NHỮNG NGHỊCH LÍ CỦA GIÁO DỤC VIỆT NAM

  NHỮNG NGHỊCH LÍ CỦA GIÁO DỤC VIỆT NAM

(Nguồn Tuổi trẻ)

- Xã hội (phụ huynh và học sinh) cần sự ổn định nhưng bộ chủ quản lại thường đổi mới.

- Bộ càng đổi mới, giảm tải kiến thức sách giáo khoa lại ngày càng tăng.

- Kiến thức sách giáo khoa ngày càng nhiều mà chất lượng học sinh ngày càng thấp.

- Chất lượng học sinh ngày càng thấp mà tỉ lệ khá giỏi, tỉ lệ đậu đại học ngày càng tăng.

- Tỉ lệ đậu đại học ngày càng tăng mà nhiều trường đại học vẫn thiếu sinh viên vào học.

- Trường đại học thiếu sinh viên mà số trường đại học vẫn tiếp tục tăng.

- Số trường đại học tăng lên mà chất lượng sinh viên ra trường ngày càng giảm, không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng.

- Do không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng nên nhiều cử nhân, thậm chí là thạc sĩ, lại phải đi "bổ túc" bằng trung cấp để dễ xin việc.

- Thạc sĩ cần bằng trung cấp để xin việc mà số lượng thạc sĩ, tiến sĩ ngày càng tăng.

- Tiến sĩ ngày càng tăng mà chất lượng các công trình nghiên cứu khoa học lại rất thấp.

- Thời lượng giáo dục kỹ năng sống được tăng lên mà kỹ năng sống của học sinh ngày càng giảm, thậm chí có em ngoài việc học ra chẳng biết làm được việc gì.

- Cái học rất nhiều thì hầu như không được dùng mà kiến thức cần dùng lại rất ít được học.

- Cấp trên đổi mới liên tục về phương pháp dạy học, cấp dưới vẫn trung thành với phương pháp cũ (đọc chép hoặc tân tiến hơn chút là chiếu chép).

-----------------

Ông Đồ Già (Quảng Ngãi)  

Ngoài ra học sinh ngày càng lười mà lại muốn điểm số ngày càng cao!( Ý kiến của một đứa đang ở trong bệnh viện vì phát ngôn đả kích cho hay>>>:)

Chia sẻ
Loading...
Loading...
Loading...
Chia sẻ
Danh sách chương
Loading...
Loading...
Loading...
Thể loại
Tìm kiếm
Loading...
Loading...
Loading...
Lọc truyện