Phần 03 - Chương 11: Kế hoạch B

11. Kế hoạch B

Với sự sắp đặt hết sức cơ mật và linh cảm nghề nghiệp vượt trội, các ông trùm ngân hàng ở đảo Jekyll đã chuẩn bị sẵn hai kế hoạch. Kế hoạch thứ nhất chính là kế hoạch do thượng nghị sĩ Nelson Aldrich chủ trì, chịu trách nhiệm tấn công nghi binh, để thu hút hoả lực của phía phản đối, Đảng Cộng hoà là phe ủng hộ kế hoạch Aldrich. Một phương án khác được gọi là “Kế hoạch B” mới là hướng tấn công chính thực sự, đây chính là Đạo luật Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sau này, còn Đảng Dân chủ là lực lượng ủng hộ chủ yếu.

Thực ra, cả hai kế hoạch này không có sự khác nhau về bản chất, chỉ có cách diễn đạt là khác nhau mà thôi.

Cuộc tranh cử tổng thống cũng được phát triển xoay quanh mục tiêu hạt nhân này. Mối quan hệ giữa thượng nghị sĩ Aldrich với phố Wall là chuyện ai ai cũng biết. Trong bầu không khí phản đối phố Wall mạnh mẽ phủ rộng khắp nước, đạo luật cải cách tài chính do ông đề xuất tất nhiên là thất bại. Còn Đảng Dân chủ rời xa trung tâm quyền lực đã lâu, luôn đóng vai phê phán kịch liệt sự lũng đoạn tài chính. Thêm vào đó là hình ảnh tươi mới của Wilson. Tất cả những điều này khiến cho Đạo luật Cục Dự trữ Liên bang Mỹ do Đảng Dân chủ ủng hộ có cơ hội sẽ được thông qua. Bằng một thiết kế khéo léo tạo ra cuộc khủng hoảng năm 1907, họ đã buộc cả hai đảng nhận ra ràng, cần phải cải cách thể chế tài chính, xuôi theo ý dân. Lúc này các nhà ngân hàng đã phải hy sinh Đảng Cộng hoà, và chuyện ủng hộ Đảng Dân chủ tất nhiên là việc làm hết sức logic.

Để tiến thêm một bước trong việc mị dân, các nhà tài phiệt ngân hàng đã sử dụng cao chiêu khiến cho hai đảng phái công kích lẫn nhau. Thượng nghị sĩ Aldrich chủ trì phe chống đối, dùng những lời lẽ nghiêm khấc chỉ trích đề án của Đảng Dân chủ vốn có ý thù địch với ngân hàng, và không có lợi cho chính phủ. Ông ta tuyên bố mọi chính sách tiền tệ pháp định quay lưng lại với hệ thống bản vị vàng đều là thách thức nghiêm trọng đối với các nhà tài phiệt ngân hàng.

Tạp chí Nation ngày 23 tháng 10 năm 1908 đã đăng lời nhận xét rằng: “Chế độ tiền tệ pháp định của chính phủ không được bảo đảm bằng vàng mà ngài Aldrich phản đối cũng chính là kế hoạch do ông ta đề xuất năm 1908. Ông ta nên biết rằng, trên thực tế chính phủ không liên quan đến việc phát hành tiền tệ, (các quy định đạo luật trong thảo luận) uỷ ban Cục Dự trữ Liên bang toàn quyền khống chế việc phát hành tiền tệ”.

Sự chỉ trích của Đảng Dân chủ đối với đề án của Aldrich cũng khiến thiên hạ hả hê. Họ cho rằng thứ mà Aldrich đang bảo vệ chính là lợi ích và địa vị lũng đoạn tài chính của các nhà ngân hàng phố Wall, còn đề án Cục Dự trữ Liên bang Mỹ do Đảng Dân chủ đề xuất là nhằm “xây dựng nên một hệ thống ngân hàng trung ương hoàn mỹ phân quyền phân lập, trong đó tổng thống bổ nhiệm, quốc hội thẩm duyệt, các nhà ngân hàng đưa ra ý kiến chuyên môn, khống chế lẫn nhau”.

Do không am tường nhiều về công việc tài chính nên Wilson tin rằng, phương án này đã phá tan sự lũng đoạn của các nhà ngân hàng phố Wall đối với ngành tài chính.

Chính nhờ sự phản đối và chỉ trích kịch liệt của Aldrich và Vanderlip cũng như phố Wall mà đạo luật Cục Dự trữ Liên bang Mỹ của Đảng Dân chủ chiếm được thiện cảm của dân chúng.

Chia sẻ
Loading...
Loading...
Loading...
Chia sẻ
Danh sách chương
Loading...
Loading...
Loading...
Thể loại
Tìm kiếm
Loading...
Loading...
Loading...
Lọc truyện