Chương 7: (m) Sơn Bát Cảnh

Bất luận thế nào, chốn âm gian không phải là nơi thích hợp để ngao du, thăm thú. Thế nhưng, trong cuộc sống không phải không có người từng nảy sinh mong ước được một lần dạo chơi chốn âm gian u ám này.

Nếu tôi nhớ không lầm thì hình như cách đây một năm, một cậu bé con trai của bạn tôi đã có lần đề xuất ý tưởng độc đáo này với tôi. Cậu bé hồn nhiên nói lên suy nghĩ của mình: “Người nước ngoài có thể làm được du lịch vũ trụ, vậy thì tại sao chúng ta không thể làm về du lịch địa phủ nhỉ? Người nước ngoài từng đem rao bán sao Hỏa, vậy tại sao chúng ta không thể mở rộng ngành bất động sản ở dưới âm phủ?” Rõ ràng, tinh thần yêu nước dám so sánh, thậm chí đối đầu với nước ngoài của cậu bé hồn nhiên kia không thể không làm cho người khác động lòng trắc ẩn. Nhưng nếu như chịu khó suy nghĩ một chút thì cậu bé khờ dại kia chắc hẳn sẽ tự đưa ra được câu trả lời trước những băn khoăn được cho là có sáng kiến của cậu. Bởi lẽ dẫn một đoàn khách du lịch xuống thăm quan âm phủ, kinh phí đầu tư và kỹ thuật chắc hẳn sẽ khó khăn hơn nhiều so với việc đưa con người bay vào vũ trụ.

Đương nhiên chốn âm phủ nói tới ở đây chỉ là chế tạo theo mô phỏng, với giá vài đồng bạc một mẫu đất, mua một ngọn núi hoang, sau đó tạo phong cảnh ở dưới âm gian, để những nhà văn có tài viết vài câu quảng cáo, mùa xuân là Đáo m sơn khán hoa khứ[1], mùa hạ là m sơn cảnh hậu hảo thừa lương[2]. Nếu làm như vậy thì cũng chẳng mấy khó khăn, lại còn có thể thêm vào một vài danh mục như “Dạ đài xuân mộng”, “Nai tân tàn chiếu”, thì ngay cả việc mời hoàng đế Càn Long từ trong Đông Linh ra đề họa ngâm thơ cũng không phải là việc không làm được. Còn việc đem chuyện lữ khách mà làm “Dạ thẩm Phan Hồng”[3], cảnh tượng ảm đạm, mê mê tỉnh tỉnh giống như người bị say rượu, uống thuốc mê hoặc tiêm thuốc tê, dùng bút tẩy gõ vào sọ não, sau đó cho vào máy quay xi măng, quay trên ba mươi vòng, tiếp đến là đi trên “một chuyến xe xuyên qua khe núi”. Nếu có thiếu chỗ nọ, hỏng chỗ kia thì lập tức sửa sang lại rồi liệt vào khu vực tham quan ngắm cảnh. Những việc như vậy hoàn toàn có thể làm được. Tôi nói cái khó khăn về kỹ thuật trên đây không phải là nói những thứ này, mà là không có cách nào để làm một cái nồi khổng lồ, cho ngọn núi m vào đó để cả năm âm u, mù mịt không có ngày đêm, người vào đó sẽ cảm thấy đầu óc mơ màng, thảm thương như chẳng có cách nào thoát khỏi. Vì theo như người đã đến thế giới âm phủ nói lại thì ở đó toàn là bão cát: “Dài như khi tháng Mười một, tháng Mười hai tuyết âm rơi”[4], hoặc là “sắc trời ngưng lại, gió hoàng hôn thổi rào rào”[5], hay như “Hoàng sa rộng mênh mông, không nhìn thấy nhật nguyệt”[6].

[1] Nghĩa là: đến núi m ngắm hoa.

[2] Nghĩa là: phong cánh phía sau núi m rất

[3] Nghĩa là: ban đêm điều tra Phan Hồng.

[4] Ghi trong Thông âm ký của Trần Thiệu, đời Đường.

[5] Trong Thanh tỏa cao nghị của Lưu Phủ, thời Bắc Tống.

[6] Trong Tử bất ngữ của Viên Mai.

Quỷ môn quan

Quỷ môn quan, hiểu trên mặt chữ có thể gọi đó là cửa khẩu đưa đến thế giới âm phủ. Linh hồn của người ở bên ngoài cửa, trên danh nghĩa vẫn là hồn sống, đi qua Quỷ môn quan thì mới chính thức nhập hộ khẩu và trở thành người nơi âm phủ. Nhưng ở thời cổ, việc miêu tả về địa ngục hoặc thế giới âm phủ hầu như không nhắc đến vấn đề này. Trên thực tế, việc phân chia hai thế giới âm - dương cũng không thể xác định rõ ràng được, vì vậy ba chữ “Quỷ môn quan” về cơ bản vẫn là mang ý nghĩa tượng trưng. Cuốn Lưu chức y dược ngữ[7] của Hồng Mại thời Nam Tống, trong tập Di kiên chi canh có viết, hồn ma bị lang băm trị bệnh mà chết nói: “Cả nhà tôi có hơn mười người già trẻ, tất cả đều dựa vào tôi mà sống. Nay tôi chỉ một lần uống nhầm thuốc mà chết, ngũ tạng của tôi giống như có dao cắt, dạ dày thối rữa, làm thế nào để có thể sống lại đây? Nay phải đến Quỷ môn quan ngồi chờ!” Ý nghĩa của câu nói này là ngồi ở quan phủ dưới âm gian để chờ gặp, sau đó sẽ cùng toàn thể oan gia khởi kiện lên trên để tính sổ với tên lang băm, chứ không phải đó là nơi ngồi đợi đến lượt gia nhập vào cõi âm gian. Nơi ngồi chờ được nói tới trên đây chắc hẳn là có nha đầu và chó canh cửa, vì thế đó thực sự cũng không phải là địa điểm lý tưởng để hẹn hò hoặc chờ đợi người khác.

[7] Nghĩa là: thầy thuốc họ Lưu lấy nhầm thuốc.

Nhưng sự xuất hiện của chữ “Quỷ môn quan” đã có từ trước thời Nam Tống. Bởi lẽ, vào triều Đường người ta đã gọi những nơi nguy hiểm, dã man, hoang tàn là “Quỷ môn quan” rồi. Trong Cựu đường thư, địa lý chí tứ có viết:

Ba trăm dặm về phía nam huyện Bắc Lưu có hai tảng đá đứng đối mặt vào nhau, ở giữa rộng đến ba mươi bước chân, tục gọi là “Quỷ môn quan”. Tướng quân Hán Phục Ba khi đánh giặc, đi đến đây là hết đường, liền lập bài vị bằng đá, điều này có ghi trong trang tám tám, đoạn cuối. Phía nam đặc biệt nhiều bệnh chướng khí, người đi vào đó cơ hội sống sót vô cùng mong manh, ngạn ngữ có câu: “Quỷ môn quan, thập nhập cửu bất hoàn.”[8]

[8] Nghĩa là: Quỷ môn quan, mười người vào thì chín người không có đường quay trở lại.

Bắc Lưu nay thuộc Quảng Tây, nơi đây nổi tiếng nhất là Quỷ môn quan, nhiều đời nay trong thơ ca đều có người nhắc đến địa danh này. Có cách gọi tên này là bởi vì địa hình nơi đây giống như một cửa ải của thiên nhiên, và điều quan trọng hơn nữa là vào Quỷ môn quan này “thập nhập cửu bất hoàn”, chướng khí bốc lên gây bệnh hại người, người mặc giáp nam chinh, triều thần bị giáng chức đưa đến nơi này đều khó mà quay về phương Bắc được.

Ngoài ra, theo như Viên Tử Tài, Đam Nhĩ (nay là Hải Nam) cũng có một nơi như thế, bốn bề núi non trùng điệp, ở giữa có một con đường, trên vách viết ba chữ “Quỷ môn quan”, bên cạnh khắc thơ của Lý Đức Dụ đời Đường, vì lúc ông ta bị giáng chức đến Nha Châu, đi qua nơi đây liền nói: “Một khi đã đi thì đi tới hàng vạn dặm, mười người đến thì chín người không về. Quê hương ở nơi đâu, muốn sống thì phải vượt qua Quỷ môn quan này.” Chữ viết rộng khoảng năm thước, nét bút khỏe khoắn. Qua nơi đây thì mây độc cỏ ác, động vật kỳ quái, thời tiết nóng lạnh thất thường, giống như đi đến thế giới của ma quỷ, chứ không phải nơi của con người nữa.

Những nơi khác như Quỳ Châu - Tứ Xuyên, Bình Lương - Cam Túc cũng đều có địa danh là Quỷ môn quan. Ở đây hàm ý của nó là chỉ nơi nguy hiểm, chứ không có nghĩa là một đi không trở về nữa. Nhưng đến thời nhà Thanh, Quảng Tây đã phá “Vương hoa”, Bắc Lưu không còn là “thập nhập cửu bất hoàn”, đồng thời vì được phát hiện là “nơi chứa đầy bạc”, Bắc Lưu đã trở thành vùng đất béo bở, kiếm được nhiều tiền, bởi thế lúc này có người cho rằng, về mặt chữ đã có sự nhầm lẫn, cái gọi là “Quỷ môn quan” chính là để chỉ “Quế môn quan”. Quảng Tây được gọi tắt là Quế, cách nói này cũng có thể được xem là trường hợp ngoại lệ.

Nhưng chắc hẳn dân gian phải có quan niệm về Quỷ môn quan ở dưới âm phủ thì mới có sự so sánh với Quỷ môn quan ở trên dương thế. Mà Quỷ môn quan ở dưới âm phủ cũng chỉ là một cách nói mang ý nghĩa tượng trưng. Mãi đến sau thời Nguyên - Minh, trong kịch nói mới xuất hiện hình ảnh Quỷ môn quan và từ đó đã trở thành cách gọi tắt của dân gian đối với âm phủ. Trong Tây du ký, hồi thứ mười đã làm rõ hơn một chút về khái niệm Quỷ môn quan, nhưng lại không giống như sự tưởng tượng của chúng ta, đó là một quan ải lớn như Sơn Hải Quan, nhỏ như Nương Tử Quan, mà lại là đại môn của ngôi Thành Từ.

Thái Tông Trúc và Thôi Phản Quan, hai đồng tử đi bộ về phía trước, bỗng nhìn thấy một tòa thành, trên cổng thành có treo một tấm biển lớn, bên trên đề rõ bảy chữ: “U minh địa phủ Quỷ môn quan.”

Bởi vì là cổng thành nên sau khi vào đó sẽ thấy người đi bộ trên đường, đi tiếp là đến trung tâm chính trị Lâm La Bảo Điện của thế giới âm phủ. Nhưng đến hồi thứ mười một, khi Lưu Kim chui vào quả dưa lạ bỗng nhiên được đến thẳng Quỷ môn quan.

Quỷ sứ gác cổng hỏi: “Ngươi là ai? Sao dám đến nơi đây?” Lưu Kim đáp: “Tôi phụng sự hoàng đế Đại Đường - Đường Thái Tông mang dâng tặng loại dưa quý bao đời Diêm Vương rất thích dùng.” Quỷ sứ vui vẻ tiếp nhận. Lưu Kim đi đến Lâm La Bảo Điện, gặp được Diêm Vương.

Như vậy ta thấy, Quỷ môn quan được miêu tả cũng chỉ giống như cổng lớn của cung phủ mà thôi. Có thể thấy tác giả của Tây du ký đối với những tiểu tiết này quả thực không dụng tâm sáng tạo cho lắm nên chỉ mượn hình ảnh Quỷ môn quan để thể hiện ý đồ đã đi vào thế giới âm phủ mà thôi.

Từ Khánh Tân - gia nhân của Khang Hy biên soạn cuốn Tín chính lục, trong đó có lấy một bài Hồi dương ký của Hải Xương Trần Thục Văn, nói về việc sau khi vào thế giới âm phủ, trước tiên phải uống canh của Thi bà bà, sau đó mới được vào Quỷ môn quan. Nhưng cửa ải này lại giống như Nhạn môn quan của “Tứ Lang thăm mẹ”, không thể tùy tiện ra vào. Cửa lúc nào cũng đóng kín, có hơn mười con ma mặt xanh, nanh vàng, lông lá đầy mình, chân đi đất, tay cầm giáo đứng canh, phải có giấy thông hành mới được mở cửa cho vào. Nếu không có giấy thông hành thì “người có Đạo pháp thì gọi Thái Thượng Lão Quân, kẻ có Phật pháp thì gọi Tam Thế Như Lai, người hành thiện thì gọi Quan Âm cứu khổ”, chỉ cần là môn đồ của “hội đạo môn”[9] thì có thể tùy ý ra vào.

[9] Nghĩa là: tụ hội của các đạo.

Nếu như theo ý thức của người bây giờ, “hảo tử bất như lại hoạt trước” (thà dựa vào mà sống, còn hơn là chết đẹp), Quỷ môn quan không vào thì thôi. Thực tế không phải như vậy, bởi trước khi linh hồn đến Quỷ môn quan thì thể xác cũng sắp hỏng rồi, đường quay về cũng đã bị ngắt đoạn, muốn trở về không phải là điều đơn giản, vì thế, ngoài việc nhập hộ khẩu vào thế giới u minh thì chẳng còn con đường nào khác có thể đi.

Ngoài ra, trong Tử bất ngữ của Viên Mai, cuốn hai mươi Quỷ môn quan cũng đưa ra những kiến giải tương tự như thế này, nhưng nói rõ hơn một chút, Chu Tú Tài của Thái Vương vì lâm trọng bệnh, không thể cứu chữa đã chấp nhận để Nhị Thanh Y dẫn vào thế giới âm phủ:

Đi hơn mười dặm, đến một cửa thành, song môn cao to sừng sững, đóng kín, phía trên cổng thành viết ba chữ “Quỷ môn quan”. Nhị Thanh Y gõ cửa mà không có người trả lời, lại gõ tiếp, bên cạnh đột nhiên xuất hiện một con ma, diện mạo rất hung ác, có vẻ như muốn gây gổ với Nhị Thanh Y. Nhìn từ xa thấy có hai chiếc đèn màu đỏ, trong chiếc kiệu có một vị trưởng quan, ông ta được truyền đến. Khi nhìn gần, trông giống như Hoàng Thần của Thái Dương Châu Thành, thần hỏi: “Ngươi tên họ là gì?” Ông ta đáp: “Ta là học trò của Khoáng Thương Châu.” Thần lại nói: “Ngươi đến quá sớm, nơi đây không được ở lại lâu.” Sau đó ông ta được chỉ dẫn con đường trở về.

Thì ra Chu Tú Tài chưa phải chết, còn Nhị Thanh Y có thể là tà ma gì đó, vì thế mà ma giữ cổng đã không cho vào bên trong. Và trưởng quan cũng lắc đầu từ chối. Họ làm thế hoàn toàn không sai. Nhưng nếu như không gặp Thành Hoàng của Thái Thương, hồn sống của Chu Tú Tài chỉ có thể đợi ở trước cửa mà không có đường về, thậm chí tình hình có thể còn tồi tệ hơn nữa. Đương nhiên, hồn ma nhập Quỷ môn quan cần phải có giấy thông hành, xuất quan càng không thể hồ đồ được. Trong Tín chính lục của Từ Khánh Tân, phần Thẩm Lục Phi phục sinh có viết, sau khi Thẩm Lục Phi xuống âm phủ mới phát hiện là bị bắt nhầm, được quan ở âm phủ thả về. Ở đây chỉ nói là quan, tuy không nói rõ là “Quỷ môn quan”, nhưng đối với việc phân biệt âm - dương thì có lẽ không có vấn đề gì.

Có sứ lĩnh ra, đến quan thứ nhất, hỏi: “Có văn thư không?” Ông ta đáp: “Không có!” Quan giữ cổng nói: “Đã phải đến âm phủ rồi, nếu không có văn thư thì thể xác sẽ bị hỏng. Ta cho người mang văn thư đến, ngươi lập tức phải điền vào.” Ông ta liền đặt bút chạm mực thành chữ kim.

Nhân đây xin nói thêm một chút về Quỷ môn quan của Phong Đô Quỷ Thành tại Tứ Xuyên (nay thuộc thành phố Trùng Khánh). Giáo sư Vệ Huệ Lâm có bài “Điều tra về tập tục tôn giáo ở Phong Đô”, trong bài viết có nói: “Trên núi ở huyện Phong Đô có một Điện thái tử Diêm La, cổng sau của điện gọi là Quỷ môn quan. Từ Quỷ môn quan đi xuống theo hướng tây nam là Vọng hương đài.” Quỷ môn quan này vốn dĩ là cảnh quan nhân tạo, không biết chính xác được xây dựng từ khi nào, nhưng trong Tử bất ngữ của Viên Mai, cuốn thứ năm Tẩy tử hà xa có đoạn ghi lại việc này, đồng thời cho rằng Quỷ môn quan là có thật:

Huyện Phong Đô, Tứ Xuyên, sai dịch Đinh Khải đưa văn thư về Quỳ Châu. Qua Quỷ môn quan, phía trước có tấm bia đá, trên thư viết ba chữ “m dương giới”[10]. Ông ta đi xuống phía dưới tấm bia, say sưa thăm thú hồi lâu mà không hề hay biết mình đã đi ra thế giới bên ngoài.

[10] Nghĩa là: thế giới âm và dương

“Thế giới bên ngoài”, chỉ một bước chân mà đã đến được thế giới âm phủ, thế là gặp lại thê tử sau nhiều năm xa cách.

Ngoài ra, trong dân gian có “m Dương hà”[11], thương khách Trương Mậu Thâm muốn đi đến huyện Phong Đô để tìm hiểu về phong tục của địa phương, tiểu nhị nói với ông ta: “Đi ra cửa quán, theo hướng nam sẽ gặp một con đường lớn, rồi gặp một đèn thờ bằng đá, đó chính là “âm dương giới”. Ở bên này giới thì cảnh làm ăn buôn bán rất náo nhiệt, đông vui, nhất thiết không được đi qua phía bên kia của âm dương giới, nơi đó là đất của ma.” Ở đây nói đến đền thờ “âm dương giới”, chính là Quỷ môn quan mà Viên Mai đã nói.

[11] Nghĩa là: sông m Dương

Nghe nói hiện nay “Quỷ môn quan” ở Phong Đô vẫn còn, nhưng tôi chưa đến đó bao giờ, theo dự đoán chắc hẳn sẽ không thật được như Sơn Hải Quan hoặc Nương Tử Quan, và cũng sẽ không giả như “không thành kế” trong kịch nói. Mà vào Quỷ môn quan vẫn còn các điểm như “Đường đến hoàng tuyền”, “Vọng hương đài”… chỉ cần không thu vé vào thì có thể yên tâm mà đi qua.

Cầu sông Nại

Thực chất âm phủ là nhân bản của chốn nhân gian, vì thế cảnh núi, sông, cây, cối ở dương gian khi xuất hiện dưới âm phủ cũng là rất hợp lý. Duy chỉ có sông Nại lại không giống như các con sông khác, nó là một dòng sông bẩn, có máu. Nghiêm khắc mà nói, “sông Nại” là chỉ “địa ngục” (hay Naraka) trong kinh Phật - một sự biến hóa của âm từ, do vậy “sông Nại” chính là địa ngục! Nhưng địa ngục trong tiếng Trung Quốc dịch ra một cách văn nhã lại biến thành “sông Nại”, vậy thì cũng có thể để nó trở thành “hà lưu” rồi.

Ở đây, trước tiên chúng ta xem xét sự biến đổi của sông Nại từ thời Đường trở đi, cùng với sự xuất hiện của “hà lưu” nơi dương thế, lâu ngày sông Nại từ con rạch nhỏ biến thành dòng sông lớn. Trong Tuyên thất chí của Trương Độc thời nhà Đường cho rằng đó là một con sông rộng đến mức “không đếm được bao nhiêu thước”.

Tổng quan xuất phát từ Dương Thành đi về phía tây. Họ đi qua nơi có rất nhiều cỏ cây mọc dày san sát, trải rộng đến khôn cùng, nước có hai màu đỏ và xanh ngọc bích, giống như một tấm thảm lớn. Đi hơn mười dặm thì thấy một nguồn nước rộng không đếm được bao nhiêu thước, chảy về hướng tây nam. Quan hỏi Linh Tập, Tập đáp: “Dân gian gọi đây là sông Nại, có nguồn gốc từ địa phủ.” Quan liền nhìn xuống nước, thấy có cả máu đỏ, vô cùng kinh hãi không dám lại gần. Lại nhìn thấy trên bờ có người đem đến vài trăm bộ quần áo, Tập nói: “Đây là quần áo của người đã mất, họ sẽ đi vào âm phủ từ đây.”

Sông suối kiểu như thế này không cần phải có cầu, vong hồn đến đây phải cởi bỏ quần áo, để lại tất cả ở trên bờ, sau đó lội chân trần qua sông, thế là đã chính thức bước vào âm phủ rồi. Con sông Nại này là ranh giới - giống như giới âm phủ thứ hai, gọi là “âm dương giới”. Trong Đại Mục Càn Liên u gian cứu mẫu biến văn[12] cũng miêu tả với nội dung tương tự:

[12] Nghĩa là: sự biến đổi trong bài Mục Càn Liên đến âm phủ cứu mẹ mình.

Mục Liên nghe thấy thế, liền từ biệt đại vương ra đi, đi được vài bước đã đến gần sông Nại, gặp vô số người cởi áo mắc lên cành cây, nhưng lại không thể đi qua được, cứ đi đi lại lại, sau đó ôm đầu khóc thảm thiết.

Con sông Nại này chảy từ đông sang tây, nước chảy siết, không còn là con suối nhỏ trong Tuyên thất chí miêu tả trước đó. Hai bên bờ sông đều có cây cối, vong hồn mắc quần áo lên trên đó, sau đó phải lội qua sông, trước khi vượt qua dòng nước cần điểm danh, “ngưu đầu đem theo gậy xích đến bên bờ sông, giở sổ gọi tên, ai không muốn qua sông cũng không được.”

Trong Tục mặc khách huy tê của Bành Thừa, thời Bắc Tống, cuốn thứ năm, Hiến hương tạp kịch cũng nhắc đến sông Nại, theo sự hiểu biết của con người, dòng nước đó chắc hẳn rất sâu.

Tăng nói: “Đi đến địa ngục, gặp điện Diêm Vương, bên cạnh có một người áo đỏ đang ngồi câu cá, nhìn kỹ thì đoán rằng đó là người giám sát dòng nước, tay giơ lên một vật, nhìn trái nhìn phải rồi nói: “Nước sông cạn thế này thì hiến kế gì được, chắc chỉ còn cách khơi thông dòng nước mà thôi.” Để mong nhận được ân thưởng từ triều đình, Thúc Hiến đã bóc lột sức dân bằng mọi cách nhằm cải thiện công tác thủy lợi. Từ đó, bách dân trăm họ rơi vào cảnh khốn cùng, đâu đâu cũng thấy vang lên tiếng khóc than thảm thiết.

Trong tác phẩm Tam bảo thái giám tây dương ký ở phần Kế Kim Bình Mai hồi thứ tám mươi bảy, có dẫn ra một câu chuyện, Đinh Thư nói, tuy trên sông có ba chiếc cầu nhưng vong hồn có tội thì không thể qua được, chỉ có thể lội qua dòng sông Nại này để đi vào thế giới âm phủ.

Con sông Nại này là từ phương Bắc u minh đại hải chảy ra một dòng nước vô cùng kinh tởm, chạy vòng quanh phủ Đông Nhạc, phàm là người thường thì đều phải qua nơi này. Nước đen mênh mông, chảy cuồn cuộn, mùi thì tanh hôi, hoặc là lạnh như băng tuyết, hoặc là nóng như lửa thiêu, tùy thuộc vào nghiệp chướng của từng người, sẽ có độ nông sâu khác nhau, cũng có người bị nước ngập đến đầu, có người thì đến eo, đến mu bàn chân, nơi đó có rắn độc, yêu quái thò đầu, há to miệng, tùy nó thích gặm thịt hay thích hút máu, nơi đó đã đi thì đừng nghĩ chuyện quay lại.

Thì ra con sông Nại đối với những linh hồn có tội là một hình phạt ghê gớm. Về việc nước nông, sâu, nóng, lạnh còn phụ thuộc vào nghiệp tội các hồn ma mắc phải mà tự động biến hóa. Có thể thấy, từ thời nhà Đường đến thời nhà Thanh, cổ nhân đã tưởng tượng ra nhiều câu chuyện có ý nghĩa to lớn trong việc điều chỉnh nhân cách và hành vi của con người.

Thời nhà Thanh có biên soạn cuốn Ngọc lịch bảo sao, trong đó cũng nhắc tới một dòng sông, nhưng nó không đưa đến âm phủ mà lại là nơi giam phạt những người phạm tội đã chịu qua mười điện, uống canh của Mạnh bà bà trước khi vào lục đạo luân hồi, cũng có nghĩa là cách âm phủ không xa trước khi được luân hồi chuyển thế. Mặc dù vậy, ý nghĩa của đoạn văn rất khó hiểu, người đọc khó có thể hiểu hết dụng ý của tác giả giống như cũng được uống một thứ canh mê hồn vậy.

Các linh hồn buộc phải uống thứ canh mê hồn do một người đầy tớ bê ra. Ở phía dưới có dòng nước chảy siết, màu đỏ máu, thịt người mắc cạn đầy khe suối. Nhìn theo hướng cây cầu, trên bờ bên kia có bốn hàng chữ lớn màu đỏ, viết: “Vi nhân dung dịch tác nhân nan, tái cần vi nhân khổng canh nan, dụ sinh phúc địa vô nan xứ, khẩu và tâm đồng tịnh bất nan.”[13] Khi các linh hồn đang chăm chú đọc, bất chợt ở bờ bên kia nhảy ra hai con ma lớn, tách nhau ra nhảy bổ xuống mặt nước, hai bên đứng không vững, rơi xuống dòng nước đỏ đang chảy xiết, tùy theo sự nông, sâu, yếu, mạnh mà may mắn giữ được thân người lành lặn… Các linh hồn như tỉnh như mê, chia nhay vào các phòng xá, âm dương biến đổi, không khí ảm đạm, mơ màng, điên đảo, không thể tự do đặt chân lên Tử Hà Xa mà chạy thoát khỏi thai nương…

[13] Nghĩa là: Thành người thì dễ mà làm người thì khó, muốn làm người mà để người khác phải nể sợ e rằng càng khó hơn, nơi đất có phúc thì không có hạn, nếu biết đồng tâm đồng chí thì không việc gì là khó khăn.

Các đoạn khác trong Ngọc lịch bảo sao không còn thấy nhắc đến sông Nại, không biết con sông này có phải là nói sông Nại hay không, hoặc cũng có thể là khúc sông Nại chảy vòng qua ngọn núi âm nào đó.

Điều đặc biệt hơn, trong Liêu trai, sông Nại lại biến thành cống nước thải trong thành, tất cả rác rưởi của cửu u thập bát ngục đều quy tụ về nơi đây. Trong cuốn Vương thập cũng nhắc đến điều này: “Nước sông vô cùng hỗn độn, mùi thối không thể ngửi”, trầm tích còn lại chỉ là “thịt nát xương tan”, mà trong Tửu cuồng lại cho thêm vào đó một vài tình tiết nhỏ khác: “Trong dòng nước có một vật rất sắc, đâm thẳng vào bắp chân, cử động rất khó, đau đớn vô cùng, nước đen bẩn, hôi thối, tự nhiên chảy vào trong cổ họng, thật khó có thể chịu đựng được.” Đây chỉ là tùy ý chỉ ra vài điểm mà thôi, tất cả có trong tiểu thuyết của Bồ Ông. Chỉ vài tiểu tiết ấy cũng đủ cho ta thấy, thành thị từ thời xa xưa cũng đã có cảnh ô nhiễm như thế này, còn khoảng cách của nó đến sông Nại xa gần ra sao có lẽ cũng không cần thiết phải kiểm tra độ chính xác.

Tiếp đến, chúng ta cùng tìm hiểu về cầu sông Nại, tức cây cầu bắc qua sông Nại. Trong Dậu dương tạp trở của Đoàn Thành Thức người đời Đường, đầu cuốn thứ hai Minh kinh Triệu Nghiệp có viết về Triệu Nghiệp bị bệnh nặng phải đến âm phủ.

Lúc đầu tinh thần du tản, không tập trung, đi đứng như trong mộng, có Chu Y Bình Trách dẫn đường đến phía đông. Ra khỏi núi, đến nơi bị cắt đoạn, thấy có rất nhiều người. Đứng đó quan sát hồi lâu, lại tiếp tục đi đến phía đông, thấy có một cây cầu được sơn son thiếp vàng. Bước qua cây cầu là vào trong thành, đến được Tào Tư, người dân sinh sống ở đây rất đông.

Con sông này chính là sông Nại và dùng vàng bạc để trang trí thành cây cầu bắc ngang. Cây cầu đó tuy không có tên gọi cụ thể nhưng người xưa vẫn gọi nó là cầu sông Nại. Về sau, trong bút ký của người đời Tống, còn được gọi là “cầu U Tư”[14]. Chỉ đến cuốn thứ ba Đàn nguyên đường tể trong tập Di kiên chí bổ mới nói rõ hơn về “cầu sông Nại”. Đồ tể Đường Phúc chỉ vì giết chết một con nhện mà bị dẫn đến sông Nại chịu tội, Đường Phúc cầu xin: “Tôi tự ngẫm cả đời không giẫm đạp lên côn trùng, chỉ nhớ là đã giết mười ba con trâu, hai mươi con lợn, nếu như được thả ra, xin thề sẽ cải tạo” và:

[14] Theo Hồng Mại, cuốn thứ tư, Thái dương bộ Vương thị phụ, trong Di kiên chi mậu.

Viên lại nói: “Đây không thuộc thẩm quyền quyết định cùa ta, đi đến đầu cầu sông Nại, đích thân nhà ngươi hãy nói với Phán quan về ý nguyện của mình.” Và cả hai cùng đi tới đó. Khi đến bên bờ sông, ngước nhìn lên cây cầu cao bắc ngang qua sông, một vị quan áo mũ chỉnh tề đang đứng chờ ở đó, trên tay còn cầm một cuốn sổ. Viên lại ghé vào tai người kia nói: "Đó chính là Phán quan!” Hai con chó dữ sủa vang khắp một vùng, hung dữ lao ra ngăn cản không cho ai qua. Thấy vậy, người đồ tể cung kính vái chào. Vị quan áo đỏ đọc trong cuốn sổ cầm trên tay, nói: “Có lẽ đã có sự nhầm lẫn ở đây, kẻ giết Hi Tử là Bành Phú, không liên can đến ngươi, tức là tuổi thọ của ngươi vẫn chưa hết, ngươi có thể quay về dương thế!”

Những tài liệu này không những xuất hiện trong các tác phẩm văn học, mà còn là những tài liệu đầu tiên lý giải rõ ràng sông Nại chính là cánh cổng dẫn vào thế giới âm phủ. Chỉ những hồn ma và những người đáng chết mới phải vào bên trong còn những người không đáng chết ngay lập tức phải quay về dương thế, ngay cả khi muốn nhìn mặt Diêm Vương cũng không được (đây có thể là để khống chế những người dân xảo trá ở dương giới đến, giống như kiểu Tịch Phương Bình đến kiện âm phủ), bởi ở đó luôn có hai con ác cẩu sẵn sàng chặn lại, điều này trước và sau sẽ không nhắc lại nữa. Nhưng hai con ác cẩu này không phải là không có lai lịch, nó có nguồn gốc từ trong truyền thuyết cổ của Ấn Độ, nói về hai con khuyến bốn mắt Saladida của thần cai quản địa phủ Diêm Ma.

Trong Di kiên bính chí, cuốn mười, Hoàng pháp sư tiếu[15] nói âm gian có một “con sông có màu xám”, giống như đời Đường có người nói về sông Nại, có thể có sự hiểu nhầm đó là sông Nại. “柰” (nại) “灰" (khôi), hai chữ gần giống nhau về nét (địa ngục trong kinh Phật có “khôi hà ngục”[16], có thể do đó mà hiểu nhầm, điều này cũng không thể khẳng định chắc chắn được). Trong tác phẩm ấy có nhắc đến cầu trên sông Nại, nhưng chỉ là để cho những người vô tội đi qua sông, ở đó hoàn toàn không có Minh sứ hay chó dữ đứng trông, còn về người bị trọng tội, thì vẫn giống như trước đây có ghi lại, phải cởi áo lội qua sông, mà trên bờ có nhiều cây cối thì phải cởi áo ra và mắc lên đó. Nhưng có cái không giống như trước đây, đó là những chiếc áo này khi mắc lên đều phải viết rõ tên của mỗi người, sau đó đặt lên xe, chuyển qua cầu, khi qua được sông thì người đó lại mặc vào. Trên người không một mảnh vải đến gặp Diêm Vương thì cũng thật mất mặt, có thể thấy quan dưới âm phủ cũng đang dần dần trở nên “nhân tính hóa”.[17]

[15] Nghĩa là: lễ tế rượu của Hoàng pháp sư.

[16] Nghĩa là: ngục ở sông Khôi.

[17] Cây này trong Tuyên thất chí là móc dùng để cho vong hồn treo quần áo, nhưng trong Thanh tỏa cao nghĩa Lưu Phủ thời Bắc Tống, tự nhiên cho nó biến thành một cây cao trăm thước, thân gỗ khô rộng tới sáu mươi vòng. Cây to như thế này không thể mắc quần áo, chỉ có thể làm nơi vong hồn ngồi nghỉ dưới gốc cây. Chỉ là cái cây này cao trăm thước, thân gỗ rộng tới sáu mươi vòng, đây là cây ở đâu, rõ ràng đó là những tảng đá to lớn có hình dạng giống như cây mà thôi.

Tiểu thuyết và kịch nói của hai đời nhà Minh và nhà Thanh nhiều lần có nhắc đến cây cầu bắc qua dòng sông Nại, nhưng mỗi người lại nói mỗi kiểu khác nhau. Rõ nhất là trong Tây du ký, khi Đường Thái Tông vào âm phủ được đi qua cầu sông Nại. Trên sông để vào âm phủ có ba cây cầu, một là cầu vàng, hai là cầu bạc, ba là cầu sông Nại. Dưới chốn âm gian cũng có sự phân biệt đối xử, cầu vàng chỉ để chuẩn bị cho các bậc hoàng đế, vương, tướng, những người trung hiếu, hiền lương, công minh chính đại cũng chỉ được đi qua cầu bạc, còn lại những hồn ma vô công, vô đức chỉ có thể đi qua cầu sông Nại mà thôi. Đó là cây cầu “gió mùa đông thổi liên tục, sóng bằng máu chảy cuồn cuộn và không ngừng vọng lại những tiếng khóc than.”

Cầu dài vài mét, rộng chỉ bằng ba cái mụn trên đầu mũi, cao những trăm thước. Bên trên không có lan can để bám, bên dưới có kẻ cướp tác oai tác quái. Gông quấn quanh người. Ngươi hãy nhìn xem, thần tướng ở cây cầu đó rất hung ác, ngang tàng, những hồn ma ác nghiệt dưới lòng sông lại vô cùng khốn đốn, trên nhánh cây có treo những chiếc áo đủ màu xanh, đỏ, vàng, tím... phía đầu tường quay về bờ, người phụ nữ quỳ phục xuống chính là hạng dâm đãng, khi còn sống luôn miệng mắng chửi bố mẹ chồng. Rắn đồng, khuyển sắt tranh nhau xông lên cắn xé, ăn thịt, vĩnh viễn không có đường thoát khỏi dòng sông Nại.

Cuốn Kế Kim Bình Mai của Đinh Xán Khang cũng nói đến ba cây cầu, nhưng là vàng, bạc, đồng, nói chung đều gọi là cầu sông Nại. Nhưng không nói đến tư cách của những hồn ma đi qua cầu, bọn họ chỉ có thể bơi qua sông:

Con sông Nại này bắt nguồn từ phía Bắc chốn u minh đại hải, chảy ra một dòng nước vô cùng bẩn thỉu, chạy vòng quanh phủ Đông Nhạc, phàm là người thường thì đều phải qua nơi này. Có ba cây cầu, một là cầu vàng, là đạo Phật, đạo Thánh, đạo Tiên đi về nơi đây, hai là cầu bạc, là thiện nhân, hiếu tử, trung thần, nghĩa sĩ, tiết phụ, trinh phu đi đến nơi này, còn lại là một cây câu đồng, dành cho những người bình dân tốt bụng, hoặc có quan thanh, hoặc có hương bình, tích đức không rượu tiền, hoặc luân hồi không có trọng tội, hoặc sinh ra trong gia đình giàu có, chuyển sinh quan tước, hoặc nữ hóa thành nam, có nhiều công lao... mới được đi cây cầu này. Tất cả đều có sự phân biệt rõ ràng. Cây cầu thần xuất hiện thì sẽ không có ma, xứng đáng đi cây cầu nào, đi đến bên bờ sông, cây cầu đó sẽ xuất hiện, liền sau đó sẽ có đồng tử dẫn đường, không xứng đáng đi thì cây cầu sẽ không xuất hiện, chỉ có dòng nước đen ngòm mênh mông, chảy cuồn cuộn như sóng biển...

Nhưng trong Tam bảo thái giám tây dương ký hồi thứ tám mươi bảy, trên sông Nại lại có duy nhất một cây cầu, chỉ người tốt mới được đi qua.

Chỉ nhìn thấy đằng trước có một con sông máu, đi ngang qua, bên trên có duy nhất một cây cầu gỗ, rộng không quá một thước, vừa tròn vừa trơn. Vương Minh đi đến bên cầu, chỉ nhìn thấy trên cầu cũng có người đi, tràn phan bảo cái (cờ dài và cái lọng quý, còn gọi là tàn quý), tiền hô hậu ứng. Dưới cầu cũng có chỗ ngập máu, có những người buộc phải đi qua đó, bên cạnh lại có nhất đẳng Kim Long Ngân - con bọ cạp, chó sắt, rắn đồng tập trung bên những người đó, người bị cắn, kẻ bị thương. Vương Minh hỏi Phán Quan: “Tỉ phu, đây gọi là cầu gì mà sao thấy nguy hiểm vậy? Có người thì đi được, nhưng lại có người không đi được?” Phán Quan đáp: “Đây gọi là cầu sông Nại, làm ma thì đều phải đi qua đây. Nếu như khi làm người trần, tâm thuật quang minh, hành động chính đại, trong đời không có gì là không dám nói với người khác, không có gì là không dám để trời biết, những người chính nhân quân tử chết xuống âm phủ, Diêm quân đều rất khâm phục và kính trọng, không dám lạnh nhạt, lập tức dặn dò kim đồng ngọc nữ, trường phan bảo cái, hướng dẫn quân tử đi trước, người ủng hộ theo sau, đi qua cây cầu này giống như đi dưới đường bằng phẳng vậy. Còn nếu ở trần gian tâm thuật ngu muội, hành động quỷ quyệt, làm trái luân thường đạo lý, làm ngược với lẽ trời, những hạng người này thuộc dạng âm tà tiểu nhân, chết xuống âm phủ, Diêm quân sẽ quát mắng người đi qua cây cầu này, có khi còn bị ngã xuống dòng sông máu, thì sẽ có Kim Long Ngân - con bò cạp, chó sắt, rắn đồng đến cắn và làm anh ta bị thương.”

Trong tiểu thuyết Thanh lầu mộng, hồi thứ ba mươi sáu có nói đến cầu sông Nại cao trăm trượng, rộng chỉ có ba phân, giống như trên khe núi hẹp có kẹp một dây sắt, vong hồn dù là thiện hay ác đều không dễ dàng đi qua nơi đây. Mà dưới chân cầu lại là “ao máu bẩn”, ở đó có không biết bao nhiêu nam nữ bị chết chìm. Đều là cầu sông Nại mà có đến bao nhiêu cách nói khác nhau, thật sự làm cho người ta không biết phài tin vào đâu.

Nói đến nỗi băn khoăn, đắn đo, chọn lựa, trong Hồi dương ký của Trần Thúc Văn có nói: “Vào trong Quỷ môn quan liền nhìn thấy một cây cầu, nhưng trên cầu lại chia làm ba con đường, trong số đó có một đường tên là “sông Nại”. Dòng sông dưới cầu rộng khoảng hơn mười dặm, dòng sông ấy không được gọi với cái tên “sông Nại”, mà lại định danh là “khổ hải”[18]. Rõ ràng kể chuyện về ma luôn phải biết cách sáng tạo những điều mới lạ, có như vậy mới thu hút được sự chú ý của người nghe. Nhưng nói về sáng tạo, mỗi người đều tùy theo cảm hứng của mình mà viết thành chuyện, kết quả thường giống như kéo của Vương Mã Tử, làm cho người đọc không biết phải theo ai, chỉ cảm thấy tất cà những chiêu trò đó là lừa người mà thôi.

[18] Nghĩa là: biển khổ.

Ma ở thành Phong Đô canh giữ Trường Giang hầu như chưa bao giờ nghe nói về cảnh ở sông Nại. Sông Nại ở nhân gian phải đi đến chân ngọn núi Thái Sơn để tìm kiếm, bởi vì thực tế thì muộn nhất là đến đời Nguyên - Minh, con người đã quy ước sông Nại trở thành ký hiệu của âm phủ, còn tính vị trí, cảnh quan dịch chuyển xuống chân núi rồi. Trong Tân biên liên tương sưu thần quảng ký - Hậu kỳ có đoạn viết:

Lý Cư vốn là người tài ba vùng Vệ Châu. Ông là tướng quân triều Chu Thế Tông, có tài cưỡi ngựa, bắn cung, lập nhiều công lớn cho đất nước. Sau này ông mắc trọng bệnh, nhiều người đến hỏi ông về bệnh tình, nhưng ông không nói, chỉ nói với đám đông rằng: “Ta đã truyền lại cho tướng quân Nại Hà.” Nói xong, ông ngừng thở. Hậu nhân lập đền thờ ông tại đây. Đến năm Khai Nguyên triều vua Đường Huyền Tông, phong ông là Linh phái tướng quân, năm Đại Trung Tường Phù triều vua Tống Chân Tông phong ông là Linh Hầu.

Cách nói “Nại Hà tướng quân” là đời thứ năm cũng được, Tống Chân Tông phong hầu cũng không có gì cần bàn cãi, tất cả những cái đó chỉ là do hậu thế truyền miệng, nên tin tưởng hay không cũng cần xem xét kỹ lưỡng. Có thể tin tưởng tuyệt đối có lẽ chỉ có người viết và biên tập Sưu thần quảng ký là Tần Tự Phổ, người đời Nguyên mà thôi. Mà điều tra rõ hơn trong cuốn chín, Đại sử cùa Chí Long, thực sự là có tìm thấy vị trí của sông Nại:

“Miếu của Linh Phái Hầu nằm tại Châu Thành, phía đông con sông Nại. Tên thần gọi tên cũ là Nại Hà tướng quân, đời sau thông Tuyền Hầu.”

Sơn Đông khảo cổ lục của Cố Viêm Vũ cũng nhắc đến “Biện Nại hà”:

“Nhạc từ tây nam, có nước chảy từ trong cốc ra, thành kênh rạch phía tây, từ đại dụ khẩu đến phía tây Châu Thành gọi là sông Nại, bên trái núi Cao Lý, có cầu bắc qua, gọi là “cầu sông Nại”, truyền thuyết truyền từ đời này sang đời khác nói về hồn ma người chết không được phép đi qua cầu thì gọi là “Nại hà” (phải làm sao). Việc này cũng giống như Hán Cao Đế nói “bá nhân giả, bách vu nhân dã” vậy.

Núi Cao Lý cũng chính là Cao Lý Sơn, hiện tại núi Cao Lý nằm trong khu vực Thái An, giờ đã trở thành công viên, từ bến tàu đi bộ theo hướng đông nam chỉ vài phút là tới nơi. Bởi vì miếu Phong Đô đại đế ở đó đã bị thiêu hủy từ lâu, không còn người đến đó để thăm quan, chiêm ngưỡng. Quả thực đến nay tôi cũng chưa thực sự nhìn thấy cái gọi là ngọn núi phía bên trái sông Nại. Mà Thái Sơn khai hợp vạn tượng, thư thái nghìn phương, ở đó cũng không cần thiết phải dùng đến những thứ của ma giới để mời chào, có lẽ sông Nại và kênh Phong Đô, Vọng Hương Sầm dần dần rồi sẽ bị du khách lãng quên thôi.

Nói về cầu ở sông Nại, trong cuốn Thiết địch hưởng tỏa ký, Lâm Thư - tác giả thời cận đại có viết:

Người Mãn (Phúc Kiến) cho rằng, muốn người chết được hưởng phúc dưới âm phủ thì phải mời đạo sĩ đến làm lễ tưới rượu cầu phúc. Đến ngày thứ bảy người ta lấy các tấm gỗ chống lên thành cây cầu, dưới cầu có đốt đèn hoa sen, bên trên gắn rất nhiều lọng mành, người ta gọi đó là cầu sông Nại. Người ta làm một hình nộm giấy tượng trưng cho xác người chết, sau đó đặt hình nộm đó vào trong một chiếc xe giấy, con cháu dắt chiếc xe ấy qua cầu, rồi đem hóa bên ngoài cổng. Sau đó, hỏi đạo sĩ làm như vậy người chết sẽ được đi tới đâu, đạo sĩ đáp: “Cái đó thì ta chịu ”

Bác y đình

Lúc đầu xem mấy chữ “bác y đình” này lại cho rằng là để thuận tiện cho các linh hồn cởi áo bên sông Nại mà lập ra một cái đình để che mưa che nắng. Nhưng một chữ “bác” lại làm cho người ta nghi hoặc, ví như cướp bóc, bóc lột... hay đại loại như vậy, đều ám chỉ một bên mạnh ào đến chèn ép một bên yếu. Vì thế nơi đây không đơn thuần là chỉ nơi hồn ma tự sửa sang dung mạo của mình (hay chính là chỗ để hồn ma cởi bỏ trang phục), mà nó giống như cách mà các đồ tể thường dùng để lột da. Mặc dù vậy, địa điểm của nó rất cụ thể và dễ bị phát hiện. Bác y đình này được khẳng định cũng từ sông Nại mà ra.

Vong hồn trước khi đi vào âm phủ cần phải cởi bỏ trang phục, cách nói này đã từng được nói đến trong Tuyên thất chí của Trương Độc, một học giả đời Đường. Và nguyên nhân của hành động kỳ lạ đó thật không dễ dàng cắt nghĩa, có thể là cuộc đời một con người, khi đến thì như con nhộng, còn khi đi thì lại không một mảnh vải che thân, mà sau khi con người chết, xuống dưới âm phủ thì cũng chỉ là linh hồn, con người có linh hồn nhưng quần áo thì không có hồn, vậy từ lúc anh ta thoát khỏi cái vỏ đó thì linh hồn đã trở thành linh hồn không mảnh vải che thân. Nhưng bất luận thế nào thì đó cũng là cách nói của dân gian về việc phải cởi bỏ trang phục trước khi qua sông Nại. Và cũng chính từ cách nói này mà đến đời nhà Thanh lại biến thành cách diễn đạt tinh tế hơn - “Bác y đình” dưới âm phủ. Cũng giống như việc những kẻ phạm tội ở trần gian, khi vào tù cũng phải cởi bỏ quần áo của mình và khoác lên quần áo phạm nhân. Điều này một cách vu vơ cũng có thể là nguyên nhân để tạo nên “bác y đình” trong thời hiện đại. Trong Chỉ trung nhân ngôn của Thanh Trình Chỉ Tường, quyển hai, Ngô mưu có đoạn:

Quỷ tay sai dẫn Ngô Du thập điện, uy phong lẫm liệt, không cần phải đợi, mà cầu sông Nại, Bác y đình, Vọng hương đài đều đã được nhìn thấy.

Trong Bắc đông viên bút ký kế biên của Lương Cung Thần, quyển bốn, U du xác ký[19] có ghi chép một câu chuyện kể lại sự việc tương tự như vậy một cách cụ thể, tỉ mỉ hơn.

[19] Nghĩa là: ghi lại chuyến du lịch dưới âm phủ.

Nhìn thấy ngoài trung đường quần áo chất thành núi, người đứng bên cạnh nói đây là Bác y đình, bất luận là có tội hay vô tội, quần áo mặc lúc lâm chung đến nơi đây đều phải cởi bỏ hết.

Ở đây nói về Bác y đình đã có sự thay đổi, bất luận là có tội hay vô tội, chỉ cần là quần áo mặc trên người thì đều phải cởi ra. Nhưng theo các trường hợp trước đây ở âm phủ, đó là nơi để bắt tù binh, không phải nơi tiếp đón của triều đình, có lẽ là nơi chỉ để hỏi tội, hỏi phúc của hồn ma, bất luận họ là hoàng thân quốc thích hay là bách dân trăm họ. Đương nhiên ý nghĩa của nó ở đây là việc thay đổi phong tục tang lễ không để vượt cấp.

Thanh lâu mộng, hồi thứ ba mươi tư lại đưa ra một cách nói hoàn toàn khác, ý nghĩa của Bác y đình là để cho những linh hồn có tội mặc da cầm thú lên người.

Đến đầu cầu Tiên, rộng đến mười phân, nhìn thấy ở giữa có một ngôi đình, có rất nhiều người ở đó. Ấp Hương đến gần để xem, thấy nhiều người đang vây quanh một người con gái đang giặt quần áo ở đằng xa, trong khoảnh khác đã cởi s

Chia sẻ
Loading...
Loading...
Loading...
Chia sẻ
Danh sách chương
Loading...
Loading...
Loading...
Thể loại
Tìm kiếm
Loading...
Loading...
Loading...
Lọc truyện