Phần 03 - Cục Dự trữ Liên bang Mỹ - Ngân hàng trung ương tư hữu

Cục dự trữ liên bang Mỹ - Ngân hàng trung ương tư hữu

Một quốc gia công nghiệp vĩ đại bị hệ thống tín dụng khống chế một cách cứng nhắc. Hệ thống tín dụng này tập trung cao dộ. Sự phát triển của quốc gia này và mọi hoạt động (kinh tế) của chúng ta hoàn toàn nằm trong tay một sốt người. Chúng ta đã rơi vào thế bị thống trị cam go nhất – một kiểu khống chế triệt để nhất trên thế giới. Chính phủ không còn có ý kiến tự do nữa, không còn quyền định tội nữa, không còn là chinh phủ được lựa chọn bởi đa số người dân nữa, và chính phủ này vận hành dưới sự khống chế của một nhóm người quyền lực. Bất nhiều nhân sĩ công thương nghiệp của quốc gia này đều đang lo sợ một điều gì đó. Họ biết thứ quyền lực vô hình này được tổ chức theo cách như vậy, tĩnh lặng vô tình như vậy, phủ khắp như vậy, khoá chặt lẫn nhau như vậy, triệt để và toàn diện như vậy, đến nỗi họ không dám công khai lên án thứ quyền lực này(1).

Woodrow Wilson – tổng thống thứ 28 Hoa Kỳ

Có thể không quá khoa trương khi nói rằng, mãi đến ngày nay, chẳng có mấy nhà kinh tế học Trung Quốc biết được một thực tế rằng, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ chính là Ngân hàng trung ương tư hữu. Cái gọi là “Ngân hàng dự trữ liên bang” thực ra vừa chẳng phải là “liên bang”, mà cũng chẳng có “dự trữ”, và cũng không đáng được xem là “ngân hàng”.

Đa số các quan chức của chính phủ Trung Quốc có thể sẽ nghĩ rằng, đương nhiên chính phủ Mỹ phát hành ra đồng đô-la, nhưng trên thực tế, về cơ bản, chính phủ Mỹ không có quyền phát hành tiền tệ! Năm 1963, sau khi tổng thống Kennedy bị ám sát, chính phủ Mỹ cuối cùng đã mất đi quyền phát hành “đô-la Mỹ bạc trắng”. Muốn có được đồng đô-la, chính phủ Mỹ cần phải đem công trái của người dân Mỹ thế chấp cho Cục Dự trữ Liên bang, còn “phiếu dự trữ liên bang” do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ phát hành chính là đồng “đô-la Mỹ”.

Đối với giới học thuật và truyền thông Mỹ, tính chất và lai lịch của “Cục Dự trữ Liên bang Mỹ“ được hiểu là một “vùng cấm”. Hằng ngày, giới truyền thông Mỹ có thể bàn tán về vô vàn vấn đề chẳng có chút quan trọng gì kiểu như “hôn nhân đồng tính”, nhưng những vấn đề quan trọng liên quan đến việc ai đang khống chế chuyện phát hành tiền tệ hay lợi ích chi trả lợi tức các khoản vay cá nhân thì lại hầu như chẳng được đả động đến.

Đọc đến đây, nếu bạn có cảm giác kinh ngạc, vấn đề sẽ trở nên quan trọng, trong khi có thể bạn lại không hay biết.

Chương này sẽ nói về bí mật của việc thành lập Cục Dự trữ Liên bang Mỹ – vấn đề đã bị giới truyền thông Mỹ cố ý “bỏ qua”. Khi dùng một chiếc kính hiển vi soi xét kỹ giây phút cuối cùng của một sự kiện trọng đại ảnh hưởng đến tiến trình lịch sử thế giới, chúng ta có thể hiểu rằng, diễn biến của sự việc sẽ chính xác đến mức ta phải lấy tiếng tích tắc của đồng hồ làm đơn vị đo lường.

Ngày 23 tháng 12 năm 1913, chính phủ dân cử của Mỹ cuối cùng đã bị quyền lực đồng tiền lật đổ.

----

Chú thích:

(1) Trích từ “Hệ thống kinh tế quốc dân và ngân hàng” (National Economy and the Banking System), Tài liệu của Thượng nghị viện, số 23, Đại hội thứ 76, Kỳ họp thứ nhất. 1939.

Chia sẻ
Loading...
Loading...
Loading...
Chia sẻ
Danh sách chương
Loading...
Loading...
Loading...
Thể loại
Tìm kiếm
Loading...
Loading...
Loading...
Lọc truyện