủ để cho người khác kính sợ thế nhưng Hoàng thượng cũng không cần để trong lòng quá nhiều. Thái hậu có từng nói với thần thiếp, nếu không có người uy hiếp thì mới là tài năng cường đại chân chính. Mà hai vị trưởng công chúa chính là cái uy hiếp lớn nhất của Thái hậu"

"Uy hiếp sao?" Hoàng đế cười khẽ, trong mắt chút ánh sáng lạnh lẽo, không chút ấm áp: "Như vậy trẫm phải uy hiếp Thái hậu sao? Như Ý, trẫm sẽ là người uy hiếp nàng sao?"

Có cánh hoa rơi xuống, màn đêm mỏng manh, đêm khuya tĩnh lặng từ từ, bây giờ hắn lại trông cô hàn lẻ loi mà khiến cho đáy lòng Như Ý cảm thấy ôn nhu.

Nguyên lai, bọn họ tịch mịch giống nhau. Nàng im lặng bước tới gần hắn, dùng tay ôm chặt lấy hắn, ôm chặt cái tâm ý của nhau.

Trong cung yên tĩnh lâu dài, cũng không phải ai cũng cùng Như Ý và Hoàng đế đi ngủ an ổn đến sáng. Bên ngoài tiếng gió thổi ô ô, Yển Uyển cả đêm không chút ngon giấc cho nên khí sắc cũng không được tốt. Xuân Thiền biết Yến Uyển nổi giận khi ngủ dậy cho nên lén nháy mắt nhìn Lan Thúy, ngay cả chải đầu, tay chân Lan Thúy cũng rón rén. Có cung nữ bưng chén canh long nhãn hạt sen bước vào, Lan Thúy nhận lấy mà cung kính dâng tới trước mặt Yến Uyển. Yến Uyển liếc mắt nhìn, không vui nói: "Mỗi ngày đều phải uống cái này, nói là ban thưởng, bổn cung đã uống nhiều đến mức đầu lưỡi cảm thấy đắng ngắt mà vẫn không có con. Cái gì gọi là "Liên" sinh quý tử chứ? Đều là lừa gạt bổn cung"

Lan Thúy nào dám trả lời, vì nàng biết mấy năm nay Yến Uyển luôn luôn sốt ruột cầu con cho nên mỗi ngày đều uống thứ này. Yến Uyển ngẩng đầu nhìn thấy búi tóc của mình trong gương, trên đầu có chiếc trâm thượng hạng, được làm bằng trân châu bảo thạch, lại được khắc hình "đồng tử báo bình an", giờ phút này trong lòng nàng đang nổi giận cho nên liền tay nhổ chiếc trâm xuống và vứt trên bàn trang điểm, vang lên một tiếng "đoong" giòn tan.

Lan Thúy và Xuân Thiền sợ tới mức câm như hến, không dám nói gì. Yến Uyển đang muốn đứng dậy, bỗng nhiên thân mình chao đảo một cái, đỡ đầu nói: "Đau đầu quá".

Nàng còn chưa dứt lời thì bỗng nhiên cúi người nôn ra vài bãi nước. Lan Thúy và Xuân Thiền vội vàng đỡ lấy nàng, trên mặt mang theo chút vui mừng: "Nương nương choáng váng đầu óc, lại nôn mửa như vậy, chẳng lẽ là..."

Hai người nhìn nhau, đều mỉm cười. Yến Uyển nửa tin nửa ngờ, khuôn mặt vui mừng: "Vậy có nên đi mời Thái y hay không? Mau mời Thái y"

Lời còn chưa dứt thì có thái giám bên ngoài là Vương Thiềm bẩm báo: "Nương nương, Tề thái y đến thỉnh an chẩn mạch"

Tề Lỗ là lão thái y bên cạnh Hoàng đế nhiều năm, từ khi biết Yến Uyển được ân sủng cho nên hắn vẫn luôn chẩn mạch cho nàng. Yến Uyển không muốn chậm trễ, vui vẻ vô cùng liền nói: "Tới đúng lúc lắm, còn không mau mời vào!"

Tề Lỗ bước vào thì liền cung kính hàng lễ, đợi cho Lan Thúy lấy chiếc khăn tay đặt lên cổ tay Yến Uyển thì hắn mới vươn tay ngưng thần chẩn mạch. Một lát sau, hắn lại nhìn kỹ thần sắc Yến Uyển, hỏi: 'Hôm nay nương nương có nôn mửa ư?"

"Hôm nay là lần đầu tiên". Yến Uyển vội vàng nói: "Tề thái y, bổn cung có thai sao?"

Tề Lỗ lắc đầu nói: "Mạch tượng không phải là hỉ mạch". Hắn thấy Yến Uyển ngừng cười cho nên liền hỏi: "Vi thần đã kê cho nương nương chén thuốc, nương nương uống đúng lúc chứ?"

Xuân Thiền vội nói: "Nương nương đều uống đúng lúc, không dám bỏ lơ lần nào"

Tề Lỗ khẽ gật đầu, lại nhìn bựa lưỡi của Yến Uyển, thần sắc tựa hồ có chút dừng lại. Yến Uyển sốt ruột nói: "Bổn cung vẫn luôn dựa theo lời dặn điều dưỡng của Tề đại nhân, lại uống thêm thuốc bổ dưỡng, chỉ là hy vọng mau chóng có thai nhưng vì sao lại không có động tĩnh gì chứ?"

Thần sắc Tề Lỗ trịnh trọng, cũng than tiếc: "Vi thần hầu hạ Lệnh phi nương nương đã được một thời gian, nương nương vẫn vội vã muốn có thai mà không nghe theo lời dặn của vi thần, ngược lại càng cho khí huyết đều hư mà không thể lập tức có thai được"

Thân người Yến Uyển nhào về phía trước một chút: "Rốt cuộc có cách nào khiến cho bổn cung có thai hay không?"

"Cái này thì..." Tề Lỗ trầm ngâm, vuốt râu không nói gì.

Yến Uyển liếc mắt nhìn Xuân Thiền, Xuân Thiền hiểu ý mà đi vào trong nội thất rồi lại nhanh chóng cầm một chiếc hộp gấm đi ra. Nàng mở chiếc hộp lấy một viên chân trâu lóng lánh, đưa tới đến trước mặt Tề Lỗ, ánh sáng trân châu sáng đến mức khiến hắn không thể mở mắt ra. Tề Lỗ ngẩn người ra, vội đứng dậy nói: "Nương nương, nương nương, vi thần không dám".

Yến Uyển mỉm cười nhợt nhạt: "Tâm ý ít như vậy, đương nhiên Tề đại nhân bất vi sở động* rồi. Tề đại nhân yên tâm, đây chỉ là một phần mười số lượng ban thưởng cho đại nhân mà thôi. Nếu như bổn cung sớm có long thai, vì Hoàng thượng mà sinh dục Hoàng tự thì nhất định ngày sau bổn cung dâng tặng cho đại nhân gấp mười số lượng này để cho đại nhân ngắm cảnh"

[* Bất vi sở động: không có động tĩnh, không bị thuyết phục]

Tề Lỗ nhìn các trang sức bảo thạch lấp lánh trong chiếc hộp gấm mà nghĩ hắn ở trong cung hầu việc nhiều năm, tuy được Hoàng đế trọng dụng nhưng hắn cũng chỉ là Thái y, chưa từng thấy qua nhiều châu báu như vậy. Hắn nghĩ đến việc Yến Uyển được Hoàng đế thiên vị cho nên những châu báu ngọc ngà kia cũng chỉ tầm thường trong mắt nàng. Trong mắt hắn chợt lóe một tia tham lam, hai tay hắn hơi run rẩy, ánh mắt bất chợt nhìn về Yến Uyển. Yến Uyển khẽ cười nói: "Bổn cung được Hoàng thượng sủng ái cho nên chuyện có thai sinh con cũng là chuyện sớm muộn mà thôi, bổn cung chỉ hy vọng được Tề thái y tương trợ, càng sớm có thai càng tốt. Chuyện đơn giản như vậy, thái y không chịu giúp bổn cung một chút sao?"

Tề Lỗ lấy tay áo lau mồ hôi trên mặt, chần chờ nói: "Không phải là không có cách. Muốn mau có thai thì có thể dùng thuốc điều trị, thế nhưng mọi loại thuốc đều có độc tính, cho dù vi thần có cẩn thận nhưng rốt cuộc cũng có gây thương tổn cho thân thể. Xin nương nương cân nhắc"

Yến Uyển nhíu mày lên, vội vàng nói: "Thật sự có cách như vậy sao? Có linh nghiệm không?. Cuối cùng nàng cũng có chút sợ hãi: "Nhưng có gì không ổn nào?"

Tề Lỗ không dám không nói thẳng: "Cái này là... Nếu thân thể ra kinh nguyệt quá nhiều, tất nhiên sẽ làm nữ tử tổn thương khí huyết, dễ dàng bị già!"

Yến Uyển thì thào chần chờ: "Sẽ sớm già nua sao?"

Tề Lỗ vội nói: "Tất nhiên bây giờ sẽ không già nhưng 3, 5 năm sau thì sẽ thấy rõ rệt"

Yến Uyển kìm lòng không được mà vươn tay xoa làn da trơn mỏng như lụa của mình. Thời gian qua có lẽ nàng tự tin vì bảo dưỡng thỏa dáng, có lẽ cũng chưa từng sinh con cho nên nàng vẫn trẻ như Hãn tần, Dĩnh tần, nàng không già chút nào, một chút cũng không già, làn da vẫn mịn màng vô cùng như lúc trước. Chỉ là cái suy nghĩ như vậy chỉ đến trong chớp mắt, giọng nói nàng cương nghị mà quyết tuyệt: "Vậy thì thỉnh cầu Tề thái y dùng thuốc đi"

Mùa xuân năm Càn Long năm thứ 20 yên ắng bình thản vô cùng. Triều đình luôn đạt được thắng lợi Chuẩn Cát Nhĩ, cũng nhờ Xe Lăng thân đã quy phục triều đình mà đem hết toàn lực bình định Đạt Ngõa Tề cho nên tin tức tốt đẹp ở tiền tuyến đều bay vào trong cung, ngay cả các tần phi cười nói không ngừng, ngay cả Thái hậu đang tĩnh tâm tu luyện trong Từ Ninh cung cũng dần thấy e ngại.

Rồi sau đó trong cung có thêm hỉ sự, Hãn tần mới vào cung nhưng cũng đã mang được long thai mà khiến Hoàng đế vui sướng vô cùng. Như Ý phụng lệnh chi mệnh của Hoàng đế mà chăm sóc cái thai của Hãn tần cho nên nàng luôn luôn bận rộn, cũng nhờ có tiếng nói cười giỡn của mọi người cũng như của các con nàng cho nên nàng cũng thấy nhẹ nhàng trong lòng.

Vào một ngày, Như Ý, Hải Lan và Hãn tần đến Bảo Hoa điện dâng hương rồi quay về, Như Ý thấy gió thổi mái tóc của Hãn tần mà vội dặn dò: "Cẩn thận dính gió, lúc này mà bị cảm lạnh uống thuốc thì sẽ làm hài tử bị thương thôi"

Hãn tần đỏ mặt lên nói: "Hoàng hậu nương nương nói đúng, lúc nào nương nương cũng chiều chuộng thần thiếp"

Hải Lan cười, thay nàng nhặt đóa hoa rơi trên mái tóc: "Sao không chiều chuộng được chứ? Chờ muội muội sinh hạ được một vị tiểu A ca thì chắc chắn sẽ được phong chức Phi mà thôi".

Tất nhiên Hãn tần cao hứng nhưng cũng có chút lo lắng: "Nhưng nếu sinh hạ một tiểu công chúa thì sao? Hoàng thượng có thích không?"

Hải Lan vội nói: "Sao lại không thích được cơ chứ? Hoàng thượng có nhiều A ca nhưng công chúa cũng chỉ mới có hai vị. Muội xem Tứ công chúa và Ngũ công chúa thì biết, Hoàng thượng yêu thích rất nhiều"

Như Ý nói: "Tất nhiên A ca và công chúa đều rất tốt rồi. Bây giờ chức Phi thì cũng chỉ có Lệnh phi và Du phi, cũng nên có thêm vài người nữa rồi". Bên trong ánh mắt của nàng chứa đầy ấm áp thân thiết: "Mà muội vẫn còn trẻ, a mã muội vì chuyện Chuẩn Cát Nhĩ mà xuất lực hết sức, Hoàng thượng lại sủng ái muội như vậy thì chắc sẽ sớm phong Qúy phi mà thôi".

Lời nói còn chưa bị gió thổi đi thì đã nghe tiếng chó bay đến, một con chó có bộ lông tuyết trắng nhảy ra. Hãn tần sợ tới mức lui một bước, nàng đang muốn quát lớn thì đã thấy một nữ tử chậm rãi thong thả bước ra, kêu: "Phú quý nhi, cẩn thận bị người khác chạm vào, cẩn thận chút nào!"

Như Ý tập trung nhìn người nó, quả nhiên người nọ chính người đã nhiều ngày không ra cửa cung, alf Gia quý phi Kim Ngọc Nghiên. Tuy nàng không còn đắc ý như trước nhưng trang sức hoa quý không giảm chút nào, toàn thân màu mặc y phục màu xanh sáng mà được thêu dệt kim sa. Cổ áo màu tuyết trăng, có điểu văn Tú Hoa, búi tóc được cài bởi cây trâm hoa màu hồng tinh châu, rạng rỡ mỹ lễ. Hãn tần lập tức không vui, nhỏ nhẹ nói: "Đến cái tuổi này rồi mà còn trang điểm được kiều diễm như vậy"

Hải Lan kéo ống tay Hãn tần, ý bảo nàng không cần nhiều lời. Ngọc Nghiên hướng về Như Ý hành lễ qua loa, rồi liền liếc mắt nhìn ngang Hải Lan và Hãn tần, hai người chỉ phải quỳ gối: "Gia quý phi vạn phúc"

Ngọc Nghiên mắt lạnh nhìn Hãn tần, bên ngoài cười nhưng trong lòng không cười nói: "Bây giờ đã mang long thai, người cũng mập lên rồi. Là người nữ nhân, nếu không mang thai thì thôi, chứ khi mang thai đều thấy rất khó coi, cái bụng như là cái nồi nấu con vậy con!" Nàng cười lạnh một tiếng: "Hãn tần muội muội đã có thai, chắc Hoàng thượng cũng không thường xuyên thăm muội muội đúng không?"

Hãn tần vẫn còn trẻ thì sao chịu được lời nói như vậy cho nên liền nói ngay: "Muội muội còn trẻ, tất nhiên cái gì cũng đều đáng xem! Cần gì phải so với cái người hoa tàn ít bướm mà còn làm ra vẻ yêu kiều chứ? Mà mặc dù muội muội đang mang thai nhưng Hoàng thượng vẫn luôn chiếu cố chăm sóc, không giống như vài người, sinh ra con cháu bất hiếu mà khiến cho Hoàng thượng chán ghét"

Ngọc Nghiên làm sai không hiểu cái lời châm chọc trong lời nói của nàng chứ cho nên lập tức trầm mặt nói: "Bổn cung sinh hài tử thế nào thì tự bổn cung biết". Nàng nhìn chằm chằm vào cái bụng đang hở ra của Hãn tần: "Vậy muội muội đang mang thứ gì thì bản thân muội muội có biết không? Cái này đúng là hoan vỉ vui mừng nhưng trăm ngàn lần đừng vui mừng quá sớm". Có lẽ ngữ điệu của nàng hơi cao cho nên con chó tên là "Phú quý nhi" đang ở dưới chân nhìn về Hãn tần mà gầm rú liên tục.

Hãn tần chán ghét không thôi nhưng nàng cũng có chút kinh sợ mà lui về phía sau vài bước, trên mặt không chút nào yếu thế: "Người bên ngoài không vui mừng thì ta đều không thấy nhưng Gia quý phi nương nương có vui mừng không thích hay không thì ta đều nhìn thấy rõ

ràng".

Ngọc Nghiên thấy Hãn tần sợ chó, trong mắt chợt lóe lên một tia mừng thầm mà dùng mũi chân đá vào "Phú quý phi", khiến nó chạy về phía trước. Hãn tần kinh sợ không thôi, vội vàng chạy trốn về phía sau Hải Lan mà kêu lên: "Du phi tỷ tỷ".

Như Ý nãy giờ chỉ mắt lạnh nhìn nhưng thấy Ngọc Nghiên dùng chó như vậy, liền nói: "Gia quý phi không phải đang khó chịu vì không ngủ ngon được sao? Hôm nay trời rất đẹp, hãy mau quay về đi ngủ đi"

Ngọc Nghiên cắn môi nói: "Dạ", đôi mắt phượng của nàng nhìn về Hãn tần nói: "Thần thiếp chỉ sợ Hãn tần muội muội đang mang thai mà không cẩn thận mà thôi, nếu có va chạm thì đừng trách người bên cạnh không cẩn thận, có trách thì hãy trách cái thân thể người làm ngạch nương lắc lư lung tung mà thôi". Nàng dứt lời, liền cúi người xuống mà thân thiếp ôm lấy "Phú quý nhi" rồi xoay người muốn rời đi.

Như Ý thấy nàng bừa bãi như vậy, liền nổi giận quát: "Qùy xuống!"

Ngọc Nghiên thấy Như Ý lớn tiếng, nhất thời cũng không dám bước đi mà chỉ phải xoay người nói: "Thần thiếp không làm gì sai thì sao phải quỳ chứ?"

Thần sắc Như Ý điềm nhiên, ngữ khí lại lạnh lùng: "Thân là quý phi, vị phân tôn quý, lại là người tiến cung sớm nhất, thay Hoàng thượng sinh nhi dục nữ cũng nên biết tỷ muội, quan tâm hài tử thế nào. Bây giờ súc sinh của cô liều lĩnh, tất nhiên là do cô quản giáo không nghiêm"

Hãn tần lên tiếng: "Quản giáo súc sinh không được cũng như quản giáo hài tử của mình không được, quả nhiên là thật đáng thương"

Ngọc Nghiên hừ một tiếng: "Bổn cung quản giáo hài tử không được thì há có thể để cô xen vào sao? Cô hãy chờ xem sinh được cái gì thì mới nghị luận"

Hãn tần nhặt chiếc khăn tay lên, nhẹ nhàng mỉm cười, đang muốn nói thì đã thấy phía sau Yến Uyển và Xuân Thiền bước đến, người chưa đến gần thì lời nói đã đến trước: "Tốt hay không tốt thì vẫn có Ngũ a ca và Thập Nhị a ca làm tấm gương. Bây giờ nhìn thấy Hoàng thượng yêu thích Ngũ a ca như vậy, xem ra đứa trẻ hiếu thuận nhất đó cũng có tiền đồ rồi".

Xưa nay Ngọc Nghiên không thích Yến Uyển cho nên khi thấy Yến Uyển, nàng liền nhíu mày: "Người chưa từng sinh con thì không xứng nói điều đó"

Yến Uyển khiếp nhược hành lễ một cái rồi mỉm cười tao nhã: "Muội muội chưa từng sinh dưỡng cho nên hâm mộ cái phúc trạch của Hoàng hậu, Du phi và Hãn tần. Còn về phần Gia quý phi tỷ tỷ thì...." Ánh mắt nàng rung động, xoay mặt nhìn Hải Lan nói: "Có con nhiều thì có gì tốt chứ? Con cái không chịu thua kém ai mới là quan trọng nhất. Nghe nói gần đây Ngũ a ca rất được Hoàng thượng coi trọng, Du phi tỷ tỷ thật là có phúc"

Thần sắc Hải Lan thản nhiên: "Có phúc hay không thì cũng giống nhau, đều là hài tử của Hoàng thượng".

Có cái thân thiết ghen ghét từ Ngọc Nghiên chợt xẹt qua khuôn mặt xinh đẹp Yến Uyển, nàng nhìn chằm chằm Hải Lan nói: "Hài tử của ta không phúc thì hài tử của cô có phúc chắc? Đừng có nằm mơ, ta cứ mở to mắt xem Vĩnh Kỳ của cô đoạt được phúc khí của Vĩnh Thành thì có phúc khí đến khi nào!". Nàng dứt lời liền phất tay áo rời đi.

Yến Uyển cười nói: "Ai gia! Dạo này Gia quý phi đang tịnh dưỡng mà cái tính tình nóng nảy vẫn không thay đổi chút nào, ở trước mặt Hoàng hậu nương nương mà nói không lựa lời như vậy, đúng là vô lễ"

Như Ý cũng không thèm nhìn nàng mà chỉ nói: "Tính tình nóng nảy của Gia quý phi không thay đổi nhưng những lời xuất phát từ miệng của muội cũng không chấp nhận được, nói ra lại khiến càng thêm hiềm khích"

Yến Uyển vội hạ thấp người nói: "Hoàng hậu nương nương, thần thiếp chỉ thấy không vừa mắt.. Thần thiếp...". Nàng thoáng dừng lại, trong mắt có nước mắt lung lay.

Như Ý cũng lười nhìn Yến Uyển mà nắm tay Hải Lan rời đi, rồi dặn dò Hãn tần: "Muội đang mang hài tử cho nên không được nóng tính như vậy. Bổn cung sẽ cho người đưa quyển Kinh Kim cương đến cung của muội, muội hãy chú tâm ngâm tụng đi, cho tĩnh tâm lại một chút"

Yến Uyển nhìn Như Ý và Hải Lan rời đi, một lát sau nàng mới đứng dậy, nhẹ giọng nói: 'Xuân Thiền, người ở ngoài cung đưa con chó vào cung đang ở đâu? Chúng ta đi gặp nó một chút"

Xuân Thiền nói: "Con chó đó đã giao cho tiểu thái giám nuôi dưỡng rồi ạ, chỉ sợ nơi đó quá bẩn, chỉ sợ con chó kia làm cho nương nương kinh sợ, hơn nữa con chó kia...". Nàng có chút kinh hoảng, không dám nói gì thêm.

Yến Uyển mỉm cười: "Cứ đứng ở xa xa xem một chút, bổn cung thích con vật nhỏ như vậy".

Chia sẻ
Loading...
Loading...
Loading...
Chia sẻ
Danh sách chương
Loading...
Loading...
Loading...
Thể loại
Tìm kiếm
Loading...
Loading...
Loading...
Lọc truyện