Chương 23: Trận đánh dữ dội ở Xích Bích
Cuối tháng chín năm Kiến An thứ mười ba, theo ý của Lỗ Túc, Lưu Bị đưa quân từ Hạ Khẩu xuôi xuống hơn hai trăm dặm đóng tại Phàn Khẩu, để hội cùng quân Đông Ngô. Được tin đại quân của Tháo đã sẵn sàng ở Giang Lăng, tùy cơ có thể xuôi dòng xuống đánh. Vẫn chưa có tin gì về Gia Cát Lượng và Lỗ Túc, Lưu Bị trong lòng như có lửa đốt, hy vọng Gia Cát Lượng có thể thuyết phục được Tôn Quyền xuất quân, cục thế sẽ chuyển theo hướng khác. Hàng ngày Lưu Bị phải cử tiền tiêu nhìn về phía hạ lưu Giang Trung dò xét mọi động tĩnh của quân Ngô.
Trương Phi nói:
- Chúng ta vất vả bao nhiêu ông ấy mới xuống núi, xem ra chỉ là tay khéo múa mép thôi.
Quan Vũ nói:
- Tam đệ không được nói thế, để xem Khổng Minh có thuyết phục được Tôn Quyền xuất binh không đã.
Lưu Bị không nói gì, tình cảm ít khi để lộ ra ngoài, nhưng đối với Gia Cát Lượng, Lưu Bị hoàn toàn tin tưởng.
Khoảng hai hôm sau, có tin Tôn tướng quân đã đồng ý xuất quân, cử Chu Công Cẩn dẫn đội thuỷ quân, ngược dòng gần đến Phàn Khẩu.
Lưu Bị như được hồi sinh. Để cảm kích tấm lòng Tôn Trọng Mưu, cho người đi đón và uý lạo đội thuyền của Chu Du.
Đoàn thuyền từ từ, giống như con cá lớn đang bơi ngược dòng, cử chỉ chậm chạp. Hơn nữa thuyền lại nhiều, tốc độ và cự ly phải giữ một khoảng cách nhất định. Phải một vài ngày sau Lưu Bị mới thấy được chiến thuyền của Chu Du.
Một người cầm kiếm đứng trước mũi thuyền chỉ huy, phía trên có một lá cờ mầu vàng, đỏ, thêu chữ "Tôn" rất to. Lưu Bị đoán người cầm kiếm là Chu Công Cẩn.
Lưu Bị gọi rất to:
- Công Cẩn tiên sinh, Công Cẩn tiên sinh!
Hôm đó tiết trời dìu dịu, đang lúc quá trưa, trời quang mây tạnh. Chu Du ngước nhìn vào bờ, nhìn người đang gọi, đoán chắc là Lưu Huyền Đức. Một lát sau, Chu Du cho thuyền chỉ huy cặp bến, mới thấy người đó mặt vuông, tai lớn, trông thực đôn hậu. Bên cạnh còn có hai người, một người mặt mũi đầy râu, dáng dấp khoẻ mạnh, trông khôi ngô, chắc là Trương Dực Đức mà thiên hạ đều đã biết tiếng. Người kia thân hình cao lớn, mặt đỏ, mắt phượng, dáng dấp hiên ngang, tuấn tú, chắc là Quan Vân Trường, nổi tiếng là thân ở Tào mà lòng ở Hán, qua năm cửa ải đã chém sáu tướng.
Lưu Bị thi lễ xong, nói:
- Công Cẩn tiên sinh, xin mời lên nghỉ đã.
Chu Du nói:
- Tình hình cấp bách phải đến gấp Xích Bích. Xin tướng quân lên thuyền
Lưu Bị dặn dò Quan, Trương trông coi trên bộ, còn mình thì bước lên thuyền của Chu Du.
- Lực lượng chống Tào của Tôn tướng quân chuẩn bị như thế nào?
Chu Du thản nhiên trả lời: - Tất cả hơn ba vạn người.
Lưu Bị tỏ ra thất vọng.
Chu Du nói chắc như đinh đóng cột:
- Dự Châu cứ an tâm, chờ xem quân Tào bị đánh bại như thế nào.
Lưu Bị hỏi:
- Sao không thấy Khổng Minh và Lỗ Tử Kính cùng về?
- Hai vị đang ở trên thuyền phía sau, khoảng ba hôm nữa sẽ tới.
Lưu Bị càng nghĩ càng lo, tạm biệt Chu Du trở về doanh trại, rồi ngầm sai Vân Trường, ngược lên phía bắc qua sông Hán Thuỷ đóng quân, giữ lấy đường rút.
=
Về cách bố trí quân, Tháo hết sức cẩn thận. Trước hết Tháo lệnh cho Tào Nhân và Tào Hồng đóng quân ở Tương Dương, có nhiệm vụ giám sát hành quân Kinh Châu giữ Hình Dương đến Giang Lăng, giữ đường thông suốt giữa tiếnậu quân. Nhạc Tiến và Mãn Sủng dẫn hàng quân của họ Viên cũng đóng quân ở đây, có nhiệm vụ ngăn chặn hành động phản công nếu có của liên quân Tôn, Lưu, mặt khác chi phối hành động của hàng quân Kinh Châu; lập bộ chỉ huy hậu cần khu vực Giang Lăng; nắm tình hình toàn cục, tuỳ cơ có những sách lược phản ứng cần thiết. Tháo cùng với các đạo quân của Trình Dục, Tào Thuần, Trương Liêu và Từ Hoảng phối hợp với bảy vạn thuỷ quân Kinh Châu của Sái Mạo, Trương Doãn, từ Trường Giang xuôi xuống phía đông chuẩn bị hội chiến với thuỷ quân của Tôn Quyền.
Tại sao Tháo lại bỏ lối đánh dã chiến quen thuộc của mình để đánh thuỷ chiến? Ngay cả các tướng lĩnh quân Tào cũng thấy khó hiểu.
Trình Dục hỏi:
- Ưu thế của chúng ta là ở trên bộ, nay dùng thuỷ quân tiến xuống phía đông nhỡ gặp thuỷ quân của Đông Ngô thì làm thế nào?
Tháo nói:
- Đã có thuỷ quân Kinh Châu mở đường, bảy vạn thuỷ quân đủ cho Đông Ngô chống đỡ!
Trình Dục nói:
- Vạn nhất Sái Mạo và Trương Doãn có biến thì chúng ta làm thế nào?
Tháo nói:
- Lưu Tông ở trong tay chúng ta, gia quyến của Sái, Trương đều ở Kinh Châu, chắc họ phải gắng sức đạp bằng Đông Ngô để sớm được về Kinh Châu.
Thực ra Tháo đã tính toán:ếu đem dại quân, từ bờ bắc Trường Giang đánh xuống Đông Ngô, vì địa thế Trường Giang hiểm trở, Tôn Quyền sẽ bằng chân như vại; nếu muốn vượt sông thì lại càng nguy hiểm vì khí hậu, địa hình đều không quen thuộc; chi bằng từ Kinh Châu xuôi Trường Giang mà xuống, thì mọi chuyện ắt dễ dàng hơn. Ngoài ra tiến công bằng đường thuỷ sẽ làm cho quân Đông Ngô bị bất ngờ, thuỷ quân Kinh Châu lại đông gấp hai lần bên Đông Ngô, chỉ cần nắm được ưu thế trên tuyến Trường Giang thì hai quân Lưu, Tôn hết kế sách, tất phải đầu hàng thôi!
Quả nhiên chiến thuyền quân Tào nhờ vào sức gió, chẳng bao lâu đã chiếm được Giang Lăng. Tất nhiên thuỷ quân hai bên chưa đụng đầu với nhau lần nào.
Có một vấn đề quan trọng đã xảy ra: Quân sĩ trên các hạm đội của Tháo đã bắt đầu nôn mửa, và đi tả, chẳng mấy chốc bệnh tình đã lan ra hàng vài vạn quân. Tháo đành phải hoãn kế hoạch nam hạ, lệnh cho toàn quân dừng lại nghỉ ngơi.
Tiếp đến, bóng ma của tử thần đang rình rập trên các hạm đội, bình quân mỗi ngày có đến bốn năm chục người thiệt mạng. Tháo ra lệnh chờ lúc đêm khuya mới vứt xác chết xuống sông để khỏi xao luyến lòng quân.
Tháo lệnh cho các thầy thuốc trong quân tập trung mọi khả năng để dập tắt bệnh dịch. Tất cả thầy thuốc lên bờ hoặc mua về hoặc hái về rất nhiều cây thuốc, sắc lấy nước, không kể ngày đêm chuyển đến các chiến hạm.
Một thời gian sau, quân Tào đã dần quen với thuỷ, thổ Giang Nam, bệnh tình đã giảm hẳn.
Tháo luôn áp dụng những điều nói trong Tôn Tử binh pháp: Chiếm lòng người làước, rồi mới phá thành, không đánh mà khuất phục được binh lính của người... Phá Viên Thiệu, chiếm Kinh Châu, hạ Giang Lăng, vận dụng những nguyên tắc đó, khiến Tháo luôn giành được thắng lợi.
Sau khi chiếm được Giang Lăng, Tháo cho sứ giả đến Đông Ngô, khuyên Tôn Quyền hạ vũ khí, nhưng không thành, Tháo thấy dễ hiểu. Tháo nhận thức khách quan hơn về Tôn Quyền, một minh chủ mới của Giang Đông. Đông Ngô vốn đã có một Chu Công Cẩn rất thạo việc quân, nay lại có thêm một Gia Cát Lượng nữa! Xem ra chiếm được Đông Ngô, chẳng phải là công việc nhẹ nhàng gì! Thế nào mới là "không đánh mà khuất phục được binh lính của người"? Có rất ít khả năng làm cho Tôn Quyền phải quy hàng như bọn Lưu Tông. Phải làm sao để Lưu Bị không thể liên minh được với Đông Ngô; để Chu Du đối phó với Gia Cát Lượng.
Giả Hủ nói:
- Chu Công Cẩn vốn tính hẹp hòi không thích người khác hơn mình, nay lại ở gần Gia Cát Lượng, một ngọn núi không có hai con hổ, vậy ta có thể mượn tay Chu Du để giết Gia Cát Lượng.
Tháo hỏi:
- Làm thế nào đế gây nên hận thù giữa hai người ấy?
Giả Hủ nói:
- Chu Du và Lục Tích vốn có thâm tình, họ là đồng song. Hôm Gia Cát Lượng khuyên Tôn Quyền xuất binh đã mắng chửi Lục Tích đến thậm tệ, khiến Lục Tích bầm gan tím ruột. Chúng ta có thể thao túng Lục Tích để hắn khích Chu Du trừ bỏ Gia Cát Lượng.
Tháo bảo Hủ cứ theo kế đó mà
Có tin truyền đến, liên quân Tôn, Lưu đã vào đến Tam Giang Khẩu.
Tháo đã hết hy vọng vào kế hoạch chia cắt Lưu, Tôn, nên chuẩn bị nghênh chiến ở Tam Giang Khẩu.
Trình Dục nói:
- Chưa vội tiến hành trận thuỷ chiến này, chúng ta còn lạ thung lạ thổ.
Tháo không còn sự điềm tĩnh của ngày thường, nói:
- Nhân lúc chúng vừa đến ta phải tấn công ngay. Nếu để kéo dài, chúng sẽ có địa lợi lại sẵn nhân hoà thì còn đánh đấm gì nữa!
Sái Mạo và Trương Doãn cũng nói:
- Thuỷ quân Kinh Châu vừa được luyện tập, nay đến chỗ mới cần phải luyện tập thêm mới thích ứng được.
Tháo không thèm đê ý đến lời nói của hai vị này, liền nói:
- Ý ta đã quyết, xin hai vị đừng nên nhiều lời.
Trương Doãn nói:
- Quân ta vừa mới ốm dậy từ Giang Lăng đến Tam Giang Khẩu thế nước rất mạnh, nếu ta cứ tiến quân, e...
Tháo nói
- Nếu chờ thì chờ cho đến bao giờ. Nếu hai vị lo sợ thì xin ở lại giữ Giang Lăng, tự ta sẽ dẫn quân xuống Tam Giang Khẩu.
Nhìn thấy Tháo sa sầm nét mặt, còn ai dám nói gì nữa!
Cuối tháng mười năm Kiến An thứ mười ba, Chu Du đặt bộ tổng chỉ huy các hạm thuyền ở Tam Giang Khẩu, vùng hạ lưu cách Hán Khẩu chừng năm mươi dặm. Một mặt cử hàng loạt nhân viên tình báo đến vùng thượng lưu nơi hoạt động của quân Tào thu thập mọi tình hình ở đó một mặt chọn con đường mà các hạm thuyền của Tháo tất phải đi qua, là vùng sông nước gần Xích Bích làm nơi quyết chiến. Ở đây là vùng sông nước rộng rãi, mặt nước dao động mạnh, thường có những cơn sóng thần nguy hiểm. Bởi vậy, khi di chuyển mặt thuyền chao đảo rất lớn, thật là bất lợi cho quân Tào không quen đánh thuỷ. Gần vùng Xích Bích hai bên bờ toàn là những nham thạch màu hồng, mặt nước sóng dồi dữ dội, bước lên bờ thật rất khó khăn; bên bờ bắc có khoảnh rừng rộng vài trăm dặm là rừng Ô Lâm. Chu Du đã quan sát kỹ mặt nước, bờ sông, bố trí một thiên la địa võng, chờ quân Tào đến.
Lục Tích nói:
- Đô đốc bố trí không còn một khe hở, chỉ có Gia Cát Lượng mới sánh được.
Du nghe xong, không được vui lắm. Trong hội quần anh, Gia Cát Lượng múa ba tấc lưỡi khiến Tôn Quyền phải phục sát đấ
Lục Tích lại nói:
- Gia Cát Lượng là kẻ ngang tàng quá mức, dám nói ở hội quần anh, Đông Ngô rộng hàng mấy ngàn dặm mà tìm không thấy một anh hùng hào kiệt.
Chu Du như có lửa bốc trong đầu, nói:
- Người này vừa ra khỏi lều tranh đã dám ngông cuồng. Chờ quân Tào đến, ta thử xem hắn giỏi đến đâu.
Lục Tích còn nói:
- Từ khi được Gia Cát Lượng, Lưu Bị như người hồi sinh. Kẻ này vừa xuống núi đã lập kế hoả công ở gò Bác Vọng, khiến Tào Nhân đại bại mà chạy. Ngày nay Tôn, Lưu tạm thời là một nhà, nhưng khi đánh xong Tào Tháo, người này phò tá Lưu Bị và sẽ là một hiểm hoạ của Giang Đông, phải liệu mà trừ đi mới được.
Lỗ Túc nói:
- Quân thù ở ngay trước mặt, trong nhà cấu xé lẫn nhau, chẳng phải đã mắc mưu giặc Tào rồi sao.
Chu Du không nói gì nữa.
Lỗ Túc lại nói:
- Gia Cát Cẩn là anh ruột của Khổng Minh, có thể nhờ người ấy thuyết phục Gia Cát Lượng ở lại Đông Ngô, chờ khi chiến tranh kết thúc sẽ lại bàn tiếp.
Hôm sau, Du cho mời Gia Cát Cẩn đến bảo rằng
- Lệnh đệ là Khổng Minh có tài vương tá, sao lại hạ mình đến nhờ Lưu Bị. Tiên sinh có thể đến chỗ Lưu Bị thuyết phục Khổng Minh, hai anh em cùng ở Đông Ngô, chúa công chắc lấy làm mừng, sự nghiệp của Đông Ngô chắc phải thành công.
Gia Cát Cẩn nói:
- Từ khi tôi đến Giang Đông, chưa lập được chút công nào, nghĩ thật xấu hổ. Nay Đô đốc đã sai, tôi xin cố gắng.
Nói lồi Gia Cát Cẩn lên ngựa đến ngay nhà khách vào gặp Khổng Minh.
Anh em gặp mặt, tình cảm xúc động, Cẩn khóc và nói:
- Em có biết chuyện Bá Di, Thúc Tề ngày xưa không?
Khổng Minh nghĩ thầm, kiểu này là Chu Du cho anh đến dụ mình đây, bèn đáp:
- Ai không biết hai người đó là những bậc hiền nhân.
- Hai ông ấy đến lúc chết đói vẫn còn ở bên nhau. Nay ta với em, ruột thịt một nhà, thế mà mỗi người thờ một chủ, chẳng đáng thẹn với Di, Tề lắm sao?
Khổng Minh lại nói:
- Lời anh nói có tình có lý. Nhưng anh với em cùng là dòng dõi nhà Hán. Nay Lưu Hoàng Thúc là tôn thất nhà Hán, nếu anh bỏ Đông Ngô về thờ Hoàng Thúc với em, chẳng phải vẹn cả đôi
Cẩn nghĩ bụng, mình đến dụ nó, chẳng hoá nó lại dụ mình, nên chẳng nói gì nữa, đành thất vọng về gặp Chu Du.
=
Ở Giang Lăng, Tháo đã biên chế xong quân đi đánh Giang Đông. Tháo cho đạo quân của Trương Liêu, Từ Hoảng, Trình Dục thành đội thuyền, thêm vào đó là bảy vạn thuỷ quân Kinh Châu của Sái Mạo, Trương Doãn, đưa vào cuộc chiến khoảng hơn mười vạn người.
Đúng như lời Trương Doãn, đoạn sông từ Giang Lăng đến Tam Giang Khẩu, dòng nước chảy xiết, thuyền bè đi lại chao đảo dữ dội, hiện tượng thủy quân say sóng tương đối nghiêm trọng, mỗi chiến thuyền ước có hàng trăm. Nhìn cảnh đó, Tháo thấy lo lắng.
Tháo ra lệnh dừng thuyền để nghỉ.
Bấy giờ vùng Hoa Trung đã chởm đông. Gió tây bắc nổi lên rất mạnh. Tháo, Giả Hủ và Trình Dục lên bờ vừa nghỉ vừa tìm đối sách. Hàng ngày có một số người ở lại còn đại bộ phận thuỷ quân cũng được lên bờ nghỉ ngơi.
Dọc theo bờ Trường Giang hơn chục cây số, chỗ nào cũng lửa cũng khói, bầu trời trong xanh, ánh dương rải trên mặt sông những hạt vàng lóng ]ánh, từng dãy chiến thuyền ngay ngắn trông thật vui mắt.
Làm thế nào để không còn hiện tượng nôn mửa ở trên thuyền? Tháo vừa đi vừa suy nghĩ, theo hai bên là Trình Dục, Giả Hủ và các quan văn, võ. Bỗng Tháo tìm ra được một kế. Tháo nói:
- Ta đem thuyền lớn nhỏ, ghép lại thành từng cụm, đầu đuôi dùng xích sắt gô lại, thuyền bè hết chao đảo, cũng hết hiện tượng say sóng.
Trình Dục nói:
- Kế của thừa tướng rất hay, nhưng vạn nhất kẻ địch dùng hoả công thì làm thế nào?
Giả Hủ cũng nói:
- Nếu gặp hoả công thì chẳng ai chạy thoát!
Tháo bảo hai người không phải lo và nhìn lên bầu trời lắng trong, không một gợn mây, nói:
- Thuyền chúng ta xuôi dòng, cùng hướng với gió. Quân địch ở hạ lưu, không đánh được hoả công, chỉ cần phòng thủ chặt ở hai bờ là được.
Giả Hủ tán thưởng:
- Thừa tướng nghĩ thật chu đáo.
Trình Dục yên lặng.
Lúc đó Tháo lại nhớ Quách Gia. Tháo muốn có những mưu sĩ nói ra những điều khác với mình, hoặc có được những lý lẽ đầy tính thuyết phục. Từ ngày xuống Giang Lăng việc gì cũng đến Tháo. Ý kiến Tháo không mấy người bác bỏ được. Những người như Trình Dục, Giả Hủ, Lâu Sinh tuy có mưu lược, nhưng gặp việc lớn phải có người như Quách Gia. Đôi lúc Tháo thấy thật cô
Lâu Sinh bẩm báo với Tháo:
- Có người nghị luận sau lưng Thừa tướng.
Tháo hỏi:
- Là ai và nghị luận những gì?
- Hàng tướng Sái Mạo, Trương Doãn làm xao xuyến lòng quân, nói Thừa tướng muốn giành thiên hạ nên chẳng kể gì đến sự sống còn của binh sĩ.
Mọi người đứng quanh đấy lấy làm lo lắng.
Không ngờ Tháo chỉ phẩy tay cho Lâu Sinh lui ra.
*
Gần một tháng nay tình hình Đông Ngô như thế nào?
Mấy lời của Lục Tích như đám mây đen đè nặng lên Chu Du, Du vốn nhiều mưu, lắm kế, giỏi việc trị quân, từng được anh em họ Tôn quý trọng. Tính hẹp hòi, lòng đố kỵ cũng mỗi ngày một tệ hơn.
Nghĩ đi nghĩ lại, còn Khổng Minh, Chu Du thấy đáng ghét. Giống như một ngọn núi cao sừng sững bên sông nước, nhìn khắp thiên hạ nay lại có một ngọn núi khác ngay trước mặt chắn mất tầm nhìn, thử hỏi ai mà không tức?
Chu Du, Lục Tích cùng một đoàn người ngưc dòng xem xét hồi lâu, và quyết định dẫn quân lên bắc nghênh địch. Tôn Quyền nói:
- Đô đốc đi trước, ta sẽ đến sau.
Chu Du quay sang Khổng Minh:
- Tiên sinh có gan cùng với tôi đi nghênh chiến với đại quân Tào Tháo?
Khổng Minh nói:
- Đi cùng Đô đốc, học hỏi được nhiều điều, sao lại không dám?
Thế rồi Chu Du, Trình Phổ, Lỗ Túc và Khổng Minh cũng lên hạm thuyền chỉ huy, giương buồm hướng về hướng Hạ Khẩu.
Khi còn cách cửa Tam Giang khoảng năm, sáu chục dặm, Du cho các hạm thuyền dừng chèo, lên bờ đóng trại.
Du đóng trại ở chính giữa, làm trung tâm chỉ huy tạm thời. Khổng Minh ở trên một chiếc thuyền nhỏ. Khổng Minh biết Chu Du chằng ưa gì mình, vì tình thế mà chưa thể loại bỏ đấy thôi.
Khổng Minh đang nằm nghỉ, bỗng Chu Du cho mời sang để bàn việc quân. Khổng Minh sửa lại khăn áo, tay cầm lấy quạt. Gió lạnh thấu xương, chiếc quạt vẫn không rời tay, thật là điều lạ.
Khổng Minh vẫn thư thái, từ từ bước vào trại. Hai người thi lễ xong, Chu Du nói:
- Đại chiến sắp bắt đầu, binh pháp có nói: "Lương chiến hơn là binh chiến", nhớ lại hồi đại chiến ở Quan Độ, đốt kho lương ở Ô Sào. Nay quân Tào hơn tám mươi vạn, quân ta chỉ độ năm, sáu vạn, tình hình chẳng khác gì ở Quan Độ lúc trước. Tôi đã dò biết được lương thảo Tào Tháo chứa cả ở núi Tụ Thiết. Tiên sinh đã am hiểu đường đất, xin phiền tiên sinh đi tới đó triệt lương của Tào Tháo. Tôi sẽ giúp thêm một ngàn quân, xin tiên sinh đừng có thoái thác.
Khổng Minh nghĩ thầm rằng: Chắc họ dụ ta không nổi, nên lập kế hại ta. Nếu ta từ chối, họ sẽ chê cười, chi bằng cứ nhận lời rồi hẵng liệu sau.
Khổng Minh vui vẻ nhận lời.
Sau khi Khổng Minh đi khỏi, Lỗ Túc hỏi Chu Du:
- Ông sai Khổng Minh đi đốt lương là ý làm sao?
Chu Du nói:
- Đơn giản lắm, mượn dao giết người để trừ hậu hoạ.
Lỗ Túc thất kinh, ra khỏi chỗ Chu Du tìm chạy ngay đến thăm Khổng Minh.
Túc nói:
- Tiên sinh đi triệt lương, liệu có thành công được không?
Khổng Minh chậm rãi nói:
- Ta tinh thông binh pháp, đánh loại gì cũng giỏi, chứ không như Chu Đô đốc chỉ biết có một nghề thủy chiến mà thôi đ
Lỗ Túc nóng ruột lắm nhưng không tiện nói mọi việc với Khổng Minh, đành phải dặn dò:
- Tiên sinh phải hết sức cẩn thận.
Túc lại mang lời ấy về nói với Chu Du, Chu Du nổi giận nói:
- Sao dám bảo ta chỉ biết đánh thủy? Có phải thế thì không khiến Khổng Minh đi nữa, để hắn xem ta đi triệt lương như thế nào. Ta sẽ mang ngay một vạn binh mã đến núi Tụ Thiết triệt lương quân Tào cho mà xem!
Túc lại đem chuyện nói với Khổng Minh, Khổng Minh cười bảo:
- Công Cẩn sai ta đi cướp lương, là có ý muốn tay Tào Tháo giết ta. Ta mới nói đùa một câu, Công Cẩn đã không chịu được. Hiện nay đang lúc dùng người, chỉ mong sao Ngô Hầu cùng với Lưu sứ quân đồng tâm hiệp lực, nếu cứ định ám hại lẫn nhau thì thật không thức thời. Công Cẩn vì giận mà đi, tất nó sẽ bắt được. Nay hãy đánh mặt thuỷ trước, việc đánh bộ hẵng tính sau.
Lỗ Túc lập tức đang đêm về nói với Chu Du, Du than rằng:
- Kiến thức người này hơn hẳn ta rồi, nếu không trừ đi, tất sẽ vạ về sau.
Túc can rằng:
- Kẻ thù đang ở trước mặt, nay đang lúc cần người, xin hãy coi việc nước làm trọng, đợi khi nào phá xong quân Tào hãy giết đi
Lỗ Túc dùng kế hoãn binh. Chu Du tuy không nói gì. nhưng từ đó luôn luôn tâm niệm: phải loại bỏ Khổng Minh.
*
Sau một tháng, Tháo dẫn mấy ngàn chiến thuyền kéo xuống Giang Đông. Binh sĩ luôn miệng hoan hô.
- Hoan hô Thừa tướng thật tài!
Từng cụm thuyền đi lại bình ổn, tốc độ có chậm hơn một ít, nhưng nhìn mọi người vui vẻ, Tháo rất hài lòng.
Bỗng nghe thuỷ quân của Chu Du đã đóng ở Tam Giang Khẩu, lại nghe Chu Du xé thư chiêu hàng, chém sứ giả, Tháo phẫn nộ, nói:
- Hai quân sắp sửa đụng đầu, tên Chu Du này dám khinh ta quá. Ta phải cho hắn một trận nhớ đời!
Tháo lệnh cho Sái Mạo, Trương Doãn làm tiền quân, nhanh chóng đưa quân đến cửa Tam Giang Khẩu. Vừa tới nơi, đã thấy thuyền Đông Ngô gọi to lên rằng:
Ta là Cam Ninh đây, ai dám ra quyết chiến với ta?
Sái Mạo sai em là Sái Huân tiến lên trước. Hai thuyền gần nhau, Cam Ninh giương cung đặt tên bắn sang một phát. Huân ngã ngay xuống nước. Cam Ninh thúc thuyền đánh dấn vào, quân Tào là người Thanh Châu, Từ Châu không sao chống đỡ được. Lại có Tưởng Khâm ở hữu, Hàn Đương ở tả, hai mặt cùng xông thẳng vào đNuyền của quân Tào, thuyền của Cam Ninh xông pha khắp chốn, xác quân Tào thấy đầy trên mặt nước. Chu Du tuy thắng, nhưng vẫn sợ quân Tào nhiều lắm, mình địch không nổi, nên cho khua chiêng thu quân về trại.
Sái Mạo, Trương Doãn thua trận trở về. Tháo lệnh cho các cụm thuyền về đậu chỗ cũ, rồi cho gọi Sái Mạo, Trương Doãn vào trướng để trách mắng:
- Quân Đông Ngô ít, thế mà nó đánh được mình, hai người nói thế nào đây?
Sái Mạo thưa:
- Quân thuỷ ở Kinh Châu lâu nay không được luyện tập, mà quân ở Thanh, Từ thì không quen đánh thuỷ nên mới bị thua. Nay nên lập một thuỷ trại, cho quân Thanh, Từ ở trong, quân Kinh Châu ở ngoài, hàng ngày phải luyện tập, phải một thời gian nữa mới đánh được với quân thủy ở Đông Ngô.
Tháo nói:
- Các người là thuỷ quân Đô đốc, việc luyện tập cứ thế mà làm, hà tất phải bẩm báo. Hai người phải cố gắng luyện tập thuỷ quân, nếu còn thua nữa thì mang đầu đến gặp ta!
Hai người sợ sệt lui ra.
Lại nói Chu Du được trận về trại ăn mừng, khao thưởng ba quân, cho người báo tin thắng lợi về cho Ngô Hầu.
Đêm đó, Chu Du ra ngoài quan sát, thấy trên thượng lưu khoảng ba dặm đèn đuốc sáng trưng. Tả hữu cho biết:
- Đó là ánh đèn đuốở bên quân Tào.
Chu Du tự thân muốn đến xem xét, bèn dẫn mấy tên thị vệ tài ba, dọc theo bờ sông đi lên phía đó. Họ đứng trên một mô đất cao, lén quan sát. Nhìn một lúc lâu, Du thấy kinh ngạc, tưởng họ không biết gì về thuỷ chiến, nào ngờ cách bố trận đã đạt đến mức tuyệt diệu của quân thuỷ! Du hỏi tả hữu:
- Ai là thuỷ quân Đô đốc ở bên Tào thế?
Tả hữu có người đáp:
- Kinh Châu hàng tướng Sái Mạo và Trương Doãn.
Du nghĩ: hai người này ở Giang Đông đã lâu, lại thạo việc đánh thuỷ, ta phải lập mẹo trừ đi, mới hòng phá được Tào Tháo.
Tháo rất mừng vì Sái Mạo, Trương Doãn luyện quân rất hay. Tháo động viên tướng sĩ:
- Thắng bại là chuyện thường ngày của binh gia, chờ khi hai vị tướng quân luyện xong thuỷ quân, ngày phá Đông Ngô chắc không còn lâu.
Nhưng Tháo không quên chiến thuật đánh vào lòng người. Tháo nghĩ: nếu khuyên hàng được Chu Du thì việc bắt Tôn Quyền, phá Lưu Bị dễ như trở bàn tay. Song thật khó, vì Chu Du lần trước đã xé thư chiêu hàng, chém xứ giả. Tháo sai người dò xem ai là người thâm tình với Chu Du.
Tháo đang lo về chuyện đó. thì bỗng có người đến gặp, trông ra thì là Tưởng Cán, tự là Tử Dực quê ở Cửu Giang. Tháo mừng lắm, hỏi:
- Tử Dực có khuyên đưc Công Cẩn hàng không?
Tưởng Cán nói:
- Ngày nhỏ chúng tôi là bạn đọc, chơi thân với nhau lắm. Nay xin đem ba tấc lưỡi sang Giang Đông dụ Công Cẩn lại hàng.
Tháo nói:
- Có cần mang đồ vật gì không?
Cán nói:
- Chỉ một tiểu đồng đi hầu và hai người chở thuyền là đủ.
Tháo nghĩ đến Nễ Hành, kẻ đi khuyên Lưu Biểu và bị Hoàng Tổ giết, mà sinh nghi đối với Tưởng Cán, nhưng lại nghĩ, Tưởng Cán ở với mình đã lâu, biết đâu lần này chẳng làm nên công chuyện, liền mở tiệc rượu tiễn Tưởng Cán.
Cán ngồi một chiếc thuyền con, đến thẳng trại Chu Du, sai người vào báo là có bạn cũ Tưởng Cán đến thăm.
Chu Du đang nghĩ kế để trừ Sái Mạo và Trương Doãn bỗng nghe báo có Tưởng Cán đến thăm, liền cười nói:
- Thuyết khách đến rồi!
Du chau mày, nghĩ ra một kế, nói nhỏ với những người xung quanh mấy câu, rồi ra ngoài đón tiếp.
Tưởng Cán chắp tay thi lễ:
- Cửu Giang xa cách đ mười lăm, mười sáu năm, không biết Công Cẩn có được khoẻ không ?
Chu Du nói:
- Tử Dực xông pha sóng gió đến đây, làm thuyết khách cho Tào Tháo đó chăng?
Cán ngạc nhiên, cười nói:
- Chúng ta xa cách đã lâu, nay đến thăm hỏi, sao lại nghi ta là thuyết khách được.
Chu Du nói:
- Ta đây tuy không thông minh bằng Sử Khoáng ngày xưa, nhưng cũng hiểu được bạn như hiểu được chính mình.
Cán tỏ vẻ không vui, nói:
- Nếu Công Cẩn đối xử với bạn cũ như vậy, thì tôi xin cáo từ.
Du cười, kéo tay bạn mà nói:
- Ta chỉ sợ anh làm thuyết khách cho Tháo, nếu không có ý ấy, thì can chi phải đi ngay?
Hai người cùng vào trướng, đã có mặt đông đủ văn quan, võ tướng. Sau khi giới thiệu Tưởng Cán với mọi người, các quan ngồi thành hai hàng, còn mình và Tưởng Cán ngồi ở hàng trên. Đội nhạc và đoàn mỹ nữ bước vào. Tiếng nhạc cất lên, mỹ nữ nhảy múa thật là nhộn nhịp.
Khúc nhạc đầu vừa dứt, Chu Du nói:
- Tư̖ tiên sinh là người đồng hương của ta. Tuy ở bên trại Tào, nhưng không phải là thuyết khách của Tào Tháo. Hôm nay đến thăm bạn cũ, các quan đừng ngại.
Nói xong, Chu Du cởi thanh kiếm đeo trong mình giao cho Thái Sử Từ và dặn rằng:
- Ông đeo thanh kiếm này làm người giám tửu. Hôm nay chỉ được nói chuyện bầu bạn vui vẻ, ai nói động đến chuyện quân sự giữa Đông Ngô và Tào Tháo sẽ bị chém lập tức.
Tưởng Cán sợ hãi không dám khuyên hàng nữa.
Chu Du nói:
- Từ khi cất quân ra đến nay, tôi chưa từng nhấp một giọt rượu, nay gặp lại bạn cũ, ta nên phá lệ, uống một bữa thực say!
Nói xong, Chu Du phá lên cười.
Rượu được nửa chừng, Du dắt tay Tưởng Cán ra ngoài trướng ngắm nhìn cảnh đêm trên sông, Tưởng Cán chỉ thấy chiến thuyền từng hàng tưng hàng thẳng táp; quân sĩ áo mão chỉnh tề, vác kích cầm giáo đứng ở đầu thuyền.
Chu Du hỏi:
- Thế quân ta có hùng tráng không?
Tưởng Cán đáp:
- Trông quân thật là đầy uy vũ!
Du lại đưa Cán đến sau trại, lương thảo chồng chất như nú
Du hỏi:
- Lương thực của ta ra sao?
Cán đáp:
- Quân giỏi, lương nhiều, thật là tuyệt.
Du giả say, cười ầm lên, nói:
- Nhớ lại lúc ta và Tử Dực cùng học với nhau, có mong đâu được như ngày nay.
Cán nói:
- Công Cẩn học hành chăm chỉ, giỏi giang, được như ngày nay cũng đáng.
Du cầm tay Cán nói:
- Đại trượng phu không thể gió chiều nào che chiều ấy, phải biết chọn chủ mà thờ. Tôn Trọng Mưu là người thẳng thắn, trí dũng hơn người, ta thờ người ấy. Dù cho sông cạn, núi mòn ta cũng không thay lòng đổi dạ!
Nói rồi lại cười ầm lên.
Du lại dắt Cán vào trong trướng uống rượu với các tướng. Đến canh khuya, Cán nói:
- Tôi không thể uống được nữa.
Du nói:
- Lâu nay không ngủ chungử Dực. Đêm nay phải nằm chung giường với ta.
Nói rồi, lảo đảo kéo Tử Cán vào màn, rồi để nguyên cả áo mũ nằm ngủ, nôn oẹ bừa bãi. Còn Cán không sao ngủ được, cứ nghĩ đến chuyện dụ hàng. Đã gần canh ba, đèn trong trướng mờ mờ, tỏ tỏ, nhác thấy một đống công văn trên bàn, Cán lẻn dậy ra xem, tình cờ nhìn thấy một phong thư ngoài đề: "Sài Mạo, Trương Doãn cẩn phong".
Cán giật mình đọc thử:
"Chúng tôi hàng Tào đều vì bắt buộc. Giặc Tào đối xử hà khắc, biết hối thì không kịp. Một ngày nào đó, có dịp, chúng tôi sẽ cùng thuỷ quân Kinh Châu về với tướng quân..."
Thì ra hai người này đã có tâm làm phản, hồ chi Thừa tướng đã trách mắng chúng không muốn tiến thủ, trị quân không nghiêm. Cán nghĩ bụng: tuy việc nọ không thành. nhưng vớ được thư này thấy cũng đáng giá, liền giấu tờ thư vào trong tay áo. Khi đó thấy Du trở mình và nói lảm nhảm trong mồm rằng: "Tử Dực, chỉ vài hôm nữa, ta cho anh xem cái đầu Tào Tháo".
Cán vội tắt đèn, để gọn đống văn kiện, rồi chui vào màn gọi khẽ: "Công Cẩn, Công Cẩn", không có tiếng thưa. Cán nằm trên giường, đến mãi canh tư, thấy có người vào trướng gọi: "Đô đốc đã tỉnh chưa?". Chu Du ra bộ nằm mê sực tỉnh, hỏi rằng:
- Ai nằm trên giường ta thế?
Người ấy đáp:
- Đô đốc mời Tử Dực cùng ngủ, đã quên rồi ạ
Du hối hận nói:
- Ta chưa bao giờ uống say như thế, hôm nay say quá không biết có nói lỡ điều gì không?
Người ấy nói:
- Giang Bắc có người đến đây...
Du bảo:
- Nói se sẽ chứ!
Rồi gọi Cán:
- Tủ Dực, Tử Dực!
Cán tuy vẫn tỉnh, nhưng vờ ngủ say không thưa. Du lẻn ra ngoài trướng, Cán lắng tai nghe lỏm, thì thấy bên ngoài có tiếng người nói: "Sái, Trương hai tướng mong trong mấy ngày tới chúng ta chưa xuất quân...". Một lát sau, Chu Du lại vào màn và khẽ gọi: "Tử Dực", Cán vẫn vờ ngủ không thưa. Du cũng vùi đầu ngủ tiếp.
Tưởng Cán nghĩ: "Chu Du là người cẩn thận, sáng dậy không thấy mật thư, tất nhiên không để cho mình được thoát!". Vừa sang canh năm, Cán dậy gọi Chu Du, Du vẫn ngủ say. Cán bèn đội khăn mặc áo, lẻn ra ngoài trướng, gọi tiểu đồng bước vội ra khỏi Viên môn. Quân canh hỏi:
- Tiên sinh đi đâu?
Cán nói:
- Công Cẩn đêm qua rượu say, đang vùi đầu ngủ, ta không muốn làm phiền, đết mấy chữ để lại.
Quân sĩ cũng không cản trở gì cả. Cán xuống thuyền bơi như bay về ra mắt Tào Tháo.
Trời vừa mờ sáng, Tưởng Cán đã xin vào trướng. Quân canh liền ngăn lại, nói:
- Thừa tướng vẫn còn ngủ.
Bỗng có tiếng Tháo hỏi:
- Tử Dực có tin gì mới, cứ vào đi!
Cán thưa:
- Chu Du vững vàng lắm, không sao dụ được.
Tào Tháo tỏ vẻ bực bội.
- Nhưng tôi có được một tin quan trọng!
Cán ra vẻ bí mật, và khi không còn ai khác, mới lấy thư ra đưa cho Tào Tháo.
Tháo vừa sửa lại mũ áo vừa cho đòi Sái Mạo và Trương Doãn vào.
Một lúc sau, hai người bước vào, thấy Tháo sát khí đằng đằng, họ nhìn lẫn nhau không hiểu ý tứ thế nào, cảm thấy vô cùng lúng túng.
- Ta đối với các ngươi không bạc, sao lại nỡ ăn cây táo rào cây sung.
Giọng Tháo đanh lại. Tháo đưa bức thư cho hai người
Họ đọc lướt qua rồi vừa khóc vừa kêu:
- Oan uổng lắm Thừa tướng ơi!
- Sự thực đã rõ ràng lại còn dám kêu oan?
Tháo phẩy tay, sai giáp sĩ lôi hai người ra ngoài chém đầu.
Nhưng bỗng nhiên như nghĩ ra điều gì đó, Tháo vội vã gọi mấy tên lính đứng lại.
Tháo đến bên hai người và nói như an ủi:
- Yên tâm! Suýt nữa ta giết oan hai người! Cứ về đi! Lo luyện tập thuỷ quân cho tốt!
Họ được tha, nhưng vẫn chẳng hiểu gì cả.
Tháo cảm thấy bàng hoàng như vừa qua cơn ác mộng: "Ta đã già rồi, đầu óc trở nên mê muội, may mà không giết oan hai vị tướng tài ba!"
Lâu Sinh hỏi:
- Xin Thừa tướng cho biết hôm nay đã có chuyện gì?
Tháo nói:
- Suýt nữa ta đã bị Chu Du lừa gạt. Người nghĩ xem: Chẳng nhẽ hai vị Sái, Trương lại mưu làm phản? Thứ nhất, gia quyến của họ còn ở cả Kinh Châu. Thứ hai, quân ta mạnh như vậy, Tôn Quyền, Lưu Bị một sớm một chiều sẽ bị tiêu diệt, họ lại chịu đầu hàng hai kẻ đó? Thứ ba, Chu Du biết rõ ý đồ của Tưởng Cán, thế mà Cán vớ được mật thư trở về an toàn? Rõ ràng đây là mưu kế của Chu Du, chút nữa hắn lừa được ta!
Lâu Sinh nói:
- Bẩm Thừa tướng, ta có thể lấy bút tích để so sánh.
Tháo nói:
- Không cần, đừng làm cho họ sợ hãi.
Lâu Sinh bỗng nảy ý hay, muốn kiểm nghiệm những phán đoán của Tào Mạnh Đức.
Đêm hôm đó, Ssi Mạo, Trương Doãn đang luyện tập thuỷ quân thì nghe có tiếng gọi:
- Hai vị tướng quân có tin mới, Thừa tướng muốn gặp.
Hai người ra khỏi thuỷ trại thì gặp Lâu Sinh. Sinh nói:
- Hai vị tướng quân luyện binh thật là vất vả!
Hai người không ai lên tiếng. Sái Mạo nghĩ thuỷ quân luyện tập đã gần xong, có thể Thừa tướng...
Trương Doãn nói:
- Thừa tướng gọi, chắc phải có việc quan trọng?
Lâu Sinh muốn biết phản ứng của hai người, nên
- Có thể là câu chuyện cách đây nửa tháng.
Hai người nghe xong, tưởng rằng việc huấn luyện đã thành công, Thừa tướng muốn gạt bỏ họ! Trương Doãn đưa mắt cho Sài Mạo, hai người đã hiểu ý nhau. Khi đi đến một chỗ vắng, Trương Doãn rút kiếm ra nói:
- Đã nghi ngờ, chúng tao cho nghi ngờ luôn!
Nói xong, mũi kiếm đâm trúng vào tim Lâu Sinh. Tiếc thay một mưu sĩ phải bỏ mạng vì có ý nghĩ hay.
Hai người đang định lên thuyền chạy trốn thì bị đội hổ báo tuần tra đêm phát hiện. Tào Thuần hỏi:
- Hai vị tướng quân định đi đâu trong lúc khuya khoắt thế này?
Trương Doãn nói:
Xuống phía hạ lưu xem mức thuỷ triều.
Tào Thuần nói:
- Xin hai vị cho xem giấy phép ra khỏi trại của Thừa tướng.
Hai người vừa giết Lâu Sinh lại không có giấy phép, quay lại cũng chết, chi bằng cho thuyền chạy luôn.
Tào Thuần sinh nghi hai người có ý làm phản, bèn nhảy luôn lên mũi thuyền. Hai người chưa kịp trở tay đã bị Tào Thuần chặt làm bốn khú
Đáng thương cho hai tướng Sái, Trương cúc cung, tận tụy huấn luyện thủy quân để rồi phải chết vì cái ý hay của Lâu Sinh, khiến cho Chu Du và miệng thế gian không khỏi chê cười Tào Mạnh Đức.
Tào Mạnh Đức oan uổng, Lâu Sinh oan uổng, và càng oan uổng cho Sái Mạo và Trương Doãn. Cho mãi đến cuối đời nhà Minh, một người học trò tên là Liễu Kính Đinh lấy làm bất bình cho họ, mà viết mấy câu thơ:
Chu lang khéo léo phản kế gian,
Tào công suy tính rõ phi phàm.
Lâu Sinh tự mình suy diệu kế,
Sái Trương hai tướng phải chết oan!
Tào Thuần xách đầu hai người đến bẩm với Tào Mạnh Đức, vừa nãy cũng có người bẩm báo Lâu Sinh đã bị giết. Tào Mạnh Đức giận không nói được câu nào. Giả Hủ cũng bần thần cả người. Riêng lão tướng Trình Dục ít nhiều còn tỉnh táo, Dục nói:
- Phải hậu táng hai vị tướng quân. Đối ngoại thì nói là hai người mưu đồ làm phản nên bị giết. Sau đó cho người về Kinh Châu an ủi ra quyến của họ.
Tào Tháo bực bội cho giết luôn Tưởng Cán. Tháo nói:
- Rõ là một đứa hủ nho. Việc hắn làm thất bại, khiến thiên hạ lại chê c
Sau đó, cử Mao Giới và Vu Cấm giữ chức Đô đốc thuỷ quân.
Chu Du không thật mừng rỡ khi nghe tin hai tướng Sái, Trương bị giết. Lỗ Túc nói:
- Trừ bỏ được hai người đó, bớt được một gánh nặng cho Đô đốc, chủ tướng mừng rỡ vô cùng, cớ sao ngài lại không vui?
Chu Du nói:
- Ta chắc rằng các tướng không ai hiểu mưu ta, chỉ có Gia Cát Lượng kiến thức hơn ta, chắc mẹo này cũng không giấu được hắn. Tử Kính thử sang dò xem hắn có biết hay không, rồi về báo cho ta.
Lỗ Túc liền sang bên thuyền Khổng Minh. Khổng Minh đang ngồi đọc sách. Túc lên tiếng trước:
- Mấy bữa nay bận việc quân, chưa lúc nào rảnh đến hầu chuyện tiên sinh được.
Khổng Minh cười, nói:
- Mấy hôm nay chắc Tử Kính và Công Cẩn vất vả lắm! Coi như đã xong được một việc lớn. Chính tôi cũng chưa đến mừng Đô đốc được.
Lỗ Túc thản nhiên như không. Khổng Minh lại nói:
- Mẹo đó lừa được Tưởng Cán, lừa sao được Tháo. Chỉ tiếc là bọn Sái Mạo, Trương Doãn, Lâu Sinh, Tưởng Cán chết oan. Ta nghe nói Tháo đã sai Mao Giới, Vu Cấm làm Thuỷ sư Đô đốc. Thuỷ quân Kinh Châu sớm muộn cũng hng mất vì hai thằng này.
Lỗ Túc nghe mà kinh, không nói được câu nào.
Khổng Minh dặn thêm:
- Mong rằng Tử Kính đừng nói với Công Cẩn rằng ta đã biết trước việc ấy nhé. Kẻo Công Cẩn mang lòng ghen ghét, lại kiếm chuyện để mưu hại ta.
Lỗ Túc trở về ra mắt Chu Du, kể hết đầu đuôi câu chuyện. Du thất kinh nói:
- Người này quyết không sao để được!
Lỗ Túc can:
- Nếu ta giết Khổng Minh, sẽ bị Tào Tháo cười cho.
Du nói:
- Ta sẽ lấy phép công đường hoàng mà chém!
Hôm sau, Du cho mời Khổng Minh đến bàn việc. Khổng Minh biết ngay Công Cẩn lại sắp có chuyện, nhưng vì đại cục, nên liền đi ngay.
- Sắp tới tôi sẽ đánh nhau với Tào Tháo ở trên mặt sông, nên dùng vũ khí gì đánh cho tiện?
Khổng Minh đáp:
- Trên mặt sông lớn cốt lấy cung tên làm đầu.
Du nói:
- Lời tiên sinh hợp ý tôi lắm! Quân tôi hiện nay thiếu tên bắn, tiên sinh giúp tôi trông nom việc làm mười vạn mũi tên. Đây là việc công, xin tiên sinh chớ nên từ chối.
Khổng Minh suy nghĩ một lát rồi nói:
- Tôi xin gắng sức vì việc chung. Xin hỏi mười vạn mũi tên khi nào dùng đến?
Chu Du nghĩ, làm mười vạn mũi tên đâu phải chuyện dễ, trước đây mình tự kiểm tra cũng phải mất hàng tháng.
Du nói: - Trong mười hôm, có làm xong được không?
Giọng Khổng Minh nghe thật nghiêm chỉnh:
- Chiến sự là việc gấp, mười ngày e lỡ việc quân, vậy nội trong ba ngày được không?
Chu Du không tin vào tai mình nữa, nên hỏi lại:
- Chỉ cần ba ngày thôi?
Khổng Minh gật đầu.
Chu Du mừng rỡ, tưởng như Khổng Minh đã mụ cả đầu. Du nói:
- Việc quân không phải trò đùa đâu!
Khổng Minh cũng nói:
- Tôi đâu có đùa, xin cho làm giấy cam đoan, nếu ba không xong, cứ tội hình mà xử.
Du mừng lắm, gọi ngay quan Chính Tư mang giấy tờ ra làm cam kết.
Quân lệnh đã ký. Trước khi ra về, Khổng Minh nói thêm:
- Chập tối ngày thứ ba, xin Đô đốc cho người ra bờ sông nhận tên đem về.
Lỗ Túc hỏi nhỏ Chu Du:
- Khổng Minh lừa dối ngài chăng?
Du bắt đầu cười to:
- Tự hắn đi vào con đường chết, chớ ta có bắt ép gì đâu. Hiện nay, trước mặt mọi người, đã làm tờ cam kết, dù hắn có mọc cánh cũng không bay thoát. Chẳng còn ai van xin được cho hắn. Dù cho mọi người có gắng sức làm, thì trong ba ngày cũng không thể xong được mười vạn mũi tên!
Lỗ Túc lại đến gặp Khổng Minh nghe Khổng Minh nói:
- Ta đã bảo Tử Kính đừng nói chuyện gì với Công Cẩn. Nào ngờ Tử Kính không chịu giấu giếm hộ, quả nhiên lại có chuyện, ta phải làm giấy cam đoan. Trong vòng ba ngày, lam sao vót nổi mười vạn mũi tên? Tử Kính phải giúp ta với.
Túc nói:
- Ông tự rước lấy tội, tôi biết cứu làm sao bây giờ.
Khổng Minh làm ra vẻ khổ sở
- Tử Kính cho ta mượn hai chục chiếc thuyền, mỗi chiếc có ba chục thuỷ thủ tốt. Trên thuyền căng vải xanh cho chung quanh, và xếp hơn nghìn bó cỏ ở hai bên mạn thuyền. Như thế sợ gì không có đủ mười vạn mũi tên, nhưng chớ để cho Công Cẩn biết nữa, nếu không, ta làm sao mà sống được!
Lỗ Túc đồng ý, nhưng vẫn không hiểu Khổng Minh sẽ giở trò gì. Nghe Chu Du hỏi, Túc không đả động đến việc mượn thuyền, chỉ bảo không thấy Khổng Minh dùng đến tre, gỗ, lông chim và sơn nhựa gì cả, nhưng vẫn ung dung lắm, nhất định phải có cách gì đó. Du nói:
- Làm gì thì làm, sau ba hôm nữa xem hắn ăn nói thế nào.
Lỗ Túc đem giao mọi thứ cho Khổng Minh, vẫn chẳng thấy Khổng Minh làm gì. Cả hai ngày đầu đều như vậy.
Lỗ Túc lo lắng, mỗi ngày mấy lượt ra vào chỗ Khổng Minh, vẫn thấy Khổng Minh suốt ngày nằm khểnh, khi đọc sách, lúc ngâm thơ, vui vẻ như thường. Nghe Lỗ Túc nói lại, Chu Du rất đỗi ngạc nhiên.
Mãi đến hôm thứ ba, độ canh tư, Khổng Minh mới lén sai người mời Lỗ Túc xuống thuyền. Túc hỏi:
- Ông gọi tôi đến có việc gì? Có điều trăng trối chăng?
Khổng Minh nói:
- Mời ông đến cùng đi lấy tên một thể!
Chỉ thấy Khổng Minh sai lấy thừng chão dòng cả hai chục chiếc thuyền lột. Sau khi hai người lên thuyền, thuyền được lệnh bơi thẳng lên phía bắc.
*
Đêm ấy, sương mù phủ kín bầu trời, trên sông lại càng mờ mịt, giáp mặt không thấy nhau. Quả thật là sương mù rất đẹp, rất nên thơ. Đã từng có bài phú "Sương mù dày đặc trên sông", được ngâm vịnh như sau:
Lớn thay Trường Giang!
Tây nối Mân Sơn liền Nga Mi
Nam tiếp Tam Quan
Bắc nhập Cửu Hà
Hội trăm dòng đổ vào biển cả
Qua vạn thuở trào dâng sóng lớn
Đến như: Long Bá, Hải Nhược, Giang Phì, Thuỷ Điền dữ dội.
Kình Nghê dài muôn trượng
Dết trồi mọc chín đầu
Thuỷ quái muôn loài ở cả nơi đây.>
Từng thấy: Quỷ thần trú ngụ
Anh hùng chiếm lĩnh
Thời cuộc dầu âm dương hỗn độn, sáng tối bất phân
Ngỡ lạ lùng: bầu không mộc sắc bao la
Bỗng thình lĩnh bốn bề sương phủ
Tuy củi lác không vào mắt
Song chuông vàng đáng lọt tai!
Vốn xưa thuận trải mênh mông.
Bao tài ẩn núi Nam, kình tung hoành biển Bắc
Về sau trên nối trời cao, dưới phủ đất dày
Trước mắt mênh mông bát ngát
Nước dâng cuồn cuộn không bờ
Kình nghê rỡn nước, thuồng luồng nhởn nhơ
Sóng xô cao vọt, vực hiểm khí thiêng.>
Lại như mưa mai gội rửa, xuân êm man mác
Ngan ngát dạt dào, chứa chan lai láng.
Đông ngút ngàn lau lách
Đoài biêng biếc núi non
Tàu chiến ngàn chiếc, chìm nghỉm đáy sâu.
Thuyền ngư một lá, nát tan sóng dạt.
Trời đất mịt mờ, âm dương sắc mất
Ngày cũng như đêm
Non xanh thành biển thẳm!
Dầu chí lớn của Đại Vũ không dò nổi cao sâu
Và tài năng như Ly Lũ chẳng đo cùng kích thước!
Phải nhờ Phùng Di sóng cả mới ngừng.
Lại cậy Bình Dực tai nạn quét sạch
Ngao kình im bặt, muông thú dấu tăm.
Lìa đảo Bồng Lai, xa cung Chương Hạp.
Mờ tỏ sục sôi như mưa xối trút
Bâng khuâng hối hả tựa khí mây buông.
Bên trong ẩn rắn độc mà thành lam chướng,
Chỗ hiểm tàng yêu ma do đó tai ương.
Giáng tật ách cho nhân gian
Trút phong trần lên bờ cõi.
Dân hèn chuốc đau thương
Đại nhân nhìn cảm khái!
Ôi! Phản nguyên khí thay Hồng hoang
Hỗn Đất Trời làm sung sướng!
(Cung Khắc Lược dịch).
Ước chừng đã đến canh năm, thuyền đến sát thuỷ trại quân Tào, Khổng Minh cho thuyền dàn thành hàng rồi đánh trống và hò reo ầm ĩ. Lỗ Túc sợ hãi, hỏi:
- Nếu quân Tào ùa ra thì làm thế nào?
Khổng Minh nói:
- Tôi chắc là Mao Giới, Vu Cấm thấy sương mù thế này, không dám cho quân ra đâu. Ta cứ yên chí uống rượu cho vui.
Quả nhiên Mao Giới và Vu Cấm không dám xuất kích. chỉ ra lệnh cho quân cung nỏ bắn tứ tung. Tên xuyên qua lớp vải xanh, cắm vào các bó cỏ.
Khổng Minh ước lượng số tên đã đủ mười vạn, liền hạ lệnh cho quay mũi thuyền, lại sai quân sĩ đồng thanh reo to lên rằng:
- Tạ ơn hai vị tướng giúp tên!
Lúc này sương mù ở trên mặt sông đã tan gần hết, chữ "Tôn" trên lá cờ trông đã rõ dần, hai vị tướng biết mình trúng kế, mới cho thuyền truy kích thì đã muộn, vì thuyền kia nhẹ, nước lại xuôi, đi xa hàng hai chục dặm rồi.
Lỗ Túc tán thưởng:
- Tiên sinh thực là thần thánh. Làm sao lại biết được đêm nay có sương mù lớn thế?
Khổng Minh nói:
- Không đọc binh thư, không hiểu thiên văn, không tường địa lý, không biết âm dương, sao tôi lại dám xông vào chỗ chết? Công Cẩn hẹn cho tôi mười ngày, mà thuyền thợ, đồ dùng không thứ gì đủ cả, rõ ràng là muốn đưa tôi vào chỗ chết chứ gì? Nhưng số mệnh đã có trời, Công Cẩn làm sao hại nổi! Từ ba hôm7899;c, tôi đã tính biết hôm nay có sương mù lớn, nên mới dám nhận thời hạn ba hôm.
Lúc bấy giờ, Chu Du đã cử năm, sáu trăm quân chực sẵn ở bờ sông để lấy tên.
Lỗ Túc vào ra mắt Chu Du, thuật lại cả việc đi lấy tên, Du thở dài, than rằng:
- Khổng Minh mẹo thần, tính giỏi, ta thật không bằng!
Chu Du lại mời Khổng Minh vào trướng uống rượu. Du nói:
- Chúa công tôi cho người đến thúc giục tiến công, tôi chưa nghĩ được mẹo gì lạ, xin tiên sinh dạy bảo cho.
Khổng Minh nhún nhường nói:
- Tài tôi thường lắm, nghĩ sao được diệu kế?
Du nói:
- Hôm trước, tôi xem thuỷ trại của quân Tào cực kỳ nghiêm chỉnh. Người thường chắc chẳng có cách gì phá được Tôi đã nghĩ ra được mẹo, không biết đã đúng hay chưa, xin tiên sinh quyết định giúp cho.
Khổng Minh nói:
- Chúng ta viết vào lòng bàn tay mưu kế vừa nghĩ, xem có khớp với nhau không đã.
Du mừng lắm, sai đem nghiên bút ra, viết ngầm vào bàn tay một chữ, sau đó đến lượt Khổng Minh. Hai người ngồi gần lại, xoè bàn tay ra, rồi cùng cười ầm cả lên. Té trong tay Chu Du đề một chữ "hoả", trong tay Khổng Minh cũng một chữ "hoả".
Chu Du nói:
- Hai chúng ta đã hợp ý nhau, chắc không còn nghi ngờ gì nữa. Mong tiên sinh giữ kín cho.
Khổng Minh nói:
- Việc quân, phép nước đâu phải chuyện đùa. Đô đốc cố gắng lên thì thế nào cũng được.
Từ khi mất hai tướng Sái. Trương, Tào Mạnh Đức cam thấy hối hận vô cùng. Từ buổi nam chinh đến nay, tuy không có trắc trở gì, nhưng Tháo vẫn cảm thấy bồn chồn. không thoải mái bằng đạo bắc chinh. Tháo suy đi tính lại kế sách của mình. Vì thời cơ chưa chín muồi hay vì lực lượng quân Nam quá mạnh? Tháo nghĩ mãi không ra. Về lực lượng thì quân mình gấp đến mười lần quân liên minh. Đơn thuần thuỷ quân cũng gấp năm, sáu lần. Về bộ binh thì khỏi phải bàn. Tất nhiên, quân ta không quen thuỷ chiến, nhưng đã luyện tập đến mấy tháng nay, có nhiều kết quả. Chỉ tiếc rằng hai tướng Sái, Trương chết thật oan uổng, là một tổn thất nặng nề cho thuỷ quân Kinh Châu. Hơn nữa, đánh quân Tôn, Lưu có lẽ khó khăn hơn đánh quân Viên Thiệu. Nắm thuỷ quân có Chu Du. Lục quân có mấy viên chiến tướng của Lưu Bị. Lại còn có Khổng Minh người đã làm cho Tào Nhân đại bại ở gò Bác Vọng. Toàn là những người tài ba hiếm có. Từ ngày đến đây quân ta luôn luôn có những điều không thuận. Bệnh tật, nôn mửa, rồi trận tao ngộ chiến đầu tiên trên mặt nước đã bị Cam Ninh đánh bại. Khi giải quyết xong vấn đề luyện tập thuỷ quân, thì suýt nữa lại mắc phải kế gian của Chu Du, mất hai viên chiến tướng, hôm nay lại biếu không Khổng Minh mười mấy vạn mũi tên...
Tào 71;n hàng trăm chuyện xảy ra từ lúc nam chinh đến nay, quên cả hai viên Đô đốc mới đang quỳ trước mặt để xin chịu tội. Hình như Tháo không nhìn thấy họ, đang đăm chiêu với bầu tâm sự của mình, kế hoạch ly gián Chu Du và Khổng Minh của Giả Hủ chắc không thành. Lực lượng Tôn, Lưu trở thành một sợi dây bền chắc! Chiến tranh tâm lý không còn tác dụng! Quay về thôi, có một tiếng nói từ đâu vẳng tới. Hứa Đô trù phú và bốn châu thanh bình thế là đủ rồi. Một người đã ngoài năm mươi, cần một căn nhà yên tĩnh để dưỡng tuổi già, làm văn, ngâm thơ, lúc thư thái tay nâng chén rượu với những người đẹp đứng hầu. Có nàng Chân thị, có Điêu Thuyền, có Văn Cơ... Xa rời tổ ấm, suốt ngày trên lưng ngựa, giết lính chém tướng để đạt được những gì đây? Hãy quay về, Giang Lăng không phải là đất ở lâu. Nhưng lại có một giọng nói khác nghe ở bên tai: ngày nay chư hầu cắt cứ, đất nước chia năm xẻ bảy, đại trượng phu sao nỡ ngồi nhìn? Đã là người có bầu nhiệt huyết, nặng nợ với sơn hà xã tắc, đâu phải dễ làm khó bỏ?
- Thừa tướng, chúng tôi có lỗi, xin Thừa tướng trách phạt.
Mao Giới, Vu Cấm làm đứt dòng suy nghĩ của Tháo. Tháo bỗng cảm thấy đầu vắng mắt hoa, rồi lảo đảo mấy bước suýt ngã. Tả, hữu vội vàng đến đỡ. Tháo thấy bệnh cũ tái phát, gắng gượng đứng vừng, lấy tay xoa huyệt thái dương. Tháo không ngã, cũng như chưa chịu thất bại bao giờ. Nhớ lại thời Trương Tú làm phản, Tháo bị khốn ở một góc thành lầu, trên mình có năm sáu vết thương, máu thấm đỏ cả chiến bào. Tháo nghiến răng, một tay giữ chặt vết thương ở vai, một tay vung kiếm phá vây. Đúng lúc đó, người con trưởng là Tào Ngang đã hiến dâng tuổi thanh xuân của mình mới cứu được cha. Sau đó mấy hôm, Tháo nén đau thương, ngẩng cao đầu không chịu lùi bước.
Tào Mạnh Đức lần bước đến chỗ Mao Giới và Vu Cấm đang cúi đầu đứng đấy.
Không chê bai, không một lời trách cứ, Tháo đỡ hai người đứng thẳng dậy, vỗ nhẹ vào vai họ, nói:
- Không trách các ngươi được. Khổng Minh thật lợi hại! Các ngươi lại không chuyên về thuỷ chiến. Ở địa vị mình, có lẽ ta cũng phải bắn đi ngần ấy tên. Trong thuỷ chiến, tên là binh khí lợi hại nhất!
Bỗng Tào Mạnh Đức sực nhớ đến Trình Dục:
- Trình lão tướng đâu rồi?
Quân sĩ trả lời:
- Bẩm, đang bố phòng ở trên sông.
- Đi mời tướng quân về đây ngay!
Một lát sau Trình Dục có mặt.
Tào Mạnh Đức thổ lộ:
- Ta suy nghĩ rất nhiều, chủ chiến thuyền gô lại với nhau như vậy, tốt thì tốt thật, nhưng vạn nhất Chu Du dùng hoả công, hậu quả sẽ không lường được, ông thấy thế nào?
Trình Dục nói:
- Thừa tướng yên tâm, đã có rất nhiều thuyền con cơ động bảo vệ xung quanh, cung thủ bao giờ cũng sẵn sàng. Hơn nữa thời tiết đã vào đông, không còn gió đông nam nữa
Tháo nói:
- Nên cắt thêm quân bảo vệ chiến thuyền. Ai không có lệnh dám vào khu vực cấm thì cứ xử chém.
Trình Dục lĩnh mệnh đi ngay.
Nhìn người bạn già, sát cánh cùng nhau nam chinh bắc chiến, Mạnh Đức cảm thấy xót xa. Đã đến lúc cần phải tĩnh dưỡng nghỉ ngơi.
Giả Hủ nói:
- Mong Thừa tướng khỏi phải phiền lòng. Tôi đã có kế đánh tan quân Đông Ngô.
Mạnh Đức yên lặng, nhưng có vẻ muốn nghe tiếp. Giả Hủ nói luôn:
- Giang Đông có Chu Du, Gia Cát Lượng, hai người hợp mưu với nhau, khó lòng phá nổi. Ta nên sai người đến Giang Đông trá hàng, dò xét tình hình.
Tháo suy nghĩ một lát rồi nói:
- Vậy trong quân ta, ai có thể đi làm việc đó?
Giả Hủ nói:
- Sái Mạo bị chết, em hắn là Sái Trung, Sái Hoà hiện đang làm phó tướng. Thừa tướng nên sai chúng đi trá hàng, tất Đông Ngô sẽ không nghi kỵ.
Chưa nghĩ được kế gì hay, Tháo đành theo lời Giả Hủ.
*
Lần đầu tiên ra quân đã làm quân Tào mất nhuệ khí, lại không tốn công sức gì mà có được hơn chục vạn mũi tên, Chu Du mừng rỡ và có ý muốn tiến công.
Trong lúc Chu Du và một vài người khác đang dõi nhìn tình hình ở phía thượng lưu thì bỗng thấy một chiếc thuyền con từ phía đó lao xuống. Chẳng mấy chốc thuyền đã dừng ở gần thuỷ trại quân Ngô. Từ trên thuyền có hai người bước xuống vừa khóc vừa nói:
- Chu Đô đốc ở đâu? Chúng tôi xin về hàng Đô đốc.
Chu Du cho hai người vào trong trướng.
Hai người vừa khóc vừa kể:
- Anh chúng tôi là Sái Mạo, không có tội tình gì, tự dưng bị Tào Tháo giết mất. Chúng tôi muốn báo thù cho anh, nên xin sang hàng Đô đốc.
Chu Du nói:
- Thực không mấy khi có dịp, ta tiếp nhận các ngươi.
Chu Du còn sai người thưởng cho họ một ít bạc nén. Hai người đắc chí, chắc mẩm Du đã trúng kế rồi.
Du gọi riêng Cam Ninh ra dặn dò
- Hai thằng này không mang theo vợ con, chẳng phải thực bụng hàng đâu. Nay ta muốn tương kế tựu kế, ngươi phải ân cần khoản đãi chúng nó, nhưng phải đề phòng. Đợi khi nào ta cất quân đi, sẽ đem giết chúng nó để tế cờ.
Lỗ Túc vào gặp Chu Du, nói:
- Việc Sái Trung, Sái Hoà đến hàng chỉ là giả dối, không nên dùng vội.
Du liền trách mắng:
- Anh chúng bị giết, chúng đến hàng để báo thù, giả gì mà giả! Ngươi hay đa nghi thế, dùng làm sao được người tài trong thiên hạ?
Một trận mắng oan, Túc chẳng hiểu gì cả, liền tìm đến với Khổng Minh. Khổng Minh chỉ cười.
- Tôi cười ông không biết đó là Công Cẩn dùng mưu. Sông to cách trở, do thám đi lại khó khăn. Tháo lại dùng mẹo vặt, sai hai người trá hàng để dò xét quân ta. May mà Công Cẩn đã biết được.
- Vậy sao Công Cẩn lại...
Khổng Minh cười lớn:
- Công Cẩn lại muốn mượn kế nó làm kế mình, dùng chúng thông báo tin tức đỡ mình.
Lỗ Túc cũng cười:
- Ông và Công Cẩn quả là những người tài ba hiếm thấy!
Đêm hôm ấy, Chu Du đang ngồi trong trướng nghĩ kế để hai anh em họ Sái đưa tin tức giả về cho Tào Tháo thì bỗng thấy lão tướng Hoàng Cái vào thăm.
Chu Du nói:
- Công Phúc đang đêm đến đây tất có mưu hay bàn bạc?
Cái thưa:
- Quân giặc nhiều, quân ta ít, cầm cự lâu không được. Sao không dùng kế hoả công?
Du nói:
- Không biết cách bày binh bố trận của Tháo ra sao? Nếu thuyền của họ không liên hoàn thì đánh hoả công quân ta lại bị hại.
Cái nói:
- Tôi xin đến thuỷ trại quân Bắc do xét tình hình rồi về báo với Đô đốc.
Chu Du cầm tay Hoàng Cái, nói:
- Lão tướng quân thật đã hết lòng với Đông Ngô. Thật là hiếm!
Hôm sau, bốn tướng là Hoàng Cái, Cam Ninh, Chu Thái, Lã Phạm cho thuyền ngược dòng lên phía bắc. Thuyền đi rất chậm, hoang hôn họ mới đến nơi. Thuỷ trại quân Tào trông thật nghiêm chỉnh. Bên ngoài có nhiều thuyền nhỏ bao quanh. Hoàng Cái đứng trên mũi thuyền, nhưng nhìn không rõ. Hoàng Cái bảo Cam Ninh và mấy người khác:
- C thẳng vào bên trong nhìn cho rõ cách bố trí những chiến thuyền lớn, rồi quay ngay lại tìm cách rút về cho nhanh.
Trong bóng tối của hoàng hôn, bốn chiếc thuyền bỗng nhiên tăng tốc, xông thẳng vào trong. Quân Tào đã có chuẩn bị, tên bắn ra như mưa, Hoàng Cái bị một mũi tên bắn trúng vào vai. Nhưng Hoàng Cái đã vào được tận bên trong, sau đó đã quay mũi thuyền vọt hẳn ra ngoài. Ba chiếc khác đã bị bao vây, quân sĩ trúng tên không biết bao nhiêu mà kể, xác nổi lềnh bềnh trên mặt nước!
Vất vả lắm mới tìm được khoảng trống. Bốn chiếc thuyền liều mạng xông qua. Thuyền của Lã Phạm đi trước. Hai chiếc thuyền địch xông đến cản đường. Lã Phạm hét to:
- Các vị để mặc tôi, nhanh chóng trở về báo với Đô đốc.
Và nghe ầm một tiếng, Lã Phạm cho thuyền đâm thẳng vào thuyền địch, chỉ còn thấy mặt sông xáo động, nước bắn tung toé.
Tào quân hoan hô rầm trời. Cầm đầu những chiếc thuyền nhỏ bao vây vòng ngoài là Trương Vân vội vã lên trại bẩm báo với Thừa tướng:
- Bẩm Thừa tướng, quân ta vừa đánh đắm được thuyền địch.
Tào Mạnh Đức không tỏ ra vui mừng, chỉ hỏi:
- Có mấy thuyền và có những ai?
Trương Vân thưa:
- Thuyền có bốn chiếc. Mỗi thuyền có một vị tướng là: Hoàng Cái, Chu Thái và Lã Phạm. Chúng ta đã bắn chết Lã Phạm, bọn còn lại đã tháo chạy.
Trương Vân bị kích động, tình hình bẩm báo có phần sai lệch, và quên cả tình hình tổn thất của phía quân mình. Tháo hỏi:
- Họ có xông vào chỗ các chiến thuyền lớn đậu không?
Trương Vân thưa:
- Vừa mon men đến vòng ngoài, đã bị quân ta đánh cho tháo chạy.
Tháo đoán ngay là họ đến để thám thính. Nếu chưa vào đến vòng trong thì chẳng hề gì. Tháo vui mừng tặng thưởng thuỷ quân, phong Trương Vân làm phó Đô đốc.
Để ăn mừng chiến thắng, nâng cao sĩ khí trước ngày ra quân, Tháo cho mở yến tiệc ngay trên những chiến thuyền lớn.
*
Vào ngày rằm mùa đông năm Kiến An thứ mười ba, sau trận kịch chiến, mặt sông gió yên, sóng lặng, Tháo ngồi trên chiến thuyền to. Đêm nay trăng sáng vằng vặc, cảnh vật rực rỡ như tranh. Hai bên mạn thuyền thị vệ, khoảng vài trăm người, mặc toàn gấm vóc, vác qua cầm kích đứng hầu. Các quan văn võ ngồi theo thứ tự.
Tháo ngẩng đầu nhìn ra xa và hỏi:
- Đằng là núi gì?
Tả hữu trả lời:
- Đó là Nam Bình Sơn. Trên núi có chiếc chuông cổ. Người giữ núi thường đánh chuông báo giờ.
Tháo lắng tai nghe, quả nhiên lát sau. có tiếng chuông ngân vang tận hai bờ sông. Tháo đứng ngắm bốn phương trời mênh mông, bát ngát: phía đông bò cõi là Sài Tang; phía tây sông dài Hạ Khẩu; phía nam dãy núi Phàn Sơn; phía bắc khu rừng Ô Lâm. Tháo nói với các quan văn võ:
- Ta từ khi khởi nghĩa, thuận theo ý trời, được quần thần phò tá, vì nước trừ kẻ hung bạo, quét sạch bốn biển, san bằng thiên hạ. Nay miền bắc đã quốc thái dân an, dân tình no ấm. Duy chỉ còn Giang Nam là chưa lấy được. Giờ ta có trăm vạn hùng binh, chỉ cần các ông giúp sức, lo gì chẳng thành công!
Ai nấy đồng thay hoan hô. Mong ngày thắng lợi khải hoàn.
Tháo trỏ sang Hạ Khẩu nói:
- Bớ Lưu Bị, Gia Cát Lượng kia! Bọn bay không biết sức mình như con sâu, cái kiến, cứ hòng đẩy núi Thái Sơn, sao ngu lắm thế!
Rồi Tháo quay lại nói với mọi người:
- Nghe nói Kiều công có hai người con gái xinh đẹp tuyệt trần. Không ngờ Tôn Sách và Chu Du đã lấy làm vợ. Nếu hạ được Giang Nam, ta sẽ đem hai nàng Kiều về đài Đồng Tước, để vui hưởng tuổi già.
Nói rồi tất cả cư̖ầm cả lên.
Mọi người nâng cốc chúc mừng:
- Mong Thừa tướng khoẻ mạnh. Thiên hạ thịnh vượng!
Tào Tháo đang vui cười, bỗng thấy con quạ vừa kêu vừa bay qua. Tháo hỏi:
- Vì sao đang đêm nó lại kêu như thế?
Tả hữu bẩm:
- Quạ thấy ánh trăng, tưởng trời đã sáng, cho nên bay ra kêu.
Bấy giờ Tháo đã quá say, cầm một ngọn giáo đứng trên mũi thuyền, đổ một chén rượu đầy xuống song, cầm ngang ngọn giáo rồi cười nói:
- Từ khi ta cầm ngọn giáo này, bắt Lã Bố, diệt Viên Thuật, thu Viên Thiệu, đánh Ô Hoàn, thọc sâu vào ải Bắc, duỗi thẳng đến Liễu Đông, tung hoành bốn bể, thật không phụ ý chí của kẻ đại trượng phu! Nay đứng trước cảnh này, lòng ta xiết bao cảm khái! Ta làm một bài hát, các ông cùng hát cho vui.
Trầm lặng một lát rồi Mạnh Đức can giọng lĩnh xướng:
Nâng chén nên ca
Đời người thấm thoắt
Khác chi sương mai
Tiếc thay ngày trước...!
Giờ đây tung hoành
Không quên gian nan.
Giải sầu cùng ta Chỉ có Đỗ Khang!
Bàng bạc áo xanh Lòng ta dằng dặc
Chỉ vì việc ngươi
Trầm ngâm đòi loạn.
Hươu nai tan tác Ăn cỏ trên đồng.
Ta có khách quý
Đàn sáo vang lừng
Vằng vặc trăng trong
Đến ngày chiến công...
Lòng riêng đau đáu
Bồi hồi dâng dâng
Vượt lối chông gai
Chẳng uổng sức đồng>
Hàn huyên tiệc rượu
Ơn cũ ghi lòng.
Trăng sáng sao thưa
Chim tước về Nam
Biết đâu cành đỗ...
Núi chẳng ngại cao
Sông nào sợ hiểm!
Chu Công bộc bạch
Thiên hạ về theo!
(Cung Khắc Lược dịch).
Mọi người cùng hát theo:
Nâng chén lên nào
Uống cho đã đời
Hát vang một khúc
Vui đi kịp thờ>
Người ta ở đời
Ngày giờ mấy chốc ?
Khác gì sương mai
Nắng lên tan rồi!
Hăng hái lên thôi!
Hết mình với rượu
Sầu riêng, buồn riêng
Cất sâu hỡi long!
Phép nào nhiệm mầu
Quên hết ưu sầu?
Rượu ngon! Rượu ngon!
Phép mầu! Phép mầu!
Bạn tốt lòng ta!
Sống chết, chia lìa
Canh cánh xót xa
Bao giờ hết a?
U uất lòng ta
Thương nhớ xót xa
Ngân hoài ri rỉ
Cho đến bây giờ
Hươu con trên đồng
Tiếng kêu nho nhỏ
Trên đồng kiến cỏ
Chỉ thèm cỏ non!
Ta có khách quý
Cùng ngồi một mâm
Đàn sáo vang lừng
Vui thú cùng chung.
Ánh trăng trong vắt
Sáng như ban ngày
Như cõi lòng nà>
Bao giờ vợi đây?
Buồn bã lòng ta
Buồn ở trong ra
Bao giờ khoả khuây?
Day dứt lòng này
Nghìn dặm có duyên
Thăm nhau đến đây
Yến tiệc tâm tình
Ôn lại những ngày...
Bạn xưa chuyện nay
Cùng nhau giãi lòng.
Ta cần bạn hiền
Như đói như khát!
Trăng sáng như gương
Canh tàn sao nhạt
Chim tước sáng bầy
Bay về phương Nam...
Vòng quanh cây lớn
Lượn thấp đôi vòng
Cây cao bóng cả
Cho ta đỗ nương!
(Cung Khắc Lược dịch)
Hoàng Cái, Cam Ninh bại trận trở về.
Chu Du triệu tập chư tướng, Khổng Minh có mặt.
Chu Du nói:
- Các ngươi còn mặt mũi nào để gặp ta?
Cam Ninh, Chu Thái giập đầu xuống đất và luôn miệng:
- Xin tha tội chết!
Riêng Hoàng Cái vẫn ngẩng cao đầu, một tay đỡ lấy vết thương, miệng nói:
- Tào công thật lợi hại! Mấy vạn quân của ta chống sao được tám mươi ba vạn quân của địch. C liều chết đánh mãi mới về được đến đây!
Chu Du nổi giận đùng đùng:
- Hai quân đang khai chiến, mày dám mở mồm ca ngợi kẻ thù để làm nhụt chí quân ta. Người đâu, đem hắn ra chém.
Cam Ninh vội vã xin cho Hoàng Cái:
- Công Phúc là đại thần của Đông Ngô, xin Đô đốc khoan thứ cho.
Du quát mắng luôn:
- Sao mày dám nói lôi thôi, làm loạn phép tắc của ta?
Cam Ninh bị đuổi ra ngoài. Lại đến Hàn Đương quỳ xin cho Hoàng Cái:
- Tội Hoàng Cái thực là đáng chết. Nhưng nay hai quân đang đối địch, giết danh tướng e không có lợi.
Chu Du trách luôn:
- Ông nói thế nghe sao được! Lui ra!
Hoàng Cái vẫn ngẩng đầu nói:
- Ta từ khi khai phá Lỗ tướng quân đến nay, tung hoành miền đông nam trải qua ba đời rồi, việc gì ta phải quỳ!
- To gan!
Chu Du thét tả hữu vật cổ Hoàng Cái xuống, lật áo đánh cho một trận tơi bời. Thậtương cho Hoàng Cái, tuổi cao sức yếu, ngày đông rét buốt, vết thương trên vai còn đó, mà da thịt tả tơi, máu me đầm đìa. Ai trông thấy cũng phải rơi nước mắt.
Sái Trung, Sái Hoà nhìn thấy Chu Du nét mặt hầm hầm, răng nghiến ken két cũng cho như vậy là quá độc ác.
Chờ cho mọi người ra về hết Lỗ Túc mới theo Khổng Minh về thuyền, rồi nói:
- Hôm nay Công Cẩn giận đánh Hoàng Cái như thế, chúng tôi không ai dám can đã đành. Tiên sinh là khách của Đông Ngô, sao chỉ thu tay đứng nhìn, không nói giúp cho một câu gì?
Khổng Minh cười, nói: - Tử Kính còn dối ta!
Túc cảm thấy như oan uổng, nói:
- Từ khi tôi cùng với tiên sinh sang sông đến giờ, chưa hề có câu gì dối nhau, sao tiên sinh lại nói thế?
Thấy Lỗ Túc thực bụng, Khổng Minh mới nói thật:
- Đó là Công Cẩn dùng mưu kế! Không làm như vậy thì thắng lợi làm sao được.
Bấy giờ Lỗ Túc mới hiểu. Khổng Minh nói tiếp:
- Tào Tháo trí tuệ hơn người. Không dùng khổ nhục kế thì làm sao qua được đôi mắt chim ưng của Tào Tháo? Nay Đô đốc tất sai Hoàng Cái sang trá hàng, mượn bọn Sái Trung, Sái Hoà đưa tin về trước. Tử Kính đừng nói Công Cẩn là ta biết mẹo này nhé. Chỉ nói rằng Khổng Minh cũng bất bình cho Hoàng Cái, và oán thán Công Cẩn tàn ác là
Túc vào trướng thăm Chu Du. và hỏi:
- Hôm nay, làm sao Đô đốc đánh Công Phúc đau quá thế!
Du hỏi:
- Các tướng có ai oán ta không?
Túc nói:
- Nhiều người ta thán lắm!
Du hỏi:
- Ý Khổng Minh thế nào?
Lỗ Túc trả lời:
- Khổng Minh cũng oán Đô đốc bạc đãi tướng sĩ.
Chu Du lấy làm đắc chí:
- Phen này ta mới lừa được Khổng Minh!
Túc giả vờ như không biết gì. nói:
- Có oan cho Công Phúc không?
Du nói:
- Hôm nay ta nén đau trách phạt Hoàng Cái, là khổ nhục kế đấy. Ta sai Hoàng Cái trá hàng, sau đó mới dùng hoả công.
- Hay, thực là hay!
Lỗ Túc mới thấy Khổng Minh thực là cao kiến. Còn Chu Du thì hết sức vui mừng, thấy như Lỗ Túc đang hết lời ca ngợi.
Khoảng độ canh năm. Du gia vờ đi tuần, chung quanh vắng vẻ, mới lẻn đến chỗ Hoàng Cái. Hoàng Cái đang nằm trên giường rên rỉ, thấy Chu Du bước vào, ông định ngồi dậy thì Chu Du đã đến tận nơi. Du nói:
- Để tướng quân phải vất vả quá!
Hoàng Cái lấy làm cảm kích:
- Tôi mang ân của họ Tôn, dẫu gan óc lầy đất cũng cam. Đô đốc cũng ngày đêm vất vả. Thân tôi tuy có đau đớn, nhưng trong lòng lại thấy hỉ hả. Đáng lắm! Đáng làm lắm!
Buổi nói chuyện làm cho Chu Du cảm thấy thật khí thế. Hoàng Cái nói thêm:
- Đô đốc, chúng ta nhất định đánh hoả công chứ?
Chu Du không kịp lau nước mắt, nắm thật chặt bàn tay Hoàng Cái. Hoàng Cái nói:
- Hôm qua chúng tôi đã đột kích vào chiến thuyền quân Tào, khó khăn lắm mới đến gần những chiến thuyền lớn, đều được liên hoàn với nhau bằng những dây xích. Tôi nhìn thấy cờ hiệu chỉ huy của Tháo ở ngay chính giữa.
Hai người đang nói chuyện, bỗng bên ngoài có ai đó nói, nghe rất rõ:
- Đô đốc đánh lão tướng. Kẻ đánh người hài lòng, người bị đánh cũng hài lòng!
Mặt Chu Du biến sắc.
Có người bước vào trướng, nhìn ra đó là Hám Trạch, người Dương Nhân, Hội Kê Sơn, tự là Đức Nhuận, nhà nghèo nhưng hiếu học. Chuyện kể rằng, khi còn nhỏ, một lôm hai bố con Hám Trạch qua sông, Hám Trạch ngồi đọc "Kinh Thi", xem xong trang nào xé luôn trang ấy vứt xuống sông. Người lái đò sốt ruột, hỏi:
- Sao lại phung phí sách vở đến thế?
Trạch trả lời:
- Xem xong trang nào thuộc luôn trang ấy, còn để làm gì?
Người lái đò vớt lên một tờ, nói: - Nào cháu đọc đi cho ta xem thử.
Quả nhiên, Hám Trạch đọc ngay. Người lái đò hết sức kinh ngạc. Hám Trạch là người trung thực, ân nghĩa, nhìn thấy những việc bất bình thì không bỏ qua. Năm hai mươi tuổi đã giết bọn tham quan ô lại rồi trốn vào rừng. Tôn Kiên mến mộ tài năng cho về làm văn thư. Hai mươi năm trôi qua, Hám Trạch trở thành nguyên lão của Đông Ngô. Khi Chu Du làm việc trong thời Tôn Sách, Hám Trạch không thích. Chu Du tính tình không thật, ghen ghét người tài, thích công danh và kiêu ngạo. Hám Trạch buông tay không màng chính sự và suốt ngày ngao du, ai khuyên can cũng không được. Đến khi đất nước gặp cảnh khó khăn, thái độ của Hoàng Cái làm ông xúc động. Hôm Hoàng Cái bị đánh ông cũng có mặt. Ông biết Tào Tháo sai Sái Trung, Sái Hoà đến trá hàng. Qua lời nói và hành động của Chu Du, ông cũng biết Hoàng Cái đang làm khổ nhục kế. Vì Đông Ngô, vì Hoàng Cái, ông muốn góp phần công sức của mình.
Hám Trạch bước vào trướng.ừng mắt nhìn. Chu Du để tay vào dốc kiếm, sợ khổ nhục kế bại lộ, nên định giết Hán Trạch. Giọng nói của ông hết sức bình tĩnh:
- Đô đốc định giết Hán Trạch, thì lấy ai đưa thư trá hàng đây?
Thái độ và lời nói của Hám Trạch làm Chu Du sững người.
Hoàng Cái đã tính đến hành động của Chu Du, ông gắng gượng ngồi dậy để ngăn cản. Khi thấy tay Chu Du rời khỏi đốc kiếm, ông mới nằm xuống. Hám Trạch nói:
- Đánh Tháo cứu Đông Ngô không phải là việc riêng của Đô đốc và Công Phúc. Hám Trạch này chịu ơn của ba đời Ngô chủ, tuy chưa đền đáp được bao nhiêu nhưng cũng chưa làm điều gì trái đạo khiến Ngô chủ phải xấu hổ.
Chu Du cảm thấy yên tâm.
Hám Trạch nắm tay Hoàng Cái, nói:
- Công Phúc cứ yên tâm điều dưỡng. Ngày mai tôi sẽ đem thư trá hàng.
Và Hám Trạch quay sang nói với Chu Du:
- Nếu Đô đốc không chê, Hám Trạch nguyện suốt đời làm thân trâu ngựa cho Ngô chủ.
Ở đất Đông Ngô này hiếm có những người vừa mưu trí vừa dũng cảm. Bọn họ toàn là lũ sợ bóng sợ gió, gió chiều nào che chiều ấy. Chu Du chưa biết tính thế nào.
Hoàng Cái nói luô
- Chỉ có Hám Trạch mới làm nổi chuyện này!
Chu Du quyết định để Hám Trạch đưa thư đến thuỷ trại quân Tào.
*
Sau một đêm tiệc tùng vui vẻ, Tào Mạnh Đức cảm thấy bệnh đau nửa đầu gần như mất hẳn.
Sáng sớm một ngày chớm đông, khí trời lành lạnh, cảnh vật vô cùng sinh động. Xa xa mặt trời đang nhô lên khỏi mặt nước, trông như một bóng đèn hồng. Những ngọn núi in hình trên mặt sông, mờ mờ ảo ảo qua lớp sương mù chưa tan hẳn.
Đội hổ báo bảo vệ, đưa Mạnh Đức đi dạo trên bờ sông cho giãn gân giãn cốt.
Tháo nhìn sông Trường Giang chảy cuồn cuộn mà cảm thấy đời người thật quá ngắn ngủi. Năm mươi năm qua đã trôi qua, mà công việc vẫn bộn bề, bao giờ mới là lúc nghỉ ngơi!
Chẳng biết bao nhiêu lần rồi, Tháo tự hỏi:
- Tào Nhân, ta đã già rồi phải không?
Và cũng không biết bao nhiêu lần Tào Nhân đã trả lời:
- Thừa tướng chưa có dấu hiệu suy yếu. Tinh thần vẫn minh mẫn, phấn chấn.
Con người tất phải già đi. Có người già nua biếu hiện ở khuôn mặt, ở dáng đi; có người tinh thần suy sụp, không muốn tiến thủ, sống nốt những ngày vô vị. Mạnh Đức thường lý giải đời người như vậy.
Lúc đó, bỗng có tiếng hát từ xa vọng tới: "Mặt trời nào ở nơi đâu? Trăng sao còn dưới sông sâu, mây mù chưa tan, thuyền ta quăng lưới. Gió lạnh thổi về..."
Giọng ca trầm trầm, cảnh ngộ thê thảm.
Cùng với tiếng ca, một chiếc thuyền con bơi về phía trại cạn của Tào Mạnh Đức.
Tháo hỏi:
- Có gian tế chăng?
Lời nói vừa dứt, đội viên đội hổ báo đã sẵn sàng. Người trên thuyền đã nói như gào lên:
- Bẩm với Thừa tướng, có người ở Đông Ngô dâng thư xin hàng.
Mạnh Đức cười nhạt:
- Lại đến trá hàng. Đưa ngay người ấy đến đây.
Bấy giờ, Tháo đã quần áo chỉnh tề, ngồi ngất ngưởng trên ghế, các quan văn võ đứng thành hàng hai bên.
- Tôi là quan tham mưu bên Đông Ngô, Hám Trạch, tự là Đức Thuận đến để dâng thư xin hàng củaướng quân Hoàng Cái.
- Hoàng Công Phúc là cựu than ba đời ở Đông Ngô, đúng lúc này mới đến xin hàng, thật là chuyện không tưởng tượng nổi.
Tháo nói xong, cất tiếng cười sằng sặc. Hám Trạch nói:
- Mấy hôm trước, Công Cẩn phái Hoàng Cái đi dò xét tình hình bên này, chẳng may bị bại, còn một vết thương ở vai, khó khăn lắm mới thoát được về, nào ngờ bị Công Cẩn đánh khổ sở trước mặt các tướng, Công Phúc vừa nhục vừa tức. Tôi và Công Phúc có thâm tình, ông ta nhờ tôi dâng hộ mật thư, chưa biết Thừa tướng có dung cho không?
Tháo biết có thể là kế gian, nhưng tâm lý cầu hiền như khát nước, khiến Tháo vẫn muốn làm tỏ ngọn ngành. Tháo nói:
- Cho ta xem mật thư.
Hám Trạch từ từ cởi chiếc áo bông, rồi xé một miếng ở lớp bên trong, mới lấy được mật thư ra, trên thư còn có vết máu.
Mạnh Đức nhìn những vết máu trên lá thư và cười thầm, nói:
- Công Cẩn quả là kỹ tính thật!
Tháo mở thư ra xem, trong thư nói rằng:
"Tôi là Hoàng Cái, đội ơn sâu họ Tôn, vốn không muốn làm điều trái đạo. Nay vì thằng nhãi Chu Du, tự cao tự đại, tác uy tác phúc, hơi tí là cậy quyền lăng mạ người khác. Thắng bại là chuyện thường của binh gia. Hắn thừa biết, chống lại Thừa tướng là đem trứng chọi với đ, nhưng khi thấy tôi thua, hắn liền lên mặt trách phạt. Tôi là cựu thần, mà phải thịt nát, máu rơi trước mặt mọi người. Nghĩ đến uy vũ xưa kia, mà thấy nhục nhã, căm tức vô cùng, muốn về hàng ngay Thừa tướng. Tôi được nghe tiếng Thừa tướng thực bụng chiêu hiền nạp sĩ. Tấm lòng Thừa tướng sâu xa như sống nước, khí lượng mênh mông như biển cả, với trăm vạn hùng binh tung hoành trong thiên hạ, thế mạnh như ngọn lửa đốt mớ bòng bong, sau này sẽ thống nhất được đất nước. Vậy tôi xin đem quân lại hàng, mong lập lấy chút công và rửa nhục trước, lương thảo binh khí sẽ đem cả lên thuyền nộp sau. Khóc ra máu, lạy trình thư này, xin đừng hồ nghi gì cả".
Tháo nghĩ xin hàng nhưng không nói rõ ngày nào! Bị đánh đến thịt nát xương rồi, nhưng sao nét chữ vẫn rõ ràng, sắc nét. Không sớm, không muộn, xin hàng vào đúng lúc này? Hoàng Cái đi dò xét tình hình bị quân ta đánh bại trận. Tốt nhất là hãy xem người này phản ứng thế nào. Tháo lớn tiếng quát:
- Ngư ông, ngươi dám to gan đến lừa dối ta. Đây là khổ nhục kế cua Chu Du! Đem chém đầu kẻ này cho ta.
Khi Hám Trạch bị dẫn đi, nét mặt vẫn thản nhiên như không. Trạch chỉ ngẩng mặt lên trời mà cười.
Tháo lại nói:
- Khoan đã. Ta đã biết rõ ruột gan nhà ngươi, ngươi còn cười gì nữa?
Trạch nói:
- Tôi đâu dám cười ông! Tôi cười Hoàng Công Phúc không biết chọn người đó thôi!
- Thế nào là không biết chọn người?
Hám Trạch ngẩng cao đầu nói:
- Chém thì chém. Việc gì mà hỏi lôi thôi?
Mạnh Đức cũng chưa muốn giết ngay, còn muốn biết rõ xem mẹo ấy là gì, nên lại nói:
- Ta đây đọc binh thư từ nhỏ, còn lạ gì những mẹo ấy. Đừng có múa rìu qua mắt thợ.
Trạch nói:
Xin ông hãy cho tôi được biết mẹo lừa ở chỗ nào?
Tháo nói:
- Ta sẽ nói thẳng cho ngươi biết, để ngươi có chết cũng không oán thán được gì nữa. Nếu các ngươi thật bụng muốn hàng, sao không định trước ngày giờ? Thế có phải là gian không?
Trạch nghe xong, phì cười nói:
- Nói thế mà không biết thẹn, còn khoe khoang đọc nhiều binh thư? Biết điều thì mau chóng thu quân mà về, đừng có đánh chác gì nữa, kẻo Chu Du tóm được thì khốn. Đồ vô học kia! Tiếc rằng ta đã chết oan vì ngươi.
Tháo nói:
- Chỉ cần ngươi nói có lý là ta kính phục ngay.
Trạch nói:
- Người ta thường nói: "Trốn chúa đi lén, không thể hẹn giờ". Thời gian bị lỡ, kế hoạch bại lộ, hại mình và hại cả người khác. Do đó gặp lúc thuận tiện thì làm chứ hẹn trước làm sao được. Thật là một điều đơn giản, nhưng ông đâu có hiểu ngu, thật giả, trung và gian. Thế chẳng phải là u mê hay sao?
Tháo nghe xong dịu ngay nét mặt, bước xuống cầm tay Hám Trạch, nói:
- Suýt nữa thì ta giết oan ngài. Hai vị lão tướng thức thời như vậy là hiếm có. Nay, mai phá xong Tôn, Lưu, các ngài sẽ có công to.
Trạch nói:
- Hám Trạch này không bao giờ dám nghĩ chuyện công sá với Thừa tướng. Mạng sống này còn được đã là ân đức lắm rồi.
Tháo sai đem rượu thịt khoản đãi Hám Trạch.
Một lát sau có người vào ghé tai nói nhỏ với Tào Tháo. Tháo nói:
- Đưa thư ra xem nào!
Người đó trình thư lên. Xem xong, Tháo có vẻ vui mừng. Hám Trạch nghĩ thầm đây hẳn là anh em Sái Hoà đưa tin về báo chuyện Hoàng Cái bị xử phạt. Như vậy, Tháo sẽ tin tưởng ta rồi!
Tháo quay lại nói với Hám Trạch:
- Phiền tiên sinh trở về ng Đông, cùng với Hoàng Công Phúc hẹn ngày đưa tin sang, tôi nhất định sẽ đem quân ra tiếp ứng.
Mạnh Đức trong lòng vẫn còn nghi ngờ Hám Trạch. Để Trạch về sớm, quân tình không bị tiết lộ và còn có thì giờ xét việc Công Phúc xin hàng là thật hay giả. Trạch nói:
- Tôi đi lâu, sợ Công Cẩn sinh nghi Tôi sẽ về ngay, báo lại mọi chuyện với Công Phúc và mong sớm được trở lại đây.
Tháo thưởng cho vàng bạc, lụa là, Trạch không nhận, từ tạ trở ra, lại bơi chiếc thuyền nhỏ trở lại Giang Đông ngay trong đêm đó.
*
Chu Du, Hoàng Cái mừng rỡ khi thấy Hám Trạch trở về. Trạch nói:
- Tào Tháo tin tưởng, công việc mới xong được một nửa.
Hoàng Cái nói:
- Bằng một chiến thuyền nhỏ, trên có vật liệu cháy, tôi áp sát vào thuỷ trại quân Tào rồi phóng hoả, nhất định sẽ thành công.
Trạch nói:
- Chúng ta liên hệ với quân Tào bằng cách nào bây giờ?
Du nói:
- Bằng vào anh em Sái Hoà.
Hám Trạch xin đi dò ý của Sái Trung, Sái Hoà, tìm cách liên hệ với Tào Tháo. Trạch đến trại Cam Ninh, giả vờ nhìn trước nhìn sau rồi nói:
- Hôm đó, tướng quân chỉ xin hộ cho Hoàng Cái mà cũng bị Chu Du mắng cho thậm tệ, tôi nghĩ mà tức lây!
Ninh chỉ cười không nói.
Hai người đang than thở, thì thấy Sái Trung, Sái Hoà bước vào. Trạch đưa mắt cho Cam Ninh, Ninh hiểu ý ngay, và nói:
- Công Cẩn chỉ hợm tài, chẳng coi chúng ta ra gì. Ta nay bị nhục, thật xấu hổ với mọi người.
Nói đoạn, Trạch nghiến răng, nghiến lợi. Trạch giả tảng ghé vào tai Cam Ninh nói mấy câu. Hai người ra vẻ bực tức vô cùng.
Sái Trung, Sái Hoà thấy hai người có ý làm phản, liền ướm hỏi: - Chẳng hay Tướng quân và tiên sinh có việc gì mà buồn dữ vậy?
Hám Trạch thở dài, nói:
- Các ngươi biết thế nào được những điều đau khổ trong lòng chúng ta?
Sái Hoà nói
- Có lẽ hai vị định phản Đông Ngô sang hàng Tào Tháo chăng?
Hám Trạch tái mặt lại, vội nhìn chung quanh. Cam Ninh tuố
- Việc của ta bị lộ rồi, phải giết hai thằng này đi mới giữ kín được.
- Hai ông chớ lo! Tào công sai chúng tôi đến trá hàng, nếu hai ông thực tâm muốn quy phục, chúng tôi xin dẫn tiến.
Trạch nói:
- Đã đến nước này, ta nói để hai ông rõ: Ta đã dâng thư hàng của Công Phúc đến tay Thừa tướng rồi.
Cam Ninh nói:
- Tôi từ lâu đã muốn trả mối thù này. Chúng ta hãy cạn chén, chúc mừng cho sự hội ngộ, thề sẽ trợ lực để Thừa tướng đạp bằng Giang Nam!
Bốn người cùng uống rượu.
- Việc không thể chậm trễ, tôi sẽ biên thư cho Thừa tướng nói rằng: Tướng Cam Ninh và chúng tôi sẽ làm nội ứng. Khi có dịp là Hoàng Cái đến ngay. Ám hiệu có lá nha kỳ màu xanh cắm ở mũi thuyền.
Hám Trạch và Cam Ninh thù tiếp để bọn chúng viết xong thư, dán lại.
Tháo ngồi suy nghĩ: Trong cuộc chiến này ta đã có hai nhân tố, thiên thời và nhân hoà. Thời tiết vừa mới chớm đông, gió tây bắc thổi nhẹ, là thời cơ đẹp nhất để quân ta đạp sóng theo gió đến thẳng Đông Ngô. Sái Trung, Sái Hoà nội ứng. Hoàng Cài, Hám Trạch đến hàng... Tháo không nén nổi vui mừng, dõi mắt nhìn ra tận những ngọn núi xa xa ở bên bờ đối diện thốt lên rằng
- Trời đã giúp ta vậy!
Có một người đưa thư từ Đông Ngô chuyển tới. Tháo vội vã đọc thư:
"Hoàng Cái, Cam Ninh quyết hàng Thừa tướng. Cam Ninh và anh em tôi xin là nội ứng. Hoàng Cái có dịp là đến ngay. Nhìn thấy mũi thuyền cắm lá nha kỳ màu xanh là đúng".
Tháo hạ lệnh:
- Ai thay ta xuất chiến ở cửa Tam Giang được?
Vừa dứt lời đã có hai viên tướng bước ra nói:
- Tuy là người U, Yên, nhưng biết đánh thuỷ, xin cho lĩnh tuần thuyền hai mươi chiếc, thẳng đến Tam Giang, đoạt cờ cướp trống, góp phần làm rạng rỡ thần uy của quân Giang Bắc.
Tháo nhìn ra thì đó là hai tướng cũ của Viên Thiệu là Tiêu Súc và Trương Nam nên không yên tâm cho lắm.
- Hai ông là người phương bắc, e rằng không thích hợp. Giang Nam là nơi sông nước, binh lính đánh thuỷ thành thạo. Hai ông không nên xem thường tính mạng.
Tiêu Súc và Trương Nam đồng thanh nói lớn:
- Nếu để thua trận, chúng tôi xin chịu quân
Tháo nói:
- Chiến thuyền gô hết lại rồi. Chỉ còn thuyền nhỏ, mỗi thuyền chở được vài mươi người, không được đánh giáp lá cà!
Tiêu Súc nói:
- Chúng tôi, mỗi người cần mươi thuyền nhỏ đến thắng thuỷ trại Giang Nam, quyết giành thắng lợi trở về.
Theo thói quen, Mạnh Đức suy nghĩ một lát rồi mới nói:
- Ta phát cho các ngươi hai mươi thuyền, năm trăm quân tinh nhuệ với đủ giáo dài, cung cứng. Mờ sáng ngày mai, ta ngồi thuyền lớn xuôi xuống hạ lưu trợ lực cho các ngươi. Ngoài ra còn có Văn Sính cùng với ba mươi chiếc thuyền tuần tra tiếp ứng cho hai ngươi.
Tiêu Súc, Trương Nam mừng rỡ lui ra.
Hôm sau, ở trại quân Tào, canh tư đã nhộn nhịp chuẩn bị ra quân. Đúng canh năm. chiêng trống nổi lên, tín hiệu xuất phát bắt đầu. Thuyền bè ùa ra khắp mặt sông, thuyền nhỏ đi trước, thuyền lớn ở sau, trên cao có một lá cờ thêu chữ "Tào" to tướng. Gió sớm mai thổi lại, cờ bay phần phật. Tháo tay chống kiếm đứng trên mũi thuyền, râu dài phất phơ theo gió. Một dải Trường Giang cờ hiệu xanh rợp trời, cảnh tượng thật là hùng tráng.
Với một tình cảm mới lạ bừng lên trong lòng, hoá thành linh cảm của nhà thơ, Tháo cất giọng ngâm nga> Gió thổi mây trôi, mây trôi trên sông.
Dũng sĩ ôm trọn dòng sông, trọn cả bốn phương!
Trong tiếng ca, thuyền lớn thuyền nhỏ rầm rộ xuôi về Giang Nam. Có lúc dòng sông như ngừng chảy. Một buổi sớm mai bắt đầu.
Nói về bên Giang Nam, từ hôm trước nghe tiếng trống ầm ầm, ở xa trông sang thấy bên Tào đang duyệt thuỷ quân, tướng sĩ vào báo với Chu Du. Du trèo lên núi cao quan sát, nhưng quân Tào đã thu cả về trại. Du lấy làm buồn bực. Mờ sáng hôm sau, khi Du còn đang ngủ, quân canh đã vào cấp báo: có một số thuyền nhỏ rẽ sóng bơi tới. Chu Du vội vàng khoác áo ngồi dậy, hỏi tả hữu:
- Có ai dám ra ngăn cản phi thuyền của Tào quân?
Hàn Đương, Chu Thái cùng nói:
- Hai chúng tôi xin làm tiên phong phá địch!
Chu Du gật đầu, và ra lệnh thêm cho các trại phải cố thủ, không được tự tiện xuất quân.
Hàn Đương, Chu Thái. mỗi người dẫn năm chiếc thuyền tuần tra rẽ sóng đi về phía Giang Trung.
Lại nói đến Tiêu Súc, Trương Nam cậy có sức mạnh, chèo thuyền nhừ bay bên bờ nam. Hàn Đương tay cầm giáo dài đứng ở mũi thuyền. Thuyền Tiêu Súc đến trước, cho quân bắn tới tấp sang thuyền Đông Ngô. Đương giơ mộc đỡ tên. Tiêu Súc khua gián dài đâm Hàn Đương, bị Đương đâm lại một mũi, chết gục ngay xuống. Trương Nam ở phía sau thét lên đuổi tới. Chu Thái cho thuyền ra địch. Trương Nam cầm dáo đứng trên mũi thuyền. Hai bên cung nỏ bắn nhau loạn xạ. Chu Thái tay mộc, tay đao, khi hai thuyền còn cách nhau độ bảy tám bước, Chu Thái nhảy sang thuyền Trương Nam, chém một nhát. Nam ngã lăn xuống nước. Thái còn múa đao chém lia lịa, thuyền địch tan tác. Hàn Đương, Chu Thái cho thuyền đuổi theo, ra đến giữa sông vừa gặp thuyền Văn Sính đến. Hai bên lại dàn thuyền kịch chiến.
Chu Du dẫn các tướng trèo lên đỉnh núi trông sang bờ bắc, thấy thuyền to dàn khắp mật sông, cờ hiệu phấp phới, hàng ngũ chỉnh tề. Lại ngoảnh xem Hàn Đương, Chu Thái đang cầm cự với Văn Sính. Hai người dốc toàn lực ra đánh. Văn Sính thua chạy. Hai người gắng sức đuổi theo. Du sợ đuổi vào nơi nguy hiểm, liền cho phất cờ trắng, khua chiêng thu quân. Hai người mới chịu quay về.
Chu Du đứng lại nhìn chiến thuyền bên kia vào cả thuỷ trại mới quay lại nói với các tướng:
- Chiến thuyền bên Giang Bắc nhiều hơn lá tre, Tào Tháo lại khéo dùng binh, ta tìm cách gì phá cho được đây?
Mọi người chưa kịp nói gì, bỗng thấy một lá cờ vàng ở giữa trại Tào, bị cơn gió to thổi, bay ra giữa sông. Du cười lớn, nói:
- Đó là điềm không hay rồi!
Đang đứng quan sát, bỗng có một trận gió đùng đùng thổi tới, sóng vật tới bờ. Cái dải cờ bay tạt qua mặt Chu Du. Du bỗng sực nhớ ra chữ "hoả", rồi rú lên một tiếng, ngã vật ra, miệng thổ máu tươi. Các tướng vội vã đỡ Du đứng dậy, thì Du đã mê man. Du được đưa ngay vào trướng.
Các tướng như gà lạc mẹ:
- Nguy rồi! Vạn nhất quân Tào biết Chu Du ngã bệnh, đem quân đến đánh, chúng ta chống đỡ sao được?
Một mặt họ cho người về báo với Ngô Hầu, một mặt tìm thầy chữa trị.
Lỗ Túc thấy Chu Du bị ốm, trong lòng không yên, bèn tìm gặp Khổng Minh.
Khổng Minh nói:
- Công Cẩn đang khoẻ mạnh, sao lại ốm được?
Lỗ Túc nói:
- Lẽ nào trời lại định hại Đông Ngô?
Khổng Minh:
- Tử Kính đừng lo, ta có thể chữa bệnh cho Công Cẩn.
Lỗ Túc cam thấy mừng rỡ:
- Nếu Công Cẩn khỏi bệnh, thì Đông Ngô còn có hy vọng!
Lỗ Túc vào trướng gặp Chu Du. Du nói:
- Ruột gan đau quặn, đầu hôn, mắt hoa.
Tú
- Đô đốc đã dùng thuốc gì rồi?
Du nói:
- Uống vào lại nôn ra, không thuốc nào chịu được.
Túc nói:
- Đô đốc yên tâm. Tôi vừa đến gặp Khổng Minh, ông ta nói có thể chữa được bệnh cho ngài. Ông ta đang ở ngoài kia. Tôi mời vào được không?
Chu Du gật đầu và cho tả hữu đỡ dậy. Trông Chu Du người xanh rớt. khí cùng lực kiệt, Khổng Minh nói:
- Đô đốc ốm đau thế nào mà đến nỗi này?
Giọng Du thều thào:
- Người ta hoạ phúc sớm tối khôn lường, biết đâu mà giữ cho xuể?
Khổng Minh cười nói:
- Trời kia gió mưa thất thường, liệu người ta có tính trước được không?
Du nghe xong tái mặt đi và rên khừ khừ.
Khổng Minh hỏi:
- Trong bụng Đô đốc nghe như hơi đầy phải không?
Du đáp: - Phải.
Khổng Minh nói:
- Nên uống một vị thuốc mát mới được.
Du nói:
- Tôi đã uống nhưng đều vô hiệu.
Khổng Minh nói:
- Trước hết phải chữa cái khí, nếu khí thuận thì thở hít cũng dễ, rồi tự nhiên bệnh sẽ khỏi.
Du hỏi:
- Muốn cho thuận được khí, nên uống thuốc gì?
Khổng Minh nói:
- Xin cho đem giấy, bút lại đây!
Khổng Minh cầm giấy bút, bảo tả hữu lui ra ngoài rồi viết đúng mười sáu chữ:
Muốn đánh Tào công
Phải dùng gió đông,
Mọi việc đủ cả,
Chỉ thiếu gió đông.
Viết xong rồi Khổng Minhưa cho Chu Du và nói:
- Đây là đơn thuốc của Đô đốc.
Chu Du cả kinh, nghĩ bụng: "Khổng Minh là bậc tài trí hơn người, chờ giải quyết xong nỗi nguy khốn của Đông Ngô, mới tìm cách đối phó. Lúc này ta phải mượn kế của ông ta". Du nói, giọng điệu có phần khiêm tốn:
- Tiên sinh đã biết gốc bệnh của tôi. Vậy phải dùng thuốc gì? Việc đã gấp lắm rồi, mong tiên sinh dạy bảo cho.
Khổng Minh nói:
- Tôi tuy bất tài, nhưng trước đây có gặp dị nhân truyền cho quyển "Kỳ môn độn giáp thiên thư" có thể gọi được gió, bảo được mưa. Đô đốc muốn có gió đông nam, thì phải lập đàn tại núi Nam Bình, gọi là Thất tinh đàn, bề cao chín thước, chia làm ba tầng, có một trăm hai mươi người cầm cờ phướn đứng chung quanh. Tôi sẽ đăng đàn, dùng phép mượn gió đông nam cực to trong ba ngày ba đêm để Đô đốc dùng. Như vậy đã được chưa?
Du nói:
- Không cần đến ba ngày ba đêm, chỉ một đêm có gió to là xong việc. Nhưng tiên sinh phải làm ngay cho, chớ để chậm trễ.
Khổng Minh nói:
- Ngày hai mươi tháng mười một là ngày giáp tí bắt đầu tế gió, đến ngày hai mươi hai là ngày bính dần gió ngừng, có được không?
Du nghe xong mừng lắm, tinh thần phấn chấn, khỏi hết cả bệnh. Qua một đêm, mọi người thấy sắc mặt của Đô đốc lại hồng hào như cũ, cho là thiên phương dạ đàm, Đô đốc là người được thần tiên hỗ trợ.
*
Ở Nam Bình Sơn thật là nhộn nhịp.
Khổng Minh trông nom việc dựng đàn ở trên núi. Quân sĩ phải lấy đất đỏ ở phía đông nam đưa về. Đàn rộng hai mươi tư trượng. Mỗi tầng cao ba thước. Tầng dưới cắm hai mươi tám lá cờ sao; phương đông bảy lá cờ xanh, theo hình chòm sao Thượng Long là: giốc, cang, đê, phòng, tâm, vĩ, cơ; phương bắc bảy lá cờ đen, theo hình chòm sao Huyền Vũ là: đẩu, ngưu, nữ, hư, nguy, thất, bích; phương tây bảy lá cờ trắng theo hình sao Bạch Hổ là: khuê, lâu, vi, mão, tất, thuỷ, xâm; phương nam bảy lá cờ đỏ, theo hình chòm sao Chu Tước là: tỉnh, quỷ, liễu, tinh, trương, dực, trần.
Tầng thứ hai có sáu mươi tư lá cờ cắm xung quanh theo phương vị sáu mươi tư quẻ, đứng dàn ra tám mặt. Tầng trên nữa có bốn người, người nào cũng đội mũ bịt tóc mặc áo the thâm. Mé trước một người đứng bên trái, cầm cái sào dài có cắm lông gà ở trên để chiêu gió; mé sau, bên phải, một người đứng cầm lư hương. Ở dưới chân đàn có hai mươi bốn người, vác cờ xí và khí giới đứng quanh bốn phía.
Đến ngày hai mươi giáp tý, tháng mười một, vào giờ tốt, Khổng Minh tắm gội sạch sẽ, mặc áo phù thuỷ, xoã tóc, đi chân không, đến trước đàn dặn dò Lỗ Túc:
- Ông về giúp Chu Du điều quân. Tôi sẽ lo liệu ở đ
Hôm đó Mạnh Đức khai chiến với Chu Du, mất liền hai tướng. Xem ra chẳng có mảy may ảnh hưởng, Tháo càng cảm thấy bình tĩnh hơn. Hai viên tướng kia rất muốn thắng trận, nhưng gặp phải Hàn Đương, Chu Thái, tài ba lão luyện, nên thua là phải. Bỗng có thám tử báo tin:
- Khổng Minh dựng đàn ở Nam Bình Sơn. Đàn cao chín thước.
Tháo cười nói:
- Chu Du, Khổng Minh đang ở vào thế bí, làm trò ma thuật để huyền hoặc lòng quân.
Giả Hủ nói:
- Khổng Minh trí tuệ hơn người, chúng ta nên đề phòng mới phải!
Trình Dục cũng nói:
- Hôm đó lá cờ bỗng dưng vô cớ gẫy rơi xuống sông, liệu có phải điềm dữ?
Tháo nói, giọng nghiêm nghị:
- Đại thế đã định, nhưng tiểu tiết làm sao ngăn cản được ta. Khổng Minh có đàn cúng tế, ta cũng có đài Đồng Tước. Ngày vui của ta với hai nàng Kiều ở đài Đồng Tước chắc chẳng còn xa.
Nói xong tất cả cười ầm lên. Sau đó. Tháo lệnh cho may một lá cờ màu vàng to lớn khác, treo trên chiến thuyền chỉ huy của mình.
Tiếng cười của Tào Tháo, ngọn cờ vàng vừa đượéo lên, làm tiêu tan hết bao nỗi phiền muộn dao động trong lòng tướng sĩ.
Lúc này, bầu trời xanh màu ngọc bích, không trung không một gợn mây. Trời nước mênh mang say đắm lòng người.
Mạnh Đức ung dung, tự tại, Chu Du tất bật lo toan.
Chu Du mời Trình Phổ, Lỗ Túc và các tướng chực sẵn dưới trướng, chỉ đợi có gió đông nam là cất quân đi.
Hoàng Cái đã dự sẵn hai chục chiến thuyền, mũi thuyền cắm chông sắt, trong thuyền chứa đầy lau sậy, củi khô tẩm dầu mỡ, trên rắc lưu hoàng, diêm tiêu, dùng vải xanh che kín. Trên mũi thuyền cắm cờ xanh, đuôi thuyền đóng sẵn một chiếc xuồng dự bị, sẵn sàng chờ lệnh.
Cam Ninh, Hám Trạch kèm riết Sái Trung, Sái Hoà trong thuỷ trại, ngày nào cũng say sưa. Chúng biết tình hình có biến động nhưng chẳng biết nên đối phó thế nào. Đành cứ nhắm mắt mà say sưa.