Phần 02 – Chương 04: Sự trở lại của Ngân hàng quốc tế

4. Sự trở lại của Ngân hàng quốc tế (1816 – 1832)

Sự chi phối của các cơ cấu ngân hàng đối với ý thức nhân dân tất yếu sẽ bị phá vỡ, nếu không thì sự chi phối này sẽ phá vỡ đất nước chúng ta(22).

Thư của Jefferson gửi cho Monroe (Tổng thống thứ 5 của Hoa Kỳ) năm 1815.

Ngân hàng thứ hai của Mỹ được cấp phép kinh doanh từ những năm 20 với tổng số vốn lên đến 35 triệu đô-la Mỹ, trong đó 80% vốn do tư nhân chiếm giữ, 20% vốn còn lại thuộc về chính phủ(23). và cũng giống như cơ cấu Ngân hàng thứ nhất, Rothschild là người nắm giữ quyền lực của Ngân hàng thứ hai.

Năm 1828, Andrew Jackson tham gia tranh cử tổng thống. Trong một lần phát biểu trước các ngân hàng, ông đã không ngần ngại mà nói rằng:

“Các ngài là một lũ rắn độc. Nhân danh Chúa, nhất định tôi sẽ quét sạch các ngài. Nếu như người dân biết được sự khuất tất trong hệ thống liền tệ và hệ thống ngân hàng của chúng tôi thì ngay trước sáng ngày mai sẽ nổ ra cuộc cách mạng”.

Khi được bầu làm tổng thống năm 1828, Andrew Jackson quyết tâm phế bỏ Ngân hàng thứ hai. Ông chỉ ra rằng:

“Nếu Quốc hội được hiến pháp trao quyền phát hành tiền tệ, hãy để cho Quốc hội thực thi quyền của mình và không được để quyền đó rơi vào tay bất cứ cá nhân hay công ty nào”.

Trong tổng số 11.000 nhân viên đang làm việc cho chính phủ liên bang, ông đã cho sa thải hơn 2.000 nhân viên có liên quan đến ngân hàng.

Năm 1832, Jackson tham gia tranh cử nhiệm kỳ thứ hai. Nếu ông thắng cử, thì thời gian hoạt động của ngân hàng thứ hai sẽ kết thúc trong nhiệm kỳ tiếp theo của ông vào năm 1836. Mọi người đều biết cảm tưởng của tổng thống đối với ngân hàng thứ hai. Và để tránh tình trạng “đêm dài lắm mộng”, ngân hàng đã nghĩ cách để có được giấy phép kinh doanh đặc biệt kéo dài thêm 20 năm nữa trước khi diễn ra cuộc bầu cử tổng thống. Đồng thời với việc này, các ngân hàng cũng đã không tiếc chi ra khoản tiền 3 triệu đô-la để ủng hộ cho quỹ tranh cử của Henry Clay – đối thủ của tổng thống Jackson – trong khi khẩu hiệu tranh cử của Jackson là “Có Jackson thì không có ngân hàng”. Cuối cùng, Jackson đã giành thắng lợi với số phiếu áp đảo.

Đề án kéo dài thời hạn giấy phép kinh doanh ngân hàng đã được thông qua tại thượng nghị viện với số phiếu 28/20, và vượt qua cửa hạ nghị viện với số phiếu 167/85(24). Ỷ vào sự hậu thuẫn của đế quốc tài chính Rothschild hùng mạnh ở châu Âu, Biddle – Chủ tịch Ngân hàng thứ hai – chẳng coi tổng thống ra gì. Trong khi thiên hạ bàn tán xôn xao rằng đề án kéo dài thời hạn kinh doanh của ngân hàng sẽ bị Jackson phủ quyết, Biddle đã lên giọng tuyên bố “Nếu ông ta phủ quyết đề án, thì tôi sẽ phủ quyết ông ta”.

Rốt cục, Jackson đã phủ quyết không chút do dự đối với đề án kéo dài thời hạn kinh doanh của Ngân hàng thứ hai. Ông còn lệnh cho Bộ trưởng tài chính lập tức yêu cầu các cơ quan dự trữ của chính phủ rút ngay các khoản tiền tiết kiệm từ tài khoản của ngân hàng thứ hai, chuyển vào các tài khoản của ngân hàng ở các bang. Ngày 8 tháng 1 năm 1835, tổng thống Jackson đã trả xong khoản nợ cuối cùng của đất nước. Đây là lần duy nhất trong lịch sử nước Mỹ, chính phủ đã giảm khoản nợ quốc gia xuống mức 0, đồng thời còn tạo ra một khoản thặng dư trị giá 35 triệu đô-la Mỹ.

Nhận xét về thành tựu vĩ đại này, các nhà sử học cho rằng “đây là thành công xán lạn nhất đồng thời cũng là sự cống hiến quan trọng nhất mà tổng thống đã làm cho đất nước này”.

Tờ Boston Post đã ví việc này với sự kiện Chúa đuổi người cho vay tiền ra khỏi thánh đường vậy.

----

Chú thích:

(22) Thomas Jeffcrson. Thư gửi Jamcs Monroe, 1/1/1815.

(23) Glyn Davis, Lịch sử tiền tệ từ thời cổ đại đến nay (History of Money From Ancient Times to The Present Day) – University of Wales Press, 2002, tr. 476.

(24) Glyn Davis, Lịch sử tiền tệ từ thời cổ đại đến nay (History of Money From Ancient Times to The Present Day) – University of Wales Press, 2002, tr. 479.

Chia sẻ
Loading...
Loading...
Loading...
Chia sẻ
Danh sách chương
Loading...
Loading...
Loading...
Thể loại
Tìm kiếm
Loading...
Loading...
Loading...
Lọc truyện