Tôi sai, khó nói đến thế sao

Trong một khóa học "Quản trị nhân sự", tôi đã được nghe về bảng thống kê những đặc thù trong tính cách của người lao động Việt Nam của Viện nghiên cứu Xã hội học Hoa Kỳ. Nội dung như sau:

- Cần cù nhưng Dễ thỏa mãn.

- Thông minh, sáng tạo nhưng Đối phó ngắn hạn

- Khéo léo nhưng ít Kiên trì đến cùng

- Ham học hỏi, tiếp thu nhanh nhưng Không đến chốn

- Xởi lởi, chiều khách nhưng Không bền

- Thích tụ tập nhưng Thiếu tính liên kết

Và một đặc tính đặc biết khác: Yêu hòa bình, nhẫn nhịn nhưng Dễ tự ái vặt.

Ban đầu tôi cũng cảm thấy tự ái (đấy! thấy chưa?) khi bị đọc ra vanh vách tâm can của mình như vậy, nhưng sự thật khi tôi rà soát lại những năm tháng đi làm của mình, đúng là có những điều như trên thật! Trong đó, nổi bật nhất trong "sự nghiệp văn phòng" của tôi, là những cơn tự ái vặt.

Sau này khi tôi có công ty, tuyển dụng những bạn trẻ khác vào làm việc cùng, tôi cũng nhận ra một điều thú vị là ai trẻ cũng tự ái, cũng sợ nhận mình sai. Bạn quên mang theo một món đồ, là tại người này người kia không nhắc bạn. Bạn không tính trước được hậu quả của việc kia, là do ban giám đốc không chỉ là cụ thể... Và khi cơn Tự ái kết hợp cùng với cơn Đối phó ngắn hạn, bạn lấy cái này lấp cái nọ, hoặc cao giọng xin nghỉ việc, để lại những đống ngổn ngang cho đồng nghiệp. Và cho đến cuối cùng, không bao giờ là lỗi của bạn, luôn là "tại, bị, vì..." những nguyên nhân hay những con người nào đó chứ không phải bạn. Nhận mình sai, khó đến thế sao?

Con đường nhanh nhất là con đường thẳng. Cách đối diện với sự thật hay nỗi sợ hại tốt nhất là đi xuyên qua nó. Trong tình huống bạn đã làm sai, nếu người ta hỏi bạn đã làm gì mà bạn nhất mực không nhận, thì bạn sẽ phãi nảy ra những lí do hay những phương kế để đối phó. Và rồi để những phương kế đó không bị bóc trần, bạn lại phải vẽ ra những câu chuyện khác để hợp lí hóa nó. Và cứ thế, đến cuối cùng lẽ ra câu chuyện đã kết thúc từ lâu nay lại thành nỗi lo mới. Có đáng không?

Nói rằng: "Ừ, Tôi sai!" là cách để bạn trực tiếp đối diện với vấn đề của mình, và tìm cách giải quyết hay dàn hòa rồi hóa giải nó. Một người trẻ biết nói rằng họ sai, bỏ qua công đoạn ngúng nguẩy giận dỗi đòi cả thế giới phải bù đắp cho mình, thì giống như họ đang lớn lên nhanh chóng trong mắt những người xung quanh. Nếu bạn là sếp lớn, bạn cũng sẽ chỉ tin tưởng giao việc hay thăng chức cho một người trưởng thành. Đúng không?

Chia sẻ
Loading...
Loading...
Loading...
Chia sẻ
Danh sách chương
Loading...
Loading...
Loading...
Thể loại
Tìm kiếm
Loading...
Loading...
Loading...
Lọc truyện