Chương 140: Lộc Đài
Phi Hổ tại ban sư không lâu thì Sùng Hầu Hổ cùng Hắc Hổ đã chuẩn bị xong, hai quân chậm rãi hướng tới phương nam bình loạn. Sùng Hầu Hổ có kinh nghiêm bình định Viêc Phúc Thông lập tức diễn trò cũ, nhận búa việt cờ mao, một bên thu nạp chư hầu tán loạn xung quanh, một bên thì tự xưng danh chính nghĩa, xúi giục các chư hầu phương nam nội loạn, chẳng qua Ngạc Hoán đã dự đoán việc này nên đã bố trí chuẩn bị không ít, khiến cho thủ đoạn của Sùng Hầu Hổ không có kết quả là bao. Nhưng dù vậy, quan lại cùng dân chúng tại phương nam vẫn hết sức hoảng loạn, mà rất nhiều chư hầu không chiến mà loạn.
Hầu Hổ cùng Hắc Hổ từng bước chiến thắng, áp chế Ngạc Hoán khiến cho hắn liên tục bại trận nên trước mất chỉ có sức phòng thủ, tránh né không ra, Thiên tử tại Triều Ca biết được tin tức này rồi nói với quần thần: "bình phương nam còn chờ ngày kết thúc thôi!".
Sau sự kiện Mẫu Tân, trừ Sùng Hầu Hổ, còn lại Đông Nam Tây tam đại chư hầu đều trở thành tội thần, nên tứ phương chư hầu cũng bị bức bách mà tiến hành cải cách, bởi vì Hầu Hổ được thiên tử cho ưu đãi rất nhiều, nên không hề phản đối mà lại cho người phối hợp, nên tiến độ cải cách ở bắc phương là nhanh nhất. Đông Bá Hầu Khương Hoàn Sở mang tội, lãnh địa bị tước nên cũng không dám nhiều lời. cho nên Tây thì Thái Bá và Trọng Ung được Tử TInh phân phó, nỗ lực triển khai biến cách, thông qua tân chánh mà giải phóng nô lệ cùng đất đai …ý đồ tại tầng dưới cướp lấy thanh danh Cơ Xương đã xây dựng nhiều năm, bởi vì có Bá Ấp Khảo cầm đầu tập đoàn Cơ Xương, nên tân chánh gặp trở ngại lớn nhưng Tử Tinh đối với Tây Kỳ thực sự lại không hề có ý cải cách mà lại muốn châm ngòi cho song phương nội đấu, cải cách có không thành thì cũng chẳng sao cả, các ngươi đấu đá nhau mạnh vào, tiêu hào càng lớn càng tốt.
Lúc này Khương Tử Nha, Mai Bá, Triệu Khải ở các nơi tuần tra tân chánh, tổ ba người này cuối cùng cũng quay về triều. Bởi vì các nơi chư hầu trong ám ngoài sáng đều thấy tân chách quá uy hiếp nên một ít quan viên cùng với chủ nô lợi dụng chính sách tiến thành chiếm đoạt đất đai của nông nô cho nên chuyến tuần tra này phát hiện ra không ít vấn đề, tân chánh tuy không hoàn toàn thực hiện tốt nhưng biểu hiện lại rất thuận lợi.
Thủ tướng Thương Dung vốn thân thể đã yếu nhược, gần đây lại cảm lạnh nên dậy không nổi. Thiên tử xét theo công lao cao đặc chuẩn cho cáo lão hồi hương lại còn cho ruộng tốt đại trạch, dặn dò quan lại địa phương thỉnh thoảng tới vấn an.
Thương Dung cáo lão thì không lâu sau đúng như các quan sở liệu, Á thừa tướng Tỉ Can được thăng lên làm thừa tướng, Thượng thư Khương Thượng thăng làm Á thừa tướng, nên khiến cho nhiều đại thần khá bất mãn, nhưng biết Khương Thượng vốn là cận thần của thiên tử nên một số người đi ra phản đối cũng không có hiệu quả nên phải từ bỏ. Mà đại công thần cải cánh khác là Triệu Khải, Mai Bá vốn đã làm Thượng Đại phu cho nên quan vị không thể tăng thêm nữa , chỉ có trọng thưởng, ban thêm một số lượng lớn đất đai để sử dụng tiếp tục phụ trợ tân nhiệm Á thừa tướng phụ trách cải cách.
Đồng thời thiên tử lại hạ một đạo ý chỉ: Quốc trượng Tô Hộ dạy con gái tốt. Trẫm thấy nên trọng thưởng nên thưởng cho ruộng tốt cùng với trạch viện mà hưởng lấy quân ân.
Chúng thần nghe nói, kinh ngạc nhưng trong lòng cũng hiểu rõ là: "Lần này thiên tử lần này là lần thứ 3 tưởng thưởng Tô Hộ."Hơn nữa trong cung có lời đồn đãi: "Diễm phi Đắc Kỷ mị cốt vô song. Vốn được thiên tử chuyên sủng ngay cả Duệ Phi vốn được thiên tử yêu thích cũng bởi vì phụ thân Thương Dung cáo lão về quê mà bị lãnh đạm. Thiên tử còn nói Diễm phi cười một tiếng khiến cho trăm hoa tại ba cung đều bạc sắc.
Lời đồn đãi này vốn không phải là không có căn cứ, những ngày gần đây thiên tử thường vào triều muộn, bị Văn thái sư khuyên gián, không ngờ lại tác tính đổi chế độ một tuần nghỉ hai ngày, thành ra một tuần nghỉ ba ngày; ngay cả Khương Hoàng Hậu nhiều lần can gián cũng bị thiên tử trách phạt. Lại nghe được thiên tử có ý chỉ như thế, nên một số người âm thầm bàn tính như thế nào dể giao hảo với Tô Hộ, bất chấp hắn đã từng là phản tặc, nhưng quan trường phong vân khó lường, lại có nữ nhi được thiên tử sủng ái, trời mới biết khi nào cha nhờ con gái mà thành con cá chết xoay mình chuyển thế?
Cho nên nếu có thể giao tình với Tô Hộ lúc hắn còn trong nghịch cảnh này, tất tốt hơn rất nhiều nếu chỉ quan hệ lúc hắn đẫ huy hoàng trọng thế, dù không lập tức leo cao, nhưng chỉ cần hắn có thể khiến quý phi nữ nhi thỏ thẻ vào tai Thiên tử vài câu hỗ trợ là được.
Từ đó thiên tử tựa hồ càng thêm trầm mê vào sắc đẹp, lại có lần chúng thần lên Cửu gian đại điện đợi đến hơn nửa ngày mà thiên tử mãi không lên, khiến cho Thái sư Văn Trọng mặt mày khẩn trương, tay bèn cầm định quốc song tiên có quyền trách mắng quân vương, lập tức tiến vào trong nội cung mà can gián thiên tử. Nghe nội thị nói thiên tử đang ở Thọ Tiên Cung, Văn Trọng lại bị cung nữ ngăn lại nói thiên tử từ hôm qua cùng Diễm phi tới Trích Tinh lầu mà đối ẩm, đến say mới về nên hôm nay long thể mệt mỏi không thể thiết triều, mong thái sư đừng quấy nhiễu. Văn Trọng giận dữ tại Thọ Tiên Cung sử dụng pháp lực mà cao giọng cầu kiến khiến cho các đại thần ở bên ngoài cũng nghe thấy được.
Sau nửa ngày thiên tử mới thần thái lờ đờ đi ra từ Thọ Tiên Cung. Văn Trọng lộ vẻ ảo não hướng tới thiên tử mời lâm triều. Thiên Tử bất đắc dĩ phải theo Văn Trọng mà đi tới Cửu gian đại điên, quần thần thấy thiên tử mồm ngáp liên tục, thần thái tiều tụy mà âm thầm lắc đầu.
Văn Trọng tiến lên khuyên gián, trước mắt tiến hành tân chánh nơi các chư hầu còn chưa có hiệu quả tốt, không thể nhất thời ham vui mà khiến cho hoang phế triều chính, thiên tử tựa hồ có chút cho không đúng nhưng ngại Văn Trọng sử dụng ngự tứ định quốc song tiên, nên miễn cưỡng khen ngợi vài câu cho xong.
Mấy ngày sau quả nhiên Thiên tử thay đổi khá hơn rất nhiều, nhưng các đại thần đều nhìn ra thiên tử chỉ là có chút sợ hãi Văn thái sư mà làm vậy, chứ không phải thực tâm sửa đổi.
Lúc này Sùng Hầu Hổ truyền cấp báo tin tức trước mặt khi phạt Ngạc Hoán chiến đấu tương đối ổn lại chiếm thượng phong đánh cho Ngạc Hoán phải cố thử tại nam quận không đi được.
Nhưng lúc ngày tại phương bắc, Ngũ quỷ tộc chẳng biết cớ gì bắt đầu tiến công phía bắc Đại Thương, đánh chiếm một bộ phần tiểu chư hầu ,uy hiếp căn cơ của Sùng Hầu Hổ tại Sùng thành khá nghiêm trọng, bởi y đang phụng chỉ chinh nam nên đại bộ phận binh lực đều nam tiến, nhất thời không thể quay lại phòng bị nên hướng tới thiên tử mà cầu viện.
Văn Trọng đang chủ quản bộ Binh, vừa nghe tin này khẩn cấp xin chiến, thiển tử bất đắc dĩ lúc này hạ chỉ phong Văn thái sư đi cứu viện, đem quân tới phương bắc mà diệt địch
Văn Trọng đại quân mới đi, thiên tử lập tức mặc kệ triều chính, càng thêm mê luyến sắc đẹp của Đát Kỷ, các chánh lệnh càng ngày làm cho đại thần bất mãn, đột xuất nhất là tự nhiên đề bạt một nhóm lớn quan viên có xuất thân hèn kém, mà đối với các tiểu chư hầu cùng quan viên phản đối, thiên tử cũng mất đi sự khoan dung trước đây, mà trực tiếp phái binh tiêu diệt, cường hành thực thi tân chánh, áp chế phản loạn.
Người trực tiếp thi hành mấy chánh lệnh này, tất nhiên là vị Á thừa tướng Khương Tử Nha kia.
Một ngày này, quan viên bộ Lễ Phí Trọng đang tại triều đưa lên tin tức về quảng bá cùng phát hành Đại Thương Quý Khan, lại được Thiên tử đồng ý, dâng lên một bộ họa đồ nho nhỏ.
Thiên tử nhìn hỏi: "họa đồ này là vẽ một lộc đài phải không?"
Phí Trọng nói: "Bệ hạ tuệ nhãn không sai, đài này điện các nguy nga, quỳnh lâu ngọc vũ. Mã não làm lan can, minh châu thành đèn trong đêm hiện lên quang hoa chiếu rọi, danh viết"Lộc Đài". Bệ hạ chính là chí tôn của các thánh, thân làm thiên tử, danh vang tứ hải, nếu không dựng đài này chỉ sợ không chứng tỏ được uy phong tối cao, đài này là dao trì ngọc khuyết uyển bồng. quy mô hoành tráng, trong cung nội chỉ sợ khó kiến tạo, nên tuyển một người xem phong thủy nơi kiến tạo, bệ hạ có thể vui chơi tại đây, hoặc là tĩnh tư quốc sách, sớm tối thu được nhật nguyệt tinh hoa, tăng cường long mạnh tốt lành, khiến cho Đại Thương ta thiên thu vạn tải trường tồn cùng thời gian cũng không có gì là khó!".
Tử Tinh nói: "Phí khánh quả nhiên là trung thần. bộ Công mau xem xây Lộc Đài này cần bao nhiêu thời gian?."
Tỉ Can thăng làm thừa tướng, tiếp quản bộ Lễ và bộ Lại của Thương Dung, bộ Công cùng với bộ Hộ thì do Á thừa tướng Khương Tử Nha phụ tránh. Tử Nha thấy họa đồ thì nhíu mày nói: "Đài này thật là rộng lớn. lại còn tạo quỳnh lâu ngọc, bích hạn điêu lan. Công trình này quá lớn, không có mười mấy năm khó mà hoàn thành được."
Hắn vốn định nói là mấy chục năm, song chợt nhớ ra Phí Trọng luôn luôn tinh minh thủ đoạn, một khi đã đưa họa đồ này nên tự nhiên có tính toán qua ngày kiến tạo nếu chính mình nói quá chỉ sợ sẽ bị tránh mắng. Số vận của mình đang được thiên tử coi trọng một bước thăng cao, hôm nay lại đang ngồi ở vị trí Á thừa tướng Đại Thương, nếu là trước kia cũng không dám mơ tưởng, hơn nữa một khi đã được thiên tử tín nhiệm thì cũng không thể vì vài người mà phản đối lại thiên tử được.
Nghĩ thấy thế, Khương Tử Nha lại nói thêm: "Nếu nhưng tăng tiền lượng, tận dụng nhân lực, nhà có ba người lấy hai, con trai một thì làm phó dịch thì có thể giảm bớt thời gian lại, nhưng bệ hạ đang thi hành tân chánh cho nhân dân, nếu làm thế này, chỉ sợ bách tính khủng hoảng, quân dân ca thán, bách tính khủng hoảng, có lẽ không nên làm."
Thiên tử vừa nghe nhiễu dân thì không khỏi trầm ngâm nói: "quả nhân vốn yêu dân như con, ba nam lấy hai, con trai một làm phó dịch hơn nữa thì không ổn, thôi cứ theo như cũ làm mất mười mấy năm cũng được. Quả nhân vốn cũng có chút tu luyện, lại là thân thiên mệnh, nên tuổi thọ tất dài, không cần quá vội vã. Lộc đài đã quá lớn không thể đặt trong cung, không bằng tại phía nam giao trạch chọn một nơi phong thủy tốt, lấy Lộc Đài là trung tâm mà xây dựng một cung mới, đặt làm Thọ Tiên Cung. Còn về vấn đề trù kiến sẽ do Phí Trọng quản lý. Truyền ý chỉ quả nhân cho Phí Trọng điều hành bộ Công, hàng tướng Đông Hải là Phương Mạn thăng làm Trung đại phu chuyên chức Đại Thương Quý Khan quản lý mọi việc lớn nhỏ."
Mệnh lệnh đầu tiên còn đỡ, chứ câu sau khiến quần thần không khói sửng sốt. Phương Mạn vốn là hàng tướng Đông Hải, lại còn là thủ hạ lợi hại nhất dưới tay Bình Linh Vương, giờ sao có thể trọng dụng, hơn nữa hắn là võ tướng, sao giờ lại giao việc văn, lại còn phụ trách công tác phát hành Quý Khan quan trọng như vậy?
Vài kẻ tư tâm nghe được Phí Trọng được cất nhắc làm chủ bộ Công, đối với chức phụ trách Quý Khan thèm khát không ít, không ngờ thiên tử lập tức đưa ra nhân tuyển kỳ quái, nghe khẩu khí tựa hồ tuyệt đối cứng như thạch bàn không cho sửa đổi.
Phí Trọng cúi đầu, trông bộ dáng vô cùng cung thuận, tựa hồ không có vì mất đi vị trí phụ trách Đại Thương Quý Khan, mà cảm thấy uể oải, nghe được phụ trách cả bộ Công thì mặt béo lộ vài phần kinh hỉ, bỗng nhiên nghĩ tới cái gì đấy thì rùng mình ,lập tức cúi đầu không nói.
Hắn tại sao không rùng mình cơ chứ? Sự thật chính là tấm họa đồ Lộc Đài này chính là do thiên tử tối hôm qua ban cho hắn, mà mỗi việc hắn sở tấu vừa rồi đều là theo sự phân phó của thiên tử. Liên tưởng tới việc Khương Hoàn trước đây, mập mạp lập tức thấy lạnh cả người, thiên tử là vì cái nguyên nhân này mà thăng quan cho hắn khiến cho hắn sợ hãi không thôi.
Tất nhiên, bộ Công còn nhiều chỗ "thơm" hơn bộ Lễ rất nhiều, lại được thiên tử chiếu cố nên hắn chỉ có phủ phục tạ ơn mà thôi.
Văn võ bá quan nghe được thiên tử muốn xây một tòa cung điện thì không khỏi xì xầm. Cái Lộc Đài này so với Trích Tinh lâu chuyên dùng để tĩnh tư quốc sách thì hoàn toàn bất đồng, nói trắng ra là nơi vui chơi nhậu nhẹt, còn thêm vào một tòa cung điện, cung điện này thực tế hơn nữa là vì Diễm phi mà kiến tạo, nên xem ra vị Tô Đát Kỷ quý phi này xu thế gần đây còn muốn vượt qua cả hoàng hậu.
Những quan viên cho chút thông minh thì nghĩ thiên tử từ lúc đăng cơ tới giờ, tận tâm tận lực, nhiều năm khổ công tính kế, văn thánh võ đức, thiên hạ đều phục, giờ loạn phương Nam đã dần dẹp xong, tân chánh cũng đi vào khuôn khổ, phóng túng một chút cũng đâu có sao, thân làm quốc vương, hưởng nhạc một chút, không có gì là ghê gớm; nghĩ vậy liền lập tức phụ họa, nói Thiên tử uy đức vô song, không kém gì tam hoàng ngũ đế, khu khu một tòa cung điện có đáng gì đâu.
Thiên tử thừa dịp giao tân Thọ Tiên Cung tính cả Lộc Đài nơi Nam giao cho Phí Trọng kiến tạo, thời hạn mười lăm năm, tu kiến đều chọn dân công có tay nghề khéo.
Đắc Kỷ biết được thiên tử vì ả mà dựng tân cung, trong lòng đắc ý, hầu hạ Trương Tử Tinh càng thêm tận tâm