Hồi ba: Hoang mạc

Mọi người theo đoàn lạc đà di chuyển trên sa mạc bỏng rát. Đối mặt với sa mạc thoáng đạt không bờ bến, tựa hồ như vạn vật trên đời đều không còn tồn tại, tận cùng trời đất chỉ còn lại biển cát cháy mênh mang. Suốt dọc đường đi, gió cuốn bụi tung, ban đêm trải tẩm thảm lông tựa bên cạnh lạc đà ngủ thiếp đi, đói thì uống nước muối, gặm lương khô, ban ngày nhiệt độ trên sa mạc lên tới hơn 40°c, làn sóng khí nóng bỏng như muôn hun sấy con người thành xác khô. Lúc thực sự không thể chịu đựng được cái nóng như rang, cả đoàn lại thu mình ẩn dưới bóng râm của những cồn cát, nghỉ ngơi ít phút. Khi màn đêm buông xuống, nhiệt độ lại đột ngột hạ rất nhanh, không khí lạnh lẽo đến mức chân tay cóng gan phổi tê tái, đầu óc đau nhức, thực không thể nói hết những nỗi nhọc nhằn gian nan trên chuyến hành trình vào sa mạc này. Năm ngày sau, cuối cùng đoàn lạc đà cũng vượt sa mạc Gobi thành công, tiến gần đến vùng ven Đại Sa Bản hiểm nguy khác thường. Địa hình địa mạo bắt đầu xuất hiện nhưng biến đổi nho nhỏ, sa mạc ở đây phân bố không đồng đều, có nơi cát nông chỉ mỏng vài centimet, dưới nền cát là tầng đất rắn chắc, do chịu sự chia cắt của hàn phong bắc sa mạc, nên hướng nam bắc xuất hiện rất nhiều rãnh cát, khe cát, hố cát. Lúc này vừa sang thời khắc hừng đông, vầng thái dương đỏ au như nhuốm máu, bắt đầu nhô cao dần từ sau lưng, đường chân trời phía đông tựa hồ bị ai xé rách, hở ra một miệng yết thương màu đỏ tươi. Tận cùng sa mạc mênh mông bỏng giãy xuất hiện một dải vật thể lồi hẳn lên, xem ra có lẽ là những cồn cát trải dài tít tắp. Nó đứng sừng sững đơn độc giữa lòng sa mạc hoang vu, nhưng khi đoàn lạc đà ngày càng đến gần, thì thấy dưới sự phản chiếu của những vầng mây hồng lững lờ bay khắp trơi, những núi cát, cồn đất nhấp nhô đó như được khoác tấm áo choàng mạ vàng diễm lệ, trước mắt mọi ngươi nó bỗng dưng biến thành một tòa thành trì nguy nga lộng lẫy với sắc vàng pha biếc, như thể là bóng dáng của cổ quốc Tây Vực phồn hoa năm xưa lại một lần nữa xuất hiện giữa nhân gian. Ảo ảnh xuất hiện vừa thê lương vừa mỹ lệ tuyệt trần. Trong lúc cả đoàn còn ngẩn người ngắm nhìn cảnh sắc sa mạc, thì anh hướng đạo lưng đeo súng săn đột nhiên dừng đoàn lạc đà lại, rồi bảo với bác Nông địa cầu: đi tiếp về phía trước sẽ tiến vào địa phận Hắc Long Đôi. Dải đất này gió độc quỷ ác liên tục hoành hành, đến đâu cũng chi thấy trời u đất tối, gió lớn cấp tám giật dữ dội màn đêm kéo dài lê thê, cho dù là ban ngày cũng không nhìn rõ đường, đừng nói xe cộ không thể đi vào được, mà ngay cả lạc đà cũng rất dễ bị kinh động. Hơn nữa, trọng lượng của lạc đà rất nặng, chỉ cần giẫm phải hố cát thì sẽ trượt chân rơi xuống khe cát lún mà mất mạng như chơi, vì thế đoàn lạc đà chỉ có thể tiễn đội thám hiểm đến đây, không dám đi sâu hơn nữa. Hội Tư Mã Khôi thấy vậy, đành phải dỡ lương thục và trang thiết bị trên lưng lạc đà xuống. Ba anh du mục hướng đạo vẫy tay chào tạm biệt mọi người, rồi dắt lạc đà quay đầu trở về. Sáu người còn lại – do giáo sư Nông địa cầu dẫn đầu, lại tiếp tục chuyến hành trình. Trước khi xuất phát, mọi người chỉnh trang lại tư trang hành lý. Mỗi người đều có một ba lô vải buồm, cuốn thảm buộc lên nắp ba lô, bên cạnh dắt dao săn. bình nước, dây thừng dài, lương khô đủ cho năm sáu ngày đường. Đội trưởng liên lạc Lưu Giang Hà còn phải vác theo chiếc bộ đam quang học không dây nữa. Có thứ thành tựu khoa này, lúc trở về mọi người sẽ nhờ nó để tìm kiếm cứu viện. Theo phương án đã định, giáo sư Tống Tuyển Nông sẽ dẫn nhóm tiến vào vùng ven Đại Sa Mạc để tụ họp với phân đội khoan thăm dò và vật lý thăm dò mỏ dầu, được điều đến từ Karamay. Phân đội này có cả kỹ sư, nhân viên kỹ thuật chuyên môn, họ phụ trách tìm kiếm các thiết bị khoan đào hạng nặng ở dưới lòng đất do người Liên Xô để lại, đồng thời lấy mẫu đá trong đó. Hầu hết trang thiết bi vật tư chủ yếu và bổ sung của đội thám hiểm đều do hai phân đội này phụ trách mang vác, sau khi hai bên hợp nhất, thì giáo sư Nông địa cầu vẫn đảm nhiệm vai trò chỉ huy. Từ lúc rời khỏi nông trường khai hoang số 34 đến giờ đội khảo cổ vẫn liên tục giữ liên lạc với phân đội khoan thăm dò Karamay bằng máy điện đàm không dây, nhưng có lẽ do hàm lượng bụi muối chứa trong gió cát làm nhiễu sóng nên tín hiệu rất chập chờn, thông tin cuối cùng thu nhận được là phân đội khoan thăm dò đã đến được khu vực quy định từ hai ngày trước. Giáo sư Nông địa cầu thấy đoàn lạc đà đã đi khá xa, bất giác hồi tưởng lại chuyến khảo sát di tích lịch sử trên sa mạc Gobi năm đó. Ông quay sang Tư Mã Khôi, kể với giọng đầy cảm thán: “Lần này, sở dĩ chúng ta có thể thuận lợi xuyên qua sa mạc Gobi rộng mênh mông là đều nhờ hướng đạo và đoàn lạc đà. Nhớ năm đó, tôi và mấy đồng chí nữa đi điều tra thăm dò thành Vu Nê, thủ phủ nước Piqan(1) rồi bị lạc đường ngay trong biển cát sa mạc Gobi. Tình hình lúc đó đúng là vô cùng đáng sợ, dầu hết, nước hết, xe cộ và điện đài đều bị hỏng, bốn phía xung quanh rặt một vùng đất hạn nứt nẻ như mai rùa, trải dài cả vạn dặm, đừng nói đi bộ bằng hai chân, chứ ngay cả chim muông chắp thêm đôi cánh cũng không thể bay thoát được. Khi ấy, tôi thấy trên trời có một đốm đen rất nhỏ, dường như là loài chim nào đó, mãi đến khi lại gần mới phát hiện thì ra đó là chú chim sẻ nhỏ. Có thể con chim này sau khi bay vào sa mạc Gobi rộng lớn thì bị lú lẫn, nó đội cái nóng bốn năm mươi độ mong tìm một noi có bóng râm để dừng chân, nhưng tìm mãi mà không thấy. Lúc đó, có lẽ xuất phát từ bản năng mưu cầu sinh tồn, nó không còn biết sợ người nữa, nó lao thẳng về phía tôi, vừa nhào xuống cái bóng dưới chân tôi thì liền nằm im bất động, tôi dốc mấy giọt nước cuối cùng bón cho con sẻ nhỏ sắp chết, nhưng vẫn không thể cứu sống nổi nó. Trước tự nhiên bao la và tàn khốc, sinh mệnh luôn luôn nhỏ bé và yếu ớt như thế đấy…” (1) Nước Piquan: phiên âm Hán Việt là nước Thiện Thiện, thường được mọi người biết đến với cái tên Lâu Lan. Lúc này mọi người đã chỉnh trang hành lý đâu vào đấy và sẵn sàng bắt đầu chuyến hành trình. Bác Nông địa cầu vừa đi vừa tiếp tục huyên thuyên với Tư Mã Khôi: “Cuốn lịch sử đời Đường -‘Đường thư’ gọi hai khu vực nguy hiểm nhất trên con đường tơ lụa cổ xưa này là Bạch Long Đôi và Hắc Long Đôi, từ trước đến nay lúc nào cũng rình rập gió nóng và ác quỷ, trên trời không có chim bay, dưới đất không có thú chạy, cả con người và súc vật không ai dám đi qua. Từ kinh nghiệm bản thân tôi trải qua mà xét, thì những lời người xưa nói không hề khoa trương hư cấu chút nào đâu”. Tư Mã Khôi nghe có đôi chỗ không hiểu, liền hỏi: “Gió độc thì chắc là muốn ám chỉ thiên tai do bão cát mang đến, thế còn quỷ ác là muốn ám chỉ điều gì vậy? Có phải trong sa mạc hoang lương bao người mất tích này tồn tại quỷ dữ không ạ?” – Vì trong các tài liệu ghi chép cổ xưa, chỉ cần hình dung đến sự đáng sợ và nguy hiểm của sa mạc, người ta lại nhắc đến đến mấy từ: gió nóng ác quỷ hoặc phong tai quỷ nạn. Nghe nói những loài gia súc lớn miệng thanh mắt tịnh như lạc đà thì có thể nhìn thấy ma quỷ. Khi đi vào vùng Đại Sa Bản, chúng thường vô duyên vô cớ sợ hãi đến phát cuồng, không thể khống chế bắt chúng tập trung một chỗ, nên chúng rất dễ chạy lạc. Lẽ nào lạc đà quả thực có thể nhìn thấy những thứ trong sa mạc mà mắt người không thể nhìn thấy? Đột nhiên bị Tư Mã Khôi hỏi về việc này, giáo sư nhất thời khó lòng đưa ra được câu trả lời chính xác: “Quỷ dữ à… những sự kiện này không được ghi chép rõ ràng trong lịch sử, quả thật không dễ giải thích một cách rạch ròi. Theo lý giải của cá nhân tôi, có lẽ đó là cách người xưa đặt tên cho những hiện tượng siêu nhiên trái với bình thường.” – Ông suy nghĩ một hồi, cảm thấy mấy lời giải thích vừa rồi không thể coi là lý luận được, bèn lấy một dụ chứng minh: Trước đây, trong núi sâu thuộc huyện Nghĩa ở Giang Tô có một ngôi miếu tên là miếu Tinh Tinh, có lẽ nó đuơc xây dựng từ cuối thời Thanh, hương khói lúc nào cũng nghi ngút không dứt. Vì sao người ta lại gọi nó là miếu Tinh Tinh? Nghe nói vì bên trong đỏ thờ một khối thiên thạch. Năm 1953, cách mạng gang thép diễn ra với quy mô lớn, nhà nhà đều quyên đồng góp sắt để chế tạo súng ống, đạn pháo, máy bay và chi viện cho Triều Tiên chống Mỹ. Khi đó có người nói bên trong khối thiên thạch chứa thành phần kim loại, nên chính phủ quyết định dỡ ngôi miếu ra, đào khối thiên thạch đang được chôn dưới lòng đất lên. Nhưng thời đó, tư tưởng mê tín của bà con ta vẫn rất nặng nề, khiến đội thi công chế tạo gặp khá nhiều trở ngại. Cấp trên liền cử Nông địa cầu tôi dẫn theo nhóm làm việc đến điều tra trước. Sau khi nghe ngóng khắp nơi trong thôn ngoài ngõ. rồi lại hỏi một số người già cao tuổi thì mới biết: hóa ra người bản địa cho rằng bên trong khối thiên thạch tồn tại thứ gì đó, có lẽ là một vị tiên đắc đạo, nhưng trên đời làm gì có chuyện hoang đường như vậy? Tôi lại đi dò la thêm mấy người nữa, kết quả sự việc lan truyền càng trở nên tà mị, thậm chí có khá nhiều kẻ tận mắt chứng kiến còn thề thốt rằng: họ đã nhìn thấy người chết nằm bên trong khối thiên thạch, vả lại không chỉ có một mà có đến hai người liền, một người lớn và một trẻ nhỏ. Cậu bảo thế thì làm sao bọn tôi dám kinh động đến, chỉ có kẻ nào chán sống, thích tự chuốc phiền phức mới dám đụng đến nó mà thôi. Có điều vì sao trong khối thiên thạch ở miếu Tinh Tinh lại xuất hiện người chết? Hai người đã chết đó rốt cục là ai? Tổ công tác tiếp tục hỏi người dân địa phương, thì gương mặt người nào người nấy đều có vẻ như là đại nạn sắp giáng xuống đầu đến nơi, không ai dám nói thêm gì nữa. Đối mặt với chuỗi nghi vấn, thông qua thảo luận, tổ công tác đã quyết định bất luận gặp khó khăn gì, cũng phải tìm cách xác minh chân tướng sự việc. Nếu muốn bài trừ tư tưởng mê tín phong kiến của bà con, thì phải bắt tay hành động từ cội nguồn gốc rễ, nghĩa là phải khai quật khối thiên thạch lên để tiến hành điều tra triệt để. Thế là, đợi sau khi công việc vệ sinh kết thúc, tổ khai quật phải đối mặt với khối thiên thạch to như cỗ máy ủi. Vừa nhìn thấy khối thiên thạch, ai nấy đều há hốc miệng kinh ngạc, bởi vì bên trong khối có rất nhiêu vật chất trong suốt hình hổ phách, dưới ánh đèn chiếu rọi, có thể nhìn thấy hai tử thi, người chết ăn vận trang phục thời Hán, một cái xác là phụ nữ, cái xác còn lại là đứa trẻ mà cô ôm trong lòng. Mọi người cảm thấy rất đỗi kỳ lạ, không ai lý giải nổi; thiên thạch là thiên thể từ trên trời rơi xuống, sao bên trong lại có một thi thể nữ thời Hán? Lúc đó sự lo lắng đã biến thành nỗi hoảng sợ, mọi người liền dùng vải buồm đậy khối thiên thạch lại, bí mật vận chuyển về phòng thí nghiệm để tiến hành giải phẫu, rồi thông qua nghiên cứu phân tích cuối cùng cũng đạt được bưóc đột phá quan trọng, gỡ rối được mọi nghi hoặc. Thì ra, khối thiên thạch đó căn bản không phải vật từ trên trời rơi xuống. Chuyện ấy xảy ra từ nhiều năm trước, có lẽ là thời nhà Hán, có một thiếu phụ vừa mới sinh em bé xong, liền bế con về nhà thăm mẹ đẻ, dọc đường phải đi ngang qua một ngọn núi lửa, không may lúc hai mẹ còn đến nơi cũng là lúc núi lửa phun trào. Người phụ nữ ấy và đứa trẻ bị bùn đất nham thạch chảy ra lấp vùi và bọc kín giống như khối hổ phách. Bùn đá chịu tác động nhiệt cao từ dòng nham thạch, nên trở thành thứ vật chất trong suốt, không gian bên trong luôn ở trạng thái đóng kín, bởi vậy hình hài hai mẹ con nhà nọ ngàn năm vạn kiếp vĩnh viễn giữ nguyên được dung mạo như lúc ban đầu. Sau đó, bị núi lửa phun lên trời, biến thành một tiểu hành tinh lơ lửng xung quanh Trái Đất, mãi đến đời nhà Thanh chuyển hóa thành một khối thiên thạch, rơi trở lại mặt đất. Tư Mã Khôi nghe xong thì không tin nội dung câu chuyện, anh nói: “Đây chính là phát hiện vĩ đại của ông bác đấy à? Nếu khi nãy ông bác bảo đội khảo cổ khai quật được bao cao su Đường Minh Hoàng đã sử dụng trong một ngôi mộ cổ nào đó, nói không chừng tôi còn tin là thật, chứ lai lịch của miếu Tinh Tinh thì tôi biết rõ hơn ông bác nhiều, ở đấy làm gì có thi thể người chết nào”. Giáo sư Nông địa cầu giải thích: “Câu chuyện tôi vừa kể chẳng qua là lấy một ví dụ để so sánh mà thôi, không cần truy xét nó là thật hay là giả. Tôi chỉ muốn các cậu thông qua câu chuyện này hiểu được tính tất yếu của việc chứng thực, bởi vì có một số hiện tượng khảo cổ, trong quá trình khai quật luôn mang đến cảm giác thần bí mạnh và không dễ giải thích theo căn cứ khoa học. Thế nhưng theo càng đi sâu nghiên cứu, thì những bức màn bí mật dày nặng đó sẽ dần dần được vén mở, cho dù ẩn số có phức tạp đến đâu, thì cuối cùng chân tướng sự việc chắc sẽ lộ diện trước mặt chúng ta…” Tư Mã Khôi sợ giáo sư lại bắt đầu bài giảng dài vô tận của mình, nên vội giả vờ buộc lại dây giầy, cố ý tụt lại phía sau đoàn. Đại đội trưởng Mục và đội trưởng liên lạc Lưu Giang Hà đi trước dẫn đường, họ đưa đội thám hiểm tiến sâu dần vào sa mạc, người xưa có câu: “Núi nhìn ngỡ gần mà chạy chết ngựa” – từ lúc bắt đầu hừng đông, mọi người đã nhìn thấy phía trước có một số núi cát hay gò đất nhấp nhô trùng điệp trong lòng đại sa mạc Gobi rộng ngút ngàn tầm mắt, nhưng vì chỉ dựa vào hai cẳng chân lê từng bước trê sa mạc nên đến tận khi màn đêm gần buông xuống, đoàn khảo cổ mới đặt chân lên được mảnh đất Đại Sa Bản. Tình hình thời tiết không ngờ lại tốt ngoài mong đợi, không hề xuất hiện cát lún hay gió nóng như trong truyền thuyết. Lúc này tầng không tựa hồ một tấm kính khổng lồ trong suốt, vòm trời xanh biếc và sâu thẳm, Đại Sa Bản đang chìm vào giấc ngủ dưới ánh trăng đêm. Cả vùng sa mạc khô hạn mênh mông bị bức màn trời bủa vây, màn sương bạc trải lấp lánh khắp nơi, trong vắt như nước. Những gò đất quanh năm bị cát bụi phủ dầy, giờ đây bất ngờ lộ ra như một kỳ tích. Tuy mọi người đều thường xuyên hoạt động ở ngoài trời, nhưng chưa bao giờ họ được chứng kiến một bầu không tinh không lấp lánh chi chít sao trời làm choáng ngợp tưởng đến như vậy, nên ai nấy đều bất giác ngẩng nhìn ngắm bầu không gian. Tư Mã Khôi đưa mắt quan sát dải thiên hà, thấy trăng sao mây gió trong vắt; giữa cái thăm thẳm tĩnh lặng kia dường như đang ẩn giấu một điều gì khủng khiếp ghê gớm; bầu không khí yên ắng chết chóc bủa vây tứ phía cũng tràn ngập những tín hiệu nguy hiểm, khiến lòng anh bỗng trào lên dự cảm chẳng lành. Anh bảo mọi người:“Ngọn núi cát dưới chân mọi người lẽ ra phải là nơi tụ hợp với phân đội khoan thăm dò Karamay, nhưng sao nhìn ngó nãy giờ, vẫn không thấy nửa bóng người nào quanh đây thế nhỉ?”. Trong lòng đại đội trưởng Mục cũng dấy lên cảm giác bất an khó tả, lương thực và nước uống mọi người mang theo chỉ đủ duy trì một vài ngày trên sa mạc, nếu không gặp được phân đội khoan thăm dò thì mọi người sẽ lâm vào tình cảnh vô cùng nguy khốn, anh sốt ruột liếc mắt nhìn đồng hồ, miệng bắt đầu chửi rủa: “Chết tiệt thật! Phân đội khoan thăm dò Karamay đã đến nơi trước rồi cơ mà? Chẳng lẽ chết hết cả lũ rồi sao?” – Mắng xong, anh lại quay sang ra lệnh cho đội trưởng liên lạc mau chóng dùng máy điện đàm quang học không dây thử liên lạc lần nữa với phân đội khoan thăm dò. Lưu Giang Hà vội làm theo lệnh, nhưng chiếc máy điện đàm quang học không dây cứ im thin thít như thóc đổ bồ, anh chàng lo lắng đến nỗi mồ hôi ra đầm đìa cả đầu tóc. Giáo sư Tống Tuyển Nông nhẫn nại an ủi: “Đồng chí Hà đừng sốt ruột quá, cứ thử lại mấy lần xem sao”. Lúc này Tư Mã Khôi thấy Thắng Hương Lân giơ ống nhòm quan sát xung quanh, sắc mặt có chút khác lạ, bèn hỏi cô có nhìn thấy phân đội khoan thăm dò Karamay qua ống nhòm không? Thắng Hương Lân lắc đầu bảo: “Hình như chẳng có ai trên sa mạc này cả, nhưng tôi cứ cảm thấy một vài chỗ có gì đó bất ổn thì phải.” Hải ngọng cũng nói với Tư Mã Khôi: “Lúc mới leo lên núi cát, hình như tớ cũng nhìn thấy thứ gì đó đang động đậy ở phía xa, nhưng trong chớp mắt đã không thấy đâu nữa; cậu bảo trong cái ổ cát này có thể có thứ gì đó không sạch sẽ không nhỉ?” Tư Mã Khôi trong lòng biết rõ tình hình rất bất thường, bèn nửa ngồi nửa quỳ trên mặt đất, quét ánh mắt nhạy bén như loài ưng của mình ra khắp bốn phía xung quanh. Sa mạc tĩnh lặng đến mức, ngay cả cái kim rơi xuống cũng có thể nghe rõ mồn một, dõi tầm mắt ra xa anh thấy không có vật gì che cản, ngay cả nửa cái bóng ma cũng không nhìn thấy, tất cả đều rơi vào trạng thái im lìm bất động, ngoài cát ra thì không hề tồn tại bất cứ thứ gì. Lúc còn ở nông trường khai hoang, Hải ngọng từng nghe người ta nói: Đại Sa Bản vốn là một ngọn núi bình thường bị cát hoang mạc bao phủ, lớp cát che nhiều thành cổ huyệt mộ phía dưới. Có hàng trăm người từng bước chân vào Đại Sa Bản rồi bị lạc đường, những chưa hề thấy ai sống sót trở về. Tất cả bọn họ đều bị dải sa mạc khủng khiếp đó nuốt chửng, và có lẽ do xương cốt họ bị vùi nơi sa mạc, thi thể họ bị chìm dưới biển cát, đến bây giờ những kẻ đã chết ấy vẫn không được yên nghỉ nên vùng này mới thường xuyên xảy ra những chuyện quái dị như thế. Anh cũng bắt đầu nghi ngờ: có khi phân đội khoan thăm dò Karamay đã gặp ma trên sa mạc rồi cũng nên, nếu không mấy chục người đang sống sờ sờ như thế, sao nói biến mất là biến mất ngay được? Thắng Hương Lân khẽ nhíu mày: “Các anh là người trong đội khảo cổ, mà lại đi tin trên đòi này có ma à?” Tuy Tư Mã Khôi cảm thấy khu vực gần đây có điều bất thường, nhưng quan sát hồi lâu vẫn không thấy gió lay cỏ động, thần kinh đang căng như dây đàn mới hơi chùng xuống, anh quay sang nói với Thắng Hương Lân: “Hàng bao năm trước, chị Tường Lâm(2) đã đặt câu hỏi: trên thế gian này rốt cục có tồn tại linh hồn hay không? Nhưng cha đẻ của chị là ông Lỗ Tấn còn không đưa ra được đáp án chính xác nữa là”. (2) chị Tường Lâm: là nhân vật chính trong tác phẩm “Chúc Phúc” của nhà văn Lỗ Tấn Đúng lúc này Hải ngọng đột nhiên giật mạnh người Tư Mã Khôi, chỉ tay về phía xa trên sa mạc và nói : “Cậu xem kia là cái gì, tớ đoán ngay cả ông Lỗ Tấn chắc hẳn cũng chưa bao giờ nhìn thấy thứ đó đâu”. Hội Tư Mã Khôi nghe Hải ngọng nói đều bất giác hít ngược một hơi lạnh. Họ nhìn theo hướng tay Hải ngọng chỉ, lúc này ánh trăng sáng vằng vặc, tầm nhìn vô cùng thoáng đạt, chỉ thấy trên sa mạc có một vật thể đen lù lù, nó đứng thẳng chầm chậm di chuyển, chỉ có điều vì khoảng cách ở khá xa nên không nhìn rõ chân tay hình dáng của nó. Mọi người vừa kinh ngạc vừa hoảng hốt, định thần nhìn lại, lông tóc khắp người dựng ngược cả lên; bời vì điều khiến người ta cảm thấy kinh dị nhất là chiếc bóng đó chỉ là chiếc bóng, chứ không phải bất kỳ vật thể nào bị chắn ánh sáng đổ bóng xuống mặt đất, nơi nó đi qua không hề để lại dấu vết trên sa mạc. “Bắt buộc phải có vật thể gì đó chắn ánh sáng, thì vật thể chính mới có thể để lại bóng trên mặt đất – kiến thức cơ bản này người nào cũng biết, nhưng trong sa mạc, dưới sự phản chiếu của ánh trăng lạnh lẽo và ngàn vạn ngôi sao lấp lánh, trên trời không có chim bay, dưới đất không có thú chạy, ngoài cát ra cũng chỉ có cát, trong điều kiện không hề có bất kỳ thực thể nào, thì làm sao trên mạc lại xuất hiện chiếc bóng?

Chia sẻ
Loading...
Loading...
Loading...
Chia sẻ
Danh sách chương
Loading...
Loading...
Loading...
Thể loại
Tìm kiếm
Loading...
Loading...
Loading...
Lọc truyện