Thiên Chúa duy nhất

Nằm giữa Ai Cập và Đồng bằng Lường Hà là một vùng đất có nhiều thung lũng sâu và đồng cỏ xanh tốt. Ở đó, qua hàng ngàn năm dân du mục vẫn ngày ngày chăn dắt gia súc. Họ còn trồng cả nho và ngũ cốc. Mỗi khi đêm xuống họ ngồi lại ca hát với nhau, như nhưng người dân quê ngày nay vậy.

Nhưng vùng đất nhỏ bé của họ lại nằm giữa hai đất nước hùng mạnh, thế là đầu tiên người Ai Cập đem quân chính phạt họ, rồi đến lượt người Babylon xâm lăng. Vậy là họ cứ bị đuổi chạy từ nơi này sang nơi khác. Họ cùng xây đựng phố xá và pháo đài, nhưng tất cả đều vô vọng. Họ không đủ sức để chống lại nhưng người hàng xóm hiếu chiến với quân đội hùng mạnh như vậy.

"Nghe buồn thật nhưng có gì quan trọng đâu, vì dân tộc nhỏ bé nào cùng như vậy cả". Chắc hẳn em sẽ nghĩ như vậy. Cùng không sai. Nhưng dân tộc này lại rất đặc biệt em ạ. Mặc dù nhỏ bé và yếu ớt, họ không chỉ là một phần của lịch sử mà chính họ còn tạo ra lịch sử - có nghĩa là họ đă làm thay đổi lịch sử của cả thế giới. Tất cả là từ tôn giáo của họ.

Trong khi những dân tộc khác thờ rất nhiều thần linh - hẳn em còn nhớ thần Isis và Osiris của người Ai Cập hay thần Baal và Astarte của người Babylon, người dân ở xứ sở nhỏ bé này chỉ thờ một đấng tối cao, đức Chúa đã che chở và dẫn dắt họ. Mỗi khi đêm xuống họ lại ngồi bên lửa hồng và ca hát - những bài hát kể lại chiến tích và công ơn của Người. Chúa của họ, theo như lời hát, linh thiêng và mạnh mẽ hơn tất cả thần linh khác. Và thế là theo thời gian họ mãi tin chỉ có một Thiên Chúa duy nhất trên đời mà thôi. Thiên Chúa duy nhất cũng là đấng sáng tạo ra thiên đàng và mặt đất, mặt trời và mặt trăng, đất đai và sông suối, cây cối và loài vật, và cả con người nữa. Khi Chúa nổi giận Người tạo ra cơn cuồng phong với họ nhưng không bao giờ bỏ rơi họ. Thậm chí ngay cả khi họ bị người Ai Cập kết tội hay bị người Babylon áp giải. Đức tin, lòng kiêu hãnh của họ mạnh như thế đó, họ là con của Chúa và Người là Chúa duy nhất của họ.

Đến đây có thể em đã đoán được dân tộc đu mục đó là ai. Họ là người Do Thái, còn những bài hát đêm đêm đó chính là Kinh Cựu Ước.

Có Thể một ngày nào đó em sẽ đọc Kinh Thánh. Em sẽ thấy trong đó có rất nhiều những câu chuyện sống động về thời xa xưa. Biết được lịch sử , em sẽ thấy những câu chuyện đó còn sống động hơn nữa. Câu chuyện về Abraham chẳng hạn. Em còn nhớ Abraham đến từ đâu không? Câu trả lời nằm trong chương 11 của Sách Sáng Thế - cuốn sách đầu tiên trong Kinh Cựu Ước. Abraham là người thành Ur xứ Chaldees. Thành Ur còn lại ngày nay chính là đống đổ nát gần Vịnh Ba Tư, nơi chúng ta khai quật ra những báu vật xa xưa như đàn hạc, vũ khí và những món trang sức vàng. Nhưng Abraham không sống ở thời xưa đến vậy. Có thể ông sống vào thời vua Hammurabi - em còn nhớ không đức vua với bộ luật đầu tiên trên thế giới, vào năm bao nhiêu nhỉ? 1700 trước Công nguyên. Trong Kinh Thánh về sau chúng ta cùng thấy có nhắc đến những điều luật công bằng và nghiêm khắc này.

Kinh Thánh còn có nhiều câu chuyện thú vị khác về thành Babylon cổ xưa. Em có biết câu chuyện Tháp Babel không? Trong chuyện người dân sống cùng một thành phố lớn cố xây cho được một tòa tháp thật cao, vươn đến thiên đàng. Sự kiêu hành của họ làm cho Chúa nổi giận và trừng phạt họ bằng cách làm cho họ nói tiếng khác nhau và không thể hiểu được nhau nữa. Babel chính là Babylon đó em ạ. Đến đây chắc em cùng hình dung ra câu chuyện rồi. Quả thật người Babylon đã xây những tòa tháp khổng lồ để đỉnh tháp chạm đến thiên đàng. Họ xây tháp để được gần hơn với mặt trời và trăng sao.

Trong Kinh Thánh, câu chuyện về Noah và trận Đại Hồng Thủy được kể lại là xảy ra ở vùng Lưỡng Hà. Ngày nay người ta đào được nhiều bia đất sét, trên đó có khắc chữ Tiết hình, kể lại một câu chuyện cùng tương tự như vậy.

Kinh Thánh kể lại rằng trong đám con cháu của Abraham thành Ur có Joseph, con trai của Jacob. Joseph bị các anh mình mang đến Ai Cập và bị bán đi để làm nô lệ. Nhưng cuối cùng ông trở thành một nhà thông thái và làm quan dưới triều pharaoh. Có thể em đã được nghe kể câu chuyện này ở đâu đó rồi, thời đó nạn đói xảy ra khắp vùng, các anh trai của Joseph phải đi đến Ai Cập để mua lương thực. Lúc đó thi kim tự tháp cùng đã có hơn ngàn năm tuổi. Joseph và các anh trai của ông hẳn cũng kinh ngạc khi lần đầu tiên thấy kim tự tháp, cùng như ta ngày nay vậy.

Sau đó các anh trai của Joseph cùng với vợ con của họ quyết định không quay về quê hương mà ở lại trên đất Ai Cập. Rồi họ phải đi lao động khổ sai cho pharaoh, như những người dân Ai Cập đã từng xây kim tự tháp. Sách Xuất hành - cuốn sách thứ hai của Kinh Cựu Ước còn ghi lại rằng: 'Và thế là người Ai Cập bắt con dân Israel phải phục dịch ngày đêm; biến cuộc sống của họ thành cảnh tù tội cay đắng, suốt đời chỉ biết có gạch đá... ' Cuối cùng Moses dẫn họ trốn khỏi Ai Cập, băng qua sa mạc rộng lớn - lúc đó khoảng vào năm 1250 trước Công nguyên. Từ đó họ cố giành lại mảnh đất hứa - nơi cha ông họ đã sinh sống từ thời Abraham. Sau những cuộc chiến dài lê thê đẫm máu họ đã làm được điều đó. Họ có vương quốc của riêng minh với thủ đô là Jerusalem. Vị vua đầu tiên của họ là vua Saul, người dẫn quân chiến đấu chống lại sự xâm lăng của bộ lạc Philistines láng giềng và cuối cùng chết trên chiến trường.

Kinh thánh cũng kể lại rất nhiều chuyện thú vị về những vị vua sau đó của người Do Thái như vua David và vua Solomon. Vua Solomon là người thông thái và rất công bằng. Thời của vua Solomon là khoảng năm 1000 trước Còng nguyên, tức là 700 năm sau thời vua Hammurabi và 2100 sau thời vua Menes. Vua Solomon có công xây nên Đền Thánh Đầu tiên ở Jerusalem. Những kiến trúc sư làm việc cho vua lúc đó không phải là người Do Thải mà là những nghệ nhân từ các vùng đất lân cận. Đền Thánh to lớn và lộng lẫy như những đền thờ của người Ai Cập hay người Babylon vậy. Nhưng Đền Thánh có một đỉểm khác biệt hoàn toàn.

Bên trong các ngôi đền khác thường có hình ảnh của nhiều thần thánh ví dụ thần Anubis đầu chó rừng hay thần Baal – vị thần được dâng cả người sống trong tế lễ. Phần linh thiêng nhất trong Đền Thánh của người Do Thái lại không có một hình ảnh nào cả. Người Do Thái tin rằng không có bút mực nào có thể vẽ lại Thiên Chúa toàn năng và duy nhất của họ. Thay vào đó là tấm bia ghi lại 10 điều răn dạy của Chúa. Người Do Thái tin rằng Chúa của họ hiện hữu trong những lời vàng ngọc đó.

Sau thời vua Solomon cuộc sống của người Do Thái không còn yên bình nữa. Vương quốc của họ bị chia tách thành hai tiểu vương quốc Israel và Judah. Những cuộc chiến liên tiếp nổ ra. Cuối cùng vương quốc Israel bị người Assyria xâm lược vào năm 722 trước Công nguyên rồi bị thâu tóm và tiêu diệt hoàn toàn.

Nhưng điều đáng kinh ngạc là sau nhiều thảm họa, niềm tin của những người Do Thái còn sống sót lại càng mãnh liệt hơn nữa. Không đợi đến giáo sĩ, ngay cả đến những người bình thường cùng muốn đứng lên để củng cố niềm tin cho dân chúng vì họ tin rằng họ đang truyền lại lời của Chúa. Những bài giảng đạo của họ thường dạy rằng, 'Tự thân ta gây ra nỗi khổ này. Chúa đang trừng phạt lỗi lầm của ta' Cứ thế người Do Thái nghe đi nghe lại những lời đó và thấm thía rằng những khổ nhục mà họ đang chịu đựng chỉ là cách Chúa trừng phạt họ và thử thách niềm tin của họ và họ càng tin một ngày kia Đấng Cứu Thế sẽ xuất hiện, khôi phục lại dân tộc họ trong vinh quang ngày xưa và mang lại hạnh phúc vĩnh hằng.

Nhưng những nỗi khổ của họ chưa dừng lại ở đó. Hẳn em còn nhớ một vị vua - chiến binh hùng mạnh của người Babylon là Vua Nebuchadnezzar. Trên đường chinh phạt Ai Cập năm 586 trước Công nguyên ông đã quét quân qua miền Đất Hứa, tàn phá thành Jerusalem, moi mắt nhà vua Zedekiah và bắt giữ người Do Thái đem về Babylon.

Người Do Thái bị giữ ở Babylon hơn năm mươi năm, cho đến khi đế chế Babylon bị người láng giềng Ba Tư đánh gục vào năm 538 trước Công nguyên. Cuối cùng, khi người Do Thái được trở về quê cũ thì mọi thứ đã thay đổi. Với họ, những bộ lạc đang sống ở đó chỉ là những kẻ thờ cúng mê tín dị đoan mà không nhận ra được chỉ có một Thiên Chúa duy nhất trên đời.

Vậy là sau bao năm lưu lạc, người Do Thái trở về quê cũ lại song tách mình ra khỏi những người xung quanh. Cùng trong thời gian này Kinh Cựu Ước lần đầu tiên được chính thức ghi lại như bản còn đến ngày nay, tức là 2500 năm sau đó.

Trong khi đó những người ngoại đạo thì lại cho rằng người Do Thái thật kỳ cục vì cứ mãi nói về một vị Chúa duy nhất và vô hình ở tận đâu đâu và răm rắp tuân theo những luật lệ và phong tục cổ xưa do vị Chúa kia truyền lại.

Dần dần là người Do Thái sống co cụm với nhau còn những người ngoại đạo thì cũng cố tìm cách tránh xa họ. Người Do Thái lại tiếp tục là dân tộc nhỏ bé và cô lập, ngày đêm trăn trở vì sao Thiên Chúa duy nhất vẫn chưa thôi thử thách niềm tin của họ.

Chia sẻ
Loading...
Loading...
Loading...
Chia sẻ
Danh sách chương
Loading...
Loading...
Loading...
Thể loại
Tìm kiếm
Loading...
Loading...
Loading...
Lọc truyện