Quyển 4 - Chương 56: Sau khi nghỉ ngơi

Editor: Long Vy Hương

Beta: Thanh Du

~0O0~

Bác sĩ trong đoàn A Ninh kiểm tra vết

thương cho chúng tôi, tiêm một liều kháng viêm và vắc xin phòng bệnh lây truyền qua động vật, vết thương bị rách quá to cũng được rửa sạch và

khâu lại. Mông Bàn tử bị thương nặng nhất, khiến hắn chỉ có thể nằm sấp

mà ăn uống.

Chúng tôi đã sắp chết đói đến nơi rồi,

mặc dù thức ăn không nhiều lắm, nhưng người dẫn đường của nhóm A Ninh

nói nơi này gió nhẹ, nhất định có đường ra, không cần quá lo lắng làm

gì. Chúng tôi ngốn rất nhiều thức ăn chứa đường, các bộ phận trên thân

thể đã dần dần lấy lại cảm giác, chỗ đau đau hơn mà chỗ ngứa cũng ngứa

hơn, cực kì khó chịu.

Chú Ba vẫn còn mê man, có điều cơn sốt đã lui. Phan Tử quấn chặt ổng trong cái túi ngủ, liên tục bón nước cho ổng.

Suối nước

nóng chảy róc rách không ngừng, chúng tôi đều múc nước suối lau người.

Hoàn cảnh hiện tại tuy chẳng hề dễ chịu, nhưng tôi có cảm giác thân thể

được lau rửa sạch sẽ xong cứ lâng lâng như tiên.

Trong lúc đó tôi mới kể mọi chuyện mình

được chứng kiến cho bọn họ nghe, không hề dấu diếm. Nghe xong ai nấy đều im lặng, không bình luận gì cả. Bọn họ đều là người nước ngoài, lần này coi như được thấy mặt quỷ dị tà ác trong thế giới huyền bí cổ xưa Trung Quốc, muốn bọn họ ý kiến ý cò cũng bằng làm khó nhau.

Một chuyên gia nghiên cứu động vật trong

số đó có nói, loài quái vật bao gồm khỉ sống trong miệng quái điểu này,

có thể là một loại quan hệ ký sinh có từ thời viễn cổ, gần giống với con bái (*) chuyên bám lên lưng con sói. Quái điểu có lẽ không thể tiêu hóa được thức ăn, phải nhờ “khỉ trong miệng” giúp sức, sau đó quái điểu sẽ

sống bằng phân và nước tiểu của khỉ, quan hệ ký sinh này rất hay gặp ở

sinh vật sống dưới biển.

(*) Bái là

một loại động vật trong truyền thuyết Trung Quốc, là họ hàng gần với

Sói. Bởi vì chân trước của Bái đặc biệt ngắn, cho nên khi di chuyển phải bám lên mình con Sói. Bái không có khả năng tồn tại độc lập, một khi

không có Sói trợ giúp thì nó không thể hành động. Bởi vậy mới có câu,

“lang bái vi gian”.

Tôi chẳng ừ hữ gì, từ khi tiến vào Vân

Đỉnh thiên cung, mọi chuyện đều diễn ra quá nhanh, chúng tôi căn bản

không cách nào hiểu cho rõ ràng. Giờ tôi chỉ cảm thấy mình vừa trải qua

một giấc mộng, thật sự không muốn nghĩ về những vấn đề này nữa.

Nhưng theo lệ thường, tôi vẫn giao hẹn

với mấy lão chuyên gia: nếu mọi người đều sống sót trở về, sau này phát

hiện ra tình tiết nào mới thì có thể chia sẻ với nhau qua Email, chỉ

mong từ rày về sau quan hệ giữa chúng ta sẽ không phải là cạnh tranh hơn thua.

Chúng tôi nghỉ ngơi và hồi phục tại chỗ

mất nửa ngày, Phan Tử mới dẫn theo mấy người nữa đi vào trong khe dò

đường, kế đó chúng tôi lại một lần nữa khởi hành, tiến sâu vào hang núi.

Theo ý kiến của chuyên gia về hang động,

căn cứ vào dòng không khí lưu chuyển thì cửa hang này hẳn là thông lên

mặt đất, hơn nữa đầu bên kia nhất định phải nằm đầu nguồn gió.

Lúc ấy tôi cũng chẳng tin tưởng cho lắm,

nhưng mải miết đi được gần một ngày rồi, chúng tôi chợt phát hiện bốn

phía trở nên quen thuộc. Khi Bàn Từ há hốc mồm chỉ vào bức bích họa hai

lớp trên vách khe bị người bóc ra, tôi không nén nổi một nụ cười.

Cửa vào của khe nứt này thì ra chính là

cái miệng khe bị tảng phong thạch che khuất mà khi lên núi chúng tôi đã

vào để tránh cơn bão tuyết.

Tôi thậm chí còn thấy mấy thứ vật dụng sinh hoạt mình đã bỏ lại bên trong, Phan Tử thấy thế cũng gượng cười.

Nghĩ lại thì khi mới đến đây chúng tôi đã ôm biết bao nhiêu vọng tưởng xa vời, giờ thì chẳng khác nào bại binh.

Cảm giác hưng phấn và huyền bí khi cả đám nhìn thấy bức bích họa hai

tầng, đoán ngược đoán xuôi về bí mật bên trong Vân Đỉnh thiên cung, giờ

đã biến thành cay đắng và châm chọc, không thể xua tan đi. Hơn nữa lúc

ấy chúng tôi không tài nào tưởng tượng được, chỉ cần đi sâu thêm vài cây số vào cái khe này là đã tới nơi đặt Cửu Long đài thi quan. Ai mà biết

chúng tôi lại đi một vòng luẩn quẩn lớn đến thế kia chứ.

Đây hẳn là bách nhục xuyên tâm rồi, cũng

không biết cái nhục này là điều bất ngờ cuối cùng mà Uông Tàng Hải để

lại cho chúng tôi, hay là một sự trùng hợp hết sức ngẫu nhiên mà ngay

bản thân ông ta cũng không biết.

Sau đó chúng tôi nhanh chóng chui ra khỏi khe nứt. Đây là lần đầu tiên mọi người nhìn thấy ánh mặt trời sau cả

tuần dài dằng dặc nên mắt ai cũng bị chói nắng, không tài nào mở ra

được.

Lương thực của chúng tôi căn bản đã cạn

sạch rồi, nhưng nước thì không thiếu, tinh lực kể như dồi dào, nhịn đói

lê lết một ngày chắc cũng chả chết được. Cho nên khi đã xác định được

tuyến đường cần đi, A Ninh thông qua điện thoại vệ tinh, gọi bác sĩ giỏi đến tiếp ứng, nói rằng trên đường về sẽ có người tới đón chúng tôi.

Chúng tôi đi theo đoàn của bọn họ, từ từ

vượt qua ranh giới tuyết, đến khi gặp được đội cứu hộ vùng núi thì đã ở

bên ngoài thôn Doanh Sơn.

Tất cả những người bị thương đều được xe

Jeep chở đến bệnh viện gần nhất để sơ cứu, sau đó lại thuyên chuyển đến

Bệnh viện 3 thuộc đại học Cát lâm. Kiếm tra thấy chú Ba bị biến chứng

sau chấn thương sọ não và nhiễm trùng vết thương, cần điều trị lâu dài.

Tôi với Bàn Tử thì chỉ bị ngoại thương, vết thương chi chít đến độ tôi

đã không còn hâm mộ cơ thể tráng kiện đầy những vết sẹo của Phan Tử nữa, bởi vì sắp tới tôi cũng chẳng thua kém anh là bao.

Hơn nữa, mặc dù tôi vẫn còn mù mờ đối với mục đích và động cơ của chú Ba, nhưng cuối cùng đã kéo được lão về,

trong lòng cũng dâng lên cảm giác tự hào.

Chú Ba vẫn muốn ở lại bệnh việc điều trị

cho đến khi bệnh tình khá lên. Tôi, Phan Tử, Bàn Tử cùng mấy người ngoại quốc ăn chơi nhảy múa ở Cát Lâm một thời gian, đại khái nửa tháng sau

cũng lần lượt cáo từ.

Phan Tử trở về Trường Sa, thu thập tàn

cục tiêu tốn tinh lực rất lớn, sau cũng không liên lạc nữa. Bàn Tử trở

về Phan gia viên ở Bắc Kinh, nói cần nghỉ ngơi vài tháng. Mấy người

ngoại quốc cũng lần lượt bay về nước, cuối cùng chỉ còn lại mình tôi,

vừa chăm sóc chú Ba, vừa sắp xếp lại toàn bộ câu chuyện, cố gắng sử dụng những manh mối mình có từ trước để tìm ra chút ít liên hệ. Nhưng không

có phần tin tức từ miệng chú ba, thật sự không có cách nào chắp nối cả

câu chuyện lại với nhau được.

Thật ra một phần câu đố của Uông Tàng Hải đã có đáp án rõ ràng:

Thứ nhất, Vân Đỉnh Thiên Cung không phải

do Uông Tàng Hải xây nên, mà ông ta chỉ tu sửa lại. (nhưng cái di chỉ

khổng lồ có từ thời Ân Thương này, rốt cuộc là ai đã xây ra nó và xây

với mục đích gì?)

Thứ hai, Uông Tàng Hải không tự nguyện

tham gia vào công cuộc tu sửa này, mà phần lớn những công nhân người Hán tham gia xây dựng cũng đều bị người Đông Hạ bắt tới. Trong quá trình tu sửa, Tổng tư lệnh Uông Tàng Hải bắt đầu thiết kế mấy mật đạo đào thoát

nối liền hai ngọn núi Tiểu Thánh và Tam Thánh, tránh cho mình bị Vạn Nô

vương dị tộc kia chôn sống khi địa cung bị phong bế.

Thứ ba, trong quá trình cải tạo lăng tẩm, Uông Tàng Hải đã dần dần che giấu đi rất nhiều bí mật nằm dưới đáy

hoàng lăng Đông Hạ, sâu trong sơn thể núi Trường Bạch. (Sau cánh cửa

Thanh đồng khổng lồ đó, rốt cuộc ông ta đã nhìn thấy thứ gì?)

Thứ tư, Uông Tàng Hải đem những bí mật này ghi chép vào Long ngư mật văn, hi vọng sẽ đến một ngày nó được người đời biết đến.

Thứ năm, do Đông Hạ là một nước nhỏ nơi

biên cảnh, quốc khố trống rỗng, cho nên rất nhiều kỳ trân dị bảo trong

Vân Đỉnh thiên cung đều vơ vét từ những huyệt mộ khác. Trong quá trình

Uông Tàng Hải dẫn quân đội Đông Hạ đi đổ đấu, cũng len lén dấu long ngư

mật văn vào bên trong những cổ mộ đó, hy vọng có người phát hiện ra.

Tổng cộng đã giấu hai cái, cái thứ ba ông ta đem giấu vào phần mộ của

chính mình trước khi chết già.

Thứ sáu, tại sao ông ta lại xây mộ mình nơi đáy biển? Vì lo sợ con cháu người Đông Hạ sẽ hủy đi bí mật này sao?

Thứ bảy, những người đã biến mất trong mộ huyệt dưới đáy biển đều xuất hiện trong mật thất của Vân Đỉnh thiên

cung. (chỉ trừ hai người đã thoát ra, những kẻ khác đều chết sạch, vậy

hai người đó là ai? Bọn họ đã đi đâu? Phải chăng họ cũng giống như Muộn

Du Bình, đã tiến vào cánh cửa đồ sộ kia? Rốt cuộc vì sao bọn họ lại muốn đi vào đó? Mục đích chú Ba khi đến Vân Đỉnh thiên cung là gì?)

Thứ tám, cây cổ thụ khổng lồ bằng thanh

đồng, cánh cửa đồ sộ bằng thanh đồng cùng với chuông lục giác xuất hiện ở nhiều nơi khác nhau, giữa những vật làm từ thanh đồng này phải chăng có mối liên hệ nào đó? Nó đại diện cho một thứ sức mạnh thần bí, rốt cuộc

là gì?

Tôi cũng dần dần phát hiện, những chuyện

đã xảy ra trong huyệt mộ dưới đáy biển hai mươi năm về trước mới là mấu

chốt cho tất cả.

————————————————–

Lời beta: Vậy là cuối cùng phần 4 cũng đã hoàn :”>~~~ Ban đầu buông lời hứa mỗi ngày 1 chap, mình cũng không

nghĩ có thể duy trì nó suốt 2 tháng không gián đoạn ngày nào, dù thỉnh

thoảng có bị lố giờ post từ dăm chục phút tiếng cho đến vài tiếng. Chủ

yếu vẫn là do có editor chăm chỉ với tốc độ khủng bố cùng với động lực

giả thù vô cùng mạnh mẽ thôi thúc nên mình mới kìm nén được những cơn

lười thường xuyên bộc phát mà hoàn thành cho đúng tiến độ :)) Tóm lại là đã xong rồi đó, beta xin được nghỉ phép dài hạn, nhanh thì vài tháng

(cho đến khi mình ra trường), chậm có thể là vĩnh biệt luôn :))

Anw, xong phần 4 vẫn chưa hết nợ, cho

mình xin lỗi những bạn từng bị cho đi tàu bay giấy với lời hứa trong vài ngày sẽ post bản beta hoàn chỉnh quyển 1 để đi in nhé. Giờ xong phần 4

coi như rảnh rang rồi, mình sẽ cố hoàn thành lời hứa này, sau đó lấp cho xong cái hố Lư châu, rảnh ranh nữa thì lấp nốt Hồ sơ chuyện lạ. Vào một ngày đẹp trời nào đó khi đã rũ sạch nợ nần, rất có thể mình sẽ trở lại

với một cái hố nho nhỏ xinh xinh (hố to không dám thầu đâu) thời gian

thì không thể hứa trước được :”>

Còn vấn đề phần 5 bao giờ lên sóng không

thuộc thẩm quyền của mình, có gì xin hãy liên hệ beta chính của phần này là Earl Panda, mình rất hạnh phúc vì đã đi trọn phần đường của mình và

xin hết ở đây

Chia sẻ
Loading...
Loading...
Loading...
Chia sẻ
Danh sách chương
Loading...
Loading...
Loading...
Thể loại
Tìm kiếm
Loading...
Loading...
Loading...
Lọc truyện