Chương 18: Ngân hàng và trái ngọt

Ở trên đời, không có gì mà người ta không làm được. Một dòng sông có thể phải đổi hướng hay triệt để hơn, biến mất hoàn toàn. Một ngọn núi cao trong nháy biến thành bình địa. Chỉ có thời gian là không thể can thiệp, không thể cải biến. Ấy, đừng vội lấy Toản ra để phản kháng nhé, trường hợp của cậu là ngoại lệ.

Mới đó mà một năm đã trôi qua. Toản cũng đã lên mười bốn. Tuy vậy, nhìn vào cậu, không một ai dám nghĩ đây là một cậu bé đang ở độ tuổi "ăn chưa no, lo chưa tới". Với những gì cậu đã và đang làm, Đại Việt hay chí ít là ở miền Bắc này thay đổi từng ngày. Người ta không thể nhận ra mình đang ở tại thế kỷ mười tám nữa. Đây đó trên đường, người ta thấy mọc lên những quán cafe nhỏ nhỏ xinh xinh. Dọc các con đường, người ta thấy nhan nhản các tấm bảng lớn. Ngạc nhiên chưa, đây là bảng quảng cáo hẳn hoi. Số là trong một ngày cuối năm trước, Toản cho người thết yến, mời những thương nhân có danh tiếng trong cả nước về Phú Xuân, gọi là tiệc Tất niên và chỉ dành cho những thương nhân thành đạt, nộp nhiều tiền thuế. Tại đây, Toản cũng "vô tình" hé lộ cái gọi là quảng cáo.

Có thể nói, thương nhân là những người nhạy bén vô cùng. Khái niệm quảng cáo dần dần được hình thành và áp dụng rộng rãi, ban đầu là những tấm biển giăng đầy trên phố. Cá biệt hơn, có những thương nhân mạnh dạn cho người đến gõ cửa từng gia đình, hỏi xem họ muốn những sản phẩm tiếp theo sẽ có thêm công dụng gì hay đơn giản là họ có hài lòng với sản phẩm hiện có hay chưa.

Triều đình cũng không đứng ngoài sự lột xác này. Điều làm bá quan hân hoan nhất có lẽ là không cần chầu triều mỗi sáng nữa. Toản cho xây dựng trong thành những toà nhà lớn thuộc về sở hữu của mỗi Bộ. À, cũng phải nói điều này nữa. Mật thám không còn là đặc hữu của nhà Nguyễn nữa. Cùng với sự gợi ý của Toản, Bộ Chính trị quyết định thành lập một sở mật thám chịu sự quản lý duy nhất của nhà vua và của Bộ với tên gọi Cơ quan Phản gián Quốc gia và gọi tắt là CPQ. Người đứng đầu cơ quan, ngạc nhiên chưa, là Đông Định Hầu Nguyễn Phi Long.

Với lợi thế là "đứa con trong bóng tối" của Nguyễn Lữ, anh hoàn toàn qua mặt được quần thần nhà Nguyễn. Cùng với thiên phú thu thập tin tức của mình cũng như muốn cảm ơn tri ngộ của Toản, anh một mình lặn lội vào tận Gia Định và chiêu mộ nhân tài, thành lập một đường dây thám báo hoạt động ngay trước mũi đối tượng mà không hề bại lộ. Hai trong những chiến công vang dội của CPQ là cơ chế điều hành nông nghiệp của Nguyễn Ánh và Công lịch.

Bộ Chính trị quyết định sử dụng ngay Công lịch thay thế cho lịch hiện tại vốn dĩ quá rắc rối. Chính sách nông nghiệp cũng có nhiều thay đổi theo hướng tiếp thu kinh nghiệm ở miền Nam.

Thay đổi lớn nhất có lẽ là chế độ làm việc sáu ngày, nghỉ một ngày. Bá quan làm việc ở văn phòng Bộ mỗi ngày, chầu triều chỉ phải thực hiện vào cuối tháng. Bên cạnh đó là sự xuất hiện của Bộ Nông nghiệp, Bộ Công nghiệp, Bộ Thương Nghiệp do sự sát nhập và tách ra từ Bộ Công cùng Bộ Lại. Bộ Binh cũng được tách ra thành Bộ Quốc phòng và Bộ An ninh. Tiếp nữa là sự tách ra của Bộ Lễ thành Bộ Văn hóa và Bộ Giáo dục với sự có mặt của các trường học mở ra trên cả nước.

Vào một ngày cuối thu năm 1794, Ngài Bộ trưởng Bộ Chính trị Nguyễn Văn Tuyết triệu tập buổi nghị sự bất thường với sự yêu cầu của Ngô Thì Nhiệm.

- Khải bẩm Bệ hạ cùng báo cáo chư vị đồng liêu, – Nhiệm nói. – Hiện nay, tình hình phát triển của nước ta có nhiều tiến bộ. Bá tính đã có đời sống khá hơn nhiều so với trước đây. Dù vậy, vẫn có một số bất tiện, nhất là về vấn đề lưu thông tiền.

Quay lại nhìn bá quan, ông đặt ra câu hỏi:

- Lão Tuyết, khi ông ra ngoài, ông mang theo bao nhiêu tiền trong người?

- Khoảng ba trăm văn tiền, đa số là Quang Trung Thông bảo , phần còn lại, khoảng một phần mười là Quang Trung Đại bảo. Nhiều hơn thì không thể vì quá nặng và không biết cất ở đâu.

- Thế còn lão, lão Ích?

- Cũng cỡ đó, – Phan Huy Ích trả lời.

- Thế các lão muốn mua một món đồ vật nào đó, một căn nhà chẳng hạn thì sao?

- Tôi phải mang theo một cái rương lớn. – Trả lời là Đô đốc Long.

À, cũng phải nhắc thêm, để tiện bề làm việc, cả Thất Hổ tướng cùng Ngũ Phụng thư từ lâu đã không còn nắm giữ binh lực nữa mà chuyển hẳn về Bộ Chính trị. Quân đội hiện nay giao lại cho Bộ Quốc phòng do Nguyễn Quang Huy làm Bộ trưởng điều hành và chỉ huy. Phần họ sẽ đảm nhận các vị trí trong Bộ Quốc phòng và Hội đồng tham mưu; chỉ có các chiến dịch thực sự lớn mới cần đến sự điều động của họ.

Lúc này, Ngô Thì Nhiệm lại tiếp:

- Điều các ông nói đúng lắm. Đó cũng là trăn trở của tôi. Quả chúng ta không thể lúc nào cũng kè kè một cái rương bạc bên cạnh. Các quan không thể thì thương nhân và bá tính càng không thể, nhất là với thương nhân. Các ông thử nghĩ, như lã Tuyết, ông từ Phú Xuân dẫn theo một thương đội đến Phố Hiến làm ăn sẽ mang bao nhiêu rương bạc? Như vậy có phải rất là cồng kềnh đúng không? Ấy là tôi chưa nói giữa đường gặp chuyện không may gặp tai nạn, lũ lụt hay đon giản hơn là bị cướp giữa đường.

- Thế thì tôi sẽ thuê một đội bảo tiêu đi cùng.

- Nếu chính đội bảo tiêu có lòng tham thì sao? Và ông bị giết trên đường thì sao? Đội bảo tiêu có thể nói ông trượt chân ngã chết trên đường đèo.

Khi này, bá quan dần hiểu ra ý định của Nhiệm và nhận thấy tính nghiêm trọng của nó.

- Tôi hiểu ý ông rồi, – Trần Văn Kỷ lên tiếng. Ý ông là chúng ta cần có biện pháp luân chuyển tiền bạc an toàn hơn đúng không?

- Tôi có nhớ – ứng lời là Phan Văn Lân – người phương Bắc có một hệ thống tư nhân gọi là tiền trang tư nhân. Anh có thể gửi tiền vào tiền trang ở đây, thu lại một tờ gimo65tgoi5 là ngân phiếu; sau đó, anh lại cầm tờ ngân phiếu đó đến một tiền trang ở Phố Hiến và đổi lại thành tiền.

- Ồ… Như vậy quả thật thuận tiện. – Đô đốc Lộc nói xen vào.

- Như vậy cũng không ổn, – lên tiếng là Phan Huy Ích. – Thử nghĩ, nếu tiền trang đó có lòng tham hay cấu kết người ngoài, họ sẽ dễ dàng thao túng đồng tiền và gây hại cho xã tắc.

- Ông đã nói đúng chủ đích của tôi, – Nhiệm nói. – Tôi có ý muốn lập một hệ thống tiền trang do chính triều đình chưởng quản. Các ông thấy sao?

- Ý là tốt, – Ích nói tiếp. – Nhưng không phải người dân nào cũng muốn bỏ tiền vào tiền trang. Đồng tiền đi liền khúc ruột mà. Tôi nhớ, thời Hồ Quý Ly tiếm ngôi nhà Trần, ông ta có phát hành một loại tiền gọi là tiền giấy, bãi bỏ tiền xu. Hay là ta cũng làm như thế này?

- Đây cũng không hẳn là ý hay, – Nhiệm nói tiếp, cố bảo vệ quan điểm của mình. – Ông nên nhớ là tiền giấy tốt thật nhưng lại không được ủng hộ. Nó dẽ rách và khó dùng nếu bị ướt. Không phải bá tính thời đó cũng tẩy chay hay sao?

- Trẫm cũng có ý kiến. Các khanh cũng biết người Anh Cát Lợi và Hà Lan cũng có tiền giấy. Người Anh Cát Lợi có hai loại tiền, một là loại tiền xu với mệnh giá thấp, một là tiền giấy gọi là đồng Bảng với giá trị cao hơn. Chúng ta cũng có thể học theo cách này, phát hành cả hai loại tiền như trên. Thế nhưng, khi áp dụng sẽ có một số thay đổi. Về loại tiền xu, chúng ta có hai loại, đó là tiền kẽm như hiện nay và một loại tiền có giá trị cao hơn gọi là hào được làm với bảy phần kẽm và ba phần đồng. Theo đó, một hào sẽ có giá trị bằng một trăm kẽm, hai loại tiền lớn hiện nay là Quang Trung Thông bảo và Quang Trung đại bảo sẽ được thu hồi. Về tiền giấy, ta cũng quy định cho nó một cái tên gọi là đồng với các giá trị một đồng, mười đồng, hai mươi đồng, năm mươi đồng, năm mươi đồng và một trăm đồng. Bá tính nếu ít tiền có thể dùng loại tiền xu, nhiều hơn có thể mang theo tiền giấy tùy mục đích. Các khanh thấy sao?

- Thần thấy đây là ý hay, – Phan Huy Ích nói thêm. – Nhưng, nếu giao dịch với người Tây phương, tiền giấy của chúng ta sẽ không có giá trị. Họ sẽ lại đổi ra tiền xu hoặc vàng, cũng có thể là châu báu.

- Trẫm cũng nghĩ đến rồi, – Toản nhìn một lượt bá quan. – Trẫm sẽ giao cho Bộ Công nghiệp và Thương nghiệp tính toán. Một lượng vàng có thể làm được bao nhiêu tiền hào và bao nhiêu tiền giấy. Đương nhiên, tiền giấy cũng phải được làm từ loại giấy tốt, mực tốt, dẻo dai và nhỏ gọn. Như vậy, khi giao thương với chúng ta, người Tây phương có thể quy vàng ra số lượng tiền giấy tương ứng.

- Hay… hay… hay… – Ích nói liền ba tiếng hay. – Thần có tiếng là thích bàn ra trong Bộ Chính trị. Nhưng quả thật ý của Bệ hạ quả là phương pháp lưỡng toàn kỳ mỹ.

- Nếu vậy, chúng ta sẽ tiến hành bỏ phiếu, – Tuyết lên tiếng, có lẽ trong số những người ở đây, ông là người có nhiều hứng thú nhất với quy tắc phổ thông đầu phiếu này. Kết quả bỏ phiếu được thông qua với tất cả các phiếu thuận.

- Còn về tiền trang? – Nhiệm tiếp tục kiên trì.

- Có gì là khó đâu? – Thiếp nói – Chúng ta cũng cho tư nhân lập tiền trang với tên gọi chung là Ngân hàng. Nhưng tất cả phải nằm dưới sự quản lý của một cơ quan gọi là Ngân hàng Trung ương. Tiền phát hành cũng do Ngân hàng Trung ương này quản lý.

Vậy là, triều Tây Sơn đã có một hệ thống Ngân hàng và tiền tệ cho riêng mình. Theo tính toán của Bộ Công nghiệp và Bộ Thương nghiệp, một lượng vàng có thể làm được hai trăm đồng và hai nghìn một trăm hào. Vậy là, hệ thống quy đổi cũng thành hình với tỷ lệ một đồng ăn mười hào, một hào ăn chín mươi chín kẽm.

Hai tháng sau, hệ thống Ngân hàng đầu tiên được thành lập do công ty Đông Ấn Anh mở ra với bốn chi nhánh ở Quy Nhơn, Phú Xuân, Phố Hiến và Thăng Long. Ngay sau đó là hệ thống do công ty Đông Ấn Hà Lan. Người Việt cũng có cho mình hai hệ thống với tên gọi Phú Thương Ngân hàng và Canh Nông Ngân hàng.

Chia sẻ
Loading...
Loading...
Loading...
Chia sẻ
Danh sách chương
Loading...
Loading...
Loading...
Thể loại
Tìm kiếm
Loading...
Loading...
Loading...
Lọc truyện