Chương 39: Đánh chiếm Seringapatam

Lênh đênh trên biển mất sáu tháng, cuối cùng, Bàn cũng theo đoàn viễn chinh đến được mũi Đông Nam Ấn Độ vào ngày 28 tháng 4 năm 1799. Theo kế hoạch được định sẵn, Thiếu tướng Baird sẽ theo ngã Ai Cập mà tiến về Ấn Độ. Tại đây, ông tập hợp binh sĩ bản địa cùng lính thường trực của công ty Đông Ấn Anh mà tiến hành cuộc vây hãm Seringapatam.

Tiếng súng bắt đầu nổ ra từ ngày 5 tháng 4 năm 1799. Suốt một tuần lễ liền, cư dân trong thành không một ngày nào cảm thấy bình yên khi mà đạn pháo quân Anh Cát Lợi thi nhau oanh tạc. Binh sĩ Mysore ngày đêm phải tất bật chạy tới chạy lui, lớp lo phòng thủ, chống trả lại các cuộc oanh tạc mỗi ngày một dồn dập hơn; lớp lo chữa cháy khắp nơi.

Đến một ngày nọ, kinh thành Seringapatam xuất hiện một người thiếu niên mang quân hàm Thiếu tá, tên cậu ta là Nguyễn Phúc Cảnh. Sự xuất hiện của cậu lẽ ra cũng chẳng là gì nếu không có những kế sách vô cùng hiệu quả. Quân đội Anh Cát Lợi bắt đầu gặp phải những tổn thất lớn.

Trong đêm tối ngày 15 tháng 4, một nhóm gồm mười người áo đen lặng lẽ rời khỏi thành. Hành trang trên vai họ không có gì ngoại trừ một thanh đoản đao, một cây nỏ cùng một bó tên. Không một tiếng động, nhóm người áo đen tiếp cận ngày càng gần hơn với doanh trại của Thiếu tướng Baird. Mục tiêu của họ không phải là đại bản doanh mà là khu vực phía sau lưng, kho quân giới.

Có thể nói, với cách bố phòng của người Châu Âu theo những vòng tròn đồng tâm, việc xâm nhập dù có âm thầm đến mức độ nào cũng khó có thể thực hiện được. Thế nhưng, nói thế cũng không phải là không có khả năng. Di chuyển một khoảng thời gian khá lâu, nhóm người dừng lại ở một địa điểm cách cánh trái của doanh trại khoảng năm mươi mét. Họ dừng lại, ẩn nấp.

Sau khi ổn định tình hình, một người lính tháo chiếc nỏ mang theo, lắp lên đó một cây tên không có mũi, thay vào đó là một nhúm bùi nhùi tẩm cồn. Anh ta châm lửa bùi nhùi rồi nhắm ngược về thành mà bắn. Ánh sáng nhỏ nhoi lóe lên như báo hiệu cho binh sĩ trong thành. Đúng lúc này, cổng thành mở toang. Từng đoàn kỵ binh xuất hiện, thẳng hướng doanh trại quân Anh Cát Lợi, vừa la hét, vừa lao tới. Cuộc tập kích diễn ra ngay trong đêm nên những khẩu pháo nặng nề không thể thể hiện được uy lực của mình, chúng nằm im chịu trận. Hai vòng tròn phòng thủ của quân Anh Cát Lợi hình thành và nhanh chóng bao vây đoàn kỵ binh đối phương vào giữa. Súng lại nổ.

Đoàn kỵ binh sau những phút đầu tấn công bất ngờ đã bắt đầu lâm vào thế chống đỡ. Họ ra vẻ như đây là một đợt tập kích bất ngờ nhưng không tính đến sự cơ động của đối phương. Khi mà mọi sự chú ý đều đặt trên trận đánh nho nhỏ kia thì từ cánh trái, nhóm người mặc áo đen bắt đầu hành động. Họ lúc này đã thay đổi trang phục, trông không khác nào những binh lính bản địa của người Anh Cát Lợi. Mười người nhanh chóng tiếp cận doanh trai một cách âm thầm, họ vòng qua khu vực quân giới. Nơi này chỉ có năm người canh gác. Có lẽ chính tâm lý ỷ y vào bố trí không thể xâm nhập mà toán gác kho chỉ có năm người chăng?

Nhóm người dễ dàng hạ gục toán lính gác. Các chướng ngại vật đã được dẹp bỏ, họ lẻn vào trong kho. Những sợi dây cháy chậm được gắn vào các bao thuốc súng. Xong đâu đấy, họ rút ra ngoài một cách nhanh chóng. Một mồi lửa bùng lên, các sợi dây cháy chậm bắt đầu phát huy tác dụng của mình.

Đùng… ầm… ầm… Những tiếng nổ vang lên như muốn xé rách màn đêm. Cùng với nó là một quả cầu lửa khổng lồ.

“Cháy… cháy rồi… Kho quân giới cháy rồi…” tiếng la báo cháy thất thanh vang vọng khắp nơi. Ngay cả những người đang chiến đấu cũng bị oanh động. Một lỗ hổng của vòng vây xuất hiện. Đoàn kỵ binh tập kích ngay lập tức chớp lấy thời cơ mà rút chạy về thành thông qua chính kẽ hở này.

Cuộc tập kích và đốt cháy kho quân giới vào ban đêm đã thành công. Tuy nhiên, những người Mysore cũng không vì vậy mà phát động cuộc tấn công tiếp theo. Bởi họ hiểu, thành công này đến từ yếu tố bất ngờ. Người Anh Cát Lợi sẽ rất nhanh ổn định tình hình và chào đón họ với sự phẫn nộ tột cùng. Lợi hay hại lúc đó cũng khó có thể mà hình dung.

Về phần tướng Baird, ông cũng không dám dây dưa ở khu vực này lâu hơn nữa mà cho quân rút lui về phía sau hơn năm trăm mét. Cuộc tập kích đã làm ông mất đi hơn một nửa số đạn đại bác. May mắn thay, những quả Rocket vốn là vũ khí bí mật do chưa được vận chuyển đến nên vẫn an toàn.

Cứ thế, cuộc chiến vây hãm kéo dài mãi cho đến cuối tháng. Vào ban ngày, người Anh tiến sát chân thành. Thế nhưng, thành Seringapatam lại giáng những đòn nặng nề vào đối phương trong đêm tối.

Đến ngày 25 tháng 4, đoàn quân của Tướng quân Harris cũng đổ bộ lên đất Ấn Độ. Năm ngày sau, ông đã có mặt ở hữu ngạn sông Cauvery, bên ngoài thành Đông thành Seringapatam. Cũng phải nói thêm là đoàn quân do Đại tá Arthur lúc này cũng hiện diện.

Lúc này, Bàn theo lệnh của Arthur, dẫn theo Trung đội số mười ba lựa chọn những điểm cao để bố trí trận địa pháo. Anh còn nhận được một nhiệm vụ là tính toán điểm rơi và bố trí những dàn phóng Rocket sao cho đạn pháo phải rót vào giữa nội thành. Quân đoàn của Arthur tính ra cũng không cần phải làm gì nhiều, nhiệm vụ chủ yếu của họ là dọn dẹp chiến trường và dự phòng cho những tình huống bất trắc.

Đúng một giờ chiều, vào khoảng thời gian nóng nhất của ngày 3 tháng 5, tiếng đại bác giòn giã vang lên từ hữu ngạn sông Cauvery. Người Mysore chợt thấy giật mình khi thấy mình bị kẹp giữa hai gọng kềm. Các bức tường thành như đang rung rẩy dưới sự oanh tạc của đạn pháo. Vào lúc này, những dàn phóng Rocket cũng đã được huy động cho trận chiến phòng thủ. Những người Mysore hiểu rõ, đây không còn là lúc để giữ lại lực lượng nữa, phải phô diễn hết tất cả hỏa lực của mình. Họ hy vọng những quả Rocket này sẽ làm chùn bước quân thù và giúp họ lật ngược thế cờ.

Từng chùm Rocket bay lên và bổ nhào xuống hai bên thành, nơi có hai nhánh tấn công của quân đội Anh Cát Lợi. Những tưởng lửa sẽ cháy ở khắp nơi. Nhưng không, không có một quả Rocket nào có thể đốt cháy được người Anh Cát Lợi với những tấm phên rơm thấm đầy nước của chính con sông Cauvery. Hiệu quả duy nhất mà chúng mang lại chỉ đơn giản là những binh sĩ cầm phên bị té chổng vó trên mặt đất.

Đại bác lại tiếp tục oanh tạc. Từng mảng tường thành bắt đầu đổ sập xuống. Thế nhưng, cuộc tấn công đến đây là kết thúc. Không hề có tiếng hô hoán xung phong, cũng chẳng có một người lính Anh Cát Lợi nào lao vào thành lũy đối phương. Đây chẳng qua chỉ là một cuộc dạo đầu. Hơn nữa, theo tướng Harris, đây là một sự “hành hạ” tinh thần của địch.

Sau trận dội đạn pháo xuống đầu người Mysore vào buổi trưa, Tướng Harris mời các bị chỉ huy dùng trà chiều. Gọi là tiệc trà nhưng rõ đây là cuộc họp chiến thuật. Một vị Thiếu tá thắc mắc:

- Tướng quân, rõ ràng trưa nay chúng ta đã có thể hạ thành. Tại sao Ngài hạ lệnh dừng công kích vậy?

- Đây là điều mà tôi đã thảo luận từ trước với Đại tá Wellesley. Arthur, Ngài có thể giải thích cho mọi người giúp tôi không?

Arthur gật đầu rồi nói:

- Các Ngài cũng biết Thiếu tướng Baird vây hãm Seringapatam gần một tháng nay. Thế nhưng vì sao ông ta vẫn không hạ được thành hay không?

Không có ai trả lời. Vị Đại tá trẻ nói tiếp:

- Sĩ khí. Tinh thần của đối phương rất cao. Nếu thua trận, chúng ta chỉ cần rút lui và về nhà. Nhưng với họ, thua trận cũng có nghĩa là không có nhà để về. Bởi vậy, họ sẽ chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Nếu thành bị hạ, với tam thế không còn gì để mất, họ sẽ tìm mọi cách để chúng ta thiệt hại nặng nề nhất.

- Tôi hiểu rồi - vị Thiếu tá kia ra chiều đã hiểu. - Ý Ngài là khi chúng ta tấn công, họ sẽ liều mạng chống lại và chúng ta cũng phải bỏ ra cái giá rất đắt?

- Đúng vậy. Bởi thế nên chúng ta cần lam khác đi. Chúng ta sẽ bào mòn dần tường thành. Sau đó lai dùng Rocket bắn vào, đốt cháy tất cả. Lúc đó, địch không còn nơi ẩn nấp nữa. Với sự vượt trội về hỏa lực, chúng ta sẽ dễ dàng hạ gục binh lính Mysore. Hơn nữa, chúng ta tấn cong thành nhiều đợt như vậy cũng chính là hành hạ tinh thần đối thủ.

Sau khi nghe giải thích, mọi người đều đã hiểu và cảm thấy không còn gì khúc mắc nữa. Một mệnh lệnh mới cũng được phát ra. Đó là các binh sĩ sẽ thay nhau nghỉ ngơi. Đúng ba giờ sáng lại tiếp tục công thành.

Mọi việc diễn ra theo đúng những gì đã định trước. Đúng ba giờ sáng, hàng loạt tiếng nổ đinh tai đánh thức mọi người trong thành. Tường thành lai một lần nữa bong tróc. Cũng như lần trước, trận mưa đạn pháo kéo dài trong khoảng một tiếng đồng hồ rồi thôi. Cứ thế, cho đến trưa, có tất cả ba trận oanh tạc như vậy nữa diễn ra.

Đúng mười một giờ, vừa khéo nước sông Cauvery hạ thấp nhất theo thủy triều, Harris ra lệnh tổng tấn công. Lần này, không có bất cứ tiếng đại bác nào vang lên. Thay vào đó là hàng trăm quả Rocket rót xuống đầu binh sĩ Mysore. Lửa cháy khắp nơi. Binh sĩ Anh Cát Lợi lúc này leo qua tường, tràn vào cả trong thành.

Phía bên mặt trái của Seringapatam, Thiếu tướng Baird cũng thành công hạ được tường thành. Vốn căm hận Vương triều Mysore, ông cho binh sĩ tàn sát tất cả binh lính họ gặp trên đường tiến về cung điện mà không hề có sự khoan nhượng. Cuối cùng, Baird cũng tìm thấy Sultan Tipu trong cung điện, có điều, ông ta chỉ còn là một cái xác không hồn. Hoàng tử Cảnh, người đóng vai trò quân sư cho vị Sultan này cũng biến mất.

Vậy là trận chiến cuối cung cũng kết thúc với phần thắng nghiêng hoàn toàn về phía người Anh Cát Lợi. Và, người thắng lợi lớn nhất là ai khác nữa ngoài vị Vương gia của chúng ta. Sau trận này, Bàn có thể hoàn thành sứ mạng của mình ở trời Tây, và... anh cũng có thể danh chính ngôn thuận đón Sophia quay về Đại Việt.

Chia sẻ
Loading...
Loading...
Loading...
Chia sẻ
Danh sách chương
Loading...
Loading...
Loading...
Thể loại
Tìm kiếm
Loading...
Loading...
Loading...
Lọc truyện