Truyện Chiến Tranh Tiền Tệ thuộc thể loại Sách Tự Lực của tác giả Song Hongbing | TAMHOAN.COM - Đọc truyện online nhanh nhất - Bản dịch chất lượng nhất

Chiến Tranh Tiền Tệ

(Chưa có đánh giá)

Tác giả: Song Hongbing

Nguồn: Sưu tầm

Lượt xem: 1,398

Số chương: 63

Sách Tự Lực Sách Nước Ngoài

Lời giới thiệu

Ngay từ nhỏ, chúng ta đã có khái niệm về tiền bạc. Chúng ta hân hoan chờ đón những đồng tiền mừng tuổi mới keng khi năm hết Tết đến. Lớn lên, bước vào con đường mưu sinh, chúng ta mong muốn kiếm được nhiều tiền vì khái niệm tiền bạc nhiều khi gắn liền với sự thành công trong cuộc sống.

Tuy nhiên, rất ít người trong chúng ta hiểu được cội nguồn tiền bạc cũng như sự sinh tồn và phát triển của đồng tiền, vì sao những tờ giấy có in hình những con số lại có giá trị đến thế, nhưng cũng với tờ giấy đó, chúng ta gần như không mua được món hàng có giá trị trong giai đoạn khủng hoảng tiền tệ siêu cấp. Phần lớn chúng ta thường nghĩ rằng, sự hiện diện của đồng tiền trong cuộc sống là một lẽ đương nhiên như không khí hay nước vậy.

Cho đến khi đọc cuốn sách “Chiến tranh tiền tệ”, chúng ta mới chợt giật mình nhận ra một điều kinh khủng rằng, đằng sau những tờ giấy bạc chúng ta chi tiêu hàng ngày là cả một thế lực ngầm đáng sợ - một thế lực bí ẩn với quyền lực siêu nhiên có thể điều khiển cả thế giới rộng lớn này. “Chiến tranh tiền tệ” đề cập đến một cuộc chiến khốc liệt, không khoan nhượng và dai dẳng giữa một nhóm nhỏ các ông trùm tài chính - đứng đầu là gia tộc Rothschild - với các thể chế tài chính kinh tế của nhiều quốc gia. Đó là một cuộc chiến mà đồng tiền là súng đạn và mức sát thương thật là ghê gớm.

Nhóm tài phiệt ngân hàng này đã tạo ra một cơ chế kiểm soát nguồn cung ứng tiền tệ xuyên quốc gia, thực hiện các chính sách bơm tiền vào các nền kinh tế đang tăng trưởng để rồi chích nổ quả bong bóng kinh tế để thu lợi. Nguồn tài sản họ thu được có thể là dầu khí, bất động sản, nền công nghiệp quốc phòng, đất nông nghiệp… Tất cả có thể được quy đổi thành vàng hay tiền mặt tuỳ theo vận trù của họ. Kết quả là sau mỗi lần “xén lông cừu” các nhà tài phiệt này lại giàu có hơn, uy lực càng ngày càng được củng cố hơn trên thị trường tài chính quốc tế.

“Chiến tranh tiền tệ” giúp chúng ta hiểu nhiều điều, rằng Bill Gates chưa phải là người giàu nhất hành tinh, rằng tỉ lệ tử vong của các tổng thống Mỹ lại cao hơn tỉ lệ tử trận của binh lính Mỹ trong chiến dịch Normandie, vì sao phố Wall lại mạo hiểm đổ hết vốn liếng của mình cho việc “đầu tư” vào Hitler.

Việt Nam vừa mới hội nhập vào nền kinh tế thế giới và mặc dù đồng tiền chưa được chuyển đổi tự do nguồn vốn đầu tư quốc tế còn hạn chế nhưng tình trạng lạm phát kinh tế hiện tượng bong bóng trên thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản dang xuất hiện và đang tạo

ra tình trạng bất ổn trong đời sống xã hội. Theo ước tính, trong vòng mấy tháng cuối năm 2006 và đầu năm 2007 đã có tới 10 tỉ đô-la Mỹ được róc vào thị trường chửng khoán, kéo theo hơn 350 nghìn tỉ dộng của các nhà dầu tư trong nước nhập cuộc. Khi hai thị trường chứng khoán và bất động sản được bơm vốn quá lớn tạo ra hiện tượng bong bóng và gây lạm phát cao, Chính phủ buộc phải thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ. Và dây cũng là lúc các tổ chức tài chính nước ngoài thu hồi vốn dầu tư khiến thị trường chứng khoán mau chóng suy sụp và thị trường bất động sản đi vào giai đoạn đóng băng nặng nề nhất.

Chỉ tính trong vòng 40 ngày cuối quý 1/2008, thị trường chứng khoán mất tới 347 điểm, tương đương 100 nghìn tỉ đồng, nghĩa là bình quân mỗi ngày có 1.000 tỉ đồng bay hơi. Nếu tính theo mốc giá ngày 12-3-2007 thì nhiều công ty đã rớt giá 70-80%, gây ra khoản thua lỗ hơn 300 nghìn tỉ đồng. quả thật đây là một thảm hoạ đối với các nhà đầu tư. Hiện tượng này mới xảy ra lần đầu tại Việt Nam, tuy nhiên, rất ít người biết được rằng, kịch bản này đã được dàn dựng thành công tại nhiều nước trên thế giới.

Bên cạnh việc phơi bày những âm mưu của các nhà tài phiệt thế giới trong việc tạo ra những cơn “hạn hán hay bão lũ” về tiền tệ để thu lợi, cuốn sách cũng đề cập đến sự phát triển của các định chế tài chính thế giới những cơ cấu được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển vũ bão của nền kinh tế toàn cầu, hoạt động sản xuất kinh doanh hiện đại và hoạt động dịch chuyển dòng vốn xuyên quốc gia là hai bộ phận cấu thành nền kinh tế toàn cầu mà bất cứ quốc gia nào nếu tách riêng ra cũng khó lòng phát triển. Như vậy vấn đề không phải là việc cắt dứt mối quan hệ với dòng vốn quốc tế vốn được điều khiển bởi các tập đoàn tài chính khổng lồ mà là làm thế nào để sử dụng nguồn vốn ngoại lực một cách có hiệu quả trong sự phối hợp với các nguồn lực nội tại nhằm tạo ra sự phồn vinh cho nền kinh tế nước nhà.

Gấp cuốn sách lại, có thể bạn đọc sẽ có nhiều tâm trạng khác nhau. Đối với một số người đó có thể là sự sợ hãi thế lực tài chính quốc tế và cảm giác bất an về sự chi phối của thế lực này. Với số khác thì đó có thể là một cảm giác thú vị khi khám phá ra sự thật trần trụi dể từ đó có cách nhìn nhận khác nhằm xây dựng cho mình những kế hoạch dầu tư một cách hiệu quả nhất.

Và cho dù bạn có lo sợ hay cảm thấy tò mò, thú vị thì “Chiến tranh tiền tệ” cũng là một cuốn sách đáng đọc.

Một cuốn sách bổ ích cho các chuyên gia quản lý tài chính, các nhà quản trị doanh nghiệp, các nhà đầu tư nhỏ, các giáo viên giảng dạy về tài chính-ngân hàng cũng như sinh viên các trường kinh tế.

Thạc sĩ Đinh Thế Hiển

Giám đốc Viện nghiên cứu Tin học và kinh tế ứng dụng

Hoàn thành

Danh sách chương

Phần 01 - Gia Tộc Rothschild - Cường Quyền Duy Nhất Ở Châu Âu

Phần 01 - Chương 01. Waterloo của Napoleon và Khải hoàn môn của Rothschild

Phần 01 - Chương 02. Bước khởi nghiệp của Rothschild.

Phần 01 - Chương 03. Thùng Vàng Thứ Nhất Của Rothschild

Phần 01 - Chương 04. Nathan - Chúa Tể Thành Phố Tài Chính London

Phần 01 - Chương 05. James Chinh Phục Pháp

Phần 01 - Chương 06. Salomon Thăm Áo

Phần 01 - Chương 07. Ảnh Hưởng Của Rothschild Đối Với Đức Và Ý

Phần 01 - Chương 08. Đế Chế Tài Chính Của Rothschild

CHÚ THÍCH – PHẦN 01

Phần II: Cuộc Chiến Trăm Năm Giữa Ngân Hàng Quốc Tế Và Tổng Thống Hoa Kỳ

Phần 02 - Chương 01. Ám Sát Tổng Thống Lincoln

Phần 02 – Chương 02. Quyền Phát Hành Tiền Tệ và Chiến Tranh Độc Lập Của Nước Mỹ

Phần 02 – Chương 03: Chiến dịch thứ nhất của Ngân hàng quốc tế

Phần 02 – Chương 04: Sự trở lại của Ngân hàng quốc tế

Phần 02 – Chương 05: Ngân hàng muốn giết chết tôi, nhưng tôi sẽ giết chết ngân hàng

Phần 02 – Chương 06: Chiến tuyến mới: “Hệ thống tài chính độc lập”

Phần 02 – Chương 07: Ngân hàng quốc tế ra tay tạo nên cuộc “khủng hoảng năm 1857”

Phần 02 – Chương 08: Khởi nguồn cuộc nội chiến Mỹ: Thế lực tài chính quốc tế châu Âu

Phần 02 – Chương 09: Chính sách mới về tiền tệ của Lincoln

Phần 02 – Chương 10: Đồng minh Nga của Lincoln

Phần 02 – Chương 11: Ai là hung thủ thật sự ám sát Lincoln?

Phần 02 – Chương 12: Sự thoả hiệp chí mạng

Phần 03 - Cục Dự trữ Liên bang Mỹ - Ngân hàng trung ương tư hữu

Phần 03 - Chương 01: Đảo Jekyll thần bí: Cái nôi của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ

Phần 03 - Chương 02: Bảy nhà tài phiệt phố Wall: Những người điều khiển hậu trường của Cục Dự trữ Liên bang

Phần 03 - Chương 03: Sự ra đời và phát triển của dòng họ Morgan

Phần 03 - Chương 04: Rockefeller: Vua dầu mỏ

Phần 03 - Chương 05: Jacob Schiff: Chiến lược gia tài chính của Rothschild

Phần 03 - Chương 06: James J. Hill: Vua đường sắt

Phần 03 - Chương 07: Anh em nhà Warburg

Phần 03 - Chương 08: Tuyến tiền tiêu của việc xây dựng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ: Cuộc khủng hoảng ngân hàng năm 1907

Phần 03 - Chương 09: Từ chế độ bản vị vàng đến tiền giấy – bước chuyển lớn trong thế giới quan của các nhà ngân hàng

Phần 03 - Chương 10: Cuộc tranh cử tổng thống năm 1912

Phần 03 - Chương 11: Kế hoạch B

Phần 03 - Chương 12: Đề án Cục Dự trữ Liên bang Mỹ được phê duyệt – mộng đẹp của các nhà tài phiệt ngân hàng thành hiện thực

Phần 04: Chiến tranh và suy thoái: mùa bội thu của ngân hàng quốc tế

Phần 04 - Chương 01: Không có Cục Dự trữ Liên bang Mỹ thì không có cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất

Phần 04 - Chương 02: Cục Dự trữ Liên bang thời chiến dưới sự thao túng của Benjamin Strong

Phần 04 - Chương 03: Mỹ tham chiến “vì nguyên tắc dân chủ và đạo đức”

Phần 04 - Chương 04: Các nhà tài phiệt ngân hàng đại phát tài nhờ đại chiến

Phần 04 - Chương 05: “Hoà ước Versailles”: Bản hợp đồng ngừng bắn kỳ hạn 20 năm

Phần 04 - Chương 06: Chiến dịch xén lông cừu và cuộc suy thoái nông nghiệp năm 1921 ở Mỹ

Phần 04 - Chương 07: Âm mưu năm 1927 của Ngân hàng quốc tế

Phần 04 - Chương 08: Chích nổ bong bóng năm 1929: Lại mộl hành động “xén lông cừu”

Phần 04 - Chương 09: Uỷ ban tư vấn liên bang họp kín tại Washington

Phần 04 - Chương 10: Mưu đồ thực sự của việc hoạch định đại suy thoái

Phần 5 - Chính sách mới của tiền tệ giá rẻ

Phần 05 - Chương 01: Chính sách “Tiền tệ giá rẻ” của John Maynard Keynes

Phần 05 - Chương 02: Cuộc tranh cử tổng thống năm 1932

Loading...
Loading...
Loading...
Thể loại
Tìm kiếm
Loading...
Loading...
Loading...
Lọc truyện