Hồi thứ sáu: Máy bay tiêm kích

Hồi thứ sáu: Máy bay tiêm kích

Sắc trời càng lúc càng tối mịt, cả dãy núi Dã Nhân dần dần chìm vào màn đêm im lìm như cõi chết. Đây cũng là thời khắc chìm lắng ngắn ngủi báo hiệu cơn giông bão cuồng nộ sắp ập tới.

Vậy mà không khí đông cứng giữa bốn thành viên còn lại của đội du kích cộng sản Miến Điện và nhóm người của Ngọc Phi Yến vẫn ngày một căng thẳng hơn.

Tư Mã Khôi tự biết phe mình đang bị đối phương khống chế, nếu câu nói có chút tỏ ra sợ sệt sẽ lập tức càng bị lấn át hơn, bởi vậy anh không hề nhượng bộ nửa bước khi thương lượng, ngược lại còn dụng tâm chọn những lời hổ báo khích tướng Ngọc Phi Yến, khiến mặt cô ả biến sắc, lúc xanh lúc đỏ.

Khương sư phụ đứng bên cạnh là tay cáo già lọc lõi, bươn trải giang hồ đã nhiều năm, lão nhận thấy bọn họ người tám lạng kẻ nửa cân, chẳng ai chịu nhường ai, càng nói càng khiến không khí trở nên căng thẳng, chỉ còn thiếu nước "đâm vào dao trắng, rút ra dao đỏ" mà thôi. Thế là lão vội vàng đứng bên cạnh ho lên một tiếng, như ngầm cảnh báo câu chuyện của hai người nên chấm dứt ở đây, rồi thay nước trà trong chiếc nắp bày trận. Theo tiền lệ cổ xưa, lúc này nên dùng "hồng trà đặc" - một loại trà rất đậm đặc, chỉ cần uống một ngụm là sốc lên tận đỉnh đầu, nhưng điều kiện trong rừng nguyên sinh không có hồng trà nên chỉ còn cách thay bằng chén nước lọc khác, rồi bày lại thế trận thành "Tam dương khai thái", xếp mười tám chiếc nắp thành ba hàng, mỗi hàng sáu chiếc.

Chén trà đáy biển bắt đầu bằng việc tự xưng gia môn với thế trận "Nhất tự trường xà", sau đó bọn họ thay đổi trận pháp thành "Nhị long xuất thủy" để dò hỏi lẫn nhau. Trong "Gạn đáy biển" vẫn còn các thế trận khác như: "Tam dương khai thái, tứ môn đấu để, ngũ hổ quần dương, lục đinh lục giáp, thất tinh bắc đẩu, bát quái vạn tượng, cửu tử liên hoàn", cho đến trận pháp cuối cùng là "thập diện mai phục". Đôi bên phải tuân thủ quy tắc theo từng tầng thứ để dò hỏi đối phương, đợi khi hỏi ra gốc rễ, thì mỗi bên sẽ biết rõ đầu đuôi sự tình.

Thông qua cuộc nói chuyện, song phương đều hiểu hết ngọn nguồn của nhau, không có xung đột ghê gớm theo đúng nghĩa, càng không cần lo lắng bị thoát gió, lọt nước, sót mất thông tin. Câu chuyện của Tư Mã Khôi tương đối đơn giản, anh có thể dõng dạc kể với đối phương mà không cảm thấy tự hổ thẹn với lương tâm, nghĩ lại lúc đầu tư lệnh Tư Mã Khôi một tay quét cả Miến Điện, trăm trận trăm thắng, giết người vô số, tôi giậm chân một cái cả dải đất Bắc Miến rung chuyển từng đợt, chẳng qua giờ đây quân đội nhân dân rớt đài, bọn tôi chẳng muốn uống chung dòng nước đục, nên dự định vòng qua núi Dã Nhân, chạy về phía bắc trốn sang biên giới.

Hội của Ngọc Phi Yến, tổ tiên mấy đời đều hành nghề trộm mộ ở Quan Đông, bọn họ kết bè kết đảng, lấy hiệu là "Sơn lâm đội lão thiếu đoàn", cũng vì từng gây ra một vài vụ trọng án vào thời Dân quốc, nên đành chạy đến Đông Dương tránh họa, họ buôn lậu ở gần khu vực eo biển Malacca suốt một thời gian dài, đồng thời câu kết với bọn hải phỉ vớt tàu thuyền thời cổ đại, hoặc là đến vùng biên giới Thái Lan, Campuchia để đào mồ quật mả và tìm kiếm các di tích trong Phật tháp ở các chùa chiền miếu mạo. Nghề mưu sinh chủ yếu của bọn họ là buôn lậu văn vật cổ.

Trong văn hóa truyền thống dân gian Trung Quốc, từ đầu chí cuối đều tồn tại hai chữ "giang hồ". Trên giang hồ có rất nhiều ngành nghề đặc thù, kẻ ăn mày ven đường dọc phố gọi là "Hoa tử", kẻ trộm mộ gọi là "Hối tử", ngoài ra còn có "Ngựa vang" nghĩa là dân trộm cướp, "Quải tử" là bọn cướp đường, "Nha tử" là dân đánh cá, "Phi tặc" ám chỉ những kẻ mở khóa phá cửa ăn trộm của nả của thường dân, "Tiên sinh" ám chỉ kẻ hành nghề bói toán, "Mộ sư" ám chỉ thầy coi tướng số phong thủy. Tuy rằng thủ đoạn hành nghề, mưu sinh của mỗi ngành nghề không giống nhau, nhưng đều phải thông văn tỏ võ và mang một chút màu sắc mê tín nhất định. Nếu trong đó có nhân vật am hiểu về ngũ hành bát quái, bí thuật phong thủy mà trình độ văn hóa lại tương đối cao, thì kẻ đó sẽ được giới giang hồ vô cùng trọng vọng. Từ đó có thể luận ra một cách tương đối là: "nghề hối tử" chẳng qua chỉ là tên gọi chung dành cho những kẻ trộm mộ dân gian, còn kết cấu thành viên chi tiết thì vô cùng phức tạp.

Sau khi cha của Ngọc Phi Yến qua đời, cô ả được thừa kế tổ nghiệp, dẫn theo những thành viên cơ bản trong tổ chức cũ lập thành "Sơn lâm đội lão thiếu đoàn" và tự mình làm thủ lĩnh. Dưới trướng cô ả cũng có mấy trợ thủ đắc lực, ngoài Thảo Thượng Phi, Xuyên Sơn Giáp, Hải Đông Thanh ra thì còn có một tên lưu vong người Liên Xô rất am tường về thuốc nổ, mọi người gọi hắn là "Gấu trắng".

N.g.u.ồ.n. .t.ừ. .s.i.t.e. .T.r.u.y.e.n.G.i.C.u.n.g.C.o...c.o.m.

Vị Khương sư phụ là tay trộm mộ lõi đời, không những vậy còn là bậc cha chú của Ngọc Phi Yến, cũng có thể coi lão là thầy cô ả. Bởi thế Ngọc Phi Yến vô cùng kính trọng, gọi lão là "lão Khương" và luôn răm rắp nghe lời.

Ngọc Phi Yến từng được thụ hưởng nền giáo dục cao cấp, mấy năm gần đây đã cải tiến hoàn thiện kỹ nghệ gia truyền của tổ tiên lên rất nhiều. Dưới sự dẫn dắt lãnh đạo của cô ả, "Sơn lâm đội lão thiếu đoàn" dần dần gây dựng thanh thế, cuối cùng tiếng tăm đã vang dội khắp khu vực phía nam. Lần này, bọn họ mạo hiểm tiến vào núi Dã Nhân là do chịu sự ủy thác của một khách hàng lớn, phải đi đến tận cùng con đường U Linh để tìm kiếm một vật vô cùng quan trọng. Công việc lần này không phải khai quật mộ cổ mà là "công việc đánh cược mạng sống", đó là công việc gian khổ mạo hiểm khác thường, có thể mất mạng bất cứ lúc nào.

Sau khi nghe xong câu chuyện, Tư Mã Khôi liền nói rằng hai bên chẳng có gì liên quan đến nhau, nay đường rộng thênh thang, ai đi đường nấy. Giờ đây cuốn nhật ký cũng rơi vào tay cô, còn muốn gì ở bọn tôi nữa? Chi bằng nhân lúc còn sớm, hãy thả ba người đồng chí của tôi ra, khi nãy tôi đánh chết một tên thủ hạ của cô, thì chỉ cần một mình tôi ở lại là được, ông đây dám làm dám chịu, muốn chém muốn giết gì, tôi cũng nghe theo hết.

Sau khi nắm rõ được gốc rễ của Tư Mã Khôi, ngữ khí của Ngọc Phi Yến cũng khách khí, dịu dàng hơn trước nhiều, nhưng cô ả vẫn nhất định không chịu thả người, bởi vì lúc "gạn đáy biển" khi nãy, thuộc hạ của cô ả cũng đã thẩm vấn Karaweik - cậu bé mang theo cuốn nhật ký bên mình. Cậu thiếu niên mới mười mấy tuổi đầu, lại ở vùng núi Bắc Miến thì làm sao có thể là đối thủ của mấy gã giang hồ lõi đời. Quả nhiên vừa mới hỏi dăm ba câu, cậu đã khai tuốt tuột sự tình. Cuốn nhật ký không mô tả tấm bản đồ chi tiết của con đường U Linh, bây giờ người duy nhất có thể tìm thấy nó, e rằng chỉ có một mình Karaweik. Cậu bé chính là cơ hội mà ông trời trao tặng cho Ngọc Phi Yến, làm gì có chuyện cô ả chịu bỏ qua. Bởi thế bất luận thế nào, đoàn thám hiểm cũng nhất định sẽ bắt Karaweik theo cùng để dẫn đường.

Nhưng Ngọc Phi Yến cũng không muốn hành sự tuyệt tình quá đáng, nên lúc nói rõ ý đồ của mình cũng đưa ra hai phương án cho đối phương lựa chọn. Trước mắt có thể để Tư Mã Khôi lựa chọn, chỉ có hai con đường: thứ nhất là để lại Karaweik rồi cả hội rời đi, thứ hai là gia nhập đội thám hiểm và cùng tiến sâu vào núi. Ngoài ra, Ngọc Phi Yến cũng hiểu rõ tình cảnh mà hội bốn người Tư Mã Khôi đang phải đối mặt, nên hứa hẹn nếu việc lần này thành công, cô ả sẽ sắp xếp cho bốn người bọn họ rời khỏi Miến Điện, có thể đến Hồng Kông, Thái Lan hoặc thoát hẳn châu Á, cao chạy xa bay, tất cả sẽ do cô ả lo liệu hoàn toàn.

Ngọc Phi Yến cần tăng cường lực lượng gấp, cô ả thấy thân thủ Tư Mã Khôi không tệ, lòng gan dạ, kiến thức cũng hơn người, hơn nữa lại từng là thành viên trong đội du kích cộng sản Miến Điện, chắc chắn sẽ thông thuộc tình hình trong núi, bèn nảy ý định lôi kéo anh vào đoàn, cô ả đề nghị với giọng vô cùng khẩn thiết.

Tư Mã Khôi liếc mắt nhìn trộm ba người bạn đồng hành bị trói trên cọc, thấy Tuyệt và La Đại Hải khẽ gật đầu, tỏ ý không muốn bỏ rơi Karaweik nên cũng đồng ý cùng đội thám hiểm vào sâu trong lòng núi Dã Nhân. Chuyến đi này tuy rằng nguy hiểm vạn phần, nhưng cũng chưa hẳn là tuyệt đường sống. Cả hội đã sớm đặt mình ra ngoài vòng sinh tử, thì còn nơi nào không dám lao vào nữa? Thế là Tư Mã Khôi quyết định gật đầu chấp nhận lời thỉnh cầu của Ngọc Phi Yến, đồng ý gia nhập đội thám hiểm.

Hai bên liền thắp hương lập lời thề, thể hiện mãi mãi không bao giờ hối hận. Sau đó Ngọc Phi Yến lệnh cho thủ hạ cởi trói cho ba người La Đại Hải, lại cung cấp thuốc men cho Tư Mã Khôi chữa thương. Cả đoàn hạ trại tại chỗ, đợi sáng hôm sau mới bắt đầu khởi hành.

Tuyệt rất tinh thông y lý, cô nhanh chóng làm sạch mủ trên vai Tư Mã Khôi, sau đó đắp thuốc và băng bó lại như cũ, nỗi lo trong lòng từ đầu đến giờ mới tiêu tan, nếu như không gặp đội thám hiểm trong rừng rậm, vết thương của anh chắc chắn sẽ bị nhiễm trùng càng ngày càng nghiêm trọng, e rằng chẳng đợi được đến ngày ra khỏi núi Dã Nhân.

Ngọc Phi Yến thấy thủ pháp xử lý vết thương của Tuyệt nhanh nhẹn, gọn gàng, lại hiểu biết dược tính, có thể sánh ngang với bậc danh y chân chính, nên trong lòng không khỏi ngầm khâm phục, càng cảm thấy mình lôi kéo được bốn người bọn họ nhập hội đúng là trời giúp sức, hi vọng như được thắp sáng trở lại.

Ngược lại, Tư Mã Khôi chẳng thèm bận tâm xem Ngọc Phi Yến nghĩ gì, anh để mặc cho Tuyệt băng bó vết thương, cầm lấy mấy túi thức ăn dã chiến mà La Đại Hải và Karaweik vừa mới đưa cho, đút từng miếng to vào miệng, nhai nhồm nhoàm. Trong thùng thức ăn dã chiến cỡ số sáu này, thứ gì cũng có, không chỉ có cà phê, thuốc lá thơm, diêm mà còn có cả sô cô la. Karaweik đói hoa cả mắt, chẳng quan tâm chúng là gì đều nhặt lên đút cả vào bụng, miệng cậu đầy thức ăn, đầu không ngớt gật gù với Tư Mã Khôi tỏ ý đồ ăn rất ngon.

Tư Mã Khôi lại cảm thấy loại thức ăn này thật khó nuốt, liền lắc đầu: "Chủ Nhật! Thật chẳng ra dáng nam nhi gì cả, đồ ăn nhai đi nhai lại chẳng có chút mùi vị nào, ngọt chẳng ra ngọt, mặn chẳng ra mặn, sao cậu có thể ăn ngon như thể đang được thưởng thức sơn hào hải vị thế hử?"

La Đại Hải cũng chung cảm nhận như vậy, anh nhổ đám thức ăn mới nhai nhộm nhoạm được một nửa từ trong miệng ra bàn tay, nhìn nhìn rồi nói: "Đúng là không khác gì nhai sáp nến, chẳng lẽ đội thám hiểm ngày nào cũng phải ăn thứ này?"

Tư Mã Khôi giải thích, đã là thức ăn dã chiến thì chắc đều để ăn những lúc tác chiến nơi hoang dã, ở đó làm gì có điều kiện, nên phải ăn như thế này là điều có thể lý giải được, hơn nữa nếu phơi khô lương thực thì có thể bảo quản được lâu hơn.

La Đại Hải bấy giờ mới tỉnh ngộ: "Thì ra là được hong khô, mẹ tiên sư, chẳng trách tớ ăn mà như nhai giấy, có điều họ cũng hong khô quá mức thì phải." Nói xong, anh lại đút đám thức ăn vừa nhổ ra tay cho vào miệng nhai lại.

Ngọc Phi Yến trợn tròn mắt ngạc nhiên, không nhịn nổi liền đi đến hỏi: "Anh nghĩ cái thứ các anh đang ăn là gì hả? Nó chính là giấy đấy!"

Lúc bấy giờ Tư Mã Khôi và La Đại Hải mới biết mình lấy nhầm, đồ ăn không lấy lại lấy túi giấy ăn có thể tích lớn hơn - được bọc kín trong thùng đựng thức ăn dã chiến, rồi cầm lên đút cả vào miệng mà nhai. Hai người biết được sự thật trớ trêu đều tròn mắt há miệng, nhưng họ là những kẻ rất cứng đầu, tất nhiên có chết cũng chẳng chịu nhận sai, cùng lắm đã nhầm thì nhầm cho trót. Họ thanh minh các ông đây đều là người có văn hóa, thường ngày thích ăn sách, vở, giấy, bút, đừng nói hai cuộn giấy nhà cô mà ngay cả cặp rắn trong tranh của Tề Bạch Thạch, bọn ông cũng ăn cả hai cân, vừa nói vừa cố tình đút nốt toàn bộ số giấy ăn trong hộp cơm dã chiến vào miệng nhai nát vụn rồi nuốt xuống bụng, xong đâu đấy mới ăn các thứ khác.

Ngọc Phi Yến không thèm đôi co với hai người. Nhân lúc này, cô ả giới thiệu với hội Tư Mã Khôi thành viên trong đoàn thám hiểm. Gọi là thành viên "đội thám hiểm" cho oai, chứ về thực chất, bọn họ vẫn chẳng thoát xác khỏi "Sơn lâm đội lão thiếu đoàn" của tổ chức "Ngựa vang" truyền thống. Tất cả mọi việc đều do "thủ lĩnh" quyết định, nhưng tâm của kẻ cầm đầu phải ngay, nếu không ngay sẽ bất thành đại sự

Thứ đến là "nhà học giả", còn gọi là tiên sinh, đó chính là lão tặc có kinh nghiệm phong phú nhất trong đoàn; lão là tham mưu trưởng, có chức năng quân sư cho nhóm. Bên dưới còn có mấy huynh đệ như Thảo Thượng Phi, Xuyên Sơn Giáp, họ đều là tâm phúc đắc lực của Ngọc Phi Yến.

Ngoài ra còn có hai mươi mấy tên lính vũ trang Miến Điện làm chân bốc vác. Chúng đều là những kẻ cảm tử được chiêu mộ từ lực lượng vũ trang quân phiệt Bắc Miến, vì tiền họ sẵn sàng làm mọi việc.

Hội bốn người Tư Mã Khôi bị đẩy lên đầu "tuyến lửa" làm nhiệm vụ dẫn đường, chịu trách nhiệm giúp đội thám hiểm tìm ra con đường U Linh trong núi Dã Nhân.

Tuy cơn bão nhiệt đới "Buddha" sắp tấn công Bắc Miến đang tràn vào dãy núi với tốc độ kinh khủng, dự tính trong hai ngày tới sẽ cập núi Dã Nhân, nhưng quyết tâm của Ngọc Phi Yến dường như còn lớn hơn. Cho dù phải đối mặt với điều kiện khí hậu khắc nghiệt, cô ả vẫn sẵn sàng không ngại trả giá đắt để hoàn thành phi vụ làm ăn lần này, bởi cục diện quân sự khu vực Bắc Miến vô cùng bất ổn, nếu đợi cơ hội lần sau mới vào núi thì không biết còn phải đợi đến tháng nào năm nào.

Tư Mã Khôi suy tính: Ngọc Phi Yến và đám lâu la thuộc hạ của cô ả đều là bọn "hối tử" chuyên đào bới khai quật mồ mả, buôn lậu cổ vật, nhưng từ trước đến giờ chưa thấy ai nói trong núi Dã Nhân có cổ mộ, huống hồ có thể mua hẳn một đội quân vũ trang địa phương vào núi, chắc chắn cũng phải chi ra một số tiền không nhỏ, số tiền đó hẳn không phải chỉ đào bới vài ngôi mộ vớ vẩn trong núi là có thể bù đắp được. Rốt cục ai dám bỏ ra số tiền lớn như thế và họ muốn tìm vật gì?

Tư Mã Khôi rất muốn biết rõ nội tình, liền hỏi Ngọc Phi Yến tận cùng con đường U Linh ẩn giấu bí mật gì?

Ngọc Phi Yến lấy một chiếc túi chống thấm, thò tay lôi ra một vật từ bên trong, đó là vài tập văn bản mỏng, ngoài ra còn có một bức ảnh, cô ả nói với hội Tư Mã Khôi: "Đây chính là mục tiêu duy nhất bọn tôi muốn tìm kiếm."

Tư Mã Khôi và La Đại Hải chụm đầu nhìn kỹ chiếc máy bay trong bức ảnh, địa điểm chụp có vẻ giống với sân bay quân dụng ở một nơi nào đó, hơn nữa tất cả các tấm ảnh đều chụp hình một chiếc máy bay vận tải. Chiếc máy bay này kiểu cổ, hình thù kỳ quái, phần thân và cánh đều khắc biểu tượng rắn độc ngóc đầu đớp mồi, trông rất đặc biệt

Hai người đều thấy quen mắt, hình như họ đã từng nhìn thấy nó ở đâu đó. Xem ra, loại máy bay này không phải kiểu máy bay hiện đại, chắc là diện phải đưa vào viện bảo tàng quân đội từ đời thuở nào. Nghĩ đến đây, Tư Mã Khôi và La Đại Hải đột nhiên nhớ ra những điều mắt thấy tai nghe trong lúc tác chiến trong núi trước đây, cả hai giật mình thốt lên: "Đây chẳng phải máy bay tiêm kích vận tải[20] của không quân hoàng gia Anh hay sao?"

Chia sẻ
Loading...
Loading...
Loading...
Chia sẻ
Danh sách chương
Loading...
Loading...
Loading...
Thể loại
Tìm kiếm
Loading...
Loading...
Loading...
Lọc truyện