Chương 21: Gia Cát Lượng đã đến

Tào Mạnh Đức đã nhằm vào mấy mục tiêu: Kinh Châu ở phía nam; Dương Châu, Giao Châu ở phía đông nam; Hán Trung và Ích Châu ở miền tây nam.

Cần phải chuẩn bị nhanh chóng, không bỏ lỡ thời cơ, tiến xuống phía nam. Tháo đã tính đến các thế lực bành trướng ở đây, nhất là Lưu Bị.

Công việc luyện quân dưới nước vẫn đang tiến hành rôm rả ở miền bắc.

Ở Tân Dã, Lưu Bị chiêu hiền nạp sĩ đạt nhiều kết quả lớn lao. Gia Cát Lượng kém L ưu Bị hơn hai mươi tuổi. Lưu Bị chân thành kể hết mọi điều trăn trở với họ Gia.

- Nhà Hán nghiêng ngả, gian thần độc chiếm vương quyền, Hoàng thượng hữu danh vô thực. Bị này không lượng sức mình, muốn đem nghĩa lớn mà tỏ ra với thiên hạ, nhưng tài hèn sức mọn, chẳng làm được trò trống gì. Nhưng dù có vất vả đến đâu, Bị nguyện gắng sức hoàn thành sở nguyện. Mong tiên sinh chỉ bảo cho Bị đôi điều.

Khổng Minh nói:

- Từ khi Đổng Trác phản nghịch đến nay, hào kiệt bốn phương trỗi dậy. Như Tào Tháo thế kém, binh ít hơn Thiệu mà đánh được Thiệu; đó không chỉ có thiên thời mà còn có cả mưu người

Nay Tháo đã có quân trăm vạn, lại mượn tiếng Thiên tử sai khiến chư hầu, bởi vậy không thể tranh giành được với hắn. Còn như Tôn Quyền ở phía đông nam, ba đời giữ đất Giang Đông, đất đai hiểm trở, lòng người quy thuận, nhân dân no ấm, quân nhiều, lương đủ, thuộc hạ lại lắm người tài, xem thế Giang Đông cũng chỉ dùng để giúp ta, chứ không thôn tính họ được. Duy chỉ còn Kinh Châu, phía bắc có sông Hán, sông Miện, kéo dài đến tận Nam Hải; phía đông nối liền với nước Ngô; phía tây thông với Ba Thục, chỗ ấy là đất tranh nhau, phải có chúa giỏi mới giữ nổi, trời để đành riêng cho tướng công đó. Tướng công nghĩ sao?

Lưu Bị chỉ biết luôn miệng vâng vâng, dạ dạ. Khổng Minh nói tiếp:

- Ở phía tây còn có Ích Châu, hình thế hiểm trở, ruộng đất phì nhiêu ngàn dặm, thật là của trời cho. Cao Tổ ngày xưa cũng do nơi đó mà dựng thành nghiệp đế, thống nhất thiên hạ. Nay Ích Châu mục Lưu Chương ngu si, hèn yếu, dân đông, nước giàu mà không biết trông coi, luôn bị bọn Trương Lỗ ở phương bắc uy hiếp. Người hiền tài đều lấy làm tiếc. Chỉ mong mỏi được vua sáng mà thờ.

Cuối cùng, Khổng Minh nói đến tự thân và điều kiện của Lưu Bị:

- Tướng quân là dòng dõi nhà vua, tín nghĩa toả ra bốn bể, anh hùng các nơi kéo về; tướng quân mong người hiền như khát nước, nếu gộp được Kinh Châu, Ích Châu, giữ vững nơi hiểm trở, mặt tây hoà với người Nhung, mặt nam phủ dụ các nước Di, Việt; ngoài thì liền kề với Tôn Quyền, trong thì sửa sang việc chính trị, bồi dưỡng sức dân, kiên tâm chờ đợi thời cơ.

Như được vén mây nhìn thấy mặt trời, đầu óư có cả bầu trời trong sáng. Nhưng Bị lại sợ, lo không thực hiện được.

Khổng Minh hiểu được tâm trạng đó, nên giọng nói cao hơn:

- Một khi thiên hạ có biến, sai một thượng tướng đem quân Kinh Châu tiến lên phía bắc, trực tiếp đánh phá Lạc Dương, còn tướng quân thì đem quân Ích Châu tiến ra Tần Xuyên, nhất định trăm họ phải đem giỏ cơm, bầu nước đến đón tướng quân. Nếu được như thế, nghiệp lớn tất thành, nhà Hán chắc được phục hưng.

Nghe xong, Lưu Bị vô cùng thán phục. Khi biết Khổng Minh không muốn xuống núi, Lưu Bị liền phục ngay xuống đất, khóc lóc thảm thiết. Khổng Minh thấy Lưu Bị quả là thành thật, liền cáo biệt người thân ở Ngọa Long Cương, theo Lưu Bị cùng về Kinh Châu.

Mùa xuân, năm Kiến An thứ mười ba, để báo thù cho cha, Tôn Quyền sai các mãnh tướng Cam Ninh, Lăng Thống, Lã Mông bất ngờ đánh úp Hoàng Tổ, Tổ lệnh cho Thuỷ sư đô uý Trần Tựu ra chống đỡ. Lã Mông và Thiên tướng quân Đổng Long, mỗi người dẫn hơn một trăm quân cảm tử vây thuyền của chủ tướng Trần Tựu. Quân của Hoàng Tổ bị đánh bất ngờ trở nên hỗn loạn, quân Kinh Châu rút về Hạ Khẩu. Quân Đông Ngô vây kín ngoài thành, Hoàng Tổ tính kế vượt vây, và đã chết thảm trong cảnh loạn quân, Tôn Quyền báo xong thù cha, liền cho rút quân.

Hoàng Tổ là người chống Tào mạnh nhất trong vùng Kinh Châu, nhưng Tháo chẳng phải ra tay, Tôn Quyền đã giải quyết h

Lưu Biểu có hai người con: Lưu Kỳ là con vợ cả, con thứ là Lưu Tông do Sái thị sinh ra. Quyền thần trẻ tuổi là Sái Mạo, Trương Doãn rõ ràng là ủng hộ Lưu Tông, cộng với sự thao túng của Sái thị, Lưu Biểu thấy Lưu Kỳ tuy hiền lành nhưng nhu nhược nên không muốn lập, cử Kỳ thay Hoàng Tổ giữ chức Thái thú Giang Hạ, để Tông có điều kiện nắm vững chính quyền. Một số quận thú và tướng lĩnh các đạo quân không muốn bọn Sái thị mở rộng quyền hành, họ ngả về phía Lưu Kỳ. Lưu Bị ở Tân Dã cũng rất thắm thiết với Lưu Kỳ, nên Lưu Biểu không khỏi do dự, không muốn công khai phế trưởng lập thứ. Việc quyền thừa kế chẳng khác gì một đám mây đen lơ lủng trên phủ Kinh Châu.

Tào Mạnh Đức thấy đã đến lúc phải giải quyết kẻ thù lớn nhất ở Kinh Châu là lão Lưu Bị tai to. Để Lưu Bị tồn tại thì chẳng khác gì nuôi hổ, chờ hậu hoạ.

Nhưng Mạnh Đức cũng có những khó khăn. Nhiều đêm, Mạnh Đức cùng lũ thị vệ đi lại trên bờ Huyền Vũ Hồ. Ngoài kia là màn đêm đen kịt, còn ở đây có những ánh đèn đổ bóng xuống mặt hồ, chẳng khác gì những ánh đèn của đám ngư dân ở vùng sông nước Giang Nam. Từng hàng thuyền to nhỏ xếp hàng ngay ngắn, sau và trước mũi thuyền đều có binh lính tay cầm đao đứng gác. Huyền Vũ Hồ suốt một ngày huyên náo, giờ đây đang chìm đắm trong màn đêm, như một lão già đang say sưa trong giấc ngủ. Mới vào hạ, đêm khuya còn hơi lành lạnh, gió xuân muộn màng đưa mùi tanh của cá vào tận trong bờ. Hồ mới, cá không nhiều, nhưng đôi khi vẫn còn tiếng sằn sặt của lũ cá gặm cỏ bên bờ hồ. Ban ngày, mặt hồ huyên náo, lũ cá sợ mất mật, chỉ có đêm tối chúng mới dám lần ra bơi lội.

Đưa quân đến Kinh Châu là tất yếu. Tháo tự xét lại thực lực của mình: lực lượng binh lính trực thuộc còn thiếu nhiều. Binh lính của bốn châu U, Ký, Th, Tinh vừa bình định xong còn phải giám sát, trong khi đó các chư hầu ở vùng Quan Trung lại luôn uy hiếp đại bản doanh Duyện Châu. Bề ngoài thì nói rằng quân ta có tới hàng trăm vạn, nhưng thực tế chỉ có khoảng bốn năm mươi vạn, mà phần lớn số quân đó là quân của họ Viên vừa được biên chế lại. Tình hình như vậy không khỏi làm Tháo lo lắng.

Sau sự kiện Đổng Thừa, Tháo ít muốn gặp Hán Hiến đế, nên thường ở Nghiệp Thành, còn cho chuyển cả một đoàn tì thiếp từ Hứa Đô đến Nghiệp Thành. Trước đây Tháo về Hứa Đô thăm Văn Cơ, giải quyết việc Đổng Kỵ là vì tình cảm với người bạn già, nên cũng không vào cung bái kiến Hiến đế. Tháo giao cho Tuân Úc cai quản Hứa Đô, Úc có phần hợp với các công khanh nhà Hán. Binh lính trực thuộc ở lại phòng thủ Duyện Châu và Hứa Đô, đề phòng mọi bất trắc có thể xẩy ra. Bởi vậy số quân trong diện điều động còn lại rất ít, nên việc nam chinh phải hết sức cẩn thận.

Vào một ngày tháng sáu, Tháo đang dốc quân thao luyện trên Huyền Vũ Hồ thì nhận được mật báo từ thành Tương Dương đưa đến: Kinh Châu mục Lưu Biểu tự nhiên bệnh nặng, sống chết chưa biết lúc nào. Sức khoẻ của Lưu Biểu không tốt, tuy là điều bí mật nhưng ai ai cũng biết, mà bệnh tình nguy kịch thì không ai lường được. Các đại thần phái trẻ có ý ủng hộ Lưu Tông chuyên quyền liền giấu kín bệnh tình của Lưu Biểu khiến Lưu Kỳ ở Giang Hạ, Lưu Bị ở Tân Dã đều không hay biết.

Tất nhiên, tình thế Kinh Châu sẽ có biến lớn.

=

Tên đã đặt trên cung, không thể không bắn.

Tình báo chiến lược của Tháo quả không tồi. Nghiệp Thành vốn yên tĩnh được một thòi gian, nay lại đang ấp ủ một cơn dông tố mới.

Từ Hứa Đô, Tuân Úc gửi mật thư cho Tháo, nói:

- Đây là cơ hội ngàn năm. Nhanh chóng cho quân tràn xuống miền nam. Hành quân theo đường tắt qua Tung Thành, Diệp Thành, khiến chúng không kịp trở tay.

Được Tuân Du và Tuân Úc khích lệ, Tháo quyết định hành động nhanh chóng. Tháo cử Vu Cấm, Lý Điển phối hợp với Tuân Du giữ bốn châu mới ở miền bắc, Hạ Hầu Đôn phối hợp với Tuân Úc trấn thủ Duyện Châu và Hứa Đô, Tang Bá quản lý Từ Châu, Tư Lệ hiệu uý Chung Do phụ trách khu Tư Lệ, còn phong cho Mã Đằng ở Quan Trung làm Vệ uý, con là Mã Siêu làm Thiên tướng quân.

Biên chế quân nam chinh như sau:

Tổng tham mưu: Giả Hủ.

Tham mưu: Điền Trù, Lâu Khuê

Tào Nhân: lấy hai vạn binh lính trực thuộc làm quân chủ lực.

Trương Liêu, Từ Hoảng: lấy hơn một vạn tên trực thuộc làm quân tiên phong.

Quân đầu hàng của họ Viên được trên mười ba vạn, chia thành ba đạo quân của Lệ Phong tướng quân Tào Hồng, Phấn Vũ tướng quân Trình Dục, Triết Xung tướng quân Nhạc Tiến

Thái thú Nhữ Nam là Mãn Sủng phụ trách cung cấp lương thực.

Hạ Hầu Uyên tổng quản hành chính, hậu cần.

Cuối tháng bảy, Tháo cho đại quân tiến quân theo hai đường Uyển Thành và Diệp Thành. Đầu tháng tám Tháo được tin Lưu Biểu ốm chết, Sái Mạo và Khoái Việt ủng hộ nên Lưu Tông cướp quyền thừa kế. Cùng lúc đó, quân Tào đã tiến vào bờ cõi Kinh Châu, đến tận Phàn Thành.

Lưu Tông nghĩ mình và Lưu Bị đều là hậu duệ của Hoàng đế, Lưu Bị là người tín nghĩa toả sáng bốn bể, hai bên kết hợp chống lại quân Tào.

Nhưng Sái Mạo và Khoái Việt quyết liệt phản đối. Khoái Việt xưa nay vốn xem thường Lưu Tông, cho Tông là kẻ bất tài nhu nhược, nên nghe xong, hắn liền trừng mắt giận dữ nói:

- Tào Tháo là danh nghĩa Triều đình đưa hàng trăm vạn quân xuống đây thế mạnh như thế chẻ tre, ta nên ra đón tiếp hắn.

Lời Khoái Việt nghe như tiếng sấm giữa ban ngày, Lưu Tông cảm thấy lo sợ.

Sái Mạo như muốn đổ thêm dầu vào lửa:

- Viên Thiệu cũng đủ uy phong, bẩy mươi vạn quân chống lại mười vạn quân Tào, cuối cùng thì nước mất nhà tan, đến cả con dâu cũng bị nhị công tử của Tháo chiếm mất. Chúng ta có chống được

Lưu Tông tưởng như đang nhìn thấy quân Tào đạp bằng Kinh Châu, đang xẻo mũi binh lính, đang cưỡng đoạt vợ con mình. Lưu Tông không dám nghĩ tiếp.

Lưu Tông lén cho sứ giả điều đình với Tháo; lệnh cho các quận, huyện ở trong châu, đầu lĩnh các đạo quân phải đầu hàng vô điều kiện. Không tốn một mũi tên lấy được Kinh Châu, Tháo cười nhạt:

- Nào ngờ, cơ nghiệp mấy đời của Lưu Cảnh Thăng phút chốc đã bị thằng con nướng sạch!

Tháo những tưởng sẽ được so tài với lũ hào kiệt của Kinh Châu. Tháo lấy làm tiếc: hai chú gà định đấu với nhau, một chú thì rướn cổ gáy, nhảy nhảy, đạp đạp, còn chú kia không dám nghênh chiến, những người ngồi xem tất phải buồn chán. Tháo không thích loại người như Lưu Tông, không có dũng khí, chẳng đáng mặt đàn ông. Nghe tin Lưu Tông chưa đánh đã hàng, Tháo không đắc chí mà cũng chẳng thấy vui.

Để tách Lưu Tông ra khỏi Kinh Châu, Tháo cho hắn đi làm Thứ sử Thanh Châu. Thủ lĩnh các quận huyện, các đạo quân, ai ở chỗ ấy. Tào Tháo xem trọng tám vạn thuỷ quân của Sái Mạo, Trương Doãn, nên nhập họ vào đoàn quân nam chinh của mình.

Ngàn dặm Giang Lăng một ngày về.

Tào Tháo vượt qua Kinh Châu, rầm rộ xuôi xuống Giang Lăng.

Lưu Bị đóng quân ở Tân Dã, phong thanh quân Tào nam hạ, liền đưa quân đến Phàn Thành chuẩn bị nghênh chiến, và cho người đến Tương Dương cấp báo Lưu Biểu. Lưu Tông bất đắc dĩ phải cho Tống Trung thông tri Lưu Biểu tạ thế và quyết định toàn quân đầu hàng Tào Tháo.

Quân Tào đã đến Uyển Thành, cách Phàn Thành chưa đến ba trăm dặm. Đối với đại quân của Tháo, Bị dùng chiến thuật vừa đánh vừa chạy, định bụng chiếm lấy Giang Lăng ở bờ bắc sông Trường Giang. Giang Lăng vừa đông quân vừa đủ phương tiện phòng bị, sau đó kết hợp với quân chủ lực của Thái Thú Giang Hạ là Lưu Kỳ, có thể giữ được nửa phần nam Kinh Châu.

=

Trung tuần tháng tám, Tôn Quyền được tin quân Tào đã nam hạ và tin Lưu Biểu đã tạ thế. Quyền cho Lỗ Túc đến Giang Đông nhằm xem thái độ của Lưu Kỳ và Lưu Bị.

Dạo nghe tin Lưu Biểu ốm chết, Lỗ Túc đã nói với Tôn Quyền:

- Kinh Châu núi sông hiểm trở, dễ thủ khó công, đất rộng lại phì nhiêu, dân chúng no đủ, chiếm được nó là có cơ lập nghiệp đế vương. Nay Lưu Biểu vừa chết, hai con bắt đầu lục đục; quân lương thì kẻ phù người nọ kẻ trợ người kia. Lưu Bị là anh hùng thiên hạ có mâu thuẫn với họ Tào, lánh tạm sang chỗ Lưu Biểu. Biểu ghen vì tài, không mấy trọng dụng. Nếu Lưu Bị cùng con của Biểu và các bộ tướng biết đồng tâm hiệp lực, trên dưới một lòng, lúc đó ta nên thăm hỏi, liên minh với họ. Nếu chúng hục hặc tranh giành lẫn nhau, ta tìm cách đối phó với chúng, đại nghiệp tất thành công.

Tôn Quyền rất ưng lời của Lỗ Túc. Túc lại nói:

- Ta phải cho ngườ Kinh Châu, chia buồn với hai đứa họ Viên, uý lạo kẻ cầm đầu binh lính, có lời khuyên với Lưu Bị, để Bị cùng lũ bên đó đồng tâm chống lại quân Tào. Bị nhất định sẽ vui vẻ nghe theo chúng ta. Nếu được như vậy, cục thế trong thiên hạ sẽ có ranh giới rõ ràng.

Khi Lỗ Túc đến Hạ khẩu, nghe nói Tào Tháo đang tiến vào Kinh Châu. Lỗ Túc miết mải đi đường, khi đến Nam Quận lại được tin Lưu Tông đã đầu hàng Mạnh Đức, Lưu Bị đã chạy về phía nam.

Lỗ Túc biết trách nhiệm của mình thật nặng nề, quyết định đi về hướng nam để gặp Lưu Bị.

Lưu Bị vội vã dẫn quân vượt sông Hán Thuỷ, nhiều người dân ở Kinh Châu cùng theo Lưu Bị xuống phía nam lánh nạn. Khi qua thành Tương Dương, Lưu Bị dừng ngựa gọi Lưu Tông ra nói chuyện. Ở trên mặt thành, Tông chỉ thò đầu ra một lúc. Lưu Bị liền mắng:

- Mày uổng một đời là con cháu hoàng tộc! Giặc chưa đến mà đã sợ, thật nhục nhã cho tổ tông, các bậc tiền bối!

Lưu Tông lặng thinh nhưng trong lòng thì không phục. Hắn nghĩ bụng: Hoàng thúc có lần cũng đã hàng Tào! Và cũng đang trốn chạy đấy thôi!

Nghe tin Lưu Bị đi qua, rất nhiều quan lại, quân dân ở Tương Dương xin đi theo.

- Hỡi trời xanh sao nỡ để trăm họ phải chịu khổ vì ta!

Lưu Bị khóc lóc thảm thiết, mãi hồi sau Quan Vũ và Trương Phi mới can

Trăm họ chạy nạn vội quỳ cả xuống trước mặt Lưu Bị nói:

- Hoàng thúc đức cao vọng trọng, chúng tôi xin đi theo ngài, dù đói dù khổ vẫn còn hơn sống dưới ách của giặc Tào.

Cảnh tượng thật bi tráng, đến Trương Phi cũng rơi lệ.

Lưu Bị đỡ mọi người dậy, đồng ý để họ đi theo.

Ở phía nam thành Hình Dương có một ngọn núi nhỏ, có nhiều cờ phướn trắng bay phần phật trong gió thu. Lưu Bị nhìn thấy một lăng mộ thật đồ sộ, nên dừng ngựa lại xem. Dân chúng chạy nạn ở Tương Dương bảo đó là phần mộ của Lưu Cảnh Thăng.

Lưu Bị vội vàng xuống ngựa, bước lên tận đỉnh núi, theo sau là chư tướng và một số người chạy nạn.

Hai tháng trôi qua, cỏ vẫn chưa mọc, trên bia mộ có đề mấy chữ: “Kinh Châu Thử sử Lưu Cảnh Thăng công chi mộ”.

Lưu Bị cảm thương vô hạn: “Con người hiển hách một thời đã lặng lẽ ra đi như thế này, có lẽ đó là cách giải thoát tốt nhất!”.

Một ông lão lên tiếng:

- Nếu linh hồn ông Cảnh Thăng có thiêng, nhìn thấy dân chúng Kinh Châu như thế này, chắc cũng không yên lòng.

Mọi người lặng lẽ đứng7899;c lăng mộ một hồi. Lúc đó, có người báo tin: Trương Liêu, Từ Hoảng dẫn đầu đoàn quân đã đến Tân Dã, cách Hình Dương khoảng bốn ngày đường hành quân.

Lưu Bị quay đầu lại nhìn ngọn núi nhỏ một lần nữa, rồi cùng quân lính và trăm họ tiếp tục rút về phía nam.

Lưu Bị rút hơi bốn trăm dặm nữa đến huyện Đương Dương. Đoàn người chạy nạn kể hơn chục vạn người, hành lý lớn nhỏ, xe cộ tính đến hàng ngàn, đường hẹp, ngày đi chưa được mười dặm, muốn đến Giang Lăng cách ba trăm dặm phải đi hàng tháng, tránh sao khỏi bị quân Tào đuổi kịp.

Lưu Bị phải tính cách khác, sai Quan Vũ dẫn hơn vạn thuỷ quân xuôi dòng Hán Thuỷ, trước hết Giang Lăng bố trí phòng thủ, sau cho người sang Hạ Khẩu liên hệ với Lưu Kỳ, bảo Kỳ cấp tốc khởi quân đi thuyền về hội ở Giang Lăng, còn mình thì thư thả đi với những người lánh nạn.

Các mưu sĩ, bộ tướng đều khuyên Lưu Bị:

- Tình thế cấp bách phải nhanh chóng đến Giang Lăng. Nay ta có hơn chục vạn người đi theo, nhưng khi địch đến thì liệu có mấy người chiến đấu được. Nếu như quân Tào đến, ta làm thế nào?

Lưu Bị nói:

- Đành là vậy, nhưng những người muốn dựng nghiệp lớn phải được lòng dân. Được dân thì được cả thiên hạ. Nay mọi người tin ta mới theo ta đi lánh nạn, họ coi ta như cơm áo, cha mẹ. Ta bỏ họ sao đành?

Ai nấy cảm động vô cùng

Lại nói đến Lỗ Túc, vừa đến Hạ Khẩu, Lỗ Túc đã nghe tin quân Tào đánh vào Kinh Châu, sắp tới Nam Quận. Lưu Tông đầu hàng, Lưu Bị dẫn quân chạy xuống phía nam.

Phải mấy ngày sau, Lỗ Túc mới đuổi kịp Lưu Bị ở Đương Dương.

Lỗ Túc đem ý của Tôn Quyền nói với Lưu Bị, Bị tỏ ra không hiểu gì cả.

Lỗ Túc hỏi:

- Nay Dự Châu định đi đến phương nào?

Nghe giọng nói của Lỗ Túc thật tha thiết, Lưu Bị mới nói:

- Ta với thương Ngô Thái thú Ngô Cự vốn có tình thân, nay định đến đó nương nhờ.

Lỗ Túc nói:

- Tôn tướng quân thông minh lanh lợi, kính hiền lễ sĩ, anh hùng hào kiệt Giang Nam đều đã qui thuận. Ngày nay đã có sáu quận trong tay, binh khí đầy đủ, lương thảo dồi dào, đủ để giành lấy nghiệp lớn. Nay tôi có kế, ngài nên cử người tâm phúc cùng liên minh với Giang Đông, hai bên trở thành một lực lượng hùng mạnh. Còn như Ngài muốn về với Ngô Cự, e không được thoả. Ngô Cự vốn là loại người tầm thường, lại ở một quận hẻo lánh, xa xôi, bản thân còn là miếng mồi cho kẻ khác, sao ngài có thể trông cậy được.

Hai người đang chuyện trò, thì Gia Cát Lượng bằng con đường Lỗ Túc vừa đi, đã đới. Gia Cát Lượng vì nhạc phụ ốm phải nán lại mất một ngày. Khi Kinh Châu bị chiếm, Gia Cát Lượng phải luồn lách nhiều đường mới tới được đây.

Nhìn thấy Gia Cát Lượng thái độ đường hoàng, đầu quấn khăn tay cầm quạt, Lỗ Túc đã thấy vui vui. Lưu Bị thấy Gia Cát Lượng như thấy cứu tinh, vội vã nói:

- Chờ ngài đến sốt ruột, xin Khổng Minh dạy bảo cho!

Gia Cát Khổng Minh cũng đang nhìn Lỗ Túc. Gia Cát nói:

- Người này là…

Lỗ Túc thi lễ rồi nói:

- Tôi là bạn của Tử Du.

Gia Cát Lượng nghe Lỗ Túc thuật lại một lần nữa ý kiến của Tôn Quyền, cảm thấy Quyền là người có chí khí. Tử Du là Gia Cát Cẩn, anh trai của Gia Cát Lượng, nhân buổi chạy loạn ở Sơn Đông, đã làm Trưởng lại cho Tôn Quyền.

Gia Cát Lượng suy nghĩ một lát rồi nói:

- Minh công có thể nghe theo lời của Lỗ Túc tiên sinh được.

Lưu Bị nghe theo mưu kế của Lỗ Túc đóng quân tại Phàn Khẩu Ngạc Huyên.

Chia sẻ
Loading...
Loading...
Loading...
Chia sẻ
Danh sách chương
Loading...
Loading...
Loading...
Thể loại
Tìm kiếm
Loading...
Loading...
Loading...
Lọc truyện