4. Đình Thái Bình

Đình Thái Bình nằm tại thôn Thái Đường (nay đổi là Thái Bình), xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội. Sử liệu ở làng cho biết vào thời Lý, đất Thái Đường nằm ở bờ Bắc sông Đuống, tiện việc giao thương, các vua Lý đã lập một vườn hoa lớn tại đây, gọi là Hoa Lâm. Tại Hoa Lâm có lập Thái Đường (ngôi nhà thờ lớn) để thờ thân mẫu Lý Công Uẩn. Bà là người họ Phạm, quê ở Thái Đường. Hàng năm, tôn thất nhà Lý đều tụ họp về đây tổ chức ngày giỗ Tổ.

Theo sử chép thì chính tại đây, Trần Thủ Độ đã cho "đặt bẫy" ở Hoa Lâm để giết hại tôn thất nhà Lý trong một buổi tế Tổ, sau sự kiện này người dân lập ban thờ trên nấm mồ chung của tôn thất nhà Lý, còn trên nền cũ của nhà Thái Đường thì dựngcđình làng. Đến thời Thành Thái (1889-1907) vì kiêng húy, Thái Đường đổi gọi là Thái Bình.

Đình Thái Bình được khởi dựng từ lâu đời, trước đây nằm ở ven sông Đuống, sau bờ lở, sông chạy sát vào đình nên dân làng chuyển đình vào trong đê. Kiến trúc ngôi đình hiện nay được dựng vào năm Ất Tỵ (1905). Đình có 5 gian 2 dĩ, các cột cái, cột quân bằng gỗ lim một vòng tay ôm không hết. Ở các đầu dư chạm rồng ổ, rồng chầu, ở gian giữa, trước hậu cung có bộ "ván thượng" dân gian quen gọi là "màn giếng" trang trí rất cầu kỳ. Ở hàng tràm các ngôi đình phía Bắc, hiện chỉ có một hai nơi có bộ ván thượng này.

Tại hậu cung đình Thái Bình, trên ban thờ đặt pho tượng của ba vị Thành hoàng làng, ở chính giữa là tượng vua bà Lý Chiêu Hoàng; hai bên là tượng Trần Thủ Độ và Trần Cảnh (Trần Thái Tông). Như vậy trên nền cũ ngôi điện thờ Phạm Quốc mẫu, người đã sinh ra vua đầu nhà Lý, sau lại trở thành nơi hương khói tưởng nhớ Lý Chiêu Hoàng, vị vua cuối cùng của nhà Lý, người đã kết thúc một cách êm đẹp một triều đại. Cạnh đó là Trần Cảnh, người đã dựng nên cơ nghiệp nhà Trần và Thái sư Trần Thủ Độ, người đã dẫn dắt nhiều sự kiện lịch sử giữa hai triều đại Lý - Trần. Dân Hoa Lâm coi những nhân vật ấy đều là người có công tạo nên những đổi thay, gây dựng thời hưng thịnh của đất nước. Ngày nay trong đình của thôn Thái Bình còn có đôi câu đối:

Mạch tụ Quân vương truyền thánh địa.

Tích lưu Lý mẫu quán danh phương.

Giải thích vì sao có thờ phụng này kỳ lạ này, người làng cho biết từ lâu đã có sự truyền tụng rằng: "Dân ta vốn trọng sự đoàn kết, biết đặt quyền lợi tối cao của dân tộc lên trên hết. Thờ như vậy sẽ xóa đi nỗi thù hận của hai triều Lý - Trần".

Chia sẻ
Loading...
Loading...
Loading...
Chia sẻ
Danh sách chương
Loading...
Loading...
Loading...
Thể loại
Tìm kiếm
Loading...
Loading...
Loading...
Lọc truyện