Ngày xửa ngày xưa

Mọi câu chuyện kể đều bắt đầu từ "ngày xửa ngày xưa". Câu chuyện lịch sử thế giới mà ta sắp kể cho em cũng thế, cùng là một câu chuyện về những việc đã xảy ra ở thời xa xưa.

Đối với em, ngày xưa có thế là khi em còn bé, đứng kiễng chân lên em mới với được tay mẹ. Em còn nhớ cảm giác đó không?

Lịch sử của riêng em có thê bắt đầu như thế này "Ngày xưa có một cậu bé - hoặc một cô bé - em chính là cậu bé, cô bé đó". Trước đó nữa thì em là em bé còn nằm trong nôi. Tự em không nhớ mình nằm trong nôi ra sao nhưng em vần biết được điều đó. Ba mẹ em cùng đã từng là những em bé như thế, ông bà em cùng vậy, vào thời còn xa xưa hơn và em biết tất cả những điều đó. Nhưng chưa hết, mặc dù ông bà em là người già, ông bà vẫn có ông bà của mình nữa và có những câu chuyện thời thơ ấu như em. Và những câu chuyện ngày xa xưa cử nối tiếp mãi như thế.

Đã bao giờ em thử đứng giữa hai tấm gương đặt đối diện nhau chưa?

Nếu chưa, em nên thử một lần. Em sẽ thấy một hàng dài những tấm gương sáng loáng, tấm sau bé hơn tấm trước, trải dài về phía xa, mỗi lúc một mờ dần, em không thể nhìn thấy tấm gương cuối cùng được. Những tấm gương xếp hàng nối tiếp nhau mãi mãi về phía xa, khuất tầm mắt của em. Mặc dù không thề nhìn thấy hết em vẫn biết được hàng gương dài vô tận.

Lịch sử cũng như vậy. Chúng ta không thể thấy đuợc ngọn nguồn của Lịch sử . Em thử nghĩ về ông nội của ông nội của ông nội của ông nội... của ông nội em, em sẽ thấy chóng cả mặt cho xem. Nhưng nếu em nghĩ lại, từ từ chậm rãi em sẽ hình dung ra được câu chuyện của mỗi người. Rồi em tiếp tục nghĩ về người ở thời trước đó nữa. Cứ thể ta nghĩ về Lịch sử , về những thời còn xa xưa hơn nữa. Nhưng không bao giờ có điểm bắt đầu vì nếu em nghĩ về bất kỳ một khởi đầu nào thì lại có một câu chuyện "ngày xưa ngày xưa."

Lịch sử như một cái giếng không đáy vậy. Nhìn vào đó em có thấy chóng mặt không? Ta thì bắt đầu thấy chóng mặt rồi đây. Bây giờ em hãy tưởng tượng ta cùng đốt một mẩu giấy nhỏ và thả nó vào lòng giếng. Màu giấy sẽ rơi chầm chậm, mỗi lúc một sâu hơn. Ngọn lửa trên mẩu giấy sẽ soi sáng đường vào lòng giếng. Em có hình dung được không? Ngọn lửa của ta và em đang rơi xuống lòng giếng sâu. Đến một lúc nào đó nó sẽ chỉ còn là một vì sao bé xíu giữa lòng giếng đến thăm thẳm. Vì sao mỗi lúc một bé lại... và đến lúc nào đó thì biến mất.

Tri nhớ của chúng ta cũng giống như mẩu giấy đó vậy. Chúng ta dùng trí nhớ đế soi sáng quá khứ. Đầu tiên là quá khứ của riêng ta sau đó ta lại đi hỏi trí nhớ của những người lớn tuổi. Muốn biết về thời trước nữa thì ta tìm đọc bút tích của những người đã khuất. Cứ thế ta soi đường vào lịch sử. Có những nơi chuyên giữ những giấy tờ như vậy. Ở đó em có thể tìm thấy những bức thư được viết hàng trăm năm trước. Một lần nọ ta đọc được một bức thư như thế này, "Mẹ yêu quý, hôm qua chúng con được ăn rất nhiều nấm cục. Thương mẹ nhiều William". William là một hoàng tử người Ý song vào thời cách đây bốn trăm năm. Nắm cục là một loại nấm đặc sản.

Trong hành trình đi vào giếng sâu quá khứ đó, ta chỉ nhìn thấy sự việc thoảng qua, nhất là khi ngọn lửa rơi càng lúc càng nhanh, một ngàn năm... năm ngàn năm... mười ngàn năm. Ở những thời xa xưa như vậy vẫn có những cô cậu bé thích ăn ngon. Nhưng xưa đến mức đó thì chưa có ai biết viết cả. Hai mươi ngàn năm... năm mươi ngàn... những người sống vào thời ấy vẫn có thể kể những câu chuyện băt đầu bằng "ngày xửa ngày xưa" , giống như ta đang kể em nghe bây giờ vậy. Lúc này ngọn lửa ký ức của chúng ta bắt đầu bé lại và dẫn dẫn biến mất. Thể nhưng ta vẫn biết được lịch sử vẫn còn tiẻp nối mãi mãi, từ thuở khai thiên lập địa và chưa có con người, có những ngọn núi thời đó cao hơn bây giờ rất nhiều. Rồi những trận mưa đổ xuống lâu ngày đã biến chúng thành những quả đồi. Lại có những ngọn núi sau này mới mọc lên từ giữa biển khởi, cao lên dần dần qua hàng bao triệu năm.

Trước đó nữa lại có những con vật rất khác thưởng. Chúng có kích thước khổng lồ và trông như những con rồng vậy. Nhờ những khúc xưởng của chủng còn sót lại trong lòng đất mà ngày nay chủng ta biết được điều đó. Khi còn là một cậu học sinh ở Vienna ta thường hay đi thăm quan Bảo tàng lịch sử tự nhiên, nơi ta tha hồ ngắm bộ xương khổng lồ của một con Khủng long hai đòn. Một cái tên thật kỳ cục phải không em. Nhưng con vật này còn kỳ cục hơn cả cái tên của nó. Nó to hơn một căn phòng, thậm chí là hai căn phòng ghép lại. Nó cao như một cây cổ thụ và đuôi thì dài như sân bóng đả vậy đó. Em thử tưởng tượng xem khi sục mùi kiếm thức ăn trong rừng cổ đại, hẳn nó phải ồn ào lắm!

Nhưng thời đó vẫn chưa phải là điểm bắt đầu của lịch sử . Vẫn còn có những thời xa xưa hơn, hàng ngàn triệu năm. Nói như vậy thì dè, nhưng hãy dừng lại và suy nghĩ một lúc xem. Em biết một giây là bao lâu không? Một giây dài bằng nhịp em đếm, một, hai, ba. Thè còn một ngàn triệu giây? Em hãy hình dung một ngàn triệu giây xem nào. Nhưng như vậy chi mới có ba mươi hai năm thôi! Bây giờ em hãy tiếp tục tưởng tượng một ngàn triệu năm về trước xem! Lúc đó chưa có cả những con vật không lồ, chỉ có những loài ốc sên và giun dế. Trước cả đó nữa thì chưa có cây cối gì. Trái đất giống như một khoảng không vô định" vậy đó. Không có gì cả. Không cây cối không một cọng cỏ, không hoa lá, không có gì màu xanh cả. Chi toàn là những bãi đá trở trọi và biên cả. Đến biển cũng trống rỗng, không cá không tôm không có cả rong rêu. Nhưng sóng biển thời đó vẫn ri rào những câu chuyện "ngày xửa ngày xưa... "

Ngày xưa của sóng biển có lẽ là khi trái đất chi là một đám mây khí và bụi bay trong không khí giống như những đám mây ta thường thấy qua kính viễn vọng vậy. Trong hàng tý năm, không sỏi đá không nước non, không sự sống, đám khi bụi đó cuốn quanh mặt trời. Thể còn trước cả lúc đó nữa thì sao? Trước đó, cả mặt trời già nua của chúng ta cùng chưa xuất hiện. Chi có những vì sao kỳ bí không lồ và các thiên thể nhỏ hơn quay cuồng giữa những đám mày khí trong một vũ trụ vô tận vô cùng.

"Ngày xưa ngày xưa", cứ thè đưa ta vào quá khứ, xa mãi, xa mãi, đến chóng cả mặt. Thế thì ta phải nhanh chân ngược thời gian trở về. về với mặt trời, với trái đất, với biển cả xinh đẹp, với cây côi, ốc sên và khủng long; với núi non hùng vĩ và cuối cùng; về với con người thân thuộc. Y như lúc ta đi xa rồi trở về nhà vậy phải không em?

Để những câu chuyện "ngày xưa ngày xưa" không cuốn ta đi thật nhanh vào giếng sâu vô tận của lịch sử, thỉnh thoảng ta hãy dừng lại để tự hỏi 'Vậy chuyên ấy xảy ra lúc nào?:

Rồi ta lại hỏi tiếp "Thật sự chuyện gì đã xảy ra?'. Hỏi như vậy tức là ta đang tìm về Lịch sử đấy em ạ. Lịch sử ở đây không phải chỉ là một câu chuyện nào đó, mà là câu chuyện của tất cả chủng ta, câu chuyện của thể giới này.

Em đã sẵn sàng chưa?

Chia sẻ
Loading...
Loading...
Loading...
Chia sẻ
Danh sách chương
Loading...
Loading...
Loading...
Thể loại
Tìm kiếm
Loading...
Loading...
Loading...
Lọc truyện