Ngòi nổ cho trận xung đột nảy lửa

Vài ngày sau, tôi và thằng Mal lại đến Exit Design gặp Karn và nhóm của anh ấy. Đúng giờ hẹn, chúng tôi có mặt tại đó và rất vui khi thấy họ đưa ra bản phác thảo đầu tiên về thương hiệu. Có bốn phương án logo và màu để lựa chọn, mẫu thiết ké cơ bản cho website cũng đã thành hình, và rõ ràng đây chỉ mới là một sự khởi đầu. Họ nói, vẫn còn phải thiết kế tag và nhãn hiệu, chọn loại giấy chuẩn, làm vài mẫu áo thun, nhưng tất cả những việc đó sẽ được thực hiện ngay sau khi chốt được logo.

Chúng tôi hình như đang bị nỗi vui mừng làm cho choáng váng: ý tôi là, 4 tháng trước, chúng tôi còn đang ở Noon Wines vắt óc suy nghĩ và bây giờ, chúng tôi lại đang chọn logo cho công ty của mình cơ đấy. Đó là một quá trình đầy hồi hộp và say mê, thêm vào đó, logo họ thiết kế thật vừa vặn với cái chúng tôi đang tìm kiếm. Exit Design đưa ra 4 mẫu logo cho chúng tôi lựa chọn.

Tôi kết nổ mắt mẫu 1 và 3, trong khi thằng Mal lại ưng mẫu 2 và 4. Và vấn đề bắt đầu nảy sinh. Lần đầu tiên, giữa chúng tôi có sự khác biệt. Thực ra, điều đó cũng tốt thôi, nếu thằng nào cũng nghĩ giống thằng nào thì còn gì gọi là cùng nhau kinh doanh nữa đúng không? Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, cả hai thằng bọn tôi đều ra sức bảo vệ quan điểm cá nhân một cách quyết liệt, không thằng nào chịu nhường thằng nào.

"Thôi được. Ok mày, chọn mẫu 3 thôi. Nó tuyệt nhất rồi." Thằng Mal nói.

"Chọn mẫu 1 đi mày. Nó cũng đơn giản, gọn gang và tinh tế nữa." Tôi tìm ra mọi lý do chính đáng đẻ bảo vệ sự lựa chọn của mình.

"À ừ, thì mẫu 3 cũng thế mà."

Sự căng thẳng ngày càng tang và một cuộc tranh cãi nảy lửa sắp diễn ra.

"Mày thì biết cái chó gì về thiết kế?" Tôi nói

"Tao không biết cái mẹ gì về thiết kế á??? Thế mày biết gì nào?"

"Thôi, chọn bố nó mẫu 1 đi cho rồi."

"Không, kệm mẹ mày, chúng ta sẽ dùng mẫu 3."

Các cậu thừa hiểu rồi đấy, khi hai thằng con trai làm ăn cùng nhau, thì việc có chiến tranh là điều không tránh khỏi. Tôi và thằng Mal cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Không như tụi con gái, chúng tôi đã chiến là chiến luôn chứ không kéo bè kéo cánh đến đâu. Hãy nhìn gương Steve Woz và Steve Jobs xem. Trong những năm đầu của Apple, họ lúc nào cũng đấu khẩu, "nhảy vào mồm nhau" mà nói đó thôi. Bill Gates và Paul Allen cũng thế. Chúng ta đều biết chuyện gì đã xảy ra.

Chỉ khi tất cả đã hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát thì Seema, trưởng nhóm thiết kế bước vào.

"Này các anh, đừng tranh cãi nữa. Chúng tôi chẳng ai thích mẫu 1 hay 3 cả. Chúng tôi gợi ý mẫu 2. Thế nào?" Cô ấy nói.

Oaaa.

Bây giờ, cả tôi và thằng Mal đều không mấy hài lòng với mẫu 2, nhưng nó giúp chúng tôi hạ bớt cái tôi xuống, cái tôi cao ngất ngưởng của chúng tôi ấy mà. Vậy nên, vì lợi ích của những cái tôi. mẫu 2 đã được chọn.

"Uhmmm, Seema, cô có chắc không?" Thằng Mal nói nghe cứ như thể nó là Andy Warhol hay đại loại thế.

"Vâng Rohn, mẫu 2 là mẫu ổn nhất." Seema nói.

"Nhưng Seema, cô thấy đấy..." Tôi cố gắng thò quan điểm của mình vào.

Đừng bao giờ thử và thiết kế tất cả mọi thứ cho công ty của các cậu, ngay cả khi bố mẹ các cậu tưởng các cậu có khiếu "NGHỆ THUẬT". Hãy để nó cho những tay chuyên nghiệp. Họ sẽ làm tốt hơn các cậu tỷ lần.

Và bây giờ, logo cuối cùng đã được chọn, Exit Design sẽ tiến hành hoàn thành nốt những phần còn lại của trang web. Đó là một danh sách dài dặc những thứ chúng tôi thậm chí còn chưa bao giờ nghĩ tới.

1. Website

2. Danh thiếp

3. Thư ngỏ

4. Tag

5. Nhãn hiệu

6. Ấn phẩm quảng cáo

7. Mẫu nội dung e-mail tự động

8. Mẫu thiết kế áo thun và áo nỉ

9. Hình dán sẵn

10. Hệ thống nhận diện thương hiệu

Tôi thấy làm mừng vì chúng tôi đã không cố ôm đồm hết mọi thứ. Cứ nhìn và cuộc tranh cãi chọn logo, tôi có thể tưởng tượng được điều gì sẽ xảy đến nếu chúng tôi cố gắng kham cả 10 đầu việc trên.

Mặc dù vậy, sự có logo cũng đã tạo ra một vết rạn nứt nho nhỏ trong mối quan hệ giữa hai thằng tôi. Ngay cả lão Shiva và đám "tùy tùng" của lão cũng nhận ra điều này. Biểu hiện rõ ràng nhất đập vào mắt tất cả là việc tôi gọi một bao Ultra Mild, trong khi thằng Mal lại hút Mild. Trước nay, chúng tôi luôn hút cùng một loại. Bây giờ thì những tin đồn về việc hai thằng choaẻng nhau đang loan ra. Nào chúng tôi đã choảng nhau đâu. Chưa hề.

Trong khi đó, dì Anu và mẹ tôi tỏ vẻ hết sức đáng ngờ. Cũng không thể trách họ được. Một nửa thời gian tôi vùi mình ở quán của Shiva, một nửa còn lại dành cho Exit Design, trong túi quần lại có mẩu giấy ghi rành rành: "Anh muốn đi vào trong em. Yêu em. Sid.", tôi đã hai lần chuồn thằng khỏi buổi hội ngộ với chuyên viên tư vấn, và từng bị cáo buộc là bê-đê. Những bà cô lúc nào cũng khá khôn ngoan, và dù sao họ cũng là những người sinh ra bạn, thế nên họ vẫn sẽ đi trước bạn một bước. Bao giờ cũng thế.

Nếu vụ kinh doanh này bại lộ, tôi sẽ bị cấm ngay lập tức. Vì vậy, đến một trong những buổi phỏng vấn được sắp xếp là một giải pháp mua sự an toàn. Ôi dào, đằng nào thì tôi cũng trượt đấy mà, chắc chắn đấy, nhưng dù sao cũng khiến họ yên lòng chút đỉnh, và ít nhất tôi vẫn còn thời gian để thu xếp mọi việc.

Khi tôi bảo với mẹ rằng sẽ tham gia buổi phỏng vấn ngày mai, bà đã chạy đến ngay phòng thờ để cầu nguyện. Dám chắc là mẹ tôi đã cầu nguyện cho ngày hôm nay đến từ rất lâu rồi. Bà nhấc máy gọi tíu tít cho hội các bà cô, thong báo cho họ về chuyện lạ vừa xảy ra, và cuối cùng là gọi cho dì Anu.

"Anuuuu, em đoán xem, Varun đã chấp nhận đi phỏng vấn rồi."

"Ôi, làm thế nào lại có điều kì diệu thế hả chị?"

"Chị cũng không biết. Chị đã cầu khan Babaji từ sáng, thật cảm ơn ngài."

"Hẳn là nhờ những lời cầu nguyện của chị với Babaji rồi Poo ạ. Chị đúng là một người phụ nữa mạnh mẽ, em tự hào về chị."

Và cứ như thế, hai người bắt đầu nghi thứ sụt sùi. Chúng ta thực sự cần phải tìm một cái tên cho thứ văn hóa mít ướt này, ở đó có nhiều điều mới thú vị hấp dẫn làm sao. Nước mắt là giải pháp cuối cùng cho mọi sự, dù là xấu hay tốt, vui hay buồn.

Hiện tại, tôi đang là một kĩ sư hạng trung. Ý tôi là, tôi thậm chí không có nổi một tấm bằng loại ưu (*). Tôi chỉ cố để qua 60 điểm, một mức điểm trung bình. Tôi còn nhớ, khi kết quả của tôi được công bố, bố mẹ tôi đã giam mình trong nhà hẳn một tuần, chỉ ra ngoài khi cần mua những thứ thiết yếu. Thế nên , khả năng thành công trong các buổi phỏng vấn hoặc xin được một công việc là điều hoang tưởng. Điểm số 60 chẳng đủ để làm gì cả, đặc biệt khi các cậu là dân công nghệ.

Ở Bangalore, người ta nói, nếu bạn ngẫu nhiên ném một hòn đá, xác suất ném trúng vào một dân công nghệ hoặc một người quản lý trong ngành công nghệ là 99,9%.

· Trong nguyên văn là FCD (First Class with Distinction)

Vì vậy, thật ngạc nhiên khi bà dì Anu lại sắp xếp được một buổi phỏng vấn trong đó phải viện đến mọi sự lôi kéo của dì ấy với InfoTech - một công ty công nghệ thông tin.

Lôi kéo là một từ điển hình ở Bangalore. Nó biểu trưng cho sự mạnh mẽ trong việc thể hiện quyền lực và sự kết nối của các cậu. Chẳng hạn, nếu các cậu có một cuộc chiến, thì cả "hội" của các cậu sẽ xông vào. Những thành phố khác tuyên bố rằng họ đã phát minh ra nó, nhưng tôi cá là từ này ra đời ở Bangalore.

Tôi vẫn đang cố tìm ra lý do tại sao dì Anu lại muốn tôi làm công việc này. Hẳn là có một âm mưu ám muội gì đó đằng sau đây.

InfoTech cũng như bao công ty công nghệ khác ở Bangalore. Giờ hành chính bắt đầu từ 9 giờ sáng và kết thúc lúc 5 giờ chiều, thứ Sáu sẽ có một buổi làm việc nhóm tại một khu nghỉ dưỡng đâu đó quanh đây, các cậu sẽ có cơ hội đi nước ngoài nếu trở thành một trong những nhân viên có năng lực nhất. Ý tôi là, bất kỳ công ty công nghệ nào cũng sẽ có cơ cấu như InfoTech. Cuộc phỏng vấn của tôi diễn ra vào 9 giờ sáng thứ Hai, điều đó đồng nghĩa với việc tôi phải dậy lúc 7 giờ sáng. Lần cuối cùng tôi phải mò dậy vào cái giờ này là khi còn đi học. Vậy nên, cách duy nhất để tôi có thể đến phỏng vấn đúng giờ, đó là thức xuyên đêm. 8 giờ, tôi đã xong xuôi mọi thứ và đang chờ bữa sáng.

Ngôi nhà im ắng lạ thường và tôi đang tự hỏi không biết mình có được ăn sáng không nữa. Mẹ tôi bất chợt xuất hiện từ phòng cầu nguyện với đoàn tùy tùng như thường lệ là Lait và Sivamma. Bà cầm một khay Puja Thali (*) lớn và bắt đầu thực hiện nghi lễ Aarti (**). Sau cỡ một triệu lời cầu nguyện, mẹ vẽ lên trán tôi dấu tika và lên cả trán của hai tùy tùng ủa bà phòng trường hợp họ cảm thấy bị bỏ rơi.

Thế rồi, mẹ tôi nhìn tôi, hai hang nước mắt ứa ra, khiến Sivamma và Lait cũng xúc động tột độ. Trước khi Shashi Kapoor (***) trong tôi kịp hiện hình, tôi đã ù té chạy thật nhanh khỏi nhà và đến bãi taxi gần nhất. Đã là 8 giờ 30, tôi muộn xừ nó rồi.

"Indira Nagar." Tôi nói với tài xế.

"210 rupees." Anh ta nói.

"Không đời nào. 150 rupees thôi." Tôi ném cho anh ta cái nhìn kiểu tao-sẽ-gọi-cảnh-sát-giao-thông-đấy-nhé.

Và gã ấy cũng chẳng thèm buông một câu chửi thề.

"Thôi được. 200 rupees."

Tôi có thể làm gì được đây? Tôi đang vội quắn lên rồi.

*Một thứ lễ vật qua đó gửi lời cầu nguyện tới các vị thánh thần.

** Một nghi lễ tôn giáo Hindu

*** Một diễn viên điện ảnh Ấn Độ (sinh năm 1938)

Cuối cùng, tôi đã đến được Tech Park, nơi InfoTech đặt trụ sở. Chẳng biết vì lý do quái gì, nhân viên bảo vệ ở đây còn khắt khe hơn cả ở trụ sở FBI. Tôi phải ký và xuất trình bằng lái xe tại những ba chốt kiểm tra. Người ta tưởng tôi là đặc vụ CIA chắc. Hay cái kiểu an ninh bảo vệ này mới đủ khiến cho đám cư dân công nghệ cảm nhận rõ tầm quan trọng của bản thân mình.

Tôi chạm mặt rất nhiều người quen ở InfoTech. Thằng Arjun ẻo lả đang làm việc ở vị tria chuyên viên phát triển phần mềm. Ở sảnh chính, tôi đã cố vờ ngáo ngơ không nhìn thấy nó, vậy mà vẫn bị nó tóm được. Nó gọi tôi bằng cái giọng ẽo ợt không thể lẫn vào đâu được, "Varunnnn, chàooo!"

"Arjun, dạo này sao rồi?"

"Thế nào, anh đã sẵn sàng để phỏng vấn chưa?"

Ối chao, cứ thử tưởng tượng một gã thái giám đang cất giọng mà xem.

"Uhm, rồi."

"Chúc anh may mắn nhé, Varun."

Tôi chỉ muốn xông đến bóp cổ thằng khốn này thôi.

Cuộc gặp của tôi là với ngài Ramaswamy, hiện đang giữ chức phó chủ tích hay cái của khỉ gì đó. Nói cho các cậu biết, đây chẳng phải một cuộc phỏng vẫn thường đâu nhé, gặp thẳng lãnh đạo cấp cao cơ đấy, chẳng gì thì cũng có bàn tay 'can thiệp" của dì Anu cơ mà.

"Ah, Varun, lại đây nào. Anu đã kể cho ta về cháu." Ngày Ramaswamy nói.

Tôi bắt tay ông ấy và ngồi xuống.

"Cháu có mang CV theo không?"

Tôi đưa CV cho ông ấy.

"Aha! Hoạt động ngoại khóa rất tốt. Thảo luận, trắc nghiệm, âm nhạc, cả phim ngắn nữa. Ấn tượng đấy! Ồ! Cái gì đây? Chỉ đạt được 61 điểm? Cháu không học hành gì ư?"

"Uhmmm, thưa ngài, cháu không mấy hứng thú với nghề kỹ sư."

"Ok,ok, không vấn đề gì ả."

"Cái gì đây? Cháu phải bảo lưu trong kỳ thứ 5 ư?"

"Thưa ngài, cháu không thích nghề này ạ."

"Ok, ok, không vấn đề gì."

"Và gì đây nữa? Thất bại trong thí nghiệm kỳ học thứ ba?"

"Thưa ngài, cháu không thích..."

  "Ok, ok, không vấn đề gì."

"Àaaa, đồ án cuối năm không được đánh giá cao."

"Thưa ngài..."

  "Ok, ok, không vấn đề gì.Cám ơn Varun, chúng tôi sẽ gọi cho cháu sau."

"Chỉ thế thôi ạ?"

"Đúng vậy, cháu có thể về được rồi."

Thôi được, chẳng biết nên buồn hay nên vui nữa đây. Ý tôi là, tôi đã chuẩn bị cả đóng câu trả lời gàn dở khiến họ phải chán ngấy tận cổ. Nhưng tôi e là, cái độ tầm thường vô đối của tôi đã làm họ choáng toàn tập. Phải rồi, tại sao InfoTech, và những nơi khác nữa, lại có thể thuê một thằng bất tài như tôi chứ?

Chia sẻ
Loading...
Loading...
Loading...
Chia sẻ
Danh sách chương
Loading...
Loading...
Loading...
Thể loại
Tìm kiếm
Loading...
Loading...
Loading...
Lọc truyện