Chương 17

Vào sáng thứ hai, lúc bảy giờ ba mươi, bác sĩ Justin Connelly- bước thật nhanh nhẹn trên Đại lộ số Năm, từ căn hộ của anh tại Công Viên Trung tâm đến Bệnh Viện Lehman trên đường 96. Mỗi ngày anh buộc mình phải bước nhanh hơn đoạn đường ba cây số này. Nhưng trừ phi phải chạy, anh không thể vượt hơn mười phút kỷ lục của chính mình.

Đây là một con người cao lớn mà người ta dễ tưởng tượng với đôi ủng cao bồi và nón statson, nói cho đúng một hình ảnh gần khớp với thực tế. Donnelly lớn lên tại nước Úc ngay giữa bầy cừu. Bộ tóc quăn đen của anh dường như không muốn làm quen với bất cứ cái lược nào. Bộ ria mép dày đặc màu nâu làm nổi bật hàm răng trắng tinh mỗi khi anh cười. Hai mắt trong xanh với lông mày và lông mi đen nhánh làm cho bao phụ nữ phải ghen tức. Ngay từ lúc mới theo môn tâm lý học, anh quyết sẽ chuyên về các rối loạn đa nhân cách. Là một nhà tiên phong có tính thuyết phục, Donnelly phải tranh đấu hết mình để mở tại Nouvelles-Galles ở miền nam một dưỡng đường chuyên trị bệnh rối loạn tâm thần mà không lâu sau đó nó đã trở thành một tổ chức kiểu mẫu. Những bài viết của anh trong các tạp chí chuyên đề nổi tiếng nhất, đã mau chóng làm cho anh trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới. Chỉ mới ba mươi lăm tuổi thôi nhưng anh được mời mở một khoa về bệnh đa nhân cách tại Bệnh viện Lehman.

Chỉ sau hai năm tại Manhattan, Justin tự coi mình như là một người New York chính hiệu. Trên khoảng đường đi bộ đến phòng khám, anh tận hưởng các cảnh tượng giờ đây đã trở nên thân thuộc: các con ngựa và cỗ xe bốn bánh đậu trước cổng công viên, quang cảnh vườn bách thú ở tầm cao đường 65, những người gác cổng trước các tòa nhà lộng lẫy trên Đại lộ số Năm luôn chào hỏi bằng tên anh. Ngày hôm nay, lúc anh đi ngang qua, có vài người còn bàn đến thời tiết nữa.

Ngày làm việc có vẻ khá bận rộn đấy. Justin thường cố giữ trống cái khoảng từ mười đến mười một giờ để họp hành. Nhưng sáng nay là một ngoại lệ. Ngày thứ bảy, có một cú điện từ một bác sĩ chuyên khoa tâm thần tại New Jersey-đã làm cho anh phải quan tâm đến. Vị Bác sĩ Peter Carpenter hy vọng có thể gặp được anh càng sớm càng tốt về một bệnh nhân của ông ta mà anh cho là đã mắc phải các triệu chứng đa nhân cách với khuynh hướng tự sát. Justin đã cho ngay một cái hẹn vào lúc mười giờ sáng nay.

Anh đến góc đường 96 và Đại lộ số Năm sau hai mươi lăm phút và cho rằng mấy người đi bộ kia đã làm chậm bước đi của anh. Cổng ra vào chính của bệnh viện nằm trên Đại lộ số Năm những người ta cũng có thể vào trong phòng làm việc của Donnelly bằng một cánh cửa khác trên đường 96.

Anh gần như luôn là người đến trước tiên. Nơi làm việc của anh gồm có hai phòng ở cuối một hành lang. Căn phòng đầu sơn trắng, được trang trí đơn sơ với một cái bàn, một ghế xoay, hai ghế đành cho khách, một tủ đựng sách và một tủ đựng hồ sơ cùng nhiều hình ảnh đầy màu sắc của những chiếc du thuyền đang lướt trong vịnh Sydney.

Anh khám bệnh trong phòng kia. Nó được trang bị một đầu máy thu hình tối tân và một máy ghi âm.

Người bệnh nhân đầu tiên của anh là một phụ nữ khoảng bốn mươi tuổi, quê quán bang Ohio và được chữa trị trong sáu năm trời về chứng tâm thần phân liệt. Bà đến khám bệnh với lời giới thiệu của bác sĩ chuyện khoa, không hiểu những tiếng nói mà người phụ nữ này luôn nghe thấy có phải xuất phát từ những nhân cách liên tiếp thay đổi trong bà ta hay không. Hiện giờ bệnh tình của bà ta đang hồi phục rất khả quan.

Bác sĩ Carpenter đến đúng vào lúc mười giờ. Sau khi nói lời cám ơn bác sĩ Justin chấp nhận tiếp ông ta không chậm trễ như thế, ông đề cập ngay tới trường hợp của Laurie.

Donnelly lắng nghe, ghi chép vài điều và đôi khi ngắt ngang câu chuyện bằng nhiều câu hỏi. Ông Carpenter kết luận

- Tôi không rành lắm về bệnh rối loạn đa nhân cách, nhưng tôi đã nhận thấy có nhiều dấu hiệu rất đặc trưng. Nhất là tôi thấy giọng nói và thái độ của cô đã thay đổi trong hai lần tiếp xúc sau cùng. Cô không thể nào nhớ những gì của một thời điểm chính xác nào đó, như trong cái đêm mà cô đã rời khỏi căn phòng để bỏ đi ra ngoài trong nhiều giờ liền. Tôi tin chắc là cô không nói dối khi xác nhận là cô đã ngủ suốt thời gian đó. Một cách định kỳ, cô mơ đến một con dao đang chuẩn bị đâm cô. Nhưng trong một lúc nào đó, khi đang hồi cảm, chính cô là người cầm dao để đâm. Sau đó cô hoán đổi các vai và cố tránh con dao đó. Tôi có làm một bản sao của hồ sơ cô cho anh đây.

Donnelly lướt đọc các trang giấy kia, ngừng lại để khoanh tròn hay gạch dưới một chi tiết nào đó làm cho anh đặc biệt chú ý. Trường hợp này làm cho anh mê hoặc. Một đứa trẻ được gia đình nuông chiều, bị bắt cóc khi được bốn tuổi và việc hoàn toàn không nhớ được gì của một thời gian hai năm! Thêm vào đó là một cơn ác mộng định kỳ! Và một người chị có cảm giác từ khi cô trở về, Laurie phản ứng lại với sự căng thẳng đó bằng một sự lo âu rất trẻ con… Cái chết khủng khiếp của cha mẹ làm cho Laurie cảm thấy có tội.

Anh xếp hồ sơ lại và tuyên bố:

- Các báo cáo của bệnh viện Pittsburgh, nơi khám cho cô, đã nhấn mạnh đến khả năng cô bị lạm dụng tình dục trong suốt một thời gian dài và có khuyên nên cho cô đi khám một chuyên gia về bệnh tâm thần nhưng tôi nghĩ việc đó chưa được thực hiện.

- Chỉ vì cha mẹ cô quyết liệt từ chối việc đó, bác sĩ Carpenter đáp lại và cũng vì thế mà không có việc chữa trị nào hết.

- Sẽ rất tốt nếu như ông thuyết phục được Laurie đến đây để làm một tổng kiểm tra mà theo tôi sớm chừng nào thì tốt chừng ấy.

- Tôi cho việc đó rất khó đấy vì Sarah phải van xin cô để đến cho tôi khám bệnh.

- Nếu cô vẫn ngoan cố thì tôi muốn gặp người chị vậy. Phải theo dõi mọi dấu hiệu sai lệch trong thái độ và đương nhiên là không thể xem thường lời hăm dọa tự sát được.

Cả hai vị bác sĩ bước ra cửa. Trong phòng chờ đợi, một thiếu nữ tóc nâu đang ủ rũ nhìn qua cửa sổ. Hai tay bị băng bó.

Dorinelly thì thầm:

- Chúng ta phải thật chú tâm đến trường hợp này mới được. Các bệnh nhân đã bị tổn thương hồi ấu thơ thường có khuynh hướng tự hủy diệt họ.

Chia sẻ
Loading...
Loading...
Loading...
Chia sẻ
Danh sách chương
Loading...
Loading...
Loading...
Thể loại
Tìm kiếm
Loading...
Loading...
Loading...
Lọc truyện