Chương 3
Buổi chiều, lái xe của Mạc Thiệu Khiêm gọi đến hỏi một câu cũ rích: cócần tới trường đón tôi không? Mấy kẻ làm công ăn lương cho Mạc ThiệuKhiêm luôn mang dáng dấp và tác phong của hắn, bề ngoài lúc nào cũng tỏvẻ khách sáo, lịch lãm. Tôi cũng lịch sự đáp: không cần, cứ để tôi tựvề. Tuy Mạc Thiệu Khiêm thỉnh thoảng mới tạt qua thành phố này nhưngngười ta là đại gia, dù mười ngày, nửa tháng không về lấy một lần nhưngvẫn phải có xe riêng, tài xế riêng ở đây. Cũng như phải có sẵn nhà, sẵnchó, sẵn tôi đấy thôi! Còn tôi là gì ư? Chắc phải xếp sau cả Đáng Yêucủa hắn.
Chạng vạng tối, tôi băng qua sân trường náo nhiệt, đầytiếng cười rộn rã. Sinh viên trong trường đang hối hả xuống nhà ăn hoặclà đi lấy nước, người ôm cặp, người xách bình nước ngược xuôi trải khắpcon đường, đám bạn chung phòng thường túm năm tụm ba, vừa đi vừa tángẫu, đó là cảnh tượng thường thấy ở các trường đại học. Nếu Mạc ThiệuKhiêm không đến, tôi thường ở lại ký túc xá, tầm này chắc cũng đang đilấy cơm, lấy nước, tai cũng đeo mp3, cũng cặm cụi ngồi viết báo cáo thínghiệm để mai nộp.
Lúc băng qua đường, tôi suýt nữa bị xe tôngvì tự nhiên đứng khựng lại giữa đường, dường như lúc ấy tôi đã thấy Tiêu Sơn. Tôi nói “dường như” là bởi tôi cũng không chắc lắm, chỉ là bónglưng của người ở bên kia đường rất quen thuộc, loáng cái đã lạc khỏi tầm mắt. Chỉ vậy thôi mà chân tôi không tài nào nhấc nổi nữa, dòng xe cuồncuộn cách trở đôi bờ, con phố dài miên man chìm giữa huyên náo, phảichăng mắt tôi đã tự lừa dối chính mình, hay là lý trí nói dối tôi rằng,đó chỉ là một thoáng hồn bay phách lạc? Đang lẽ hôm nay tôi không nênnhớ tới anh, không nên nhớ về những chuyện đã qua. Hai trường đại họcnằm kề nhau, tôi và anh chưa từng chạm mặt, dù chỉ một lần. Ba năm trôiqua, dường như anh đã tan thành bọt nước, ngụp lặn mất hút giữa biểntrời mênh mông, để tôi cứ thế tưởng bở, cứ thế hồn nhiên tự bảo vệ mìnhrằng sẽ chẳng bao giờ gặp lại anh nữa đâu.
Tôi cắm cổ chạy theohướng Tiêu Sơn vừa mất dạng, được một quãng đường dài, biết rõ mười mươi nơi đó chẳng có anh, cuối cùng tôi đành dừng lại, nhưng nếu đúng là anh thì sao?
Trên xe điện, tôi dựa người vao cột tay vịn, nhớ lạiđêm cùng Tiêu Sơn bắt chuyến tàu cuối cùng của nhiều năm về trước, tiếng tim đập rộn ràng khi đó dường như vẫn còn bập bùng bên tai. Cho đến tận bây giờ, tôi mới hiểu, thì ra vận mệnh đã từng cảnh báo chúng tôi: ngay từ lúc bắt đầu, tôi và Tiêu Sơn đã đi nhầm đường, từ đó đến nay dù chỉcó đi mãi vẫn không tìm ra nơi mình muốn đến.
Về đến biệt thự,Mạc Thiệu Khiêm bảo tôi thay quần áo để ra ngoài ăn cơm, cũng tốt, hômnay tâm trạng tôi đã đủ tệ lắm rồi, nếu cứ quanh quẩn ở nhà một mình với hắn, e rằng bản thân tôi sẽ để lộ ra điều gì đó. Lúc đến nhà hàng củahội quán, tôi mới vỡ lẽ vì sao hắn lại dẫn tôi theo. Buổi tối ngày hômnay đích thực là một cuộc triển lãm bồ nhí. Một bàn tổng cộng có bốnngười đàn ông mà kè kè bên cạnh có những năm người phụ nữ, trong số đócó một gã dắt theo hai cô sắc nước hương trời. Vừa theo chân Mạc ThiệuKhiêm tiến vào phòng, tôi đã nghe bên cạnh có người trêu ghẹo:
- Giám đốc Vương hôm nay có nhã hứng, hai tay hai súng cơ đấy.
Tôi biết gã Giám đốc Vương này, mới hôm trước thời sự còn đưa tin lão cắt băng khánh thành cùng chủ tịch thành phố.
Tôi ngạc nhiên cũng có cái cớ của nó, bởi lẽ trước kia, Mạc Thiệu Khiêmchưa từng đưa tôi tới tham gia những cuộc gặp gỡ kiểu này. Tiệc tùngcông khai đương nhiên chẳng đến phần tôi, tôi có phải vợ cả đâu. Cònkiểu tiệc xã giao ngoài luồng này, chắc là hắn chê tôi chưa phải hàngchim sa cá lặn, lại vướng cái mác sinh viên, không đáng để công khai,cũng chẳng đáng để khoe khoang. Thế nên, tôi chẳng khác nào loại nhà quê ra tỉnh, nhìn mọi thứ mà lóa cả mắt.
Chủ trì buổi tối hôm nayđích thị là gã Giám đốc Vương kia, thế nên lão mới ngồi ở vị trí chủtiệc. May mà tôi chưa quên hết chút kiến thức lễ nghi được dạy, vẫn kịpnhớ ra ai là khách, ai là chủ. Chắc đám người này đã ăn ngấy bào ngư vicá rồi nên mấy món bưng lên hôm nay khá thanh đạm, cách nấu cũng đặcsắc, hiển nhiên hương vị thì khỏi phải bàn. Ngoài ăn uống tiệc tùng, xem ra mấy lão đó chẳng có việc quan trọng gì cần bàn. Tôi chỉ lo mình buộc miệng nói linh tinh sẽ khiến Mạc Thiệu Khiêm không vui, nên cứ cắm cúiăn, hạn chế nói chuyện. Không ngờ hai con bé cặp kè bên Giám đốc Vươngmới chỉ trạc tuổi tôi, nhìn bề ngoài xinh như tiên nữ giáng trần nhưngtửu lượng lại rất cao. Trái một ly, phải một ly, họ thi nhau thay mặtGiám đốc Vương chúc rượu mời khách, đặc biệt, tài ăn nói của cặp đôihoàn hảo ấy tạo thành thế gọng kìm, dồn cả vào Mạc Thiệu Khiêm. Chẳng rõ lão Giám đốc Vương đào đâu ra cặp đôi báu vật này, so với Hồng lâu NhịVưu[1] thì chỉ hơn chứ chẳng kém. Nhìn tình hình trên bàn tiệc, tôi bỗng nhận ra vị khách chính trong buổi tối ngày hôm nay chính là Mạc ThiệuKhiêm, những kẻ khác có mặt ở đó cơ bản chỉ làm nền cho hắn. Hai nàngNhị Vưu xinh đẹp kia khôn khéo, chu đáo đủ mọi bề, chẳng hề lạnh nhạtvới bất kỳ ai, mấy gã đàn ông bị họ hớp hồn đến nỗi mở cờ trong bụng,thậm chí mấy cô nàng “tay vịn” đi kèm cũng tươi hơn hớn theo, chỉ có Mạc Thiệu Khiêm là tỏ ra không hứng thú. Chẳng phải hai nàng kia không đủtrình độ, mà là do Mạc Thiệu Khiêm xưa nay quen thói này rồi. Có lẽ vẻngoài lạnh như tiền của Mạc Thiệu Khiêm đã khiến hai nàng Nhị Vưu kia có cảm giác thất vọng nên hai ả liền quay ra săn sóc tôi.
[1] Hồng lâu Nhị Vưu: chỉ Vưu Nhị thư và Vưu Tam thư, hai nhân vật trong Hồnglâu mộng. Cả hai đều là những cô gái sắc nước hương trời.
Một cô nâng ly lên, giọng điệu ẽo ợt nhưng lại thắm thiết vô cùng:
- Em gái ngày trước giờ chưa được gặp, hôm nay lần đầu biết mặt, chị mời em một ly.
Không đợi tôi đáp lại, nàng này đã ừng ực uống cạn ly rượu, khiến tôi không biết phải tiếp đãi cô ta thế nào.
Nàng còn lại tươi cười nói:
- Hiếm khi mọi người được dịp vui thế này, hay là Mạc tiên sinh với Đồng tiểu thư uống hai ly đi, chúng tôi mỗi người một ly.
Này hai người đẹp ơi! Sao lại uống rượu như uống nước lã thế?
Tôi rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan, giữa lúc quan trọng vẫn không quênđưa mắt liếc sắc mặt Mạc Thiệu Khiêm. Tôi chẳng dám trông mong gì nhưngtôi biết chỉ cần hắn hơi nhíu mày thôi là đám người này sẽ không dám làm khó tôi nữa. Thế nhưng hắn vẫn tỉnh bơ, hai nàng Nhị Vưu trái phải, mỗi người một câu cổ vũ tôi, tôi đâu phải đối thủ của họ, lớ ngớ bị chuốccho vài ly. Tuy chỉ là rượu vang, nhưng hai gò má tôi đã nóng bừng, đầuóc choáng váng. Uống tiếp thì nhất định tôi sẽ say thật, giờ người tôiđã bủn rủn, dạ dày nôn nao khó chịu, thậm chí tay cũng run run rồi, cuối cùng đành mượn chút men rượu, đánh liều thò tay xuống gầm bàn, kéo nhẹgóc áo Mạc Thiệu Khiêm.
Mạc Thiệu Khiêm không thèm nhìn tôi,cũng chẳng rõ hắn tốt bụng muốn giúp tôi giải vây hay giáng thêm phiềnphức, nói một câu bâng quơ:
- Các cô đừng chuốc cô ấy nữa, cô ấy không biết uống rượu.
- Ôi chao, Mạc tiên sinh xót rồi này.
Một nàng trách yêu, nàng kia lúng liếng đưa duyên nói:
- Nếu Mạc tiên sinh không nỡ thì uống thay Đồng tiểu thư ly này vậy.
Mạc Thiệu Khiêm nửa cười nửa không, nói:
- Nghe giọng điệu của mấy cô, tôi nào dám uống hộ cô ấy.
Mọi người trong phòng đều phá lên cười, cứ như lời hắn nói là thật vậy.
Tôi có chút men rượu trong người, không hiểu sao lòng vẫn cảm thấy lạnh lẽo, cánh tay không biết vâng lời, nhấc ly rượu, nói:
- Không sao, tôi tự uống được.
Phen này chọc phải tổ ong vò vẽ rồi, bộ đôi báu vật kia sốt sắng chĩa mũinhọn vào tôi. Cạn ly này xong, phục vụ lập tức rót thêm ly khác, hai ảvỗ tay ầm ĩ, lũ lượt như đèn kéo quân lao vào chuốc tôi, thậm chí kẻkhác cũng hùa vào chúc này, kính nọ. Tôi chẳng rõ mình đã uống baonhiêu, đằng nào thì cũng đã say rồi, phải chơi lại hai con bé Nhị Vưuđấy mới được, tôi nâng ly chuốc rượu cho họ, sau cùng cảm thấy mơ mơ hồhồ, chẳng còn biết trời đất gì nữa.
Lờ mờ tỉnh lại đã thấy mìnhđang ngồi chễm chệ trên chiếc Maybach của Mạc Thiệu Khiêm, chiếc xe nàylà do tôi đòi hắn mua. Năm đó, hắn đang phân vân giữa Bentley vớiMaybach, ngoài miệng tôi xúi hắn chọn Bentley, nhưng thực ra tôi cực kỳthích Maybach. Tôi biết thừa hắn luôn xem thường khiếu thẩm mỹ của tôinên cứ kích hắn mua Bentley. Rốt cuộc hắn chọn Maybach thật, thật làsung sướng, đúng loại xe thường thấy trong tiểu thuyết diễm tình nhé! Cả ngày Duyệt Oánh lải nhải với tôi, trong tiểu thuyết, nam chính thườnglái loại xe này, nhưng gu thẩm mỹ của bố cô ấy lại rõ thấp, cứ kiênquyết không chịu mua.
Loại xe này đắt ở chỗ hầu như nội thất đều phải đặt làm, riêng lớp da bọc ghế này thôi, nghe đồn nguồn gốc cũngchẳng phải loại tầm thường, họ lột da những con bê chưa từng bị quấtroi, rồi thuộc da bằng phương pháp thủ công, chọn ra những mảnh có hoavăn và màu sắc ít khác biệt nhất, ráp lại rồi may cẩn thận đến từngđường kim mũi chỉ. Nhìn chiếc ghế được bọc bằng da cao cấp này, giờ màtôi nôn hết ra ghế thì thật có lỗi với lũ bê.
Mạc Thiệu Khiêmnhắc tài xế ngừng xe, tôi ngồi bên lề đường, nôn thốc nôn tháo. Xe cũngmở toang cửa, dừng luôn tại đó, tài xế lấy hộ khăn giấy lau dọn mất mộthồi, cũng chẳng rõ đã phải xịt bao nhiêu nước hoa. Lúc tôi lên xe, trong xe đã tràn ngập mùi nước hoa Tiffany của nam. Mạc Thiệu Khiêm ưa dùngnhãn hiệu này, trên xe cũng để riêng một lọ, nhưng mùi nước hoa ấy vừaxộc vào mũi, tôi đã cảm thấy muốn nôn thêm lần nữa.
Cuối cùngtôi cũng nhịn được đến lúc về nhà, chân nam đá chân chiêu bò lên tầng,mò vào phòng mình, vẫn đủ sức để ngọ nguậy tắm rửa. May mà tôi chưa chết đuối trong bồn tắm, đầu tóc cũng chẳng thèm sấy, bước ra ngoài, vừanhìn thấy giường liền nằm vật ra, vùi đầu ngủ.
Giấc ngủ ấy không được yên lành, tôi gặp phải ác mộng. Tôi mơ thấy một mảng đen kịt, chực khóc mà mắt ráo hoảnh, tôi thấy mình bải hoải rã rời, trên người nhưđeo một tảng đá lớn hoặc như một kẻ chết đuối không tài nào vùng vẫyđược, cứ để mặc cơ thể chìm sâu xuống đáy sâu. Tất cả đều bỏ tôi mà đi,thế là từ nay tôi vĩnh viễn sa vào bóng tối tuyệt vọng… Tôi không cònsức để khóc, không còn sức để nhúc nhích, tay chân như không còn thuộcvào chính mình, cả cơ thể chẳng khác nào bị rút gân, lột da, tựa Long Nữ bị tuốt vảy trong truyền thuyết. Nhưng trong lòng tôi luôn hiểu rõ, đây là ý trời, là vận mệnh của tôi. Không thể tránh được.
Cuối cùng tôi gắng sức hé mắt ra. Trong bóng tối, tôi bắt gặp đôi mắt âm u mà đau đáu của Mạc Thiệu Khiêm, phảng phất cái nhìn như đối với người dưngnước lã, chứ không phải đang nhìn thấy tôi.
Hình như tôi cònđang trong cơn nghẹn ngào, tối nay tôi đã khiến hắn bẽ mặt, đành rằnghắn không mắng nhiếc, nhưng trong lòng tôi rất hiểu. Tôi thấy sợ, chỉ vì nỗi buồn riêng mà bản thân trở nên phóng túng rồi làm việc thất lễ, tôi gánh không nổi hậu quả của việc chọc giận hắn. Trong màn đêm tĩnh lặng, ánh mắt hắn khiến tôi hốt hoảng.
Tôi vươn tay, ôm ghì lấy cổ hắn, nghe giọng mình gần như thì thào:
- Đừng rời xa em…
Thay vì đáp lại, hắn hùng hổ dùng sức, đau đến nỗi tôi toan hét lên.
Giống cầm thú này!
Không đợi hắn hành hạ xong, tôi đã chìm vào giấc ngủ.
Ngủ một mạch đến tận sáng mới tỉnh, cửa sổ vẫn kín như bưng, bốn bề cực kỳyên tĩnh. Chỉ nơi chân rèm rủ sát mặt sàn mới thấy một vòng sáng mượtnhư nhung lọt qua, tôi lật mình, chăn đệm bằng sa tanh mát rượi, suýtnữa tuột khỏi giường. Cái khó chịu của cơn say chính là khiến người tauể oải, lờ đờ, chẳng thiết cựa quậy. Trên giường không còn sót lại chútdấu vết nào của Mạc Thiệu Khiêm, gối cạnh đầu vẫn phẳng phiu không mộtnếp nhăn. Tôi tự nhủ chắc chuyện đêm qua chỉ là một cơn ác mộng, sayrượu nên sinh ảo giác. Tôi nằm trên giường hồi lâu, lúc nhìn đồng hồtrên đầu giường thì đã bảy giờ.
Tôi bật dậy, đánh răng rửa mặt rồi mò xuống dưới nhà.
Dưới nhà vắng tanh, chỉ có người giúp việc đang bận quét dọn, nhìn thấy tôi, cô ấy liền nở nụ cười khách sáo.
- Chào tiểu thư!
- Chào cô!
Tôi kiễng chân ngó nghiêng sang phía nhà kính, người giúp việc đoán được ý tôi, liền nói:
- Sáng sớm tài xế đã đưa tiên sinh ra sân bay rồi ạ!
Mạc Thiệu Khiêm đi rồi, nghe được câu ấy, cơ thể tôi đang căng như dây đàncủa tôi lập tức thả lỏng, tôi hớn hở thay quần áo đi học.
Buổi sáng chỉ có hai tiết, tan học tôi định về ký túc xá ngủ bù nhưng Duyệt Oánh sống chết kéo tôi đi theo bằng được.
- Được dịp quý báu như thế này còn ngủ cái gì? Mau đi với tớ ra nhà thiđấu bóng rổ xem giải đấu Sáng tạo robot dành cho sinh viên, hôm nay ởbên đó có diễn ra vòng thi tuyển.
- Robot có gì hay đâu?
Nhìn cặp mắt sáng trưng của Duyệt Oánh, tôi thừa biết cô nàng lại lên cơn háo sắc rồi, quả nhiên cô ấy nói:
- Mộ Chấn Phi! Lát nữa Mộ Chấn Phi sẽ đến!
Cô nàng kéo tay tôi, lắc giật điên cuồng:
Là Mộ Chấn Phi đấy! Nghe nói đội trường bên do anh ấy dẫn đầu hôm nay đến đấy!
Nhờ phúc của Duyệt Oánh mà tôi nắm được tường tận những chuyện có liên quan đến gã Mộ Chấn Phi này. Chiến công hiển hách của anh ta quả thực đếmkhông xuể, từ thay đổi chế độ hậu cần của trường đại học đến gây hấn với thầy phụ trách, rồi còn là cục cưng của thầy hiệu trưởng, những chuyệnđó lũ lượt lan truyền sang trường chúng tôi, có thể thấy, tiếng tăm củaanh ta vang dội đến mức nào, uy tín lớn đến đâu, có bao nhiêu fan cuồng. Nghe đồn, hàng năm mỗi khi trường kế bên đón tân sinh viên, chỉ cần anh ta còn đương nhiệm hội trưởng Hội sinh viên, thì ngay cả lễ đón tiếpsinh viên mới cũng làm thật hoành tráng. Đối với một ngôi trường nổitiếng khô cứng và lạnh lùng như trường Đại học Công Nghiệp, xuất hiệnngữ ngông nghênh này quả thực không phải chuyện đùa.
Mỗi lần nhắc đến anh chàng này, Duyệt Oánh thở vắn than dài:
Tuổi đời trường bên cạnh cũng hơn trăm năm, nhân vật kiệt xuất cũng nhiều,chỉ hận sao họ lại sinh ra sớm thế, không để tớ kịp chiêm ngưỡng đã cuốn gói đi sạch rồi. Được sinh cùng thời với Mộ Chấn Phi quả thực là diễmphúc, diễm phúc quá mà!
Cô nàng nói chữ “mà” phía sau bằng giọng Đài Loan chuẩn, nghe phát buồn nôn.
Hôm nay có thể tận mắt thấy Mộ Chấn Phi bằng xương bằng thịt, có lẽ cô nàng sẽ hạnh phúc đến mất ngủ.
Giây phút được gặp Mộ Chấn Phi đối với tôi quả là bất ngờ. Không phải vì một đám em xinh tươi cầm băng rôn đứng trên khán đài đối diện, hớn hở vẫyhoa cổ động, nhìn chẳng khác gì đội cổ vũ của Rukawa[2], chỉ khác chăngánh mắt hình trái tim chưa đủ bay rợp hội trường trong tiếng reo hò “emyêu anh, em yêu anh” thôi, mà bởi anh bạn Mộ Chấn Phi này công nhận đẹptrai thật. Tôi biết thừa tính “trông mặt mà bắt hình dong” của DuyệtOánh, nhưng tôi không ngờ Mộ Chấn Phi ngông nghênh trong lời đồn trênthực tế lại là một gã thư sinh hiền lành có khuôn mặt sáng sủa, lúc cười để lộ đôi má lúm đồng tiền duyên đến thế.
[2] Rukawa Kaede: một trong những nhân vật chính trong bộ truyện tranh Slam Dunk của Nhật.
Vẻ bề ngoài thật sự không nói lên một con người, bây giờ là thời đại nàorồi? Thậm chí bây giờ, mấy gã đẹp trai cũng chẳng có gì đáng gờm.
Vậy mà khi anh ta tiến vào vị trí giữa sân, ánh mắt đó, khí thế đó, thực sự toát lên khí phách cao quý, trầm tĩnh. Mượn một câu nói trong kiếm hiệp để hình dung thì là: “Quả nhiên có phong thái của một bậc “nhất đại tôn sư”, có nét hao hao như Trương Vô Kỵ[3], thoạt nhìn cứ ngỡ tiểu đạođồng, ai ngờ vừa xuất chiêu đã quét sạch Quang Minh đỉnh[4].” Sau cái vỗ tay của anh ta, một nhóm người lập tức tập hợp đội hình, đầu ngang đầu, vai bằng vai, cùng đập tay và sục sôi hô to khẩu hiệu:
- Tất thắng!
[3] Trương Vô Kỵ: nhân vật nam chính trong bộ tiểu thuyết Ỷ thiên Đồ long ký của nhà văn Kim Dung.
[4] Quang Minh đỉnh: sào huyệt của Ma giáo mà Trương Vô Kỵ đã lần mò theo một ông hòa thượng leo lên.
Trên khán đài, không ít nữ sinh đã bắt đầu liêu xiêu, không kìm được reo hò ầm ĩ.
Nhưng trận đấu lại không mấy kịch liệt. Cuối cùng, đội đại diện trường tôikết thúc trong thảm bại, tuy trường chúng tôi cũng là trường Đại họcTổng hợp hạng nhất, mấy khoa Công nghệ xếp hạng nhất, nhì toàn quốc,nhưng so với mấy anh tài của ngành Kỹ thuật điều khiển và Kỹ sư củatrường bạn thì robot trường tôi thật… chẳng đáng để nói tới.
Thua thì phải thua trong vinh quang, anh đội trưởng trường tôi hóm hỉnh đùa rằng:
- Lần sau chúng ta không thi robot dựng tháp đôi nữa mà sẽ cho robot ngâm thơ,
Cả hội trường ồ lên cười, thành viên hai đội bắt tay nhau, chụp ảnh lưuniệm. Đội cổ vũ ùa xuống sân trong tiếng nhạc sôi động, khuấy đảo bầukhông khí tưng bừng trong hội trường. Duyệt Oánh kéo tay tôi chạy thẳngxuống sân thi đấu để ngắm giai đẹp rõ hơn. Người tôi chỉ còn đợi vắt ramồ hôi nữa thôi, trong khi Duyệt Oánh hăng hái, sục sôi, chưa chen đượcđến chỗ Mộ Chấn Phi thề chưa bỏ cuộc. Lúc đó, đám nam sinh trường bênđang hăng máu nhấc bổng Mộ Chấn Phi lên trời, tung hô. Trong tiếng hòreo của đám đông và âm thanh phấn khích, tôi lùi lại mấy bước để ngắmnhìn cảnh tượng rực rỡ đầy màu sắc này từ xa. Duyệt Oánh đã lách vàogiữa đám người, quay đầu không thấy tôi, cô ấy nháo nhác gọi toáng lên:
- Đồng Tuyết! Đồng Tuyết ơi!
Giọng cô ấy rất to, giữa tiếng nhạc ồn ào, tôi vẫn nghe rõ mồn một.
- Tớ ở bên này!
Tôi vừa hét trả lời vừa nhảy cẫng lên để cô nàng nhìn thấy mình.
Tôi lơ đễnh nhảy hơi cao. Bình thường tôi đã cao rồi, lúc nhảy lên lại càng thêm nổi bật. Một vật đen xì bỗng lao “vút” đến chỗ tôi. Vật thể lạ kia lao về phía tôi như một viên đạn, không cho tôi thời gian trở tay thìmột tiếng “bốp” đã vang lên. Sau cú va đập bất thình lình, tôi trượtchân ngã uỵch xuống sàn.
Đau quá đi mất, may mà vẫn kịp nhắm mắt theo phản xạ nên vật thể lạ kia chỉ đập vào mí mắt. Tức thì, hai mắttôi giàn dụa nước vì đau, mọi thứ hiện lên nhòe nhoẹt, mông lung. Mộtbạn nữ đứng cạnh thấy tôi ngã sóng soài, vội chạy đến đỡ. Tôi quệt nướcmắt, vật lộn định tự đứng dậy, bạn nữ nọ hét lên:
- Trời đất ơi, chảy máu rồi!
Mắt trái tôi không thể nào hé nổi nữa, mắt phải lại không ngừng ứa nướcmắt, qua rèm mi láng máng thấy trên tay vừa quệt ra một màu đỏ tươi. Quả thật, tôi với ngôi trường này không hợp duyên nhau, từ lúc nhập học đến giờ, tai bay vạ gió ập đến tới tấp, tận lúc này vẫn chưa hết đen.
Ý tưởng viết thư kiến nghị nặc danh còn đang soạn dở thì Duyệt Oánh đã hốt hoảng lao đến:
- Đồng Tuyết! Đồng Tuyết ơi!
Biểu cảm này thường thấy trong mấy bộ phim truyền hình phát lúc tám giờ tốihằng ngày, cô quýnh quáng đến nỗi chỉ biết lay tôi. Tôi bị cô nàng lắcgiật đến choáng váng, chưa kịp lấy sức mắng cô nàng một trận thì mọingười đã xúm xung quanh, nhanh chóng đỡ tôi dậy, lúc đó có tiếng contrai thốt lên:
- Mau đến bệnh viện. Tôi cõng cô ấy, mọi người giúp một tay với!
Thực ra tôi chỉ bị thương ở mắt thôi, chứ chân vẫn lành lặn, nhưng mọi người đã quýnh quáng đỡ tôi lên lưng anh ta. Nói thật là tôi chẳng thấy gìcả, hai bên mắt thi nhau trào ra dòng chất lỏng ấm nóng, tí ta tí táchnhỏ xuống cổ anh chàng ấy, cũng chẳng rõ là máu hay nước mắt. Tôi nghĩbụng có phải mình sắp mù rồi không? Nếu tôi mù thật rồi, liệu Mạc ThiệuKhiêm có tống khứ tôi đi không…?
Lúc này rồi mà tôi vẫn còn tưtưởng nghĩ ngợi lung tung. Hai hàng nước mắt trào ra làm nhòe nhoẹt mọithứ xung quanh. Nhưng tôi vẫn biết mình đã ra khỏi nhà thi đấu, vừa điqua lầu Dật Phu[5], khu quản lý tổng hợp, vườn đào Hữu Nghị, hồ KimTiền… Mỗi con đường trong trường đều hết mực quen thuộc, không cần nhìncũng biết. Qua cổng Bắc Nhị là Bệnh viện Số một trực thuộc Học viện Ytrường tôi. Anh chàng cõng tôi rảo bước nhanh thoăn thoắt, con đường này vốn dốc, tôi nghe anh ta thở hổn hển không ra hơi.
[5] Lầu DậtPhu là công trình kiến trúc được đặt theo tên của nhà tài trợ Thiệu DậtPhu. Thiệu Dật Phu được biết đến như “ông trùm” của làng giải trí Hoangữ. Kể từ năm 1985, ông đã quyên tiền xây dựng nhiều công trình kiếntrúc phục vụ cho khoa học giáo dục tại Đại lục, các công trình nàythường được đặt theo tên của ông.
Tôi nằm tròng trà tròng trànhtrên lưng anh ta nên đầu óc choáng váng hoặc có lẽ do chứng sợ máu lạiphát tác, mặc dù không thấy máu nhưng tôi có thể ngửi thấy mùi vị tanhnồng ấy. Đầu tôi rũ xuống không chút sinh khí. Bờ vai rộng thênh thangnhưng không hề cơ bắp của anh chàng này gợi tôi nhớ đến Tiêu Sơn, hễchán sống thèm chết tôi lại nhớ đến anh. Trước kia, mỗi lần đi qua sânbóng rổ có anh đang chơi, chỉ cần đưa mắt, tôi đã nhận ra anh đang đứnglen lỏi giữa đám nam sinh trên sân, mồ hôi mướt mát ở ngực và lưng, thấm qua lớp áo trong suốt, để lộ bờ vai bằng và rộng. Tiêu Sơn chưa hề cõng tôi, chỉ là rất lâu trước đây, tôi đã từng mơ thấy anh cõng mình. Trong mơ, anh cõng tôi đi trên con đường rợp bóng những hàng cây xanh mát ởtrường trung học, dưới những tán lá xanh ngắt trên bầu trời, lơ thơ mấychùm hoa chen giữa tán lá, hoa dạ hợp[6] phơn phớt tựa màu nhung, bậpbùng như những đốm lửa giữa nền trời xanh trong.
[6] Hoa dạ hợp: hay còn gọi là hoa mộc lan Trung Hoa, có màu trắng hoặc phớt hồng.
Trong giấc mơ, anh cứ cõng tôi đi mãi, tôi vịn vào cổ anh, hỏi:
- Anh định cõng em đi đâu?
Anh nói:
- Cõng em đi vào trái tim anh.
Lúc tỉnh giấc chỉ còn mình tôi với nỗi rầu rĩ, giá như hồi kết ấy là thật thì tốt biết bao.
Chúng tôi đi vào một phòng cấp cứu ồn ào, tôi nghe tiếng Duyệt Oánh khóc lócgọi bác sĩ, rồi tôi được đặt ngồi xuống ghế, bác sĩ và y tá cũng xuấthiện. Bác sĩ để tôi ngửa đầu, miếng bông mang theo mùi sát trùng nhẹnhàng lướt qua mí mắt tôi mát lạnh, một cơn đau ập đến khiến tôi rùngmình.
Bác sĩ hỏi:
- Có mở mắt được không?
Tôi cố gắng thử, mọi thứ nhạt nhòa, mắt trái không dám mở mạnh. Bác sĩ sột soạt viết, rồi nói:
- Các em là sinh viên trường này à? Có đem bảo hiểm y tế không? Trướctiên, giúp em này đi nộp tiền, rồi lên tầng làm xét nghiệm, xem có tổnthương đến nhãn cầu không.
Tôi vẫn cố mở to mắt phải để nhìn rõhơn nhưng vô ích, chỉ cần khẽ động đậy là nước mắt sẽ thi nhau tuôn trào ra. Duyệt Oánh chực khóc:
- Bọn em không đem theo thẻ…
- Anh đi nộp tiền. – Tôi đoán là giọng anh chàng vừa cõng tôi ban nãy.
Anh ta có chất giọng phổ thông rõ ràng, chuẩn xác, nghe giọng nói còn hơi hổn hển, chắc là vừa chạy quá nhanh.
- Em ở đây trông bạn ấy.
Bác sĩ dùng gạc tiệt trùng băng vết thương lại, tôi như đứa mù dở đượcDuyệt Oánh dìu lên tầng. Ngay sau đó, xét nghiệm cho ra kết quả thủnggiác mạc do tác động ngoài, bác sĩ khuyến cáo nên khẩn trương tiến hànhphẫu thuật. Duyệt Oánh òa khóc, tôi cũng thấy sợ, tưởng tượng bao nhiêutình huống không hay có thể xảy ra, chỉ sợ phẫu thuật xong mình sẽ thành người mù. Anh chàng vừa cõng tôi ban nãy bình tĩnh hơn chúng tôi, anhta nắm tay tôi rồi nói:
- Bọn anh đợi em ở bên ngoài!
Mười đầu ngón tay mát rượi của anh ta siết mạnh, giống cách Tiêu Sơn thườngnắm tay tôi, anh luôn nắm chặt đến nỗi tay tôi hơi tê tê. Thực ra lòngtôi vừa dấy lên nỗi sợ hãi tột độ, cổ tay run lẩy bẩy, nắm tay anh ta mà nghẹn ngào, không thốt nên lời. Y tá đến thúc giục, tôi vẫn không dámhé mắt trái, còn mắt phải chỉ thấy nhập nhèm những hình ảnh nhạt nhòa.Tôi cố gắng nhìn Duyệt Oánh lần cuối, thấy cô ấy đang đứng dựa tường,nức nở cùng anh chàng kia. Nếu tôi mù thật thì đây chính là lần cuốicùng tôi còn nhìn thấy thế giới.
Phẫu thuật không lâu như tôinghĩ, cũng không kinh khủng như trong tưởng tượng, toàn bộ mắt trái củatôi được băng kín mít, lúc ấy tôi còn chợt nghĩ: “Thế này không phảithành Độc nhãn Tướng quân rồi sao?” Sau này Duyệt Oánh cũng nói, nhìnmặt tôi vừa ra khỏi phòng phẫu thuật chẳng khác nào thuyền trưởng hảitặc.
Cô ấy nói với tôi điều này lúc tôi đã nằm viện được bangày. Sáng sớm hôm nay, bác sĩ đến kiểm tra, sau đó giúp tôi tháo gạc,nói rằng quan sát thêm hai ngày nữa, nếu không có dấu hiệu viêm nhiễmthì có thể xuất viện, vấn đề thị lực bị ảnh hưởng hay không còn phụthuộc vào sự hồi phục sau này. Nhưng cũng may chỗ giác mạc bị thương ởchếch một bên, miệng vết thương cũng nhỏ, trước mắt vẫn rất khả quan.
Tôi buồn bực muốn chết, tôi vốn ghét bệnh viện, nói gì tới phải nằm viện.Hơn nữa, hàng sáng còn phải truyền mấy chai dịch đề phòng nhiễm trùng.Tháo gạc xong, tôi cũng không dám mở to mắt trái, nên nhìn mọi thứ chỉthấy lờ mờ.
Duyệt Oánh trốn ba buổi học để vào bệnh viện chămtôi, tôi thật sự rất cảm kích. Tôi biết cô ấy đến không phải vì Mộ ChấnPhi, dù người cõng tôi tới bệnh viện ngày hôm đó chính là anh ta, Chẳngtrách hôm đó, nghe thấy phải làm phẫu thuật, Duyệt Oánh hoảng sợ đến mức bật khóc, còn anh ta vẫn bình chân như vại, trai đẹp quả nhiên có chỗhơn người, không hổ là người từng trải.
Ngày nào Mộ Chấn Phi cũng tới thăm tôi, Duyệt Oánh trêu: phen này thì trúng số đào hoa rồi nhé, tôi nói:
- Làm thuyền trưởng hải tặc rồi, còn đào hoa gì nữa? Người ta “hành hiệp trượng nghĩa”, chứ nào phải anh hùng cứu mỹ nhân.