Chương 25: Đoạn kết
Cuối cùng tôi vẫn xuất ngoại theo chương trình trao đổi lưu học sinh một năm như lịch trình đã định.
Phía công an dừng việc điều tra giữa chừng, bản án trở thành tranh chấp dânsự, nhưng thực ra là dưới sự nỗ lực của luật sư đôi bên, phía cảnh sátđành mắt nhắm mắt mở cho qua vụ án này. Anh luật sư họ Từ mà Duyệt Oánhtìm hộ tôi quả là cao tay, nhờ anh ta mà lý lịch của tôi trong sạch nhưmới. Phía nhà họ Mộ cũng không gây khó dễ, họ không hề đòi bồi thườngkinh tế, đúng như những gì Mộ Chấn Phi từng nói. Bên văn phòng khoa chỉyêu cầu tôi viết một bản tường trình giải thích rõ sự việc đã qua, saukhi chứng minh tôi hoàn toàn vô can, trường lại tiếp tục giúp tôi hoànthành thủ tục du học.
Tình hình của Lâm Tư Nhàn đã dần ổn địnhnhưng vẫn trong tình trạng hôn mê. Bác sĩ nói, có lẽ nửa tháng sau cô ấy mới tỉnh lại, nhưng cũng có khả năng sẽ nằm thế mãi mãi. Bố mẹ Lâm TưNhàn ban đầu thì suy sụp nhưng về sau cũng quen dần, lúc tôi đến bệnhviện thăm Lâm Tư Nhàn, bác trai tâm sự với tôi:
- Đành cố gắng vậy, một khi thân già này còn thì quyết không để ai tước đi hơi thở cuối cùng của con bé.
Tôi không rõ viện phí một ngày nằm trong ICU là bao nhiêu và gia đình LâmTư Nhàn có thể cầm cự được bao lâu. Lâm Tư Nhàn có gia cảnh khá tốt nêntôi nghĩ không một người làm cha làm mẹ nào lại muốn buông xuôi tia hyvọng cuối cùng này, dù tán gia bại sản cũng phải để con mình được sốngtiếp. Tiêu Sơn cũng đứng ra đỡ đần nhiều việc, mọi thủ tục ở bệnh việnđều do một tay anh sắp xếp, bố mẹ Lâm Tư Nhàn cùng nói:
- Khổ thân thằng bé quá!
Họ đã ngầm coi Tiêu Sơn như con cái trong nhà, đồng thời là chỗ dựa cuối cùng. Mẹ Lâm Tư Nhàn nói với tôi:
- Nói gở, Tiểu Nhàn chết cũng thấy mãn nguyện, bởi có Tiêu Sơn hết lòng vì nó.
Bác ấy nhắc đến chữ “chết”, thậm chí câu chữ bình tĩnh đến ráo hoảnh.
Tiêu Sơn cũng tỏ ra bình thản, anh nói:
- Em cứ đi du học đi, nhà Lâm Tư Nhàn đang thế này, anh nghĩ kể cả anh và em có ở bên nhau thì lòng em cũng thấy thấp thỏm không yên.
Với cả một năm nữa anh mới tốt nghiệp, biết đâu đến lúc đó, Lâm Tư Nhàn sẽ hồi tỉnh hoặc biết đâu sẽ chẳng bao giờ tỉnh lại.
Anh ở lại đây mới khiến chúng tôi thấy thanh thản trong lòng.
Duyệt Oánh luôn miệng mắng tôi ngốc, rồi quay sang mắng Tiêu Sơn ngốc. Cô ấy thở hồng hộc rồi cốc trán tôi:
- Đấy, cậu là Thánh mẫu! Còn hắn là Thánh nhân! Các người đúng là một đôi Thánh với nhau!
Thấy tôi cười hềnh hệch, cô ấy càng cay cú hơn:
- Này! Tớ đang mắng cậu đấy!
Tôi nói:
- Tớ sắp xa cậu rồi, thời gian tới cậu sẽ không còn cơ hội được mắng tớ, cốc trán tớ nữa.
Nghe xong, Duyệt Oánh suýt rơi nước mắt, cô ấy thụi ngay cho tôi một đấm:
- Sao cậu đáng ghét thế không biết!
Các bạn cùng lớp cũng cùng Duyệt Oánh ra tận sân bay tiễn tôi. Duyệt Oánhphân công mấy bạn trai xách giúp đồ đạc. Lúc sắp xếp hành lý, Duyệt Oánh ngồi trước mặt tôi lải nhải đủ điều nên bây giờ, bên cạnh tôi là mộtđống va li to nhỏ:
- Nhét thêm cái này vào, nhãn hiệu này ở Mỹkhông bán mà cậu lại quen dùng rồi! Cái này cũng mang theo, kẻo sang đórồi lúc cần thì chẳng kiếm đâu ra…
Tôi thấy mình đâu giống điMỹ, dễ chừng phải sang tận châu Phi. Ngoài việc chắc chắn hành lý đã quá tải, tôi còn xách theo một va li tùy thân cỡ to nhất theo tiêu chuẩncho phép, định xách lên khoang hành khách trên máy bay.
Tiêu Sơn cũng ra sân bay tiễn tôi nhưng từ đầu tới cuối, anh không hề nói riêngvới tôi câu nào. Duyệt Oánh nháy mắt ra hiệu suốt nhưng tôi tự nhủ, giữa tôi và anh đã không cần thiết phải trò chuyện nữa rồi. Tôi hiểu anhđang nghĩ gì và anh cũng hiểu những gì tôi đang nghĩ.
Sắp đếngiờ làm thủ tục kiểm tra an ninh, lúc này, ai nấy đều tỏ ra cởi mở, mọingười cùng tiến lên dành cho tôi những cái ôm tạm biệt. Đa số bạn bètrong lớp đều đùa tôi rằng sang Mỹ cố gắng học hành, tranh thủ kiếm họcbổng học lên thạc sĩ, rồi mọi người đều chúc tôi lên đường may mắn. Tôiôm từng người một, kề cận biệt ly mới hay mình luyến tiếc biết chừngnào. Bấy lâu cứ mong bỏ được vùng đất này để tới một nơi không ai quenbiết, cho đến ngày hôm nay, tôi mới biết, thật lòng mình không nỡ biệtly. Tôi đã ở thành phố này suốt ba năm đại học, nó dành cho tôi đâu phải chỉ có buồn đau, mà còn rất nhiều những chuyện nhỏ nhặt khác nữa, cũngâm thầm nảy sinh nỗi buồn theo tháng năm.
Tôi nghĩ, tôi vẫn nên quay về, mặc kệ tôi học thế nào, mặc kệ học vị ra sao, tôi tự nhủ, nhất định mình sẽ quay về.
Đến lượt Duyệt Oánh ôm tôi, cô ấy thì thầm bên tai:
- Cố mà kiếm một gã bạn trai Bắc Âu, siêu đẹp trai đấy!
Tôi chợt nhớ đến anh chàng Jack có đôi mắt màu lục, gặp lần đi mua sắm với cô ấy. Tôi nén dòng nước mắt nhoẻn miệng cười:
- Giống Jack ấy à? Nếu có thật, nhất định tớ sẽ phần cậu một anh.
Duyệt Oánh cũng cười, đôi mắt trong suốt ngân ngấn nước:
- I’m the king of the world!
Cô ấy siết chặt tay tôi, tôi cũng nắm chặt tay cô ấy.
Đời này có Duyệt Oánh làm bạn quả thực là diễm phúc của tôi.
Tiêu Sơn là người cuối cùng nói lời chia tay, anh nói với chất giọng trầmthấp, chỉ dành riêng cho hai người chúng tôi vừa đủ nghe:
- Anh mãi mãi đợi em.
Tôi gồng mình, kìm nén những giọt nước mắt, bấy lâu nay cứ ngỡ, người contrai mà mình đã yêu bằng cả tuổi trẻ chính là Tiêu Sơn của tôi. Nhưngvận mệnh cứ cướp anh đi hết lần này đến lần khác, cho đến tận ngày hômnay, anh chỉ đành nói anh sẽ đợi tôi mãi mãi. Có lẽ chúng tôi không códuyên nợ, nhưng ai biết được, có lẽ ở chỗ ngoặt tiếp theo của vận mệnh,chúng tôi lại sẽ tương phùng.
Hành lý đã được ký gửi, hòa vàodòng người đang xếp hàng ở khu vực kiểm tra an ninh, tôi quay người, vẫy tay chào tất cả mọi người lần cuối cùng.
Tôi hết nhìn Duyệt Oánh, Tiêu Sơn lại nhìn các bạn cùng lớp đang vẫy tay lần cuối với mình.
Hẹn gặp lại, Duyệt Oánh.
Hẹn gặp lại, Tiêu Sơn.
Hẹn gặp lại, các bạn của tôi.
Vì thời gian các chuyến bay hạ cánh nối tiếp nhau nên dòng người xếp hàng ở khu vực kiểm tra an ninh dài dằng dặc. Hơn nữa, bên an ninh làm việcrất cẩn thận, tôi nghĩ có thể do gần đây có hội nghị quan trọng diễn ratại thành phố này. Mỗi lần thành phố triệu tập hội nghị quan trọng là an ninh ở sân bay lại nghiêm ngặt đến nỗi khiến người ta vô cùng bực bội.Đến lượt mình, tôi đặt chiếc va li xách tay lên băng chuyền, lấy máytính và điện thoại ra, đặt vào giỏ đựng đồ đạc tùy thân.
Đi qua cửa an ninh, đột nhiên nghe thấy tiếng nhân viên phụ trách máy soi an ninh gọi giật lại:
- Đây là va li của cô à? Phiền cô mở ngăn đáy ra.
Tôi ngơ ngác nhìn anh ta:
- Va li của tôi không có ngăn đáy.
- Mời cô phối hợp để chúng tôi kiểm tra.
Chiếc va li này chính là chiếc mà Mạc Thiệu Khiêm đã mua cho tôi, tôi dùngbao lâu nay mà chẳng hề hay biết nó có ngăn đáy. Chiếc va li này nhỏgọn, lại cực kỳ chắc chắn, kích thước lại vừa vặn cho phép xách lênkhoang hành khách máy bay nên tôi cũng xách nó theo. Tôi mở khóa số rồilật hẳn nắp va li ra:
- Đây, các anh tự xem đi, không có ngăn đáy đâu.
Nhân viên an ninh nhấc một tí đồ đạc trong va li ra, tay lần mò dưới đáy,tôi không biết anh ta ấn chỗ nào mà lại nghe “tách” một tiếng rồi bungthêm ra một nắp nữa, hóa ra bên trong có lớp đáy thật.
Nhân viên an ninh cầm chiếc điện thoại lên, giọng điệu sặc mùi nghề nghiệp:
- Theo quy định về an ninh, tất cả đồ đạc cá nhân như điện thoại, máytính xách tay đều phải lấy ra để kiểm tra riêng, sao cô còn để trongngăn đáy?
Tôi sững sờ, hoàn toàn không biết chiếc va li này cóngăn đáy, đương nhiên lại càng không biết chiếc điện thoại này lại nằmtrong ngăn đáy. Nhân viên an ninh đưa điện thoại qua bên máy soi kiểmtra, sau đó trả lại cho tôi, vẫn giữ giọng điệu nghiêm túc:
- Lần sau đừng tái phạm nữa.
Giờ tôi mới nhận ra đây là điện thoại của Mạc Thiệu Khiêm. Hồi trước, MộVịnh Phi đòi tôi đi gặp anh, tôi đã gọi không biết bao nhiêu cuộc vào số điện thoại riêng của anh nhưng tổng đài đều báo khóa máy. Tôi tưởng anh đã đổi số rồi, không biết tại sao điện thoại của anh lại ở đây, sao lại xuất hiện trong ngăn đáy va li? Lần trước đi biển cùng anh, tôi cũngdùng chiếc va li này.
Đã có lần tôi lén xem trộm nội dung trong chiếc điện thoại này, hơn nữa, lần vụng trộm ấy đã khiến tôi được phen tá hỏa.
Chắc lần trở về từ bờ biển đó, anh đã cất điện thoại vào ngăn đáy va li, lúc ấy, chính tay anh sắp xếp hành lý và cũng chính tay anh ký gửi đồ đạc.
Lòng tôi rối như tơ vò, ngón tay bất giác mò mẫm ấn nút nguồn, chẳng hiểusao tôi làm vậy. Chẳng lẽ tôi còn mong mỏi tìm thấy thứ gì, còn gì đâucơ chứ? Tôi và anh đã chấm dứt từ lâu rồi.
Bật điện thoại lên,màn hình hiện ra, vẫn dò được sóng. Tôi cúi đầu, định tìm hai bức ảnh,xem nó còn ở đó không nhưng nhân viên an ninh tới thúc giục, bởi đằngsau còn khá nhiều người đang xếp hàng.
Một tay tôi cầm hai chiếc điện thoại, tay kia đóng tạm va li lại rồi cắp laptop, nhường lối cho người phía sau.
Đúng lúc ấy, điện thoại của tôi bất chợt đổ chuông báo có tin nhắn, tôi nghĩ chắc Duyệt Oánh nhắn tin hỏi tôi có qua cửa an ninh thuận lợi không.Tay chân luống cuống, suýt thì đánh rơi laptop đang cắp nách. Tôi sảibước tiến về phía trước, tạt vào chỗ rộng rãi hơn, để va li dựa tạm vàotường rồi đẩy nắp trượt của điện thoại ra xem.
Tin nhắn gửi đếntừ số điện thoại riêng của Mạc Thiệu Khiêm. Tuy số riêng của anh đã bịtôi xóa từ lâu nhưng tôi luôn thuộc nằm lòng dãy số ấy.
Vấn đề ở chỗ, tôi đang cầm trên tay chiếc điện thoại có số máy ấy. Từ trước đếnnay, Mạc Thiệu Khiêm chưa từng nhắn tin cho tôi, anh cho rằng, gửi tinnhắn thật phí thời giờ nên cứ có việc là gọi thẳng luôn. Tôi thấp thỏmđặt laptop lên va li rồi mở máy của Mạc Thiệu Khiêm, lúc ấy mới nhận ratrong máy đã thiết lập sẵn một chức năng, chỉ cần khởi động máy là nó sẽ tự động gửi đoạn tin nhắn đã soạn sẵn sang số tôi.
Giả sử tôikhông dùng chiếc va li này nữa, giả sử tôi vứt chiếc va li này đi, có lẽ chiếc điện thoại sẽ vĩnh viễn nằm trong ngăn đáy, không bao giờ đượcgặp lại ánh mặt trời.
Sao anh phải làm chuyện khác người thế này chứ?
Tay tôi run rẩy, mở tin nhắn trong điện thoại của mình.
Tin nhắn vô cùng ngắn gọn, chỉ vỏn vẹn ba chữ.
Ba chữ hiển thị rõ ràng trên màn hình điện thoại, không mở đầu, cũng không đề tên, không có bất kỳ lời lẽ dư thừa nào, y chang phong cách làm việc bấy lâu nay của anh, y chang thái độ trước nay anh dành cho tôi. Vậy mà mọi thứ trước mắt tôi như nhòa đi.
Tôi cầm điện thoại của anh,ra sức ấn mở hết các phím chức năng, tôi không biết bản thân mình đangtìm gì, cuối cùng tôi lần mò đến mục hình ảnh. Thư mục ấy đã có ba bứcảnh, hai bức kia tôi đã từng xem, một bức ảnh có hình tôi đang ngủ, tênfile là “Đồng Tuyết”, bức còn lạ chụp lúc tôi đang cười, tên file đặt là “Đồng Tuyết 2”. Và cuối cùng, lật sang bức ảnh thứ ba.
Bức ảnhthứ ba cũng là hình chụp lúc tôi đang ngủ nhưng trong ảnh không phải chỉ có một mình tôi. Tôi được Mạc Thiệu Khiêm ôm trong lòng, cánh tay anhvươn ra không xa lắm nên chỉ chụp được nửa non khuôn mặt anh, nhưng tôilại lên hình rất rõ nét, khuôn mặt tôi vô cùng bình yên, đang áp sát vào lồng ngực anh, trên khóe môi thấp thoáng nét cười. Xưa nay đã bao giờbiết mình còn cười ngay cả trong giấc ngủ, xưa nay đã bao giờ biết mìnhsẽ nép sát vào ngực anh đến vậy.
Tên bức ảnh được đặt trùng với nội dung của đoạn tin nhắn soạn sẵn kia. Chúng cùng hiển thị ba chữ thật ngắn gọn.
Tôi ngắm nhìn bức ảnh, ngắm nhìn cách anh ôm mình vào lòng, ngắm nhìn nụcười nở trên bờ môi, ngắm nhìn nửa khuôn mặt anh. Nếu như tôi không xách chiếc va li này theo, nếu như tôi không dùng chiếc va li này nữa, nếunhư tôi vứt chiếc va li này đi thì có lẽ tôi sẽ không bao giờ biết đượcnhững việc anh từng làm. Trước kia, anh không hề biết tôi xem trộm điệnthoại, lúc anh bỏ chiếc điện thoại vào ngăn đáy va li, có lẽ lúc ấy anhđã nghĩ rằng, trọn đời này, mãi mãi đừng để tôi biết rốt cuộc anh đã làm những gì.
Tôi ngắm nhìn ba chữ ngắn gọn hiển thị trên màn hìnhđiện thoại, nó xa lạ vô cùng mà cũng quá đỗi thân thương, nó ngắn gọnnhưng thẳng thắn, tôi chưa từng nghĩ anh sẽ thổ lộ với tôi ba chữ ấy:
“Anh yêu em!”
Ngay tại sân bay nườm nượp người qua lại, bỗng dưng tôi khóc nấc lên như một đứa trẻ.