3. THÚC ĐẨY TƯ DUY SÁNG TẠO

"Sự thú vị nằm việc sáng tạo chứ không phải việc gìn giữ . " - Vince Lombardi,Thánh đường danh vọng NFL

Sự sáng tạo chính là vàng nguyên chất, cho dù bạn có làm bất cứ nghề nghiệp gì. Annette Moser-Wellman, tác giả của cuốn The Five Faces of Genius (Năm mặt của thiên tài), đánh giá: "Nguồn tài nguyên quý giá nhất bạn mang đến cho công việc và nơi làm việc của bạn là sự sáng tạo". Hơn cả năng suất công việc, hơn cả trọng trách bạn phải gánh vác, hơn cả chức vị, hơn cả "đầu ra" của bạn - đó chính là những ý tưởng. Dù tầm quan trọng của khả năng suy nghĩ sáng tạo là không thể phủ nhận nhưng còn ít người coi trọng nó.

"Sự thú vị nằm việc sáng tạo chứ không phải việc gìn giữ . " - Vince Lombardi,Thánh đường danh vọng NFL

Nếu bạn không thể sáng tạo như bạn muốn, bạn có thể thay đổi cách tư duy của mình. Suy nghĩ sáng tạo không nhất thiết phải xuất phát từ suy nghĩ gốc. Thực ra, tôi nghĩ mọi người đã quá coi trọng suy nghĩ gốc (suy nghĩ xuất phát từ chính bản thân mình). Thường thì suy nghĩ sáng tạo là tổng hợp của những suy nghĩ góp nhặt được trong cả quá trình. Kẻ cả những họa sĩ tài ba, những người mà chúng ta nghĩ rằng có những suy nghĩ gốc, họ cũng học từ những bậc thầy của mình, so sánh tác phẩm của những người thầy này với tác phẩm của những người khác, rồi gia giảm thêm cá tính và phong cách riêng để tạo nên những trường phái hội họa của riêng mình. Học hội họa, bạn sẽ thấy sự liên kết giữa các tác phẩm hội họa và trường phái hội họa với những tác phẩm của những nghệ sĩ đi trước.

ĐẶC ĐIỂM CỦA NHỮNG NGƯỜI CÓ TƯ DUY SÁNG TẠO

Có thể bạn vẫn chưa hiểu người có tư duy sáng tạo là như thế nào nếu tôi hỏi bạn có tư duy sáng tạo không. Chúng ta cùng xem xét một vài đặc điểm mà nhiều người có tư duy sáng tạo có:

Những người có tư duy sáng tạo thường đánh giá cao những ý tưởng

Annette Moser-Wellman nhận định rằng: "Những người có tư duy sáng tạo cao trung thành với những ý tưởng. Họ không chỉ dựa vào tài năng, họ còn dựa vào sự kỷ luật. Họ biết làm thế nào để tận dụng những ý tưởng một cách cao nhất". Sự sáng tạo bắt nguồn từ việc có ý tưởng - không chỉ một mà rất nhiều ý tưởng. Bạn chỉ có nhiều ý tưởng khi bạn đánh giá cao chúng.

Những người có tư duy sáng tạo nghiên cứu các lựa chọn

Tôi chưa bao giờ gặp một người có tư duy sáng tạo nào mà không thích các lựa chọn. Nghiên cứu các lựa chọn giúp con người kích thích trí tưởng tượng, một yếu tố không thể thiếu cho sự sáng tạo. Như Albert Einstein đã nói: "Trí tưởng tượng còn quan trọng hơn tri thức".

Những người hiểu biết nhận thức rõ sẽ nói với bạn rằng tôi đánh giá rất cao những sự lựa chọn. Tại sao? Bởi vì chúng là chìa khóa để mở ra câu trả lời tốt nhất, không phải câu trả lời duy nhất. Những người có tư duy sáng tạo tìm ra những câu trả lời tốt nhất. Họ tạo ra những kế hoạch dự phòng để có thể thay thế. Họ nhận được sự tự do mà người khác không có. Họ ảnh hưởng và dẫn dắt những người khác.

Những người có tư duy sáng tạo chấp nhận hồ nghi

Nhà văn H. L. Mencken nói:"Những người lờ mờ thì luôn luôn chắc chắn, còn những người chắc chắn thì luôn luôn lờ mờ". Những người có tư duy sáng tạo không cảm thấy thực sự cần phải loại trừ sự thiếu minh bạch. Họ nhìn thấy hàng tá những mâu thuẫn và khoảng trống trong cuộc sống và thường cảm thấy vui thú trong việc nghiên cứu những khoảng trống này - hoặc sử dụng trí tưởng tượng để lấp đầy chúng.

Những người có tư duy sáng tạo tán dương sự khác thường

Sự sáng tạo, theo bản chất, thường tìm tòi và khám phá những thứ không được vạch ra trên con đường đã định sẵn và đi ngược lại với quan niệm chung. Nhà ngoại giao và là hiệu trưởng lâu năm của trường Đại học Yale Kingman Brewster đã nói: "Có một mối liên hệ giữa sự sáng tạo và sự lập dị. Vì vậy chúng ta phải chấp nhận bị gọi là một người lập dị với thái độ vui vẻ". Để thúc đẩy tính sáng tạo trong bạn và người khác, hãy sẵn sàng trở nên có một chút khác người.

Những người có tư duy sáng tạo kết nối những gì không thể kết nối

Vì tính sáng tạo tận dụng những ý tưởng của mọi người, sẽ có giá trị rất lớn nếu bạn có thể kết nối ý tưởng của một người với ý tưởng của người khác - đặc biệt là những ý tưởng không liên quan gì đến nhau. Nhà thiết kế đồ họa Tim Hansen nói: "Tính sáng tạo được đặc biệt miêu tả bằng khả năng tạo ra những mối liên hệ, tạo ra những kết nối, xoay chuyển một việc gì đó và diễn tả việc đó bằng một phương cách mới".

Việc tạo ra những suy nghĩ mới giống như khi bạn có một cuộc hành trình trên xe ô tô. Bạn có thể biết bạn đang đi đâu, nhưng chỉ khi bạn tiến đến đích thì mới có thể nhìn và trải nghiệm mọi việc đã qua với một cách nhìn khác hoàn toàn so với cách nhìn của bạn lúc đầu. Tư duy sáng tạo hoạt động thế này:

SUY NGHĨ => THU LƯỢM => TẠO DỰNG => CHỈNH SỬA => KẾT NỐI

Khi bạn bắt đầu suy nghĩ, bạn sẽ phải thu lượm. Hãy hỏi bản thân mình: Có những tư liệu gì cần thiết cho suy nghĩ này? Khi bạn đã có những tư liệu, bạn lại hỏi: Những ý tưởng gì sẽ giúp cho suy nghĩ của mình tốt hơn? Trả lời được câu hỏi này ý tưởng của bạn sẽ vượt lên tầm cao mới. Sau đó, bạn có thể chinh sửa nó bằng cách hỏi: Những thay đổi nào cằn phải được thực thi để làm cho những ý tưởng này tốt hơn? Cuối cùng, bạn kết nối những ý tưởng với nhau bằng cách sắp xếp chúng trong những ngữ cảnh phù hợp để suy nghĩ của mình được đầy đủ và có sức mạnh lớn.

Những người có tư duy sáng tạo không sợ thất bại

Tính sáng tạo cần khả năng không bị khuất phục trước thất bại vì tính sáng tạo cũng đồng nghĩa với thất bại. Bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi nghe thấy việc này, nhưng đó là sự thật. Charles Frankel đánh giá rằng: "Sự lo lắng là yếu tố rất cần thiết cho những sáng tác nghệ thuật và học thuật". Người có tính sáng tạo sẵn sàng chấp nhận người khác nhìn mình như một kẻ ngu ngốc. Giống như họ trèo lên một cành cây - dù biết rằng cành cây rất hay gãy - những người sáng tạo biết điều đó và vẫn không ngừng tìm kiếm những ý tưởng mới. Họ không để cho những ý tưởng bất động lấn át những ý tưởng hoạt động.

TẠI SAO BẠN NÊN TÌM HIỂU NIỀM VUI CỦA TƯ DUY SÁNG TẠO?

Sự sáng tạo có thể làm tăng giá trị sống của mỗi người. Đây là 5 lợi ích cụ thể mà tư duy sáng tạo có tiềm năng mang đến cho bạn:

1. Tư duy sáng tạo nâng thêm giá trị cho tất cả mọi thứ

Bạn có thích tận hưởng một kho ý tưởng dồi dào mà bạn có thể lấy ra bất cứ lúc nào? Đó là lợi ích mà tư duy sáng tạo mang lại cho bạn. Vì lý do đó, dù bạn làm bất cứ thứ gì trong thời điểm hiện tại thì tính sáng tạo vẫn có thể tăng cường năng lực cho bạn.

Tính sáng tạo là khả năng nhìn thấy tất cả những gì mà người khác nhìn thấy, suy nghĩ những gì mà không ai nghĩ đến để có thể làm được những việc mà không ai khác có thể làm được. Đôi khi tư duy sáng tạo chính là sự phát minh, khi bạn tạo ra những điều mới mẻ. Những lúc khác tư duy sáng tạo lại chính là sự đột phá, giúp bạn làm những việc cũ với phương pháp mới. Nhưng dù là gì đi chăng nữa thì tư duy sáng tạo vẫn giúp bạn nhìn thế giới bằng con mắt mới hiệu quả hơn để từ đó những cách giải quyết mới xuất hiện. Việc này luôn luôn tăng thêm giá trị.

2. Tư duy sáng tạo tổng hợp

Qua nhiều năm, tôi đã nhận ra rằng:

Suy nghĩ sáng tạo đòi hỏi rất nhiều công sức

Nhưng

Suy nghĩ sáng tạo sẽ có sự tổng hợp cao nếu có đủ thời gian và sự tập trung.

Có thể hơn tất cả mọi kiểu tư duy, tư duy sáng tạo tự phát triển trên chính nó và tăng cường tính sáng tạo của người chủ tư duy. Nhà thơ Maya Angelou cho rằng: "Bạn không thể sử dụng hết sự sáng tạo. Bạn càng sử dụng, thì tư duy sáng tạo của bạn càng phong phú hơn. Thật tiếc rằng tư duy sáng tạo thường chỉ được mài giũa chứ không được nuôi dưỡng. Vì vậy, phải có môi trường mà những ý tưởng mới, cách suy nghĩ mới, việc phản biện và đặt câu hỏi được khuyến khích để nuôi dưỡng tư duy sáng tạo". Nếu bạn khai thác tư duy sáng tạo của mình ở nơi nuôi dưỡng sự sáng tạo, điều đó sẽ không còn gì để nói về những ý tưởng mà bạn sẽ nghĩ ra. (Tôi sẽ nói về điều này nhiều hơn ở phần sau).

3. Tư duy sáng tạo thu hút mọi người đến với bạn và với ý tưởng của bạn

Sự sáng tạo là trí thông minh và niềm vui thích cộng lại. Mọi người ngưỡng mộ trước trí thông minh, nhưng cũng luôn luôn bị thu hút bởi niềm vui thích - vậy nên sự kết hợp này thật là tuyệt vời. Nếu một người nào đó được cho là có niềm vui thú trong trí thông minh của mình thì người đó chính là Leonardo da Vinci. Kho tàng ý tưởng và sự tinh thông của ông làm chúng ta ngạc nhiên. Ông vừa là họa sĩ, kiến trúc sư, nhà điêu khắc, vừa là nhà giải phẫu, nhạc sĩ, nhà phát minh và kĩ sư. Từ ông, cụm từ Thời kỳ Phục Hưng (Renaissance man) ra đời.

Giống như mọi người ở thời Phục Hưng bị Da Vinci và những ý tưởng của ông thu hút, những người sáng tạo ở thời nay sẽ thu hút bạn. Nếu bạn thu hoạch được từ sự sáng tạo, bạn sẽ trở nên có sức thu hút hơn với mọi người.

4. Tư duy sáng tạo giúp bạn học được nhiều điều hơn 

Tác giả và là chuyên gia sáng tạo Ernie Zelinski nói: "Sự sáng tạo là niềm vui thú trước việc không thể biết được tất cả mọi thứ. Niềm vui thú của việc không biết tất cả mọi thứ muốn nói rằng chúng ta gần như không bao giờ có câu trả lời cho tất cả mọi việc, nhưng chúng ta luôn luôn có khả năng tìm ra nhiều giải pháp hơn cho có thể là tất cả mọi vấn đề. Trở nên sáng tạo là có khả năng nhìn hoặc tưởng tượng ra nhiều cơ hội cho những vấn đề của cuộc sống. Sự sáng tạo có nhiều lựa chọn".

Gần như là nghiễm nhiên rằng, nếu bạn luôn tìm kiếm những ý tưởng mới, bạn sẽ học được nhiều điều hơn. Sự sáng tạo chính là tính học hỏi. Nó tìm ra nhiều giải pháp hơn cho các vấn đề. Số lượng suy nghĩ càng nhiều thì bạn càng có cơ hội học hỏi nhiều điều mới.

5. Tư duy sáng tạo thử thách thực tại 

Nếu bạn muốn thay đổi thế giới - hoặc chỉ là hoàn cảnh của mình - thì tư duy sáng tạo sẽ giúp bạn. Hiện tại và tư duy sáng tạo hoàn toàn khác biệt nhau. Còn sự sáng tạo và đổi mới luôn luôn song hành cùng nhau.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ NHẬN RA NIỀM VUI THÚ CỦA TƯ DUY SÁNG TẠO?

Đến lúc này có thể bạn sẽ nói:

"Được rồi, tôi đã tin rằng tư duy sáng tạo là quan trọng. Nhưng làm thế nào để tôi có tư duy sáng tạo? Làm thế nào để nhận ra niềm vui thú của những suy nghĩ sáng tạo?" Có năm cách để trả lời câu hỏi của bạn:

1. Loại bỏ những khắc tinh của sự sáng tạo

Giáo sư kinh tế học và là tác giả hài hước Stephen Leacock đã nói:"Tôi sẽ viết Alice ở xứ sở diệu kì trước khi viết cả bộ Bách khoa toàn thư nước Anh'', ông đánh giá cao linh hồn của tính sáng tạo hơn những mớ lý thuyết tẻ nhạt, vô hồn. Nếu bạn cũng nghĩ như vậy, bạn cần loại bỏ những gì làm lu mờ tư duy sáng tạo. Hãy nhìn vào những câu nói sau đây. Chúng gần như chắc chắn sẽ giết chết sự sáng tạo mỗi khi bạn nghe (hoặc nghĩ) về chúng:

• Tôi không phải là một người sáng tạo

• Làm theo những quy tắc

• Không đặt câu hỏi

• Đừng trở nên khác biệt

• Luôn ở trong khuôn khổ

• Chỉ có một cách duy nhất

• Đừng trở nên ngu ngốc 

• Hãy thực tế một chút đi

• Hãy nghiêm túc hơn

• Nghĩ về hình ảnh của bạn

• Thế không hợp lý

• Thế không thực tế

• Việc này không thể làm được

• Việc này không thể hoạt động đối với họ

• Chúng ta đã thử rồi

• Thế quá nhiều việc

• Chúng ta không thể mắc sai lầm

• Thế sẽ quá khó để thực hiện

• Chúng ta không có đủ tiền

• Vâng, nhưng...

• Chơi đùa là một việc phù phiếm

• Thất bại là hết

Nếu bạn nghĩ mình có một ý tưởng tuyệt vời, đừng để ai bàn lùi kể cả khi điều đó có vẻ rất ngu ngốc. Đừng để chính bạn hoặc bất kì ai khác giết chết sự sáng tạo của mình. Cuối cùng thì, bạn cũng chẳng thể làm một việc gì mới và thú vị nếu vẫn "ngựa quen đường cũ". Đừng chỉ chăm chăm làm những việc cũ. Hãy tạo ra sự thay đổi.

2. Suy nghĩ một cách sáng tạo bằng cách đặt những câu hỏi đúng đắn

Sự sáng tạo hình thành chủ yếu bằng việc đặt những câu hỏi đúng đắn. Antony Jay, chuyên gia đào tạo quản lý, nói: "Một bộ óc không sáng tạo có thể tìm ra câu trả lời sai, nhưng chỉ những bộ óc sáng tạo mới có thể tìm ra những câu hỏi sai". Những câu hỏi sai làm chậm quá trình tư duy sáng tạo. Chúng dẫn quá trình tư duy theo lối mòn xưa cũ hoặc lừa họ tin rằng suy nghĩ không thực sự cần thiết. Do đó, để thúc đẩy tư duy sáng tạo, hãy hỏi bản thân bạn những câu hỏi như sau...

• Tại sao lại phải làm theo cách này?

• Vấn đề gốc là gì?

• Những vấn đề ẩn sâu bên trong là gì?

• Việc này nhắc mình nhớ đến cái gì?

• Trái ngược lại với nó là gì?

• Những biểu tượng hay kí hiệu nào có thể giúp mình giải thích nó?

• Cách nào là cách khó khăn nhất và tốn kém nhất để thực hiện nó?

• Người nào có cách nhìn nhận khác về nó?

• Việc gì sẽ xảy ra nếu mình không thực hiện nó?

Bạn đã hiểu vấn đề rồi và bạn cũng có thể đặt ra cho mình những câu hỏi còn hay hơn nữa. Nhà vật lý học Tom Hirschfield nhận thấy rằng: "Nếu bạn không hỏi đủ câu: Tại sao lại thế này? thì lại nhận được câu hỏi: Tại sao lại là bạn?". Nếu muốn suy nghĩ sáng tạo thì bạn phải hỏi những câu hỏi hay. Bạn phải thách thức quá trình đó.

3. Tạo dựng môi trường sáng tạo

Charlie Brower từng nói: "Một ý tưởng mới rất mong manh. Nó có thể bị thui chột bởi một lời chế nhạo hay một cái ngáp, bị giết bởi một lời châm biếm hoặc lo lắng đến chết vì một nét cau mày trên khuôn mặt một người quan trọng". Không khí tiêu cực có thể giết chết hàng ngàn ý tưởng tuyệt vời mỗi phút.

Một môi trường sáng tạo, mặt khác, giống như một cái nhà kính để trồng cây, nơi mà những ý tưởng được chăm bón, tỉa tót và trang trí. Một môi trường sáng tạo sẽ:

Khuyến khích tính sáng tạo:

David Hills nói: "Những nghiên cứu về sự sáng tạo chỉ ra rằng yếu tố lớn nhất quyết định một nhân viên trong công ty có sáng tạo hay không là việc họ có được cho phép làm vậy hay không". Khi sự cải tiến và suy nghĩ tốt được khích lệ và khen thưởng, mọi người sẽ cho rằng họ được cho phép trở nên sáng tạo.

• Đề cao sự tin tưởng lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm: Sự sáng tạo luôn luôn thử thách thất bại. Điều đó giải thích tại sao sự tin tưởng lại rất quan trọng đối với những người sáng tạo. Trong quá trình sáng tạo, sự tin tưởng đến từ những người làm việc với nhau, từ việc biết rằng những người trong nhóm có kinh nghiệm trong việc châm ngòi cho những ý tưởng sáng tạo thành công và từ sự chắc chắn rằng những ý tưởng sáng tạo sẽ không bị bỏ phí, bởi vì chúng sẽ được thực hiện.

• Khích lệ những người có tư duy sáng tạo: Những người có tư duy sáng tạo tán dương sự khác thường. Họ cần được đối xử như thế nào? Tôi làm theo lời khuyên của Tom Peters: "Loại bỏ những người ngu đần và kích thích những người tài năng!". Tôi làm việc này bằng cách dành thời gian cho những người có năng lực, một việc mà tôi rất thích. Tôi đặc biệt muốn lôi kéo họ vào những buổi họp động não. Mọi người rất thích được mời tới những buổi họp như vậy vì những buổi họp này sẽ tràn đầy năng lượng, ý tưởng và tiếng cười. Và cơ hội cao là những kế hoạch mới, những chuyên đề nghiên cứu và những chiến lược kinh doanh mới sẽ được hình thành. Khi việc đó xảy ra, họ sẽ có thành công để ăn mừng!

• Tập trung vào đổi mới, không chỉ là những phát minh: Sam Westo từng nói: "Những ý tưởng thực sự mang tính cách mạng rất hiếm, nhưng bạn không thật sự cần phải có một ý tưởng như vậy để gây dựng một cơ ngơi bằng sự sáng tạo. Định nghĩa của tôi về sự sáng tạo là sự kết hợp một cách lôgic của hai hay nhiều yếu tố đã có sẵn để tạo ra một ý tưởng mới. Cách tốt nhất để gây dựng cơ nghiệp bằng trí tưởng tượng là tạo ra nhiều ứng dụng có tính đổi mới, chứ không phải tưởng tượng ra một lý thuyết mới hoàn toàn". Những người sáng tạo nói: "Cho tôi một ý tưởng tốt và tôi sẽ cho bạn ý tưởng tốt hơn!".

• Sẵn sàng để mọi người vượt ra ngoài ranh giới của họ: Hầu hết mọi người không tự mình vượt ra khỏi ranh giới, kể cả khi ranh giới đó được chỉ ra một cách tệ hại hay đã quá cũ. Hãy nhớ rằng, hầu hết những hạn chế chúng ta gặp phải đều không phải do người khác đặt ra mà chính chúng ta tự đặt ra những hạn chế đó. Sự thiếu tính sáng tạo sẽ dẫn chúng ta đến những hạn chế do chính mình đặt ra. Vì vậy, nếu bạn muốn trở nên sáng tạo hơn, hãy thử thách những giới hạn. Nhà phát minh Charles Kettering nói: "Mọi sự phát triển của con người, dưới bất kì hình thức nào, phải vượt ra ngoài những luật lệ, nếu không chúng ta không bao giờ có thể có bất kì cái gì mới mẻ". Một môi trường sáng tạo sẽ thật sự kích thích điều đó.

•Tán dương sức mạnh của mơ ước: Môi trường sáng tạo đề cao sự tự do của những ước mơ. Môi trường sáng tạo khích lệ việc sử dụng một tờ giấy trắng để viết lên đó câu hỏi: "Nếu chúng ta có thể vẽ một bức tranh về những gì chúng ta muốn đạt được, bức tranh đó sẽ trông như thế nào?". Môi trường sáng tạo cho phép Martin Luther King được nói bằng nhiệt huyết và lòng quyết tâm với hàng triệu người rằng: "Tôi có một ước mơ" chứ không phải: "Tôi có một mục tiêu". Những mục tiêu có thể mang đến sự tập trung, nhưng những ước mơ mang đến sức mạnh. Những ước mơ mở rộng thế giới này. Đó là lý do tại sao James Allen nói rằng: "Những người có ước mơ là những vị cứu tinh của thế giới này".

Bạn càng tạo được sự thân thiện với sự sáng tạo của mình thì bạn càng có khả năng trở nên sáng tạo nhiều hơn.

4. Dành thời gian với những người có tư duy sáng tạo khác

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu nơi bạn làm việc có một môi trường không thân thiện với sự sáng tạo và bạn gần như bất lực với việc này. Một lựa chọn là bạn có thể thay đổi công việc. Nhưng nếu bạn vẫn muốn làm việc ở đó dù có một môi trường tiêu cực? Lựa chọn tốt nhất của bạn là tìm cách dành thời gian cho những người có tư duy sáng tạo.

Sự sáng tạo có tính lan truyền cao. Bạn đã bao giờ để ý đến chuyện gì xảy ra trong một buổi họp động não? Một người nào đó đưa ra một ý tưởng. Người khác dùng nó làm bàn đạp để tìm ra một ý tưởng mới. Một người khác dẫn nó theo một lối đi đúng đắn hơn. Rồi có người sử dụng và đưa nó lên một tầm cao mới. Như thế, sự tác động lẫn nhau của sáng tạo có thể rất sôi nổi.

Trong cuộc đời mình, tôi có một nhóm bạn đều là những người sáng tạo. Tôi đã dành nhiều thời gian với họ. Khi tôi ra về sau mỗi buổi gặp mặt, tôi luôn tràn đầy năng lượng, ý tưởng và nhìn mọi thứ với cách nhìn khác. Họ thật sự không thể thiếu trong cuộc sống của tôi.

Có một sự thật là bạn bắt đầu nghĩ giống như những người mà bạn đã gặp trong một thời gian dài. Bạn có thể dành thời gian nhiều hơn cho những người sáng tạo và tham gia vào những hoạt động sáng tạo, lúc đó bạn sẽ càng trở nên sáng tạo hơn.

5. Chui ra khỏi cái cũi của bạn

Diễn viên Katharine Hepburn nhận xét: "Nếu bạn tuân thủ tất cả các luật lệ... bạn sẽ mất hết niềm vui". Mặc dù tôi không nghĩ là ta cần phải vi phạm tất cả mọi luật lệ (rất nhiều thứ luật lệ được đề ra để bảo vệ chúng ta), tôi vẫn nghĩ rằng sẽ thật ngốc nghếch khi mà ta cứ để cho những hạn chế do ta tự đặt ra làm chùn bước chân mình. Những người có tư duy sáng tạo biết rằng họ phải tự vượt ra khỏi "cái cũi" quá khứ của chính họ và những giới hạn bản thân để có thể trải nghiệm những sự đột phá trong sáng tạo.

Cách tốt nhất để giúp bạn chui ra khỏi "cái cũi" là tiếp xúc với nhiều phong cách mới. Một cách bạn có thể làm để thực hiện được điều này là đi du lịch nhiều nơi, tìm hiểu nhiều nền văn hóa, quốc gia và phong tục khác nhau. Từ đó tìm xem cách sống và suy nghĩ của họ có khác gì với mình. Một cách khác là đọc sách ở những lĩnh vực mới. Tôi là một người có tính tò mò và ham học hỏi, nhưng tôi vẫn có thói quen chỉ đọc sách ở lĩnh vực mà mình yêu thích, chẳng hạn như sách về các kỹ năng lãnh đạo. Đôi lúc tôi phải ép bản thân mình đọc những cuốn sách giúp mở mang suy nghĩ, mặc dù có thể tôi không thích chúng và tôi hiểu những nỗ lực của bản thân mình sẽ được đền đáp xứng đáng. Nếu bạn muốn chui ra khỏi "cái cũi" của mình, hãy nhảy vào "cái cũi" của người khác. Hãy suy nghĩ một cách sâu rộng.

Rất nhiều người có

Chia sẻ
Loading...
Loading...
Loading...
Chia sẻ
Danh sách chương
Loading...
Loading...
Loading...
Thể loại
Tìm kiếm
Loading...
Loading...
Loading...
Lọc truyện