Phần 02 – Chương 11: Ai là hung thủ thật sự ám sát Lincoln?

11. Ai là hung thủ thật sự ám sát Lincoln?

Bismarck – vị Thủ tướng kiên cường và giàu lòng hy sinh của nước Đức đã từng nhận xét một cách sắc bén rằng:

“Ông ấy (Lincoln) được quốc hội trao quyền vay tiền thông qua việc bán khoản công trái cho người dân, như vậy thì chính phủ và quốc gia sẽ thoát được khỏi cái bẫy cài sẵn của các nhà tài chính nước ngoài. Trong khi họ (các nhà tài chính quốc tế) hiểu rõ được rằng nước Mỹ sẽ thoát khỏi vòng khống chế của họ, thì ngày chết của Lincoln chằng còn mấy xa xôi”.

Sau khi ra sắc lệnh giải phóng nô lệ da đen và thống nhất miền nam, ngay lập tức Lincoln đã tuyên bố xoá toàn bộ các khoản nợ chiến tranh mà miền nam đã phải gánh chịu.

Các ngân hàng quốc tế – đơn vị chu cấp phần lớn tài chính cho miền nam trong suốt cuộc chiến – đã bị tổn thất nghiêm trọng vì quyết định này. Để trả thù Lincoln, đặc biệt là để xoá bỏ chính sách mới về tiền tệ của Lincoln, họ đã tập hợp các thế lực bất mãn đối với vị tổng thống này, bí mật lên kế hoạch ám sát tổng thống. Với họ, chuyện chỉ đạo đám côn đồ ám sát tổng thống thực tế không phải là một việc khó khăn.

Sau khi Lincoln bị ám sát, dưới sự thao túng của các thế lực tài chính quốc tế, Quốc hội tuyên bố phế bỏ chính sách tiền tệ mới của Lincoln, việc phát hành tiền tệ mới của Lincoln không được vượt quá giới hạn 400 triệu đô-la.

Năm 1972, có người hỏi Bộ tài chính Mỹ rằng, với số tiền mới 450 triệu đô-la Mỹ của Lincoln phát hành, chính phủ rốt cuộc đã tiết kiệm được bao nhiêu tiền lãi. Sau mấy tuần tính toán kỹ lưỡng, câu trả lời của Bộ tài chính là: nhờ tổng số tiền Lincoln tự phát hành cho chính phủ Mỹ mà quốc gia này đã tiết kiệm được 4 tỉ đô-la lợi nhuận(34).

Cuộc nội chiến Nam – Bắc về căn bản là một cuộc tranh giành lợi ích kịch liệt giữa các thế lực tài chính quốc tế cũng như những người đại diện cho các thế lực đó và chính phủ Mỹ trong việc khống chế quyền phát hành tiền tệ quốc gia cũng như chính sách tài chính tiền tệ của Mỹ. Trong thời gian hơn một trăm năm sau cuộc nội chiến Nam-Bắc, đôi bên đã tiến hành những cuộc chiến tàn khốc. Tổng cộng đã có 7 tổng thống Mỹ vì cuộc chiến này mà bị ám sát, nhiều nghị sĩ bị thủ tiêu. Mãi đến năm 1913, việc thành lập hệ thống ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ đã đánh dấu cho thắng lợi mang tính quyết định của ngân hàng quốc tế.

Thật đúng như Bismarck đã nói:

“Cái chết của Lincoln là sự tổn thất nghiêm trọng của thế giới Cơ đốc giáo. Nước Mỹ có thể không còn ai có thể đi lại con đường vĩ đại của ông, còn các ngân hàng sẽ lại một lần nữa khống chế những ai giàu có. Tôi lo rằng các ngân hàng nước ngoài với những thủ đoạn cao siêu và tàn bạo sẽ giành được sự giàu có của nước Mỹ, sau đó dùng nó để huỷ hoại nền văn minh hiện đại một cách có hệ thống”.

----

Chú thích:

(34) Abraham Lincoln and John F. Kennedy by Melvin Sickler.

Chia sẻ
Loading...
Loading...
Loading...
Chia sẻ
Danh sách chương
Loading...
Loading...
Loading...
Thể loại
Tìm kiếm
Loading...
Loading...
Loading...
Lọc truyện