Chương 23: Giải mã giấc mơ.
Hồ sơ số 23: Giải mã giấc mơ.
(Lúc quyết định lưu giữ hồ sơ này, tôi có một chút do dự, bởi vì hồ sơ này cũng không phải là vụ án quỷ dị ly kỳ gì cả, mà chỉ là có quan hệ đôi chút đến hiện tượng nằm mộng thông thường thôi. Nhưng mà, chính vì hiện tượng này khá bình thường và phổ biến, cho nên tôi cho rằng hồ sơ này có giá trị trợ giúp nhất định đối với một bộ phận độc giả.)
Mộng, mỗi một người đều đã từng trải qua, một ít người còn nói rằng cảnh trong mơ đã thành hiện thực, tại sao lại xuất hiện hiện tượng này vậy?
Tôi nghĩ, trước tiên nên nói đến một hiện tượng sinh lý " Chuyển giao thông tin chậm trễ", đây là một một hiện tượng được đa số các nhà khoa học công nhận. Khi người ta nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy, sờ thấy, cảm thấy những sự vật nhất định, lúc thân thể ở một môi trường xa lạ, hoặc bị tác động bởi một chuyện gì đó, thì những thông tin giác quan này sẽ chia ra truyền về đại não phụ trách tư duy, và tiểu não phụ trách ký ức, chú ý là chia ra truyền đi, chứ không phải là đồng thời truyền đi.
Nếu như đại não nhận được thông tin trước tiểu não, hoặc đại não và tiểu não nhận được thông tin cùng lúc, chuyện đó là rất bình thường, không có bất cứ cảm giác đặc biệt gì. Nhưng nếu như tiểu não nhận được thông tin trước thì sao? Thì lúc đại não nhận được thông tin, thì nó đã được ghi nhớ trong tiểu não rồi, cho nên mới tạo ra ảo giác hình như chuyện đó đã từng biết trước.
Đến đây, tôi lại không thể không nói tới một hiện tượng khác, cũng được cộng đồng khoa học công nhận, đó chính là " Tu bổ ký ức". Ký ức lưu trữ bên trong tiểu não cũng không phải là nguyên vẹn, mà lại rất rời rạc, cho dù là chuyện vô cùng quan trọng cũng không thể nhớ rõ ràng từng chi tiết một, bởi vì não người không phải máy tính, thời gian sẽ khiến cho những chi tiết đó càng lúc càng mơ hồ không rõ.
Đã từng có người làm qua một thí nghiệm thú vị, thông qua việc ghép ảnh, lại âm thầm thỏa thuận với người nhà và bạn bè của đối tượng thí nghiệm, bịa đặt một một câu chuyện không có thật khi đối tượng còn nhỏ kể cho đối tượng thí nghiệm nghe. Thậm chí lừa một nam đối tượng thí nghiệm, nói với y là khi còn nhỏ, cha mẹ nuôi y giống như nuôi một đứa con gái vậy. Kết quả thí nghiệm chính là, gần như tất cả các đối tượng thí nghiệm đều coi câu chuyện bịa đặt đó là một câu chuyện thật, thậm chí sau đó biết rõ đây chỉ là một cuộc thí nghiệm, bọn họ vẫn khăng khăng câu chuyện bịa đặt đó thật sự đã xảy ra.
Độc giả cũng có thể tự mình làm thí nghiệm, phương pháp rất đơn giản, lúc họp mặt bạn bè cũ, bạn có thể tự tạo ra một số chi tiết hư cấu, ví dụ như hồi đó người này người kia mặc quần áo kiểu gì đại loại vậy, thậm chí là lần họp mặt bạn cũ trước có người bạn nào đó không đến dự, bạn cứ một mực khẳng định y có đến dự. Chỉ cần bạn giữ thái độ quả quyết, cộng thêm diễn tả cho thật hợp lý, kể ra từng chi tiết cặn kẽ, thì đại bộ phận người trong cuộc đều sẽ tin là thật.
Tổng hợp hai loại hiện tượng nêu trên, cho ra kết luận là: khi một người gặp chuyện gì đó, nếu như tiểu não nhận được thông tin trước, đại não sẽ hiểu lầm rằng chuyện này đã từng phát sinh qua, nhưng lại không thể nào nhớ nỗi phát sinh lúc nào, hơn nữa nếu rơi tình huống theo lý chuyện này chắc chắn không thể nào phát sinh trong quá khứ được, ví dụ như lần đầu tiên tới một địa phương xa lạ. Thì lúc này, đại não sẽ đối với ký ức không được nguyên vẹn đó tiến hành tu bổ, kết quả tu bổ thông thường là chuyện này đã từng phát sinh qua ở trong giấc mộng.
Do sự khác biệt về cơ thể, một số người đặc biệt hay xuất hiện hiện tượng "Chuyển giao thông tin chậm trễ", bởi vậy những người này thường xuyên cho rằng những cảnh tượng mình nằm mơ đã trở thành sự thật, đây là cách giải thích tương đối được cộng đồng khoa học tán thành.
Một cách giải thích khác ít thuyết phục hơn, nhưng vẫn có một số nhà khoa học ủng hộ, tuy là mức độ ủng hộ không cao, nhưng cũng tạo nên không ít tranh cãi.
Trước khi một thảm họa lớn xảy ra, đại đa số động vật đều sẽ có những hành vi khác thường, ví dụ như thảm họa sóng thần, trước khi thảm họa phát sinh thì rất nhiều động vật sẽ chạy đến nơi cao ráo. Có lẽ đây là một bản năng nguyên thủy của động vật, chúng có thể dự báo thảm họa sắp ập đến, mà chạy trốn đến địa phương an toàn.
Nhân loại cũng là một loài động vật, bởi vậy nhân loại có khả năng cũng có được năng lực dự báo này, chỉ vì trong quá trình tiến hóa, nhân loại quá phụ thuộc vào công cụ, cho nên phần lớn bản năng dự báo đều thoái hóa đi. Nhưng một số người lại vẫn bảo lưu được năng lực này ở mức độ khá cao, và dùng cảnh tượng trong mơ như một phương thức báo hiệu.
Nhưng mà, có người nghi ngờ cách giải thích này, họ cho rằng sở dĩ động vật có thể biết sắp phát sinh thảm họa là vì chúng có giác quan nhạy bén, có thể cảm nhận được sự biến hóa rất nhỏ các hiện tượng thiên nhiên, ví dụ như các vi chấn trước khi động đất, bão tố hay các hiện tượng biến đổi khí hậu khác. Bởi vậy, cái gọi là bản năng dự báo của động vật, thật ra chỉ là biểu hiện cụ thể của giác quan nhạy cảm, nhân loại thông qua khoa học kỹ thuật cũng có thể làm được những chuyện như dự báo động đất hay dự báo thời tiết đó thôi, cái này cũng không tính là năng lực thần kỳ gì.
Còn có một giả thiết ---- Ký ức kiếp trước, giả thiết này đúng là quá mơ hồ rồi, hơn nữa không có bằng chứng khoa học ủng hộ, cho nên chúng ta không thảo luận về nó, đương nhiên tôi cũng không phải là phủ nhận giả thiết này. Giải thích về cảnh tượng trong mơ biến thành sự thật chúng ta chỉ bàn đến đây, rốt cục giả thiết nào mới là chính xác, chỉ có thể do độc giả tự mình phán đoán thôi, tiếp theo tôi kể một câu chuyện có liên quan đến giấc mơ mà bản thân tôi đã từng được chứng kiến.
Hài cốt tổ tiên gia tộc tôi được an bài trong nghĩa trang do chính phủ quy hoạch, phụ thân và bá phụ cùng chi tiền mua một lô đất để xây âm trạch. Âm trạch không phải xây kín, mà được xây như một ngôi miếu thờ, bảo tháp dùng để chứa hài cốt tổ tiên được đặt ở bên trong, lúc bái tế có thể vào trong đó thắp hương.
Tuy hiện tại bắt buộc hỏa táng, nhưng chính sách của chính quyền địa phương là cưỡng chế bảo quản linh cửu và cải táng cho những mộ phần tổ tiên, chỉ cần an táng bên trong nghĩa trang do chính phủ quy hoạch thì cũng không cần phải bị giày vò thiêu đốt, cho nên phần lớn tổ tiên nhà tôi đều có thể giữ gìn hài cốt.
Tiết Thanh Minh hằng năm, tất cả thành viên gia tộc đều đi bái tế tổ tiên. Tiết Thanh Minh hai năm trước, đại bá mẫu nói trước đó vài ngày thường mơ thấy bà nội tôi, trong mơ thấy bà nội ngâm mình trong nước, liên tục kêu rất lạnh. Nhiều lần nằm mộng như vậy, bác gái liền đến mộ phần tổ tiên để xem, sau khi mở bảo tháp ra, phát hiện bên trong rất ẩm ướt, hài cốt tổ tiên đều đọng nước. Phương nam trước tiết Thanh Minh là mùa mưa, xảy ra tình trạng như vậy cũng không phải chuyện kỳ lạ hiếm thấy.
Đại bá mẫu đã bảy mươi tuổi, hương vị quan tài cũng có thể ngửi được rồi, cho nên không quá kiêng kị, đợi đến lúc thời tiết chuyển biến tốt lên, thì đem hài cốt tổ tiên ra phơi khô, sau đó đặt lại vào bên trong bảo tháp. Sau đó, bác ấy không còn mơ thấy bà nội nữa.
Đầu tiên, tôi muốn làm rõ một điểm, những chuyện này đều là do đại bá mẫu tự mình nói, không loại trừ có phần muốn kể công trong đó, nhưng nếu nói toàn bộ đều là bác ấy bịa đặt thì tựa hồ có chút quá đáng. Dù sao với thân phận và tuổi tác của bác ấy không nhất thiết phải đem chuyện này ra mà bịa đặt, cho nên tôi cho rằng câu chuyện này ít nhiều vẫn có điểm đáng tin, tuy có khả năng bác ấy phóng đại đôi chút, nhưng chuyện bà nội báo mộng chắc là có thật.
Sau khi thể xác chết đi, quỷ hồn vẫn còn mối liên hệ nhất định với thân thể, hơn nữa còn vô cùng lưu luyến thân thể, nếu như thân thể bị điều kiện bên ngoài ảnh hưởng, khiến quỷ hồn cảm thấy không khỏe, liền đi tìm kiếm hậu bối trợ giúp là chuyện vô cùng hiển nhiên. Đương nhiên loại không khỏe này chỉ là tâm bệnh, nhưng đối với quỷ hồn mà nói, cái gọi là "tâm bệnh" này so với người sống "thực bệnh" không khác biệt gì nhiều.
Quỷ hồn đi tìm sự giúp đỡ, phương pháp trực tiếp nhất chính là quấy nhiễu đại não khiến người ta nhìn thấy ảo giác, mà ban ngày bởi vì bị ảnh hưởng bởi tia phóng xạ mặt trời, nên lực ảnh hưởng của quỷ hồn vô cùng hạn chế, muốn quấy nhiễu đại não con người thì tương đối khó khăn, cho nên chỉ có thể tiến hành vào buổi tối. Ngày mưa dầm cũng có thể được, nhưng nhất định mây phải vô cùng dày, bởi vì chẳng những ánh sáng có ảnh hưởng đến quỷ hồn, mà còn ảnh hưởng đến đến năng lượng bức xạ hình thành nên ảo ảnh.
Thế nhưng, buổi tối nhìn thấy quỷ hồn, cho dù là thân nhân của quỷ hồn đi nữa thì cũng sẽ bị dọa mất hồn, cho nên bà nội mới không dùng phương pháp này để cầu xin đại bá mẫu, mà đợi bác ấy ngủ rồi mới quấy nhiễu cảnh tượng trong mơ, tạo thành cái gọi là "báo mộng". Nếu chỉ ngẫu nhiên một hai lần mơ thấy thân nhân đã qua đời có lẽ người ta sẽ không để ý, nhưng mà lặp đi lặp lại nhiều lần, ai cũng không thể bàng quang không làm gì đúng không?
Nằm mộng là một hiện tượng rất kỳ diệu, tuy chúng ta thường xuyên nằm mộng, nhưng huyền cơ trong đó không phải ai cũng có thể biết được, có thể mộng cảnh đêm nay của bạn ám chỉ dãy số mà ngày mai trúng thưởng xổ số, nhưng ám chỉ mơ hồ, bạn có thể ngộ ra được không? Nếu như mà có thể..., thì hôm sau bạn đã trở thành tỷ phú rồi.
Nói đến đây, tiện thể lại bàn về một hiện tượng thường gặp khác, mặc dù hiện tượng này dường như không có liên quan quá nhiều đến giấc mơ. Cái tôi muốn nhắc đến chính là "Bóng đè"
Rất nhiều người đã từng trải qua hiện tượng bóng đè, thông thường là tỉnh táo, nhưng toàn thân đều không thể nhúc nhích, thậm chí mí mắt cũng không thể mở ra được, giống như bị cái gì đó đè chặt lại vậy, một số người còn có thể cảm giác được bên cạnh có "thứ dơ bẩn" đó tồn tại. Sau khi trải qua hiện tượng bóng đè, đa số mọi người đều suy nghĩ đến phương diện ma quỷ, thật ra loại hiện tượng này lại có thể giải thích dưới góc độ khoa học đấy.
Đại não con người chẳng những phụ trách tư duy, còn có thể thông qua trung khu thần kinh khống chế thân thể. Nếu như gặp phải những tai nạn ngoài ý muốn như đụng xe các loại, trung khu thần kinh bị thương tổn, như vậy cho dù đại não không có bất cứ tổn thương nào cũng sẽ xuất hiện tình huống toàn thân tê liệt.
Nếu như trong lúc đang ngủ, đại não thức tỉnh, nhưng trung khu thần kinh vẫn còn đang "ngủ", như vậy sẽ xảy ra tình huống gì đây? Đó chính là cái gọi là "Bóng đè" vậy.
Bởi vì trung khu thần kinh vẫn còn chưa thức tỉnh, nên cho dù đại não có tỉnh lại đi nữa, cũng hoàn toàn không khác gì một bệnh nhân liệt toàn thân cả, thân thể đương nhiên không thể nhúc nhích. Và trong tình huống này, đại đa số mọi người đều sẽ cảm thấy sợ hãi, ảo giác cũng tự nhiên mà kéo đến, cho nên sẽ cảm thấy bên cạnh có "thứ gì đó" tồn tại.
Sau khi đọc hết bản hồ sơ, thì lúc bạn gặp phải hiện tượng bóng đè, mong bạn đừng hốt hoảng, bởi vì lúc này chỉ cần một tiếng động, một chút động tĩnh nhỏ thôi, trung khu thần kinh của bạn sẽ lập tức "bừng tỉnh", trong truyền thuyết bóng đè cũng từng nhắc đến chuyện này rồi.