5. Lăng mộ Lý Chiêu Hoàng ở đâu?

Bên cạnh khu vực đền Đô có một quần thể di tích nổi tiếng với bề dày gần nghìn năm lịch sử, đó là Thọ Lăng Thiên Đức, nơi yên nghỉ của các nhà vua Lý, trong đó có Lý Chiêu Hoàng.

Về việc lựa chọn nơi này, sử chép rằng vào tháng 2 năm Canh Tuất (1010), Lý Thái Tổ từ kinh đô Hoa Lư về thăm quê hương Cổ Pháp, khi đến khu rừng Báng, nơi cha mẹ mình từng nghỉ chân, ông "trông thấy cây cối xanh tốt, loài chim bay liệng, cảm động rớt nước mắt, sai đo mười dặm đất chọn làm cấm địa Sơn Lăng và chọn đây là nơi yên nghỉ của mình. Các vua Lý sau khi mất đều táng ở đó, gọi là Thọ Lăng Thiên Đức. Khu vực này nay thuộc thôn Cao Lâm, xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh.

Thọ Lăng Thiên Đức có 8 đường cao và 8 dọc nước, từ trên cao nhìn xuống, tựa như những đầu rồng nên còn được gọi là Bát Long, Bát Thủ, cùng chầu vào lăng Phát Tích, nơi an nghỉ của Lý Thánh Mẫu Minh Đức Hoàng Thái hậu Phạm Thị (tức bà Phạm Thị Ngà, mẹ vua Lý Thái Tổ).

Tương truyền trước khi băng hà, Lý Thái Tổ đã dặn các quan rằng: "Khi ta mất, không được xây lăng to đẹp bằng gạch đá mà mộ chỉ cần đắp bằng đất để đỡ tốn tiền bạc của dân. Quân lính và thường dân nếu có thương nhớ vua thì cứ lấy đất đắp lên, càng cao càng quý. Khi mộ cao, cỏ mọc nhiều thì trâu bò sẽ có thức ăn trở nên béo khỏe, có sức để cày ruộng cho dân. Đây cũng là nơi vui chơi của trẻ mục đồng; càng gần với vua, các em càng nhớ tới công ơn của các vị tiền nhân, sẽ trở thành người tốt.

Có thể thấy rằng, gọi là lăng, nhưng tất cả chỉ là những ngôi mộ đắp đất, thể hiện đức tính kiệm ước của các vua và hoàng tộc nhà Lý, không cho xây cất lăng mộ cầu kỳ tốn kém.

Theo lời truyền dặn của Lý Thái Tổ, chỗ táng các đời vua Lý không xây lăng lớn mà chỉ xây mộ nhỏ, sau đó phủ đất lên trên. Cũng giống như mộ của các bậc tiên vương, mộ của Lý Chiêu Hoàng cũng đơn sơ, giản dị. Đến đầu thế kỷ XVIII, nhà Hậu Lê cho trùng tu nơi thờ phụng của các vua Lý trong đó có việc đắp lại toàn bộ lăng mộ vua Lý, mỗi lăng cao từ 15-20m so với mặt ruộng. Tấm bia Cổ Pháp điện đạo bi có đoạn ghi rõ: "Dân nước Nam phải đời đời ghi nhớ công đức triều Lý Bát đế, phải dựng lại miếu đền thờ cúng."

* Ngoài lăng Lý Thái Tổ hình lòng chảo (còn gọi là Lăng Lòng Chảo), các lăng khác đều xây hình chóp nón được gọi bằng các tên dân dã như Lăng Cả (Lăng Lý Thái Tông), Lăng Hai (Lý Thánh Tông), Lăng Ông Voi (Lý Nhân Tông)... Lăng mộ Lý Chiêu Hoàng được gọi là Lăng Cửa Mả.

Trải qua thời gian năm tháng, cây cỏ trên lăng đá lên xanh tươi tốt. Ruộng đất thuộc khu Sơn Lãng còn ghi trong sách "Đại Nam nhất thống chí" thời nhà Nguyễn: "... Khu đất rộng chừng trăm mẫu, cây cổ thụ um tùm, là cấm địa và là thang mộc ấp của nhà Lý. Ruộng Sơn Lăng được coi là ruộng công vĩnh viễn, giao cho dân xã sở tại chia nhau cầy cấy, nộp một phần hoa lợi để chi phí vào việc thờ phụng các vua nhà Lý, sửa sang và bảo vệ lăng tẩm. Dân Đình Bảng cho đến thời Lê vẫn được coi là dân thủ lệ, chuyên việc thờ phụng các vị vua nhà Lý,được miễn đi lính và lao dịch...".

Tưởng chừng nơi yên nghỉ của Lý Chiêu Hoàng, nữ vương mà người đời mỗi khi nhắc đến đều tỏ lòng kính trọng và thương xót cuộc đời cay đắng của bà đã rõ ràng. Tuy nhiên một số tài liệu lại viết rằng mộ Lý Chiêu Hoàng nằm bên Hồ Tây của đất Thăng Long xưa.

Trong bài viết "Rủ nhau chơi khắp Long Thành" của nhà văn, nhà nghiên cứu Lý Khắc Cung có đoạn viết: "Đến quãng cách chợ Bưởi chừng 200m, có một bãi rộng thuộc xóm Vạc, làng Yên Thái. Nơi đây, có một ngôi mộ khá lớn. Năm 1936 được dân làng xây lên bằng gạch, quét vôi trắng, được mọi người tới thắp hương. Các cụ già bảo đó là mộ Lý Chiêu Hoàng. Bên cạnh mộ là những hàng cây cao vút xếp thành hàng. Vị nữ vương này còn để lại dấu vết trong lòng dân".

Một tác giả khác là Huỳnh Vô Thường trong bài "Một chuyến hành hương" cũng viết tương tự: "Trên một bãi hoang rộng thuộc xóm Vạc, làng Yên Thái có một ngôi mộ khá lớn. Mộ được xây gạch bốn phía, quét vôi trắng đã ngả màu và được nhân dân trong vùng đến thắp hương. Các cụ già xưa truyền nhau đó là ngôi mộ Lý Chiêu Hoàng. Bên cạnh là những hàng cây cao vút xếp thành hàng, phơ phất lá cành trong những đợt gió trang nghiêm từ ngàn xưa thổi về...".

Tác giả Lý Khắc Cung trong cuốn sách "Hà Nội - Văn hóa và Phong tục", một lần nữa ông lại nhắc đến ngôi mộ Lý Chiêu Hoàng, trong chương II của cuốn sách có đoạn viết rằng: Một bên là Hồ Tây thơ mộng, một bên là thành Đại La có ngôi mộ Lý Chiêu Hoàng rậm rạp cây cối. Mấy làng Bưởi giấy nằm lọt thỏm vào giữa. Xung quanh có Văn Chỉ, vườn Bàng, miếu Đồng cổ, miếu Thụy Chương, đền Voi Phục, chùa Thiên Niên...".

Tượng thờ Lý Chiêu Hoàng

Chia sẻ
Loading...
Loading...
Loading...
Chia sẻ
Danh sách chương
Loading...
Loading...
Loading...
Thể loại
Tìm kiếm
Loading...
Loading...
Loading...
Lọc truyện