Chương 0: Lời nói đầu

Lĩnh Nam Chích Quái và Việt Điện U Linh Tập là hai văn phẩm có liên quan với nhau, bởi vậy, trong khi tác phẩm của Lý Tế Xuyên đang được ấn hành thì chúng tôi cũng cho tác phẩm của Trần Thế Pháp lên khuôn. Phương pháp nghiên cứu tác phẩm này vẫn là phương pháp nghiên cứu quyển trước. Những điều đã chú thích ở quyển trên sẽ không nhắc lại ở cuốn sau.

Bản Lĩnh Nam Chích Quái này được dịch theo một bản chép tay do Phạm Quỳnh đã thuê viết lại. Nhà học giả Phạm Quỳnh trong khi cho người sao lục những bản cổ văn thường sửa chữa lại những điểm mà ông cho là sai. Do đấy, bản chép tay mà chúng tôi gọi là bản Phạm Quỳnh này có nhiều chỗ khác với những bản A.33, A.749, A.750, A.1200, A.1300, A.1897, A.1920 v. v... mà Gaspardone đã nhắc tới trong Bibliographie Annamite. Chúng tôi sẽ có dịp làm hiệu bản một khi có đầy đủ những bản chép tay của Lĩnh Nam Chích Quái.

Bản phiên dịch cũng như phần dẫn nhập chắc chắn còn nhiều khuyết điểm; chúng tôi nhận thấy còn có thể nghiên cứu tác phẩm một cách kỹ lưỡng hơn nếu có đầy đủ thì giờ và phương tiện, nhưng chúng tôi cũng nghĩ rằng nếu không bắt đầu bằng chỗ bắt đầu thì không có một công cuộc gì được khởi sự; do đấy, chúng tôi mạnh bạo cho ấn hành tập sách này để góp phần vào việc soạn thảo một bộ Việt Nam Văn Học Toàn Thư hiểu đúng nghĩa của chữ Toàn Thư. Trong tinh thần này, những tác phẩm cổ văn như Khóa Hư Lục, Thiền Uyển Tập Anh, Nhị Khê Thi Tập, Ức Trai Thi Tập, Kiến Văn Tiểu Lục, Hoàng Việt Thi Tuyển và Hoàng Việt Văn Tuyển v. v... đã nghiên cứu và phiên dịch xong, sẽ được lần lượt ấn hành.

Chúng tôi mong rằng những nỗ lực của chúng tôi sẽ được các học giả trong nước, các bạn giáo sư, sinh viên và học sinh tán thành ủng hộ để cho công cuộc nghiên cứu của chúng tôi được phổ biến một cách sâu rộng.

Huế ngày 1-2-1960

- Lê Hữu Mục -

Chia sẻ
Loading...
Loading...
Loading...
Chia sẻ
Danh sách chương
Loading...
Loading...
Loading...
Thể loại
Tìm kiếm
Loading...
Loading...
Loading...
Lọc truyện