Phần 4- Chương 3: Phiên đấu giá

Cảnh sát không thể tìm ra nguồn gốc mẩu tin nhắn đó, thay vào đó họ giải thích bằng một loạt lí do rất khiên cưỡng như điện tín gặp sự cố hoặc đường truyền bị chen ngang...

Tiểu Vũ cố chấp cho rằng đoạn tin nhắn kì lạ đó do Phiêu Liên gửi cho câụ, mặc dù cô đã chết nhưng vẫn còn nhiều điều muốn nói, ngặt nỗi giờ đây âm dương cách biệt nên tin nhắn từ thế giới bên kia gửi vào máy cậu liền trở thành một dãy loạn mã. Tiểu Vũ ngẩn ngơ nhìn điện thoại, trầm tư suy nghĩ suốt mấy ngày liền, cậu tìm đến văn phòng tổ chuyên án và nói rằng mình đã hiểu đoạn loạn mã đó có nội dung gì.

Tô My nói: "Tôi sử dụng phần mềm hiệu chỉnh loạn mã đó mà vẫn không thể dịch thành một đoạn văn có nghĩa thì làm sao mà cậu dịch nổi?"

Tiểu Vũ đáp: "Em giải mã bằng trái tim."

Giáo sư Lương ngạc nhiên: "Ồ! Vậy sao? Thế đoạn tin nhắn ấy có nghĩa gì?"

Tiểu Vũ nói: "Phiêu Liên muốn xin lỗi cháu và bảo dưới hồ rất lạnh, còn nói mình đã bò từ dưới hồ lên, cô ấy muốn nhìn thấy cháu, chỉ có điều cô ấy xuất hiện ở nơi mà cháu không nhìn thấy, có một con đường nhỏ có thể dẫn đến nơi cô ấy đang ở, cô ấy đứng đó đợi cháu."

Tô My hỏi: "Phiêu Liên không nói hung thủ giết mình là ai sao?"

Tiểu Vũ đáp: "Không ạ! Mà giờ việc ấy đâu còn quan trọng nữa! Quan trọng là cô ấy đang rất lạnh, thân thể lạnh cứng lại. Em phải đi tìm cô ấy mới được!"

Hoạ Long và Bao Triển đưa mắt nhìn nhau, "Lỗ Trí Thâm" an ủi Tiểu Vũ, khuyên cậu ta bớt đau buồn và lấy lại tinh thần, cuộc đời dài phía trước vẫn đang đợi cậu. Sau khi Tiểu Vũ rời khỏi văn phòng tổ chuyên án, "Lỗ Trí Thâm" liền gọi điện thoại cho cán bộ trường đại học sư phạm, yêu cầu nhà trường phải trông chừng Tiểu Vũ, trông cậu ta ngơ ngơ ngác ngác, tinh thần mê muội, chưa biết chừng có khuynh hướng tự sát.

Vài ngày sau, tình hình vụ án không hề có bất kì tiến triển nào, giáo sư Lương phê bình Tô My không chuyên tâm làm việc, ông nói: "Bọn buôn người tiếp xúc với nạn nhân qua Wechat, trong điện thoại của ba người bị hại chắc chắn còn tồn tại manh mối gì đó. Tiểu My, cháu phải tìm được điểm đột phá để phá giải vụ án này thông qua ba chiếc máy điện thoại đó, thời điểm nước sôi lửa bỏng thế này mà cháu lại nhàn rỗi phiếm chuyện với người lạ qua Wechat là sao hả?"

Tô My trề môi phản bác: "Cháu có phiếm chuyện linh tinh đâu. Cháu làm vậy vì muốn phá án mà!"

Giáo sư Lương chê trách: "Cháu nghĩ khả năng mình tình cờ đụng độ với bọn buôn người qua Wechat là bao nhiêu phần trăm hả? Cháu nghiêm túc và thực tế hơn mới được!"

Bao Triển dãn hoà: "Chị My cũng đã cố gắng hết sức rồi mà! Chị ấy đã tìm được hai máy điện thoại trong tổng số ba chiếc máy của nạn nhân."

Tô My phụng phịu: "Cháu có phải thợ sửa điện thoại đâu cơ chứ? Hai chiếc máy di động đó đều bị ngâm dưới nước suốt thời gian dài, giờ hỏng cả rồi, các số liệu cũng mất hết."

Giáo sư Lương hỏi: "Thế chiếc điện thoại còn lại thì sao? Tô My, cháu đừng cãi nữa! Cháu phải nhanh chóng tìm thấy chiếc điện thoại của Ái Hỉ."

Tô My giận dỗi: "Thế thì cháu khỏi ăn cơm, cũng khỏi ngủ luôn!"

Tô My và các nữ cảnh sát làm thêm giờ đến khuya. Đầu tiên, cô muốn tìm số series của chiếc Iphone4 mà Ái Hỉ sử dụng. Số series được cài đặt trong menu của điện thoại, mở phần "cài đặt" ra rồi mở tiếp mục "thông tin nhận dạng điện thoại" là có thể xem số series.

Có điều hiện giờ điện thoại di động của Ái Hỉ đã mất tích nên không thể tìm được số series trên máy. Tô My và các nữ cảnh sát liền tiến hành lục soát phòng trọ của Ái Hỉ kĩ càng, không bỏ sót bất kì ngóc ngách nào, cuối cùng cũng tìm thấy chiếc hộp đựng điện thoại.

Mặt sau hộp viết số series của máy điện thoại được mua.

Sau khi có được số series, Tô My tra ra ICCID nhà phần mềm tìm kiếm bảo hành của Apple. ICCID là thẻ thông minh có mạch điện tích hợp nằm cố định trong SIM điện thoại, mã vạch trên thẻ được tổ thành bởi hai mươi số.

Tìm ra ICCID là có thể di chuyển hoặc kết nối tìm kiếm các thông tin về người đang sử dụng chiếc máy này.

Quá trình tìm kiếm diễn ra rất phức tạp và lặt vặt, nói một cách đơn giản thì bất kì chiếc máy nào của hãng Apple bị mất, chi cần cung cấp số series là cảnh sát có thể tìm lại cho chính chủ, vấn đề duy nhất là cảnh sát có chịu đi tìm cho người bị mất cắp hay không mà thôi.

Nhờ sự phối hợp của phòng bưu chính viễn thông, Tô My đã có được thông tin về lại lịch và số máy của chủ nhân mới chiếc điện thoại mà Ái Hỉ từng dùng. Ái Hi mất tích, điện thoại của cô bị người khác sử dụng, có thế kẻ này chính là nghi phạm quan trong của vụ án!

Trong rất nhiều vụ án lớn, điện thoại trở thành manh mối then chốt để phá án.

Vương Lãnh Minh chui rúc khắp năm tỉnh thành ở Trung Quốc, bịt mặt dùng súng cướp giật ở trạm xăng, gây ra bốn mươi vụ cướp trong một năm, giết chết sáu nhân viên đổ xăng, làm ba người bị thương nặng. Sau khi phóng hoả đốt cháy trạm xăng, tên hung thủ ngông cuồng này đã gọi điện thoại cho cảnh sát cứu hoả, sau đó đứng ngoài xem nhân viên cứu hoả vất vả dập lửa. Cảnh sát điều tra cuộc gọi của y, rồi sau đó bắt gọn y về quy án.

Thạch Kinh Hồng và anh trai tham gia một vụ án giết người. Anh trai y bị cảnh sát bắn chết, y liền ra tay giết chín cô gái vô tội để trả thù cảnh sát, sau một năm bị truy nã, y sử dụng một trong những chiếc điện thoại di động của nạn nhân, nhờ đó cảnh sát đã phát hiện ra hành tung của y.

Vụ án cướp ngân hàng liên hoàn của Khâu Khắc Hoa gây chấn động cả nước, cảnh sát nói rằng điểm đột phá của vụ án là cảnh sát đã lấy mẫu phân mà y để lại mang đi xét nghiệm ADN, từ đó xác minh lai lịch thực sự của y.

Thực ra thông qua giới truyền thông, chúng ta đều biết Khâu Khắc Hoa sa lưới pháp luật là vì điện thoại di động của y đã làm lộ hành tung.

Cảnh sát kiểm tra nhật kí cuộc gọi của tất cả các máy điện thoại di động quanh khu vực xảy ra vụ án, rồi đối chiếu với lai lịch của chủ sử dụng điện thoại, nghe trộm những số máy khả nghi, từ đó tìm ra Khâu Khắc Hoa. Trước đó, Khâu Khắc Hoa không bao giờ dùng điện thoại bởi y là kẻ vô cùng cảnh giác, nhưng lần đó vì liên lạc với bạn gái nên y đã mua điện thoại di động. Y sa lưới không phải vì đống phân mà y ngã lộn đầu xuống đất là bởi chiếc điện thoại.

Điện thoại của nạn nhân Ái Hỉ có tăm tích là tin khiến mọi người vô cùng phấn chấn.

Giáo sư Lương yêu cầu Tô My định vị vị trí của chiếc điện thoại và giám sát tất cả các cuộc gọi đến và gọi đi từ chiếc máy này. Bao Triển kiểm tra tất cả các số điện thoại tồn tại trong máy và xác minh lai lịch của từng chủ máy, phải nắm được thông tin cơ bản về hung thủ thông qua các mối quan hệ xung quanh anh ta. Chẳng bao lâu sau cảnh sát đã tìm ra, người sử dụng điện thoại của Ái Hỉ là ông chủ tiệm sửa xe ở thị trấn Bình Xuyên, huyện Cốc, số điện thoại thường liên hệ với anh ta nhất là các cửa hàng sửa chữa điện tử, điện lạnh.

Trạm xe hơi huyện Cốc chính là địa điểm Tiểu Tường Vi mất tích, thị trấn Bình Xuyên nằm ở chân núi tương đối hoang vắng, mấy năm gần đây, một số thôn bản trên núi thường xuyên xảy ra các vụ lừa gạt buôn bán phụ nữ, thậm chỉ con số lên tới mười mấy vụ, vì thế cảnh sát địa phương còn phải đặc biệt thành lập ban phòng chống buôn bán phụ nữ.

"Lỗ Trí Thâm" đích thân dẫn tổ chuyên án đến huyện Cốc, giáo sư Lương cử Hoạ Long đi cùng, nhờ sự giúp sức của trường ban phòng chống buôn bán phụ nữ của phòng cảnh sát huyện Cốc, họ đã tìm thấy ông chủ tiệm sửa xe hiện sở hữu chiếc điện thoại của Ái Hỉ.

Ông chủ tiệm sửa xe thanh minh, anh ta được người thân tặng cho chiếc điện thoại này.

Người thân mà anh ta nhắc đến tên là ông Hà, một lái buôn chuyên mua bản gia súc, vợ ông Hà là bà mối có tiếng khắp trong thôn ngoài bán. Mấy tháng trước, hai vợ chồng họ lùa đàn dê ra ngoài thị trấn bản, rồi nhân tiện tặng cho ông chủ tiệm sửa xe chiếc điện thoại này, coi như xoá món nợ mà họ vay dạo trước.

Trưởng ban phòng chống buôn bán phụ nữ cho biết: "Lão Hà này có tiền án tiền sự, từng ngồi tù mười năm vì tham gia đường dây lừa bán phụ nữ. Vợ lão ta cũng là kẻ buôn người, bà ta lấy danh nghĩa là mối lái nhưng thực chất là mua bán phụ nữ. Xem ra bọn chúng lại ngựa quen đường cũ rồi!"

Ông chủ tiệm sửa xe phản bác: "Chị Hà không phải kẻ buôn người!"

"Lỗ Trí Thâm" yêu cầu: "Anh giúp chúng tôi gọi ông Hà và bà Hà đến đây một chuyến!"

Ông chủ tiệm sửa xe lập tức từ chối: "Việc gì tôi phải gọi họ đến?"

"Hoạ Long cảnh báo: "Nếu anh không gọi thì anh đã mắc tội bao che cho kẻ buôn người.

Còng tay anh ta lại và dẫn về đồn cảnh sát!"

Ông chủ tiệm sửa xe buộc phải đồng ý gọi điện cho hai vợ chồng lão Hà theo kịch bản của cảnh sát. Giờ cảnh sát chỉ việc ôm cây đợi thở và sắp xếp mồi như để bắt tội phạm. Hôm sau, hai vợ chồng lão Hà, cũng chính là hai kẻ chủ mưu liên quan đến vụ lừa bán phụ nữ đã sa lưới pháp luật. Thông qua xét hỏi, cảnh sát biết vợ chồng lão Hà chỉ là đường dây thứ cấp trong đường dây buôn người này, họ nhận được hai nữ sinh đại học từ một người tên là Lôi Lão Phi. Sau khi nhận diện qua ảnh, họ xác nhận hai cô gái đó chính là Ái Hỉ và Tiểu Tường Vi.

Tiểu Tường Vi và Ái Hỉ lần lượt bị bán đến hai sơn thôn khác nhau, hai thôn đó đều rất lạc hậu, nghèo nàn và không có đường quốc lộ.

Hoạ Long hói: "Hai người đó bán được bao nhiêu tiền?"

Lão Hà đáp: "Cô váy trắng bán được ba mươi ngàn tệ, cô mặc đồng phục bán được bốn mươi ngàn tệ và một bầy dê."

Trưởng ban phòng chống buôn bán phụ nữ nói: "Tôi đã đọc hồ sơ phạm tội trước đây của ông, trước đây vụ rẻ nhất ông kiếm được tám trăm tệ, vụ đắt nhất kiếm được trên mười ngàn tệ."

"Lỗ Trí Thâm" quát: "Ông kiếm khá đấy nhỉ! Mau thành thật khai báo cho tôi biết ông đã bán họ như thế nào!"

Lão Hà đáp gọn lọn: "Bán đấu giá!"

Vụ án càng điều tra vào chiều sâu thì hình hài phạm tội càng hiện rõ, dưới đây là toàn bộ quá trình bán đấu giá Tiểu Tường Vi.

Núi cao nối tiếp núi cao chắn sừng sững một góc trời, có hoang mọc ngút ngàn cả khe núi, một con đường độc đạo cổ xưa ngoằn ngoèo như rắn lượn dẫn vào trong thôn. Đây là sơn thôn nhỏ chỉ có mấy chục hộ dân sinh sống, trong thôn đa phần là những ngôi nhà ngói tường xi măng, gà vịt nuôi trước sân, sau nhà là chuồng lợn, không gian nồng nặc mùi phân gà phân lợn.

Một hôm, thôn bản còn rộn ràng hơn cả ngày tết, đám đàn ông tập trung trong túp lều tranh, trên tấm phản được đắp bằng đất là một mĩ nữ mặc đồng phục sinh viên. Đám đàn ông chen chúc vào, rồi tranh nhau hét: "Tôi mua! Tôi mua cô ta!"

Người đàn ông A nói: "Tôi mua em này! Chà chà! Trông xinh xẻo quá!"

Người đàn ông B nói: "Để tôi mua! Tôi xí trước cơ mà!"

Người đàn ông C nói: "Bao nhiêu tiền? Rao giá đi! Dù phải đập nồi bán sắt vụn cũng phải mua bằng được!"

Người đàn ông D nói: "Tôi đi vệ sinh cái đã! Nhớ đợi tôi quay lại đấy!"

Người đàn ông E nói: "Nhìn kìa! Thấy em gái xinh đẹp là mót tè à?"

Cả đám phá lên cười ầm ĩ, Tiểu Tường Vi bị trói chân tay, miệng nhét giẻ, cô nằm co ro một góc trên phản đất, nét mặt hoảng loạn.

Lão Hà hẵng giọng nói lớn: "Tôi là cậu nó, nó là cháu đằng ngoại tôi, cha mẹ mất cả rồi, nó chẳng còn ai bấu víu nên mới bất đắc dĩ phải bán thân!"

Tiểu Tường Vi ra sức lắc đầu, miệng bị nhét giẻ nên cô chỉ có thể phát ra những tiếng kêu ú ớ, từ khóe mắt chảy ra đôi dòng lệ chất chứa nỗi tuyệt vọng.

Mụ Hà nói: "Giá khởi điểm là ba mươi ngàn tệ, ai trả cao hơn thì bán cho người ấy!"

Người đàn ông B nói "Ba mươi ngàn tệ cơ à? Chậc chậc! Đắt quá!"

Mụ Hà quảng cáo: "Tiền nào của nấy mà! Chưa kể đến chuyện cháu gái tôi xinh như hoa như ngọc mà giờ nó mới mười sáu tuổi, còn nguyên tem đấy! Gái trinh giá đấy còn kêu gì?"

Người đàn ông C nói: "Ừm! Nhìn có vẻ còn non lắm! Mới mười sáu tuổi thôi à? Tôi tin! Nhưng ba mươi ngàn tệ thì không mua nổi, giảm giá chút được không?"

Lão Hà xua tay: "Ông không mua thì để người khác mua. Bao giờ kiếm đủ tiền hẵng nói!"

Người đàn ông D đi tiểu xong quay trở lại, trên tay vẫn dính chất dịch lầy nhầy như nước mũi, anh ta quệt vào mà giày cho sạch rồi nói "Cởi bớt ra xem nào!"

Lão Hà ấn Tiểu Tường Vi xuống đất, cởi dây thừng trói cổ chân, Tiểu Tường Vi giãy mấy cái, lão Hà vũng tay định tát, chắc cô bị đánh nhiều quá đâm sợ nên cả người cứ run thung thúc. Tiểu Tường Vi nhắm mắt nằm im bất động.

Lão Hà ép cô ngồi trên phản đất cởi cúc áo đồng phục ra.

Mấy gã đàn ông nhào vào định xem thử.

Mụ Hà quát: "Đừng chạm vào hàng! Tay anh dính toàn đất."

Lão Hà lại cởi áo đồng phục của Tiểu Tường Vi, vén ra sau khuỷu tay, Tiểu Tường Vi quả là cô gái đẹp, khuôn ngực phát triển rất đầy đặn, tròn trịa và trắng mịn như hai trái tuyết lê. Lão Hà kéo tay cô đứng dậy để mâys lái buôn có thể chiêm ngưỡng thân hình tuyệt mĩ cua thiếu nữ đương độ xuân thì.

Đúng lúc đó đột ngột mất điện, có lẽ gió to quá thổi đứt đường dây hoặc có thể đá trên núi lăn xuống đập trúng cột điện.

Đến khi khêu được ngọn đèn dầu thì trên đôi chân thon dài mịn màng của Tiểu Tường Vi xuất hiện thêm mấy vết tay bẩn thỉu.

Mụ Hà quát váng lên: "Ai vừa chạm vào đấy hử? Thằng nào dám động vào vào cháu ngoại bà hử?"

Khách đến đấu giá đều là đám đàn ông trong thôn, một số đã có gia đình đàng hoàng nhưng vẫn háo sắc đến xem, để rồi tiết hùi hụi vì mình đã có vợ, không thể đi mua cô gái làm vợ được nữa.

Người đàn ông A cương quyết: "Tôi trả ba mươi ngàn tệ!" Người đàn ông B nói: "Thêm một trăm tệ nữa! Tôi với anh thi xem ai thắng, anh trả bao nhiêu, tôi cũng thêm một trăm tệ nữa!"

Người đàn ông C nói: "Ba mươi chín ngàn tệ! Tôi vừa mới chạm vaò, da dẻ người em gái mày mịn màng láng mượt, ba mươi ngàn tê đáng lắm!"

Ngươgi đàn ông C nói: "Tôi trả bốn mươi ngàn tệ, các thêm một con lợn nữa!"

Lão Hà hỏi: "Còn ai trả giá cao hơn không? Nếu không có ai là bán cho anh C đấy nhé!"

Người đàn ông B nói: "Bốn mươi ngang tệ cộng thêm hai con lợn. Dù phải đi vay tiền để mua, tôi cũng cam lòng."

Lão Hà lại hét: "Còn ai trả giá cao hơn bốn mươi ngàn tệ và hai con lợn không? Tôi đếm đến ba nhé!"

Đám đàn ông im như thóc đổ bồ, bốn mươi ngàn tệ đã là cái giá cao nhất mà họ có thể chi trả, lão Hà bắt đầu đếm ngược, người đàn ông C sung sướng phát điên, người đẹp đang đứng trước mặt sắp nằm trong vòng ôm của gã rồi!

Quần gã lại cộm hẳn lên.

Đúng lúc đó, một lão già đi chăn dê về muộn chen vào xem phiên đấu giá, ông ta vừa liếc nhìn Tiểu Tường Vi đã nói: "Tôi trả bốn mươi ngàn tệ và các thêm một bầy dê."

__hết chương 3__

Chia sẻ
Loading...
Loading...
Loading...
Chia sẻ
Danh sách chương
Loading...
Loading...
Loading...
Thể loại
Tìm kiếm
Loading...
Loading...
Loading...
Lọc truyện