P3 - Chương 5: Câu chuyện hoa Tường Vi

Sát thủ hoa Tường Vi sa lưới, thông tin đó nhanh chóng truyền đi trong nội bộ cảnh sát, mọi người đều cảm thấy vô cùng lạ lùng. Sát thủ hoa Tường Vi gây án không để lại vết tích, thân thủ siêu phàm, ba vụ án đều cho thấy đây là một con người rất cẩn thận và tỉ mỉ. Một hung thủ giết người giữa ban ngày cũng không để lại một dấu tay nào, một người võ công cao cường có thể chạy năm bước trên tường cao như thế, lại có thể uống say bí tỉ rồi đến một cửa hàng bán hoa tươi gây sự, cuối cùng bị cô gái chủ tiệm tống vào đồn cảnh sát.

Lúc đó, người cảnh sát tiến hành ghi chép lời khai báo cáo cấp trên như sau:

"Tôi không nghĩ rằng việc bắt được sát thủ hoa Tường Vi là một điều ngẫu nhiên, đó là một kết quả chỉ mang tính thời gian mà thôi. Những kẻ làm việc bất nghĩa sẽ có ngày sa bước. Lưới trời lồng lộng, thưa nhưng không lọt. Dưới sự thẩm vấn một cách có chiến lược của tôi, phòng tuyến tâm lí cuối cùng của hung thủ đã bị công phá. Sát thủ hoa Tường Vi đã khai nhận hoàn toàn quá trình và hành vi phạm tội của mình trong ba vụ án trên."

Tổ chuyên án cũng tiến hành thẩm vấn sát thủ hoa Tường Vi. Bí thư Tiêu và Pudding ngồi bên cạnh theo dõi.

Trước mặt họ là một thanh niên tuấn tú, mặc trên người bộ đồ thể thao, khuôn mặt hắn đầy những dấu vết ẩu đả, chân mang xích, tay đeo còng, đây cũng là "đãi ngộ" dành cho những tên trọng phạm. Nét mặt hắn vẫn rất bình tĩnh, không có vẻ gì hoang mang, các nét trên khuôn mặt rõ ràng và sắc nét, dù sẽ rơi vào cảnh lao tù nhưng thần thái vẫn rất ung dung tự tại.

Giáo sư Lương: "Tên gì?"

Sát thủ hoa Tường Vi: "Trần Quảng.

Giáo sư Lương: "Bao nhiêu tuổi?"

Trần Quảng: "Hai mươi hai."

Giáo sư Lương: "Nghề nghiệp?"

Trần Quảng: "Nhà báo..."

Ôi những ngày thơ dại ta bước trên con đường đầy hoa cỏ.

Ôi những năm tuổi nhỏ ta đi dưới ánh đèn chiếu khắp xóm thôn.

Nhà của Trần Quảng nằm ở vùng ngoại ô. Bốn gian nhà gạch mái bằng nằm giữa cây cỏ ngàn hoa. Trên giậu thưa trước sân, bên cạnh đống rơm vàng, cho đến ven bờ ao, trên nóc trạm thủy điện, đều mọc um tùm những khóm hoa Tường Vi. Những khóm Tường Vi dại này có sức sống mãnh liệt, người dân trong thôn làng hàng năm đều phải mang dao ra phát quang, tia sửa lại, nếu không chúng sẽ mọc lan vào trong sân, rồi lên đến nóc nhà nóc bếp.

Bố của Trần Quảng là một công nhân trong nhà máy thép cán nguội, quanh năm suốt tháng phải làm việc trong khu xưởng mịt mù bụi gỉ sắt, rồi bị ung thư phổi mà qua đời.

Mẹ của Trần Quảng bán sủi cảo chiên, một món ăn vặt ngoài đường phố. Thời gian trôi đi cùng những tháng ngày mưa gió, chẳng mấy chốc mà mẹ cậu đã bán bánh được hai mươi năm.

Ngày còn nhỏ, Trần Quảng hận mẹ vô cùng. Cậu trách mẹ không có một công việc nên hồn. Mỗi cuối tuần không phải đi học, mới sáng sớm tinh mơ cậu đã phải kéo xe hàng vào trong thành phố để bán đồ ăn sáng. Mẹ đứng ở giữa, cậu và chị gái đứng hai bên, ba mẹ con dồn sức kéo chiếc xe đi trên con đường làng rải nhựa cũ kĩ. Hai bên vệ đường, những đám Tường Vi nở rộ, chân trời tràn ngập màu hoa tươi. Mặt ao in bóng những lùm hoa phủ thêm lớp sương sớm như làn khói mờ ảo. Nhưng tất cả những điều đó đều chẳng có liên quan gì đến những ý thơ lãng mạn hay một bức họa đồng quê bắt mắt. Vì trên chiếc xe của họ bấy giờ đang chở theo nào bột mì, dầu mỡ, lá hẹ, miến dong, ghế ngồi, bàn nhỏ, gậy tre, bếp lò và cả xoong nồi bát đũa.

Hai đứa trẻ nhỏ xếp sẵn những bộ bàn ghế nhỏ xuống dưới chân bức tường thành cũ kĩ, rồi dựng những chiếc gậy tre thành khung lều, giăng mấy tấm nhựa áo mưa lên trên gọi là có nơi che mưa che nắng.

Người mẹ nhào bột, bỏ nhân hẹ và miến vào trong, làm thành bánh, cho vào nồi dầu sôi rán lên vàng ruộm, rồi vớt ra để trên chiếc giá sắt bên trên chảo dầu cho ráo bớt. Từ lúc tờ mờ sáng cho đến giữa trưa, mặc dù không ít khách đến ăn hàng, nhưng vì mua bán nhỏ lẻ, thu nhập vẫn chẳng được là bao.

Những tháng ngày phải cùng mẹ đi bán sủi cảo chiên là quãng thời gian Trần Quảng cảm thấy gian nan nhất. Cậu sợ mình sẽ gặp phải bạn bè cùng lớp, sẽ bị chê cười.

Bất cứ đứa trẻ nào lớn lên trong một gia đình nghèo khó đều có thể hiểu được chút tư tưởng hư vinh này của cậu bé. Tính cách của cậu càng ngày càng tự ti, sống nội tâm, âm trầm ít nói, và chẳng mấy khi thấy cậu cười vui vẻ. Cậu bé đứng ngồi không yên nơi quán cóc vệ đường, mãi mãi nhớ một câu mẹ từng nói: "Quảng à! Sau này con vào Đại học, sẽ không phải đi bán sủi cảo với mẹ thế này nữa rồi!" Điều đó trở thành động lực khiến cậu luôn cố gắng phấn đấu hơn người. Cậu muốn thoát khỏi cuộc sống thui thủi với nghèo đói này, và cậu đã làm được khi thi đậu vào một trường đại học về truyền thông.

Chị gái gả chồng rất xa, tới tận một thị trấn vùng biên giới. Chị gái và anh rể của cậu cũng bắt đầu bán sủi cảo ở đầu kia của thị trấn nhỏ. Cậu vẫn thường tự viết thêm vào những câu ca dao đại ý như thế này:

Con vua thì lại làm vua

Con sãi ở chùa thì quét lá đa

Con nhà nghèo đói như ta

Mạt đời suốt kiếp vẫn là dân đen.

Đời cha thời đã làm quan

Đời con đâu lẽ không nên cơ đồ

Cha giàu nứt vách đổ kho

Con thời nào phải âu lo ba đời!

Mỗi lần nhìn thấy món trứng gà tráng, Trần Quảng lại nhớ về chị gái. Lúc còn nhỏ, trong những ngày tháng tuổi thơ chua chát ấy, nhà cậu đến trứng gà cũng chẳng có mà ăn. Trên cây Vu trước sân có một tổ ong, dưới gốc cây là ổ gà đẻ. Sáng nào cậu cũng theo chị ra đó xem gà có đẻ trứng hay không. Chị gái cậu là cô bé rất biết điều. Mỗi lần tráng được đĩa trứng gà, cô đều để dành cho mẹ nửa đĩa, phần còn lại đều nhường hết cho em trai, và chỉ vài miếng là Trần Quảng đã ngốn sạch tinh.

Chị gái thèm quá cũng chỉ nuốt nước miếng, rồi cầm chiếc bánh bao chay lên cắn một miếng thật to, thêm một miếng hành lớn cho đến khi nước mắt nước mũi giàn giụa.

Tình cảm chị em dù thân thiết nhưng cũng có những lúc chành chọe nhau, đứa này túm tóc đứa kia mà kéo.

Chị gái quát: "Bỏ tay ra!"

Em trai cũng không vừa: "Không bỏ ra đấy!"

Chị gái quát tiếp: "Mày muốn ăn chửi hả?"

Em trai chẳng chờ chị kịp chửi đã nói ngay: "Con mẹ mày!"

Chị gái tức giận lườm em trai, chửi lại: "Bố nhà mày!"

Người mẹ nhìn thấy vội chạy lại kéo hai đứa nhỏ ra. Khi đó bố chúng vẫn còn sống, nhưng ông hay uống rượu. Ngày tháng trôi qua, những vỏ chai rượu của bố chúng đã chất khắp nhà. Cứ một thời gian, hai chị em lại lấy chiếc bao tải bỏ đống chai vào rồi vác xuống chợ bán phế liệu. Chị gái không nỡ tiêu số tiền của mình, nên tích cóp dần trong một cái chai nhỏ, còn Trần Quảng được đồng nào là mang đi mua sách về học.

Sau này, khi bố đã mất, mẹ phải vất vả lắm mới nuôi được hai chị em khôn lớn thành người.

Một ngày nọ, mẹ nói với con gái: "Nê à! Con cũng không còn nhỏ nữa rồi! Đã đến lúc phải kiếm một tấm chồng rồi con ạ! Đừng đi học nữa!"

Chị gái Trần Quảng bùi ngùi nói: "Mẹ ơi! Con vẫn còn nhỏ mà! Con muốn học Đại học!"

Người mẹ khuôn mặt u uất buồn rầu, bảo: "Cả hai chị em, mẹ không nuôi nổi! Số tiền sính lễ của con vừa hay có thể để em Quảng của con nộp tiền học phí!"

Chị gái Trần Quảng rưng rưng dòng lệ, nói: "Mẹ ơi, sao số con khổ thế này!"

Ngày cậu em trai thi đỗ vào Đại học, hai chị em cùng nhau chạy xuống dưới phố thông báo với mẹ tin mừng. Cả hai cứ thế chạy mãi, chạy mãi, trong lòng vui sướng đuổi bước chân trên nẻo đường quê, những khóm hoa Tường Vi hai bên đường cũng đã ngoi ra đến gần mặt nước, soi bóng dưới ao. Chúng chạy qua con đường rải nhựa giữa làng, những cành Tường Vi ở đây như những cánh tay vui mừng vươn ra chào đón, một số trong đó vươn quá dài đã bị xe cộ đè lên khi qua lại. Cứ thế, chúng chạy đến quán cóc bên dưới chân tường thành cũ kĩ, mà thực ra bức tường thành ấy từ lâu đã không còn ở đó nữa rồi, chỉ có những đứa trẻ như chúng mới nhớ về bức tường như thế. Mấy năm gần đây, quy mô thành phố mở rộng, những mảng tường rũ đã bị dỡ đi để thay bằng tường bao và những ngôi nhà mới.

Quán cóc của mẹ chúng bị đội quản lí trật tự xới tung, chảo dầu bị họ đập cái rầm một tiếng. Dầu sôi trong chảo bắn lên miệng, lên mặt người mẹ đáng thương. Lưỡi mẹ chúng phỏng một vết, một nửa mặt da tróc thịt bầm.

Trên nền đất mọi thứ tan hoang, người mẹ đang lăn lóc trên chính nơi tan hoang ấy, chị gái khóc lớn lạc cả giọng.

Đội quản lí trật tự lạnh lùng bỏ đi, họ không nhìn thấy trong ánh mắt trầm lặng của chàng thiếu niên đang cuộn lên sự căm thù và oán hận.

Người mẹ được đưa vào bệnh viện, không ăn uống được gì, phải nằm trên giường nửa năm mới phục hồi sức khỏe. Dưới sự hòa giải của ban quản lí thôn xóm, đội quản lí trật tự đền bù cho mẹ con Trần Quảng một ít tiền. Sau khi ra viện, người mẹ đã gầy đi rất nhiều và vì khuôn mặt không còn bình thường, bà gần như không bao giờ bước chân ra khỏi nhà nữa, cả ngày chỉ quanh quẩn với nỗi buồn u uẩn. Khoảng một năm sau, người mẹ trúng phong mà qua đời. Chị gái Trần Quảng nói rằng, mẹ cô vì tức mà chết. Bà không thể nào hiểu được vì sao mình có thể bán quán dưới chân tường thành suốt hai mươi năm mà giờ đây lại không được bán nữa.

Chẳng lẽ hình ảnh thành phố quan trọng hơn quyền lợi và sự mưu sinh của dân chúng hay sao?

Sau khi tốt nghiệp Đại học, Trần Quảng được nhận vào thực tập tại một tòa báo. Vương Văn Đào là một đồng nghiệp vô cùng có kinh nghiệm, thường ngày yêu thích luyện Karate. Vương Văn Đào động viên cậu đi học võ, Trần Quảng rất có năng khiếu, khả năng bật cao khiến mọi người đều kinh ngạc, khi còn trên ghế Đại học cậu từng giành danh hiệu quán quân nhảy cao của trường. Chỉ sau vài tháng, Trần Quảng đã có thể thực hiện nhiều động tác khó của Karate.

Vương Văn Đào nói với cậu: "Mục đích học Karate của anh là để phòng thân thôi, chứ anh chẳng biết thế nào là "gặp chuyện bất bình, rút dao tương trợ" cả!"

Trần Quảng hỏi: "Làm phóng viên nguy hiểm lắm phải không anh?"

Vương Văn Đào trả lời: "Làm phóng viên thì không nguy hiểm, nhưng muốn làm một phóng viên có lương tâm thì không an toàn chút nào! Thỉnh thoảng có thể sẽ bị đánh, hoặc là bị bắt gì đấy!"

Trần Quảng hỏi lại: "Lương tâm, chẳng phải là thứ đạo đức tối thiểu mà một người phóng viên cần có hay sao?"

Vương Văn Đào cười nhạt trả lời: "Cái gì mà đạo đức lương tâm hả chú! Trước tiên chú phải giữ được công việc của mình đã rồi hẵng hay! Có một số việc chúng ta không được phép viết, không được phép đưa tin đâu?"

Trần Quảng hỏi: "Là những việc gì ạ? Em vừa vào nghề, nên còn phải học hỏi nhiều lắm. Có gì anh cứ chỉ dạy!"

Vương Văn Đào nói: "Ở nước ngoài, một đoạn tin về vùng thiên tai có thể truyền đi khắp thế giới chỉ trong vòng mười phút. Còn ở Trung Quốc chúng ta, có những sự việc có thể khiến tất cả các đơn vị truyền thông trong vòng mười phút phải câm lặng!"

Trần Quảng vẫn còn mơ hồ, hỏi lại: "Em vẫn chưa hiểu lắm, anh có thể nói cụ thể hơn được không?"

Vương Văn Đào nói một cách thần bí về một con số, một tên người, và bốn chữ, là tên một văn bản nào đó.

Trần Quảng dường như hiểu ra điều gì đó, chỉ cúi đầu gật gật.

Sau khi làm công tác biên tập được ba tháng, lãnh đạo quyết định để cậu ta làm phóng viên chuyên phỏng vấn lấy tin. Vương Văn Đào lái một chiếc xe Jeep cũ kĩ đưa Trần Quảng ra ngoài làm việc. Tin bài đầu tiên cậu làm là câu chuyện về việc viên quản lí trật tự thành phố đánh ông cụ bán khoai. Bài viết đó nhanh chóng gây tiếng vang trong giới báo chí. Các đơn vị báo mạng trong nước và quốc tế truyền tin đi rất nhanh, trong một thời gian liên tục đó là tin tức nóng nhất trên mạng. Các cơ quan liên quan lo sợ bản tin này có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt đến xã hội, nên đã ra lệnh cho tất cả các cơ quan truyền thông cấm không được đăng bài viết này. Đúng lúc Trần Quảng đang hồ hởi chuẩn bị đưa bài viết này lên báo giấy, thì lãnh đạo tòa báo đã quyết định cho cậu nghỉ việc.

Mẹ Trần Quảng vất vả bao nhiêu năm nuôi dưỡng cậu nên người, ăn chẳng dám ăn mặc không dám mặc, tích cóp từng đồng để cậu đi học. Mẹ luôn dạy cậu phải làm người tốt, không được dối gian, thế mà giờ đây chỉ vì những lời nói thật, mà cậu bị cấp trên đuổi việc, làm sao cậu còn có thể tin được, trên thế giới này vẫn còn tồn tại thứ gọi là chính nghĩa và công lí nữa cơ chứ?

Cậu lái chiếc xe Jeep cũ của Vương Văn Đào trở về nhà cũ. Cửa nhà vẫn đóng kín, bố mẹ đều đã qua đời. Chị gái lấy chồng xa. Cậu đẩy cửa bước vào, những kí ức ngày bé tràn về trong tâm trí, một cảm giác lạnh lẽo xâm chiếm tâm hồn.

Khi tòa cao ốc lí tưởng trong lòng bỗng dưng sụp đổ cậu đã đứng lên trên chính đống đổ nát này.

Chưa bao giờ cậu cảm thấy những thứ viết trên báo, trên truyền hình lại giả dối và xào xáo đến như vậy, những bài viết ca tụng người này việc nọ thì ra lại đáng khinh miệt đến thế. Chẳng lẽ cậu phải suốt đời viết ra những lời lẽ trái lương tâm như vậy sao?

Cậu vốn dĩ muốn xé bỏ mặt nạ của kẻ khác, nhưng đến cuối cùng, lại tự đeo thêm mặt nạ cho chính mình.

Ngày tiếp theo, cậu ngồi dựa dưới một gốc cây, tâm trạng đã bình lặng như chính mặt nước ao bên cạnh.

Trong khoảnh khắc đó, cậu nghĩ đến việc tự thực thi công lý.

Cậu đến một cửa hàng chuyên bán các dụng cụ cứu hỏa mua một chiếc rìu cứu hỏa và một con dao cứu sinh, rồi đến một cửa hàng bán đồ hóa trang mua một mặt nạ đội đầu, một đôi giày, và găng tay làm công cụ gây án.

Là một phóng viên, cậu có thừa khả năng theo dõi và trinh sát. Cậu dừng xe tại một chỗ tối, nhìn thấy đội phó loạng quạng bước ra khỏi quán ăn. Cậu lái xe đi theo. Khi phát hiện đội phó đi tiểu ở vệ đường, cậu dừng xe lại, giả vờ hàn huyên với hắn mấy câu! Rồi nói sẽ đưa hắn về một đoạn. Đội phó nhận ra Trần Quảng là cậu phóng viên từng phỏng vấn mình nên không ngần ngại lên xe. Đội phó vì uống say nên vừa lên xe đã lăn ra ngủ, khi tỉnh dậy thì phát hiện ra mình đang ở trong một căn phòng tối om, trên cổ còn bị tròng một sợi xích.

Đội phó đã tỉnh rượu một nửa, gào ầm ĩ, rồi cố gắng thoát ra, nhưng sợi xích vẫn không hề nhúc nhích.

Trong bóng tối, một người tay chiếc cầm rìu cứu hỏa bước về phía hắn.

Đội phó gào lên kinh hãi: "Đây là nơi nào? Mày đang làm gì thế hả?"

Trần Quảng hỏi một cách lạnh lùng: "Đặc điểm của một kẻ súc sinh là gì?"

Đội phó liếc nhìn cây rìu trong tay Trần Quảng, sợ hãi trả lời: "Tôi... tôi không biết!"

Trần Quảng nói tiếp: "Không có nhân tính! Súc sinh là bọn mất hết nhân tính!"

Trần Quảng kéo sáng đèn, cậu muốn tên đội phó phải nhìn rõ khuôn mặt mình, rồi hỏi: "Ông biết tôi là ai không?"

Đội phó lắc đầu, bảo: "Chắc chắn là cậu nhận nhầm người rồi? Tôi chưa gặp cậu bao giờ cả, chúng ta không có oán thù gì cả."

Trần Quảng kể lại: "Tôi là con trai của một bà mẹ từng bị ông đánh và lật tung quán hàng trước đây. Bây giờ tôi lớn rồi, nhưng tôi sẽ không bao giờ quên được khuôn mặt của ông."

Đội phó biết mình đang rơi vào tình trạng nguy hiểm, hắn bỗng quỳ xuống xin tha, rồi rút từ ví ra hai chiếc thẻ ngân hàng, viết mật mã lên trên và đưa cho Trần Quảng, chỉ mong được tha chết.

Trần Quảng nói với đội phó bằng giọng khinh miệt: "Ông nghĩ những người bán rong thì không có lòng tự trọng sao? Và ông có thể tự nhiên giẫm đạp lên họ như giẫm đạp lên bùn đất sao? Họ cứ phải cúi đầu, cúi nữa, cúi mãi, cúi đến khi sát mặt đất, không ngẩng đầu lên được, rồi cứ thế sống, cứ thế sinh tồn. Họ phải còng lưng mỏi gối, cười những nụ cười đáng thương, đứng giữa giá lạnh mùa đông run lên cầm cập, rồi lại phơi mình dưới nắng cháy người đẫm mồ hôi, tất cả chỉ vì muốn kiếm tiền nuôi sống một gia đình, vì muốn sống sót được trên đời này. Ông có nghe thấy tiếng gió thổi ngoài kia không? Ông đã bao giờ nghe thấy tiếng gió rít xuyên qua những rừng cây chưa? Những cơn gió thét gào đó, những cơn gió mang mưa bão đến đó, những cơn gió như những con sư tử khát máu đó ông có nghe thấy không? Nhắm mắt lại nghe kĩ vào đi, đồ điếc! Những ngọn cỏ bé nhỏ mà hàng ngày các ông không coi ra gì, những con người các ông gọi là bọn mọi, bọn dân đen ấy, tôi phải thay họ, tôi phải thay ông lão bán khoai, tôi phải thay người mẹ quá cố của mình, trừng trị ông, đồ súc sinh, lòng lang dạ sói!"

Ngay sau đó, phía cảnh sát lập tức đến khám xét nhà Trần Quảng. Vết máu trên nền đất mặc dù đã được rửa khá sạch, nhưng bằng nghiệp vụ của mình, cảnh sát vẫn có thể xác định được đây chính là hiện trường đầu tiên của vụ án.

Trước giậu nhà vẫn đặt mấy bao tải, bên trong là những cánh hoa Tường Vi. Mỗi khi đến cuối thu, những cánh Tường Vi tàn rơi rụng khắp nơi, mặt đất rợp một màu đỏ như máu. Những người dân trong làng bước trên những lớp cánh hoa Tường Vi dày đến mắt cá chân, hương hoa thơm nồng đôi khi khiến người ta say đến phát nôn. Những bông Tường Vi xinh đẹp bỗng trở thành thứ bỏ đi, người dân trong làng gom những cánh hoa lại thành từng bao tải, rồi vứt đi như vứt những bao rác.

Quá trình vứt xác nạn nhân của Trần Quảng và hai vụ án phía sau tương đối gần với những phân tích của tổ chuyên án. Và vụ án đã đến hồi kết.

Sát thủ hoa Tường Vi sa lưới, mặc dù vụ án đã được phá giải, nhưng vẫn còn một câu hỏi chưa lời đáp. Chiếc máy ghi âm mà Trần Quảng đánh rơi vẫn chưa được tìm thấy. Trần Quảng cho biết, trong đó có một số tư liệu phỏng vấn trong thời gian công tác, nhưng tổ chuyên án không tin, mà cho rằng trong đó nhất định ẩn chứa điều bí mật quan trọng nào đó.

Bí thư Tiêu làm theo đúng lời hứa, trao cho cô gái chủ tiệm hoa tươi số tiền thưởng là ba trăm nghìn tệ. Ngoài ra, lãnh đạo Cục xây dựng và Phòng quản lí chính trị Thành phố cũng thưởng cho cô số tiền hai mươi nghìn tệ.

Khi tổ chuyên án trở về, Pudding và Bí thư Tiêu lái xe tiễn họ ra tận sân bay. Trên xe, họ lại bàn luận về vụ án.

Pudding nói: "Sát thủ hoa Tường Vi hóa ra cũng không phải ba đầu sáu tay gì. Tổ chuyên án chúng ta chưa làm gì thì hắn đã bị tóm rồi."

Bí thư Tiêu nói: "Pudding, con còn phải cố gắng nhiều hơn nữa, sau này giáo sư Lương nhất định sẽ trọng dụng con."

Pudding hỏi: "Khi nào thì cháu sẽ trở thành thành viên chính thức của tổ chuyên án ạ?"

Giáo sư Lương cố ý chuyển đề tài, bảo: "Lần này, hung thủ sa lưới là một điều bất ngờ."

Họa Long hỏi: "Khi nào sẽ tuyên án Trần Quảng?"

Tô My trả lời: "Đã chuyển vụ án cho bên tòa án thẩm vấn rồi! Sau khi tuyên án sẽ xử tử hình."

Bao Triển trầm ngâm: "Nói thật, cháu thấy cậu ấy giống như đi tự thú nhiều hơn!"

Giáo sư Lương ho nhẹ một tiếng, rồi nói: "Người đã bị bắt rồi, nói những điều ấy thì còn ích gì nữa đâu?"

Bao Triển im lặng không nói gì nữa, mấy người trên xe đều cảm thấy mọi thứ thật vô vị.

Pudding bật đài radio, mở đến một chương trình ca nhạc.

"Xin giới thiệu với mọi người Cục trưởng Vương, trưởng Cục quản lí nguồn nhân lực. Xin chào Cục trưởng! Hôm nay, trong ngày sinh nhật thứ sáu mươi của bác, con gái lớn của bác là chị Vương Hiểu Anh, chủ nhiệm Cục tài chính, cùng con rể cả là anh Lý Các Khôi, phó cục trưởng Cục giao thông thành phố, con gái thứ hai, chị Vương Hiểu Hà, trưởng phòng quản lí dân số, con rể thứ hai, anh Quách Lượng, viện phó bệnh viện trung tâm Thành phố, con trai út Vương Hiểu Phi, trưởng khoa kiểm định chất lượng Cục công thương, con dâu Trương Ninh, chủ nhiệm hội phụ nữ Thành phố, và người cháu nội duy nhất của bác là Vương Tiểu Soái lớp phó lớp thí điểm của Thành phố muốn tặng cho người cha, người ông của mình một bài hát mang tên "Cây cổ thụ"..."

Mọi người đều im lặng lắng nghe bài hát. Tại một góc đường không xa, người bán mía đang xắn tay áo, cất giọng rao hàng.

Ba tháng sau, Pudding gọi điện cho tổ chuyên án, thông báo đã tìm thấy chiếc máy ghi âm của Trần Quảng.

Một đêm trước khi Trần Quảng bị xử tử hình, anh ta đã chủ động khai báo sự việc. Nhưng vì lệnh kết án đã được ban xuống, nên không thể thay đổi được nữa. Trước khi chết, Trần Quảng nói ra một nơi bí mật. Pudding dẫn đội cảnh sát đến nơi đó thì phát hiện ra một khoảng đất rộng ngập đầy cánh hoa Tường Vi đã khô héo. Bên dưới những cánh hoa đó có vùi một chiếc hộp sắt nắp kín, bên trong đặt một chiếc máy ghi âm.

Giáo sư Lương hỏi: "Bên trong máy ghi âm ghi chép nội dung gì?"

Pudding kể: "Trong đó có nhắc đến một cô gái. Cháu cũng không biết có nên cho cô ấy nghe đoạn ghi âm này hay không nữa."

Nội dung đoạn ghi âm như sau:

"Chắc có lẽ em đã quên lâu rồi. Mấy năm trước, mẹ tôi bị bỏng ngã lăn trên đất. Khi đó em ngang qua, đang đạp một chiếc xe ba bánh chở đầy

Chia sẻ
Loading...
Loading...
Loading...
Chia sẻ
Danh sách chương
Loading...
Loading...
Loading...
Thể loại
Tìm kiếm
Loading...
Loading...
Loading...
Lọc truyện