Mặt trời đã ló rạng

Mới có 8 giờ sáng. Không hiểu Lait cần cái quái gì ở tôi vào cái giờ này? Tôi nhìn anh ta, mắt nhắm mắt mở. Tất cả những gì tôi nhìn thấy đó là Lait đang ôm một kiện hàng lớn. Nhanh như chớp, tôi chộp lấy nó. Người vận chuyển! Anh ta đang ở đây! Chết tiệt thật. Tôi chạy như bay ra cửa, ký vài giấy tờ cần thiết và xếp hết đống thùng vào sảnh. Tôi lầm rầm một lời cầu nguyện nho nhỏ và mở thùng ra.

Ồ!

Trong cuộc đời này, có những khoảnh khắc khó có thể diễn tả được bằng lời. Đây chắc chắn là một khoảnh khắc như thế. Tôi đang thực sự cầm nắm "ý tưởng" của chúng tôi trong tay và có thể nói với bạn rằng, cảm giác ấy mới tuyệt vời làm sao. Oh! Nhìn chúng quá đỉnh. Nếu tôi là một cựu sinh viên của Bishop Cotton, tôi hẳn sẽ muốn sở hữu một chiếc trong số chúng. Thằng Mal phi như bay đến nhà tôi, ngay cả nó cũng đang đứng như trời trồng trước thứ mà nó nhìn thấy.

Cuộc gặp của chúng tôi vào 11 giờ trưa và từ đầu đến giờ, cả hai thằng đều quên béng mất việc in danh thiếp. Tấm danh thiếp của riêng chúng tôi ấy! Có được một tấm danh thiếp chính là một trong những niềm vui thú lớn nhất khi bạn bắt tay vào gây dựng công ty của mình. Nó mang đến cho bạn cảm giác tuyệt vời của sự hoàn tất mọi việc. Vài thứ đã nảy ra trên đường chúng tôi đến Print Xpress.

"Mal, mày có chắc mày muốn dùng tên Backbenchers không?" Tôi hỏi.

"Ừ mày, tại sao không, tao thấy nó tuyệt đấy chứ." Thằng Mal nói.

"Ê mày, có nhớ cái tên nào khác mày cũng thích không?"

"Cái nào cơ?"

"Alma Mater (*).

"Alma Mater? Tao không chắc lắm."

"Chúng ta sẽ bàn chuyện làm ăn với ban giám hiệu và những người có thẩm quyền đấy. Tao không nghĩ cái tên Backbenchers thích hợp đâu."

"Hmmm."

(*) Danh từ chỉ những thứ liên quan đến trường học.

Từ Print Xpress ra, chúng tôi đã có trong tay tấm danh thiếp của mình. Bây giờ chúng tôi là Alma Master. Một cách chính thức oách xà lách luôn.

Alma Mater gửi đến những gì theo suốt quá trình học tập của một con người, từ tiểu học, trung học cho đến cao đẳng hay đại học và cái tên đó quá chuẩn với công tu chúng tôi. Ồ vâng, tôi biết chứ, cái tên Backbenchers cũng quá oách. Chúng tôi đã đăng ký bản quyền cho cái tên đó, vậy nên nếu bất kỳ ai trong số các cậu háo hức muốn tự làm ăn và có ý định nhăm nhe cái tên Backbenchers, thì cứ coi chừng đấy.

Trở lại trường sau 5 năm đằng đẵng đúng là một trải nghiệm tuyệt vời. Trường Bishop Cotton của Bangalore thành lập từ năm 1865 và là một trong những ngôi trường cổ kính nhất, uy tín nhất trên toàn quốc. Danh sách thành tích của nhà trường cứ gọi là dài bất tận.

Chúng tôi đến thẳng văn phòng Ban giám hiệu và đó là - lời chào đầu tiên của Alma Master. Chúng tôi trình bày với hiệu trưởng về ý tưởng và đôi điều về công ty của mình, cuối cùng đưa cho ông ấy xem vài mẫu áo. zông ấy hết sức ấn tượng và nói thêm rằng việc chúng tôi tham gia vào ngày Hội Cựu Sinh Viên hoàn toàn không hề hấn gì, với điều kiện được Hội Cựu Sinh Viên thông qua. Chúng tôi gửi ông danh thiếp và xin cáo lui. Phù, cuộc thương thảo đầu tiên của chúng tôi đấy, hết sảy chưa nào.

Phải nói với các cậu một điều là, cái sự khởi nghiệp một công tu vui kinh hồn luôn ấy. Đừng bỏ lỡ trải nghiệm ấy. Sau cuộc thương thảo đầu tiên, một sự tự tin hừng hực sẽ tuôn tràn trong bạn.

Không bỏ lỡ một tích tắc nào, chúng tôi ngay lập tức liên lạc với Hội cựu sinh viên và trình bày về toàn bộ kế hoạch. Họ không chỉ vui vẻ mà còn ủng hội nhiệt liệt.

Một trong những thành viên trong hội đã nói, "Tôi thực sự có thiện cảm với những người trẻ tuổi xông xáo. Điều đó sẽ làm tăng thêm sức mạnh của hội."

Chúng tôi ký với họ một cam kết, trong đó ghi rõ sẽ trích phần trăm sản phẩm bán được cho Hội. Chúng tôi liệt kê ra danh sách sản phẩm và một số thứ khác như bảng kê thanh toán, thời gian biểu, v..v..

Có những chữ ký của Hội cựu sinh viên, chúng tôi đã chính thức bước vào cuộc làm ăn. Chỉ trong vòng một ngày, chúng tôi đã chọn được tên công tu, làm danh thiếp, đi chào hàng lần đầu và ký được thoả thuận đầu tiên của mình. Một ngày không thể tuyệt hơn được nữa.

Nhưng ở nhà tôi, bão tố lại đang hoành hành. À, thì, chẳng nói các cậu cũng đoán ra rồi đấy, tôi chẳng thèm đoái hoài đến cuộc phỏng vấn đã đành, lại còn không buồn báo cho ai một tiếng. Khi về đến nhà, tôi nhận ra ngay những dấu hiệu dễ thương của sự chẳng lành đang ngồi sẵn đó chờ đợi: dì Anu và mẹ tôi, kinh khủng hơn nữa, còn cả một hội các bà cô được gọi đesn kéo bè kết đảng. Rõ là chuyện chẳng lấy gì làm êm đẹp. Thôi, quả này thì tôi tòm rồi - bất kỳ gã ngu nào ở Bangalore cũng biết - tôi đã bị ném vào giữa tâm bão rồi. Trong tình cảnh này, nếu các cậu vẫn còn lạc qua huýt sáo thì quả là phi thường đấy.

Dì Anu là thủ lĩnh của Hội các bà-cô-phẫn-nộ. Tất cả bọn họ, bao gồm cả mẹ tôi, đều răm rắp nghe theo mọi sự chỉ đạo của dì Anu. Ngay cả cô Neelu, vốn khá cưng tôi. cũng chẳng dám ho he tẹo nào. Và cứ như thế, tôi bị siết chặt vòng vây. Khi tôi bước vào, các bà cô vẫn đang mải mê tám chuyện. Nhưng tất thảy đều không quên ném cho tôi một cái nhìn đầy khinh miệt cứ như thể tôi vừa tấn công tài khoản Facebook của họ, hay đại loại thế. Chiêu bài vờ bơ đi như không có chuyện gì của tôi vô tác dụng. Các bà cô quả là chúa sừng, chẳng chóng thì chầy họ cũng tóm dính cậu thôi

"Sao nào Varun, hôm nay có chuyện gì xảy ra thế hả?", cô Rupa mở màn cuộc tra khảo.

"Uhm, ah thì cô ạ..... hmmm. Cháu bận vài công chuyện ấy mà." Tôi nói.

"Việc gì thế hả chàng trai? Mẹ mày phàn nàn rằng suốt ngày mày lông bông chẳng được cái tích sự gì.", tôi thực sự choáng khi cô Pinto chớp thời cơ lên tiếng, cô ấy đâu có nằm trong "bồi thẩm đoàn" của dì Anu nhỉ.

"Uhmmm, không cô ơi, thực ra cháu...."

Mẹ tôi điểm xuyết bằng vài giọt nước rơm rớm nơi khoé mắt. "Varun, sao con cứ mãi không chịu nghe lời dì Anu thế? Con lúc nào cũng thích tự tung tự tác làm những điều con muốn, bỏ ngoài tai mọi lời của mẹ. Nhưng ít ra, con cũng phải làm theo những gì dì con bảo chứ."

Khỉ thật, lại chuẩn bị đến màn khóc lóc đây mà.

"Varun, trả lời cô xem nào, nếu cháu cư xử như thế, có ma nào dám lấy cháu không?" Cô Kitty chen vào.

Trong đầu các bà cô còn có gì ngoài mấy chuyện cưới xin không nhỉ? Đó là mục đích duy nhất cho việc tồn tại của chúng ta hay sao?

"Nhưng cháu không muốn xin việc xin viếc gì hết." Tôi hét lên. Tất cả im phăng phắc. Các bà cô không tin nổi vào tai mình, ối trời, cứ như thể tôi vừa cải đạo không bằng. Và cuối cùng, dì Anu lên tiếng.

"Varun. Nếu cứ mãi mê muội, cháu sẽ trắng tay đấy." Dì ấy nói với một giọng dứt khoát.

Và hội các bà cô đồng loạt tán thưởng dì Anu bằng một tràng pháo tay rộn rã. Thật không thể nào tin nổi. Đầu tiên, dì ta dám giết chết câu châm ngôn nổi tiếng, và sau rốt, các bà cô còn ngu ngốc ra sức hùa vào ủng hộ.

"Varun, dì Anu và mẹ quyết định rồi, con sẽ phải sớm đi gặp nhà tư vấn. Đó là cách tốt nhất giúp con có ther hình dung xem con sẽ làm gì với cuộc đời mình." Mẹ tôi nói.

"Bây giờ cháu có thể đi, Varun. Nhưng đừng quên lời dì đấy." Dì Anu doạ nạt.

Tôi được thoát khỏi buổi thẩm tra như thế đấy. Hình ảnh còn đọng lại trong tôi khi rời đi đó là, dì Anu đang ngồi chễm chệ trên ghế sofa như một nữ hoàng với các bà cô vây xung quanh như những kẻ bợ đỡ. Ôi trời, còn điều quái quỷ gì trên thế giới này sẽ đến nữa đây?

Chia sẻ
Loading...
Loading...
Loading...
Chia sẻ
Danh sách chương
Loading...
Loading...
Loading...
Thể loại
Tìm kiếm
Loading...
Loading...
Loading...
Lọc truyện