Chương 7: Quan tài dưới ao sen
Câu chuyện diễn ra ở hai nơi.
Một ngày tên béo Lý Đại Lăng đi tới dự một buổi tang lễ, nhà người ta có tiền nên phát tang khá to. Hắn giả mạo tăng nhân đi tới niệm kinh siêu độ, kiếm chút cơm ăn với tiền thưởng, trước lúc về, mượn lúc nhà tang gia bối rối, trộm cái bình dế, định đem về nuôi dế bên trong, nhưng khi vừa nhìn thấy đáy bình thì đôi mắt lập tức sáng quắc lên.
Dưới đáy bình có chữ Tam Hà Lưu, nhưng thứ làm Lý Đại Lăng thấy sướng nhất chính là niên đại cực kỳ đáng để ý. Chiếc bình này được sản xuất vào những năm cuối triều Thanh, mà nhắc tới thời đó là nhắc tới trò thi đấu dế mèn. Trò này trở thành phong trào trong đám con cháu vương công quý tộc. Nhớ năm xưa, quân bát kỳ Mãn Thanh tiến vào quan trung, tung hoành thiên hạ. Lúc mới khai quốc, người Nữ Chân vẫn còn sinh hoạt trong rừng sâu núi thẳm. Trong rừng lại nhiều dã thú ít người ở nên người Nữ Chân chủ yếu sống bằng nghề đánh cá và săn bắt. Theo sử sách ghi lại, người như rồng, ngựa như hổ, leo trèo như vượn, xuống nước như rái cá, giỏi bắn tên, dũng mãnh tuyệt luân. Tộc người dũng mãnh đó đánh thẳng vào quan nội, đứng đầu thiên hạ, sau đó đánh Đông dẹp Bắc mở mang bờ cõi. Nhưng tới thời kỳ Thanh mạt, đám con cháu bát kỳ lại vứt đi hết bản lĩnh của ông cha, tới con thỏ cũng không bắn nổi, cả ngày chỉ lo sống phóng túng, cứ thế làm cho triều Thanh suy sụp. Trong những thú tiêu khiển xa xỉ thì đấu dế là hạng nhất, từ một con dế có thể kiếm được vạn lượng. Mà côn trùng thì phải có bình nuôi, không có bình tốt sẽ bị người khác chê cười. Bình lại được có thể truyền đời về sau nên càng ngày càng đáng giá. Ba chữ Tam Hà Lưu là tên hiệu của một vị sư phụ họ Lưu có tay nghề cao siêu. Bình dế của ông ta rất được người hai vùng Kinh Tân săn tìm. Tới thời sau dân quốc, toàn bộ đều trở thành những vật báu quý giá.
Thật ra, bình thật không hề có chữ Tam Hà Lưu, có chữ này thì nhất định chỉ là loại phỏng chế, sợ người khác không biết nên mới ghi vào. Lý Đại Lăng không biết việc này, lại ngỡ là vớ được bảo vật, đem đi tìm người mua, gặp một đám người, trước không ít con mắt, hắn bị người ta cười chế giễu một trận, hoá ra cái bình có chữ lại không đáng giá. Do quá tức giận, Lý Đại Lăng ném thẳng cái bình qua đường, mảnh vụn bắn thẳng vào trán người đi đường, máu chảy be bét. Vị kia lại là người không dễ động vào, phải bồi thường thì mới bỏ qua. Tiền mấy ngày đi niệm kinh, tiền túi đều phải móc hết ra. Hắn tìm Quách sư phụ để mượn tiền thì lại đúng lúc Quách sư phụ và Đinh Mão đang đi truy xét tung tích Liên Hoá Thanh. Không còn tiền, lại không vay được đâu, cuối cùng ba người chẳng còn cách nào phải đi làm giúp việc vài ngày để giải quyết nhu cầu ăn ở trước mắt.
Giúp việc vài ngày nói trắng ra chính là làm công ngắn hạn. Ở kênh đào phía Bắc có một đám người tụ tập, phần lớn là thợ nề, nhà ai cần ngươi giúp đều tới nơi này để mướn về, cuối ngày trả tiền công. Cùng ngày, ao sen ở vườn hoa Lý Thiện Nhân đã bị ứ đọng, cần mướn bảy tám người nạo vét, không quan trọng tay nghề gì không, chỉ cần tay khoẻ chịu khổ, không sợ bẩn thỉu là được, tiền công tính theo ngày, một ngày là một quan tiền, nuôi ăn hai bữa. Những lão thợ nề ỷ vào có tay nghề, lại ngại thời tiết oi bức nên không thèm làm việc khuân vác thế này. Ba người kia đang thiếu tiền, thấy việc là nhảy vào, huống hồ tiền công cũng không ít. Nếu so sánh với việc vác bao hàng ở nhà ga Lão Long Đầu thì tiền công như nhau, nhưng việc khiêng bao hàng kia phải mệt muốn chết, tính ra việc nạo vét bùn đất ở ao sen vườn hoa Lý Thiện Nhân vẫn còn nhẹ nhõm hơn nhiều. Ba ngươi vui sướng, tưởng vớ được miếng ăn nên lập tức đi làm luôn trong ngày. Không ngờ, nạo vét ao sen lại tìm thấy một quan tài.
Vườn hoa Lý Thiện Nhân được xây dựng vào những năm cuối triều Thanh, lúc chiến tranh nha phiến xảy ra, do một người buôn muối họ Lý bỏ tiền, mệnh danh là 'Vĩnh viên'. Buôn muối ở triều Thanh luôn có tiền nên vườn hoa xây dựng ra cũng cực kỳ xa hoa, bố cục mô phỏng theo vườn hoa ở Tô Châu