Em tập đọc

Em tập đọc như thế nào nhỉ? Thật là một câu hỏi quá dễ học trò nào cũng trả lời được, 'Thì ta đánh vần ghép chữ lại với nhau' Đánh vần như thế nào nhỉ? Ví dụ từ "Em" chẳng hạn đầu tiên chúng ta có chữ "E" rồi chữ "M" ta ghép lại thành "E mờ Em". Cứ vậy mà từ nào rồi ta cùng đánh vần và đọc được hểt.

Thật là hay phải không em? Chỉ có hai mươi mấy chữ cái, từ những nét cong nét thẳng đơn giản mà chuyện gì cũng ghi lại được, dù là chuyện hay chuyện dở ra sao.

Với người Ai Cập cổ đại thì mọi thứ không dễ dàng như vậy. Em còn nhớ chữ tượng hình của họ không? Người Babylon cũng không hơn gì chữ Tiết hình của họ cũng rắc rối không kém. Họ lại cứ thêm vào nhiều chữ cái mới không chỉ ghi lại âm đơn mà nguyên cả một từ.

Cho nên thật tuyệt vời là làm sao khi một ngày nọ người ta phát minh hai mươi mấy chữ cái. Mỗi chữ ghi lại một âm khác nhau và chỉ cần có chừng đó thôi ta muốn viết gì cũng được. Hẳn người phát minh ra chữ cái phải là người viết rất nhiều. Không chỉ viết văn thơ và kinh sách mà còn phải viết thư từ hợp đồng, hóa đơn các loại.

Các thương gia là những người đầu tiên phát minh ra chữ cái. Họ thường phải đi xa, có khi phải vượt biển đến những vùng đất lạ để trao đổi hàng hóa. Họ sống khá gần với người Do Thái, tại các thành phố cảng Tyre và Sidon, những nơi lớn mạnh hơn nhiều so với Jerusalem và nhộn nhịp không kém gì Babylon. Thực ra ngôn ngữ và tôn giáo của những thương gia này không quá khác biệt với những dân tộc khác của vùng Lưỡng Hà trừ chuyện họ không mặn mà gì với chiến tranh.

Thay vào đó, người Phoenicia (tên chung chỉ dân hai thành Tyre và Sidon) chinh phục các vùng đất khác bằng con đường buôn bán. Họ dong buồm qua biển khởi, đến những nơi chưa ai từng đến và dựng nên những trạm buôn bán. Những người thổ dân ở đó dùng các loại lông thú và đá quý đế đổi lại công cụ lao động, nồi niêu và vải vóc từ các thương gia này.

Người Phoenicia nổi tiếng khéo tay - những nghệ nhân của họ đã từng tham gia xây dựng đền Solomon ở Jerusalem. Mặt hàng nổi tiếng nhất của họ là vải nhuộm, đặc biệt là màu tía, được bán ở khắp nơi trên thế giới. Người Phoenicia thường ở lại rất lâu tại những trạm buôn bán và xây nên thành thị ở những nơi họ qua. Đi đến đâu họ cùng được chào đón cho dù là ở châu Phi ở Tây Ban Nha hay ở phía nam nước Ý vì họ luôn mang theo những món hàng thật đẹp.

Mặc dù ở xa, các thương nhân Phoenicia vẫn luôn giữ kênh lạc với quê nhà. Họ thường xuyên viết thư cho gia đình và bạn bè ở Tyre và Sidon. Họ đã viết thư bằng những chữ cái đơn giản tương tự như ngày nay chúng ta viết vậy. Vi dụ chữ "B" bây giờ chẳng hạn nó không khác gì nhiều so với chữ "B" trong những bức thư của những người Phoenicia - những người con buôn bán xa quê cách đây 3000 năm nhưng không quên gửi về quê hương tin tức từ những chốn xa xôi tấp nập.

Nghe xong câu chuyện này em sẽ không quèn người Phoenicia chứ?

Chia sẻ
Loading...
Loading...
Loading...
Chia sẻ
Danh sách chương
Loading...
Loading...
Loading...
Thể loại
Tìm kiếm
Loading...
Loading...
Loading...
Lọc truyện