Chương 2: Bóng ma trong rừng cây
Bà lão ngồi thần người dưới gốc cây, hai tay tì vào chiếc nạng trúc màu vàng, gió thổi mái tóc bạc trắng và rối tung của bà cụ, những nếp nhăn trên gương mặt xô lại như mảnh vỏ quýt bị gió hong khô. Bà lão không có tên, chỉ thấy ghi trong số hộ khẩu là Chương Điền Thị, rất nhiều cụ già ở Trung Quốc không có tên giống như bà lão.
Trưởng thôn hỏi: “Bà Chương, tôi muốn hỏi một vấn đề liên quan đến quá khứ của bà. Có phải trước đây bà từng ăn thịt người không?”
Bà Lão giận run người quát: “Nói láo!”
Trưởng thôn vẫn không buông tha: “Bà cố nhớ lại xem! Khi nạn đói năm 60 hoành hành, có phải bà đã ăn thịt người không?”
Bà lão run rẩy: “Chuyện xảy ra từ những năm sáu mươi... tôi quên rồi... Mà cũng chẳng nhớ được bất kì chuyện gì được nữa! Nhà tôi... tam đời bần nông… các ông dám làm gì tôi hở?”
Tư duy của lớp người già này vẫn dừng lại ở thời đại đã qua, bà lão lầm bầm nói với trưởng thôn và tổ chuyên án về thành phần gia đình tốt đẹp của nhà mình. Suốt ba mươi năm từ năm 1949 đến năm 1979, người Trung Quốc tự hào mình là giai cấp bần nông. Bà lão chống gậy trúc chầm chậm đứng dậy, bà bước loạng choạng từng bước một, thân hình ngả nghiêng như muốn đổ bất cứ lúc nào. Mọi người dõi theo bóng cụ, rõ ràng bà đi lại rất khó khăn nên không thể là hung thủ của vụ án mất tích liên hoàn được.
Trở về phòng cảnh sát huyện, giáo sư Lương mở cuộc họp phân tích tình hình vụ án.
Vụ án mất tích đầu tiên đã xảy ra cách đây mấy năm, nên công tác điều tra càng thêm khó khăn, cảnh sát đành chuyển phương hướng điều tra sang những đối tượng mới mất tích trong thời gian gần đây. Các vụ án này có rất nhiều điểm tương đồng, chín thanh thiếu niên mất tích đều là nam giới, thời gian mất tích tập trung vào lúc buổi sáng hoặc buổi trưa, địa điểm mất tích là khu vực gần con đường đất dẫn đến thôn Chương Hợp. Cảnh sát hoàn toàn tán đồng với phỏng đoán của người nhà nạn nhân, rất có thể vụ ăn mất tích hàng loạt này do một người hoặc một nhóm người gây ra.
Giáo sư Lương nói: “Không có dấu hiệu nào cho thấy đám trẻ bỏ nhà ra đi hoặc bị bắt cóc tống tiền, khả năng chúng gặp bất trắc rất cao.”
Tô My hỏi: “Nếu đây là vụ thảm sát hàng loạt thì động cơ của hung thủ là gì?”
Bao Triển đáp: ”Chúng ta cần nâng cấp vụ ăn mất tích hàng loạt thành vụ án giết người hàng loạt, đây chắc chắn không phải những vụ mất tích thông thường.”
Sếp Mao nghi ngờ: “Liệu có phải hung thủ muốn giết người lấy nội tạng bán không?"
Họa Long mắng: “Ông anh thật ngờ nghệch không hiểu ông anh leo lên chức giám đốc phòng cảnh sát bằng cách nào. Làm gì có chuyện bán cơ quan cơ thể người được chứ? Muốn cấy ghép các nội tạng thì cần có đối tượng ghép phù hợp, phải kiểm tra xét nghiệm cẩn thận trước khi sử dụng. Hơn nữa từng khâu từng khâu như cưa cắt, bảo quản, vận chuyển đều vô cùng phức tạp và yêu cầu trình độ chuyên môn cao, đầu phải người thường nào cũng có thể làm được!"
Bao Triển nhận xét: “Nếu hung thủ là kẻ khát máu giết người, muốn trả thù xã hội thì chắc chắn y không cần lựa chọn mục tiêu."
Tô My đồng ý: “Nhưng đằng này những đối tượng mất tích đầu là những nam thanh thiếu niên. Tôi cảm thấy rất có khả năng loạt án này hàm chứa động cơ giới tính, cụ thể là động cơ đồng tính."
Giáo sư Lương lắc đầu: “Động cơ của loạt án này không hề rõ ràng! Nó làm tôi nhớ đến vụ án mất tích của năm cậu bé đi bắt ếch nổi tiếng khắp Hàn Quốc.”
Hàn Quốc có ba vụ án giết người dã man vẫn treo cho đến tận giờ, đó là “Vụ ăn mất tích của năm cậu bé bắt ếch”, “Vụ án dụ dỗ và giết hại cậu bé Lee Hyung Ho” và “Vụ án giết người liên hoàn ở Seoul". Ba vụ án này đều khiến xã hội Hàn Quốc rơi vào tình trạng hoảng loạn thực sự, bộ phim điện ảnh nổi tiếng nhiều lần vinh dự giành các giải thưởng lớn “Nhật kí kẻ sát nhân” được cải biên dựa theo chính vụ án giết người hàng loạt ở Seoul.
Vụ án năm cậu bé bắt ếch mất tích vô cùng quái dị và li kì, thực khiến người ta không thể ngờ nối, sau này vụ án đó được cải biên thành bộ phim điện ảnh "Children”.
Ngày 26 tháng 3 năm 1991, năm học sinh tiểu học người Hàn Quốc được nghỉ hè liền rủ nhau đi bắt thằn lằn, nhưng giới truyền thông lại đăng tải nhầm là đi bắt ếch, sau đó năm cậu bé đã mất tích một cách thần bí. Người nhà các nạn nhân tìm khắp đất nước Hàn Quốc, thậm chí còn kinh động đến cả đương kim tổng thống, cảnh sát huy động hơn 320 ngàn người, bao gồm cả quân đội cùng tham gia tìm kiếm nhưng công tác điều tra vẫn không hề có tiến triển. Mãi đến ngày 25 tháng 9 năm 2002, sau mười một năm sáu tháng tròn kể từ khi vụ mất tích xảy ra, người ta mới tìm thấy thi thể của năm cậu bé trong núi Waryong.
Năm thi thế đã hóa thành xương trắng, nằm chồng lên nhau trong tư thế xếp La Hán, tầng trên cùng còn đè một tảng đá lớn.
Rõ ràng năm cậu bé bị người khác sát hại, y phục của bọn trẻ còn bị buộc vào nhau bằng các mối buộc rất đặc biệt, các chuyên gia nhận định đây là cách buộc chưa từng thấy bao giờ. Cảnh sát không công bố công khai cách buộc cụ thể, nhưng chúng ta có thể tưởng tượng hung thủ đã buộc áo của các nạn nhân thành hình vòng tròn hoặc bị chập lại rồi buộc thành cục lớn.
Ban đầu, cảnh sát Hàn Quốc cho rằng nguyên nhân dẫn đến tử vong là chết cóng, nhưng sau đó, qua kết quả giảm tử thi, các bác sĩ pháp y nhận định trên xương đầu của ba nạn nhân xuất hiện vết đả thương do dụng cụ có đầu tư và nặng như búa, rìu, đá... trên hiện trường còn vương vãi một vài vỏ đạn. Điều khiến người ta cảm thấy kì lạ là trên thi thể không hề có tóc, rất nhiều răng trong hàm của nạn nhân biến mất. Như chúng ta đã biết các tổ chức mềm trên cơ thể như da thịt bị rửa nát rất nhanh, nhưng răng tóc và xương cốt thì không dễ chịu tác động oxi hóa, chúng có thể bảo tồn rất nhiều năm.
Có điều cho đến tận bây giờ hung thủ vẫn chưa sa lưới pháp luật...
Giáo sư Lương phân công nhiệm vụ cho từng người, sếp Mao phụ trách tìm người liên lạc cuối cùng của chín thiếu niên bị mất tích rồi liệt kê thành danh sách và điều tra từng người một.
Địa điểm gây án là trên con đường đất, ngoài người dân thôn Chương Hợp ra thì chỉ có nhân viên làm việc gần xưởng đông lạnh mới lai vãng đến con đường đó, bởi vậy thôn Chương Hợp và xưởng đông lạnh là phạm vi điều tra trọng điểm, rất có thể hung thủ đang ẩn náu trong hai nơi này. Bao Triển, Họa Long và Tô My dốc toàn lực phối hợp với chính quyền địa phương triển khai điều tra chi tiết về chín vụ án. Họ tiếp xúc trực tiếp với từng công nhân làm việc trong xưởng đông lạnh, bao gồm cả những nhân viên có liên quan như tài xế thường xuyên qua lại xưởng đông lạnh để vận chuyển hàng hóa. Đối với người dân thôn Chương Hợp, cảnh sát gõ cửa từng nhà điều tra theo cách thức phổ tra nhân khẩu, ghi chép lại tên từng người có tiền án tiền sự hoặc từng bị cảnh sát xử lí.
Tổ chuyên án cho rằng hung thủ là người sống độc thân gần con đường xảy ra án mạng, y có đầy đủ điều kiện gây án, nhiều khả năng là phạm nhân đã mãn hạn tù mới được phóng thích.
Đặc điểm điều tra trinh sát của cảnh sát hình sự Trung Quốc là chiến thuật biển người, tuy hơi ngốc nghếch nhưng thường trăm trận trăm thắng. Phó cục trưởng Bạch Cảnh Ngọc cử một tổ giám sát điều tra đến huyện Cát Bá, sếp Mao không dám chậm trễ, ông ta lập tức điều lượng lớn cảnh sát dốc sức giúp đỡ.
Tô My và Bao Triển lắp đặt thiết bị giám sát, hai ống kính camera được cố định phía ngoài tường của nhà vệ sinh công cộng sau kho lạnh và đầu thôn Chương Hợp, ngoài ra còn cắt cử cảnh sát trực ban gác 24/24 trên con đường xảy ra các vụ mất tích.
Khi bóng tối sập đổ, cảnh tượng ở điểm gác vô cũng đáng sợ, con đường đất không hề có đèn đường, trong bóng đêm chỉ có tiếng gió thổi u u và tiếng lá cây chạm vào nhau lào xào khiến cho khách bộ hành cũng thấy lạnh tóc gáy, đặc biệt là cảnh rừng thưa, nhân viên trực ban nhìn lâu vào đó liền thấy tinh thần căng thẳng cực độ.
Thực ra chỉ cần chú ý quan sát thì sẽ thấy ngay trong thành phố cũng xuất hiện những nẻo đường âm u như vậy.
Khi cần ra đường vào ban đêm, bạn luôn cảm thấy có bóng đen bám theo mình, bạn đi nhanh, nó cũng đuổi nhanh, bạn chạy, nó cũng chạy, nhưng khi bạn dừng bước và ngoảnh đầu lại thì chẳng thấy ai phía sau, xung quanh chỉ còn bóng đêm tịch mịch và vô biên bao trùm lấy bạn.
Dưới sự phối hợp của trưởng thôn và chính quyền địa phương, Tô My và Bao Triển đóng giả thành cán bộ vận động sinh đẻ kế hoạch đến gõ cửa từng hộ trong thôn với ý định tìm ra kẻ tình nghi. Hôm ấy, hai người làm việc đến tận tối mịt, ăn xong cơm ở nhà trưởng thôn thì đã mười một giờ khuya, chẳng may xe lại hỏng nên hai người quyết định cuốc bộ trở về phòng cảnh sát huyện.
Thôn Chương Hợp cách huyện thành không xa lắm, nhưng khi băng qua con đường đất thì hai người đã gặp phải một chuyện quái lạ và rùng rợn.
Khi ấy, ánh trăng trốn sau rèm mây, bóng tối bủa vây mịt mùng, thò tay ra còn không thấy năm ngón, xung quanh vô cùng tĩnh mịch, lùm cỏ dại ven đường càng khiến bầu không khi trở nên âm lạnh và quái dị. Chín thiếu niên đã mất tích trên con đường này, rất có khả năng bọn trẻ đã bị hại, biết đâu oan hồn của chúng vẫn vất vướng chốn trần tại đòi nợ. Nghĩ đến đây, Tô My bỗng thấy rùng mình.
Hai người kề vai đi bên nhau, Tô My đảo mắt nhìn bốn phía xung quanh rồi quay sang bảo Bao Triển: “Này cậu Triển! Cậu có mang súng theo không đấy?”
Bao Triển đáp: “Không! Chỉ mỗi anh Hoạ Long mới kè kè mang súng theo người thôi!"
Tô My so vai: “Chị thấy hơi lạnh!”
Bao Triển bảo: “Lạnh đâu mà lạnh! Ở đây bốn mùa đều ấm áp như mùa xuân."
Tô My hậm hực: “Đồ đáng ghét!"
Bao Triển hấp háy mắt: “À... Hoá ra chị My đang sợ!”
Tô My mạnh miệng: “Còn lâu! Đưa tay đây tôi dắt tay cậu!”
Bao Triển chần chừ bảo: “Con đường này lắp camera đấy! Để người khác trông thấy thì không hay cho lắm!”
Tô My nói: "Mặc kệ người ta! Mà trời tối thế này ai nhìn thấy được! Cậu cứ ngoan ngoãn nghe lời tôi đi!”
Bao Triển nắm lấy tay Tô My. Khi đến gần cánh rừng thưa, đột nhiên Bao Triển loáng thoáng nghe thấy tiếng động vọng ra từ trong rừng.
Anh giơ tay lên miệng ra dấu cho Tô My: “Suỵt!”
Tô My hoảng hồn: ”Cậu quá đáng! Đừng doạ tôi nữa!"
Bao Triển thì thào: ”Hình như có tiếng nói chuyện!”
Hai người đứng yên bất động, cánh rừng thưa nom khá đáng sợ, cây trong rừng toàn là bạch đàn, tuy thân cảnh không cao to nhưng tán lại rủ xuống khá rộng, nom như toà tháp, xen giữa hàng bạch đàn là những lùm cây bụi hip xúp mà người ta thường gọi là rau tàu bay. Trong bóng tối thấp thoáng thấy có dáng người đứng sau rặng cây dòm trộm vào con đường đất đó, trên không trung có hai điểm sáng màu đỏ trôi lập lờ, trông chẳng khác gì đôi mắt quỷ.
Tô My hơi căng thẳng, có níu chặt lấy cánh tay Bao Triển, Bao Triển quát to một tiếng: “Ai đằng kia thế?”
Trong không gian tịch mịch, ánh trăng rạch màn đêm chui ra khỏi tầng mây, một tiếng hét rợn tóc gáy đột nhiên vang lên thất thanh giữa khung cảnh hoang vắng, hai bóng ma chạy thục mạng ra khỏi rừng thưa, tư thế chạy của họ vô cùng kì quái, biên độ vung lên hạ xuống của hai cánh tay rất lớn, họ liên tục khuơ khoắng, nhưng chân thì lại giống như bị vật gì trói chặt, chỉ có thể chạy từng bước nhỏ. Bao Triển và Tô My ngây người nhìn cảnh tượng đang diễn ra trước mắt, hai bóng ma trở thành hai cỗ cương thi, thân người cứng đơ, thẳng tắp nhảy bật tưng tưng về phía rãnh đất ở ven rừng. Bao Triển và Tô My nắm tay nhau đứng như phồng ngay giữa đường, hai bóng ma nhìn thấy họ liền ngoảnh phắt đi, cắm cổ cắm đầu bỏ chạy, vừa chạy vừa phát ra từng tràng rú dài nghe tựa tiếng ma hờn sói hú.
Thị giác của Bao Triển rất sắc bén, anh lập tức nhận ra hai người đó chính là con trai của trưởng thôn thôn Chương Hợp, anh từng gặp họ ở trong nhà trưởng thôn.
Bao Triển và Tô My theo đường cũ quay lại thôn Chương Hợp, hai người con trai của trưởng thôn run rẩy tường thuật lại sự việc kinh dị mà họ gặp phải trong rừng cây.
Hai anh em đi hợp lớp trên huyện thành, rất muộn mới về nhà, vì con đường này đã xảy ra nhiều vụ mất tích nên hai anh em luôn đi sát bên nhau. Khi đi ngang qua cánh rừng thưa, người anh bỗng dưng thấy đau bụng, anh ta nói với em: ”Ui giời! Bụng khó chịu quả mất! Chắc tại hồi tối ăn canh chua cay đây mà! Em mang giấy không?”
Người em đáp: “Không có giấy, nhưng em có thuốc lá, anh lấy vỏ bao thuốc lá ấy. Mà khi này hình như... em vừa nhìn thấy một bà lão trong rừng cây đấy!”
Người anh nạt: “Lúc nào rồi mà còn đùa! Anh không nhịn được nữa rồi! Sắp ra quần đến nơi đây này!"
Hai anh em liền chui vào rừng thả buồn, họ châm điếu thuốc hút cho vững dạ. Hai đốm thuốc trong tay chính là hai chấm đỏ bồng bềnh trôi trong đêm mà Tô My và Bao Triển nhìn thấy. Hai anh em ngồi xổm trong rừng, người anh vơ tạm đám lá khô thay giấy. Đúng lúc đó, vầng trăng chui ra khỏi màn mây, lúc ẩn lúc hiện, người em nhìn bóng của người anh, bất chợt người em thấy trên vai của anh mình thò ra một đầu người. Người em sợ toát mồ hôi, lẳng lặng lấy tay chỉ về phía đầu người xuất hiện trên mặt đất, vừa khi ấy bóng trăng lại biến mất để lại bóng tối vô biên bao trùm cả cánh rừng, người anh chẳng nhìn thấy gì nữa.
Một cơn gió lạnh cuốn theo đất bụi quất thẳng vào lưng, tiết trời lúc này đang ấm áp như xuân sang, người anh hơi lạ vì thấy gió lạnh xuất hiện vào thời điểm này, hai anh em ngoái đầu nhìn lại, chứng kiến cảnh tượng trước mắt, cá hai đều túa mồ hôi lạnh.
Phía sau lưng họ, ngay chỗ gốc cây có một người đang đứng thẳng như cán bút, người đó vận quần áo cổ trang như đi diễn kinh kịch, ống tay áo rủ xuống. Điều khiến người ta tê bì da đầu là chân người đó như trôi trên mặt đất, đầu cúi thấp, không nhìn thấy mặt mũi. Màn tiếp theo thật khiến người ta không thể tin nổi, cả thân thể người đó đang chầm chậm bay về phía họ.